Phương pháp chụp cắt lớp là gì

Để giúp bạn hiểu rõ hơn, cùng BS. CKI. Lê Văn Dũng - Chuyên Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn đi vào "tìm hiểu" nhé !

Phương pháp chụp cắt lớp là gì
Bác sĩ CKI. Lê Văn Dũng - Chuyên khoa Chẩn đoán Hình ảnh tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn

Chụp cắt lớp vi tính hay còn gọi là chụp CT Scanner là kỹ thuật y khoa sử dụng vi tính để tái tạo hình ảnh, dựa trên dữ liệu thu được khi cho phát tia X qua vật thể ở nhiều góc khác nhau trên mặt phẳng ngang. Các dữ liệu chụp cắt lớp qua quá trình xử lý vi tính sẽ hiển thị cấu trúc vật thể tùy theo mức độ hấp thu tia X của các thành phần thể tích.

Hệ thống Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) Supria 32/64 là máy chụp cắt lớp vi tính toàn thân với tốc độ quét cao 32 lát cắt /64 vòng quay kết hợp với phương thức tái tạo ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều bộ phận cần chụp chiều đem đến giá trị chẩn đoán cao đối với nhiều quá trình bệnh lý ở nhiều cơ quan khác nhau.

Chụp cắt lớp vi tính có khả năng phát hiện các dấu hiệu bất thường rất nhỏ trong bộ phận cơ thể bằng chụp cắt lớp vi tính, điều này làm Chụp cắt lớp vi tính là xét nghiệm đầu tay đối với nhiều bệnh lý như chấn thương sọ não, tai biến mạch máo não, bụng cấp, đa chấn thương, phổi… dễ dàng phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nhất từ đó có phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao.

Các bộ phận cơ thể có thể thực hiện CT Scanner:

  • Sọ não.
  • Đầu mặt cổ.
  • Cột sống.
  • Phổi và lồng ngực
  • Bụng chậu.
  • Xương khớp.

Để làm rõ hơn hình ảnh của một khối bất thường, Bác sĩ có thể dùng phối hợp thuốc cản quang theo đường tĩnh mạch hoặc đường uống để được chẩn đoán chính xác nhất tùy vào trường hợp.

Đăng ký Tầm soát "Ung thư phổi" bằng phương pháp chụp CT Scan Phổi liều thấp TẠI ĐÂY

a. Chụp CT Scan sọ não

  • Bệnh cảnh chấn thương: Chấn thương sọ não, chấn thương đầu mặt, đa chấn thương.
  • Bệnh cảnh tai biến mạch máu não: Tai biến mạch máu não thoáng qua, tai biến mạch máu não có dấu hiệu thần kinh khu trú (liệt mặt, liệt nửa người, thất ngôn…).
  • Dấu hiệu thần kinh: động kinh, co giật, chóng mặt, đau nửa đầu.
  • Hội chứng tăng áp lực nội sọ (đau đầu, buồn nôn, nhìn mờ…).
  • Một số bệnh lý khác: viêm não, viêm màng não, áp xe não, lao não-màng não, sa sút trí tuệ…

b) Chụp CT Scan đầu mặt cổ

  • Chấn thương vùng đầu mặt cổ.
  • U vùng đầu mặt cổ.
  • Viêm, áp xe mô mềm vùng cổ.
  • Bệnh lý các xoang và hốc mũi.
  • Dị vật đường ăn và đường hô hấp.

c) Chụp CT Scan cột sống

  • Chấn thương cột sống
  • Đa chấn thương, trong đó có nghi ngờ chấn thương cột sống.
  • Bệnh lý khác: U xương lành tính, u xương ác tính, di căn xương.
  • Bệnh nhiễm trùng: Lao cột sống, áp xe mô mềm cạnh sống, hội chứng chèn ép tủy
  • Bất thường bẩm sinh cột sống: Gù cột sống, vẹo cột sống, bất sản đốt sống, dính đốt sống.
  • ​​​​​​​Bệnh lý vôi hóa dây chằng dọc trước, dọc sau.

d) Chụp  CT Scan phổi và lồng ngực

  • Bệnh lý u phổi: Xác định kích thước, số lượng, tính chất của u; đánh giá sự xâm lấn và lan tràn của u.
  • Bệnh lý phế quản: Dãn phế quản, viêm tiểu phế quản cấp.
  • Bệnh lý phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Bệnh lý nhiễm trùng phổi: Viêm phổi, áp xe phổi, lao phổi, nấm phổi.
  • Bệnh lý khác: Bệnh bụi phổi, bệnh lý phổi kẽ, bất thường bẩm sinh, phổi biệt lập, ho ra máu kéo dài…
  • Bệnh lý màng phổi: Tràn dịch, tràn khí màng phổi, u màng phổi, ổ cặn màng phổi.
  • Bệnh lý trung thất: U trung thất, u tuyến ức, tuyến giáp thòng, kén màng tim, kén màng phổi, hạch trung thất.
  • Bệnh lý mạch máu: Phình bóc tách động mạch, thuyên tắc động mạch phổi, bất thường mạch máu bẩm sinh.
  • Bệnh lý xương thành ngực: Xương sườn, sụn sườn, xương ức, đốt sống ngực.
  • ​​​​​​​Chấn thương ngực hoặc nghi ngờ chấn thương ngực.

e) Chụp  CT Scan bụng chậu

  • Bệnh lý gan và đường mật: U gan lành và ác tính, chấn thương gan, ung thư đường mật, sỏi mật, viêm và áp xe gan, nhiễm ký sinh trùng gan, xơ gan,…
  • Bệnh lý tụy, lách, thượng thận: U, viêm, di căn, chấn thương.
  • Bệnh lý thận và tiết niệu: Sỏi, u, nhiễm trùng, chấn thương.
  • Bệnh lý đường tiêu hóa: Tắc ruột, xoắn ruột, viêm, ruột thừa viêm, lao, u đại tràng….
  • ​​​​​​​Bệnh lý tử cung, buồng trứng, tiền liệt tuyến.

f) Chụp  CT Scan xương khớp

  • Chấn thương xương.
  • ​​​​​​​Bệnh lý xương: Viêm xương, u xương, di căn xương, lao xương.
  • ​​​​​​​Bất thường bẩm sinh xương.

2. Chống chỉ định chụp cắt lớp vi tính 

  • Không có chống chỉ định tuyệt đối Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan).
  • Những chống chỉ định liên quan đến thuốc cản quang: Bệnh nhân suy thận nặng, suy chức năng gan nặng, dị ứng thuốc cản quang, sốt cao mất nước nặng.
  • ​​​​​​​Bệnh nhân có thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ (vào thời kỳ này, các tế bào thai nhi chưa thanh thục, rất nhạy cảm với tia X, nếu tiếp xúc với tia X có thể làm xuất hiện các dị tật của thai nhi).

3. Thời gian thực hiện chụp cắt lớp vi tính (CT Scan)

Kỹ thuật tiếp cận nhanh chóng, không đau và không xâm lấn, liều bức xạ thấp an toàn. 

Bạn cần Tư vấn Online "MIỄN PHÍ" - Liên hệ ngay: 028 3811 9783

4. Trường hợp xử trí tư vấn bất thường

a) Nốt đặc

Nguy cơ ung thư thấp

Nốt < 6mm

Không cần chụp lại hình ảnh thường quy.

Nốt từ 6-8 mm

Chụp CT sau 6-12 tháng- Nếu không tăng kích thước hoặc thể tích thì chụp lại sau 01 năm nữa.

Nốt >8 mm

Chụp CT sau 3 tháng hoặc chụp ngay PET/CT hoặc sinh thiết.

Nguy cơ ung thư cao

Nốt < 6mm

Chụp CT sau 12 tháng- Nếu không tăng kích thước hoặc thể tích thì không cần theo dõi.

Nốt từ 6-8 mm

Chụp CT sau 6-12 tháng- Nếu không tăng kích thước hoặc thể tích thì chụp lại sau 01 năm nữa.

Nốt >8 mm

Chụp CT sau 3 tháng hoặc chụp ngay PET/CT hoặc sinh thiết.

b) Nốt bán đặc & kính mờ

01 nốt bán đặc

Nốt < 6mm

Không cần chụp lại hình ảnh thường quy.

Nốt ≥ 6 mm

Chụp CT sau 3-6 tháng nếu không phát triển hoặc nhỏ hơn 6mm thì chụp CT mỗi 5 năm nếu nốt ≥ 6mm có thể chụp PET/CT hoặc sinh thiết.

01 nốt kính mờ

Nốt < 6mm

Không cần chụp lại hình ảnh thường quy.

Nốt ≥ 6 mm

Chụp CT sau 6-12 tháng- Nếu không tăng kích thước hoặc thể tích thì chụp lại CT mỗi 2 năm trong 5 năm sau lần chụp đầu.

02 hoặc > 2 nốt

Nốt < 6mm

Chụp CT sau 3-6 tháng nếu không tăng kích thước hoặc thể tích chụp CT sau 2 và 4 năm sau.

Nốt ≥ 6 mm

Chụp CT sau 3-6 tháng bước tiếp theo phụ thuộc mức độ nghi ngờ ung thư.

4. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Nhịn ăn 4 – 6 giờ trước khi tiến hành Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) 
  • Thông báo đến bác sĩ nếu đang cho con bú, phụ nữ trong thời kỳ thai sản hoặc nghi ngờ mang thai.
  • Nếu bệnh nhân có các triệu chứng hoặc tiền sử bệnh lý: Tiểu đường, hen suyễn, tim mạch, thận, dị ứng thuốc hoặc đang trong quá trình sử dụng thuốc điều trị bất kỳ bệnh lý khác cần báo cho bác sĩ trước khi thực hiện Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan)
  • ​​​​​​​Kim loại có thể ảnh hưởng đến kết quả Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), do đó cần tháo tất cả các dụng cụ như: cặp tóc, trang sức, kính, thiết bị trợ thính, răng giả,…trước khi thực hiện.

Trên đây là những giải đáp về "Chụp Cắt Lớp Vi Tính ” giúp bạn hiểu hơnv về kỹ thuật này, mong rằng sẽ giúp bạn làm chủ sức khỏe phòng bệnh bảo vệ sức khỏe thích ứng với cuộc sống bình thường mới.

Nếu có những thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm bạn có thể vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo số tổng đài các chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn lòng được giúp đỡ.

Tổng đài tư vấn & đặt lịch:  028 3811 9783

 Theo: BS.CKI. LÊ VĂN DŨNG - Chuyên khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn 

* Có thể bạn quan tâm: 

▶ Tầm soát Ung thư Tiêu hóa - Bằng phương pháp Nội soi Không đau

▶ Tại Sao Bạn Cần Khám Tổng Quát Định Kỳ ?

▶ 9 Gói Tầm Soát Sức Khỏe Gia Đình Bạn Cần Quan Tâm

▶ Tư Vấn Sức Khoẻ ONLINE với Phòng Khám Hoàn Mỹ Sài Gòn

Fanpage: Phòng Khám Hoàn Mỹ Sài Gòn