Phương pháp dự báo định tính cần đến

Có 2 phương pháp dự báo được sử dụng chủ yếu là phương pháp dự báo định tính (qualitative research methods) và phương pháp dự báo định lượng (quantitative research methods). Mỗi phương pháp đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng. Tùy theo mục đích dự báo (điểm/khoảng) hoặc khoảng cách dự báo (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) mà chúng ta lựa chọn phương pháp phù hợp hoặc có thể kết hợp 2 phương pháp để nâng cao hiệu quả dự báo. Bài viết này sẽ giới thiệu và phân tích ưu và nhược điểm của 2 phương pháp.

Phương pháp dự báo định tính cần đến

1. Phương pháp dự báo định tính

Phương pháp dự báo định tính đôi khi còn được gọi là phương pháp chuyên gia. Phương pháp dự báo định tính thường được sử dụng khi phân tích những dữ liệu không sẳn có hoặc có nhưng không đầy đủ. Nó thường được sử dụng trong trường hợp đối tượng dự báo bị tác động bởi những yếu tố không thể lượng hóa được, chẳng hạn như sự thay đổi tiến bộ kỹ thuật, tâm lí người tiêu dùng…

Nguyên tắc thực hiện của phương pháp là sử dụng những ý kiến đánh giá, những kinh nghiệm của một hay nhiều chuyên gia trong lĩnh vực liên quan. Một số kỹ thuật dự báo trong phương pháp định tính thường được sử dụng bao gồm:

  • Tổng hợp thông tin: có 2 cách để tổng hợp thông tin là tổng hợp từ dưới lên (bottom-up) hoặc đánh giá từ trên xuống (top-down).
  • Đánh giá ý kiến chuyên gia.
  • Kỹ thuật Delphi: thực hiện lặp lại việc trưng cầu và đánh giá ý kiến của các chuyên gia (được giấu tên) ở các ý kiến trái ngược, cực đoan về một vấn đề đến khi có sự thống nhất ý kiến ở các chuyên gia.

Nhận xét: điểm mạnh của phương pháp dự báo định tính là sử dụng tối đa các thông tin có được (có thể lượng hóa hoặc không thể lượng hóa) để tiến hành dự báo. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ có 2 hạn chế sau: (i) không có một phương pháp hệ thống để để cải thiện độ chính xác của kết quả dự báo; (ii) có thể bị thiên chệch do ý kiến chủ quan của các chuyên gia.

2. Phương pháp dự báo định lượng

Phương pháp dự báo định lượng sử dụng các dữ liệu quá khứ hoặc thu thập số liệu của các đối tượng ở hiện tại để dự báo các đối tượng. Cách tiếp cận của phương phương pháp dự báo định lượng dựa trên giả định cho rằng giá trị tương lai của biến số dự báo sẽ phụ thuộc vào xu thế vận động của đối tượng đó trong quá khứ.

Có 2 loại kỹ thuật trong phương pháp định lượng thường được sử dụng là dự báo theo chuỗi thời gian (phương pháp chuỗi thời gian) và mô hình nhân quả.

  • Phương pháp chuỗi thời gian sẽ phân tích chuỗi quan sát của một biến duy nhất theo biến số độc lập là thời gian. Giả định chủ yếu của phương pháp là biến số kinh tế dự báo sẽ giữ nguyên chiều hướng phát triển đã xảy ra trong quá khứ và hiện tại. Có bốn phương pháp dự báo kinh tế dựa vào dữ liệu chuỗi thời gian: (1) mô hình hồi quy đơn phương trình, (2) mô hình hồi quy phương trình đồng thời, (3) mô hình trung bình trượt kết hợp tự hồi quy (ARIMA), và (4) mô hình tự hồi quy véctơ (VAR).
  • Mô hình nhân quả giả định rằng biến số dự báo có thể được giải thích bởi tác động của những biến số khác (biến độc lập). Mục đích của mô hình nhân quả là tìm ra những mô hình toán mô tả mối quan hệ giữa biến dự báo và các biến độc lập.

Nhận xét: điểm mạnh của phương pháp định lượng là phương pháp phân tích phụ thuộc khách quan vào dữ liệu thu thập, có thể đo lường độ chính xác của dự báo, cũng như có thể cho kết quả dự báo rất nhanh. Tuy nhiên, kết quả dự báo của phương pháp có giá trị dự báo trong ngắn hạn (dưới 3 tháng) và trung hạn (từ 3 tháng đến 2 năm).

SỰ KẾT HỢP GIỮA 2 PHƯƠNG PHÁP
ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG

Phương pháp dự báo định lượng rất dễ mắc phải sai lầm khi giả định những sự kiện tương lai sẽ phản ánh những hành vi trong quá khứ, do vậy, hầu hết những phương pháp định lượng sẽ rất cần những ý kiến của chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu. Sự kết hợp giữa phương pháp định lượng và phương pháp định tính sẽ nâng cao hiệu quả giải thích, cũng như độ tin cậy của mô hình.

Tài liệu tham khảo:
Nguyễn Trọng Hoài, 2001. Mô hình hóa và dự báo chuỗi thời gian trong kinh doanh & Kinh tế. TpHCM: Nxb Đại học Quốc gia Tp.HCM, trang 5 – 10.

Phần này trình bày về dự báo

Người ta thường nhấn mạnh rằng một phương pháp tiếp cận hiệu quả đối với dự báo là phần quan trọng trong hoạch định. Khi các nhà quản trị lên kế hoạch, trong hiện tại họ xác định hướng tương lai cho các hoạt động mà họ sẽ thực hiện. Bước đầu tiên trong hoạch định là dự báo hay là ước lượng nhu cầu tương lai cho sản phẩm hoặc dịch vụ và các nguồn lực cần thiết để sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Như vậy, dự báo là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập được.

Khi tiến hành dự báo ta căn cứ vào việc thu thập xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai nhờ vào một số mô hình toán học.

Dự báo có thể là một dự đoán chủ quan hoặc trực giác về tương lai. Nhưng để cho dự báo được chính xác hơn, người ta cố loại trừ những tính chủ quan của người dự báo.

Phương pháp dự báo định tính.

Các phương pháp này dựa trên cơ sở nhận xét của những nhân tố nhân quả, dựa theo doanh số của từng sản phẩm hay dịch vụ riêng biệt và dựa trên những ý kiến về các khả năng có liên hệ của những nhân tố nhân quả này trong tương lai. Những phương pháp này có liên quan đến mức độ phức tạp khác nhau, từ những khảo sát ý kiến được tiến hành một cách khoa học để nhận biết về các sự kiện tương lai. Dưới đây là các dự báo định tính thường dùng:

Lấy ý kiến của ban điều hành.

Phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp. Khi tiến hành dự báo, họ lấy ý kiến của các nhà quản trị cấp cao, những người phụ trách các công việc, các bộ phận quan trọng của doanh nghiệp, và sử dụng các số liệu thống kê về những chỉ tiêu tổng hợp: doanh số, chi phí, lợi nhuận...Ngoài ra cần lấy thêm ý kiến của các chuyên gia về marketing, tài chính, sản xuất, kỹ thuật.

Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là có tính chủ quan của các thành viên và ý kiến của người có chức vụ cao nhất thường chi phối ý kiến của những người khác.

Lấy ý kiến của người bán hàng.

Những người bán hàng tiếp xúc thường xuyên với khách hàng, do đó họ hiểu rõ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Họ có thể dự đoán được lượng hàng tiêu thụ tại khu vực mình phụ trách.

Tập hợp ý kiến của nhiều người bán hàng tại nhiều khu vực khác nhau, ta có được lượng dự báo tổng hợp về nhu cầu đối với loại sản phẩm đang xét.

Nhược điểm của phương pháp này là phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người bán hàng. Một số có khuynh hướng lạc quan đánh giá cao lượng hàng bán ra của mình. Ngược lại, một số khác lại muốn giảm xuống để dễ đạt định mức.

Phương pháp chuyên gia (delphi).

Phương pháp này thu thập ý kiến của các chuyên gia trong hoặc ngoài doanh nghiệp theo những mẫu câu hỏi được in sẵn và được thực hiện như sau:

 Mỗi chuyên gia được phát một thư yêu cầu trả lời một số câu hỏi phục vụ cho việc dự báo.

 Nhân viên dự báo tập hợp các câu trả lời, sắp xếp chọn lọc và tóm tắt lại các ý kiến của các chuyên gia.

 Dựa vào bảng tóm tắt này nhân viên dự báo lại tiếp tục nêu ra các câu hỏi để các chuyên gia trả lời tiếp.

Phân tích định tính là 1 phương pháp tiếp cận, nhằm tìm cách mô tả & phân tích các đặc điểm văn hóa & hành vi con người & của nhóm người, từ quan điểm của các nhà nghiên cứu.

Bạn đang xem: Ví dụ về nghiên cứu định tính

Tham khảo thêm các bài viết khác:

Giới thiệu về phần mềm SPSS và cách sử dụng phần mềm SPSS

SPSS là gì? Các thuật ngữ trong SPSS và ý nghĩa của các thuật ngữ

Phân tích định tính là gì? Các phương pháp phân tích định tính

1. Tại sao phải phân tích định tính?

Phân tích là 1 quá trình tìm kiếm những tri thức đã được khái quát hóa để có thể sẽ áp dụng vào quá trình giải thích cho 1 loạt những hiện tượng. Để làm tốt được điều đó, các nhà nghiên cứu đã phải xác định “nguồn” -nơi có thể sẽ thu thập được các số liệu thích hợp. Một khi nguồn đó đã được xác định, thì nhà nghiên cứu sẽ phải lựa chọn các kỹ thuật thu thập các số liệu cho phép thu hoạch được những số liệu tốt nhất.

Trong trường hợp lý tưởng, các nhà phân tích định tính phải sử dụng bất cứ phương pháp thích hợp mà chính nhờ đó sẽ thu thập được những số liệu đáng tin cậy. Tuy nhiên, ở trong thực tế, vấn đề sử dụng loại phương pháp thực nghiệm nào thì lại phụ thuộc vào các loại số liệu cần phải được thu thập. Khi nào cần các thông tin định lượng, thì các phương pháp định lượng sẽ là thích hợp nhất. Nếu các số liệu cần thu thập chính là định tính thì nhà phân tích cần phải sử dụng những phương pháp định tính.

Tại sao phải phân tích định tính

 


Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc làm bài trên phần mềm SPSS? Bạn cần đến Dịch Vụ Xử Lý Dữ Liệu - Chạy SPSS Chạy Mô Hình Kinh Tế Lượng để giúp mình xóa bỏ những rắc rối về lỗi gây ra khi không sử dụng thành thạo phần mềm này?

Khi gặp khó khăn về vấn đề phân tích kinh tế lượng hay gặp vấn đề về chạy SPSS, hãy tìm đến Tổng đài tư vấn luận văn 1080 để hỗ trợ bạn.


2. Phân tích định tính là gì?

Phân tích định tính là 1 phương pháp tiếp cận, nhằm tìm cách mô tả & phân tích các đặc điểm văn hóa & hành vi con người & của nhóm người, từ quan điểm của các nhà nghiên cứu. Phân tích định tính cung cấp những thông tin toàn diện về đặc điểm của môi trường & xã hội - nơi nghiên cứu được tiến hành. Đời sống xã hội cũng được nhìn nhận như là một chuỗi những sự kiện có liên kết chặt chẽ với nhau, mà chúng cần được mô tả 1 cách đầy đủ, để phản ánh được tốt nhất cuộc sống thực tế diễn ra hàng ngày.

Phân tích định tính dựa trên 1 chiến lược nghiên cứu khá linh hoạt & có tính biện chứng. Phương pháp này cũng cho phép ta phát hiện ra những chủ đề quan trọng mà những nhà nghiên cứu cũng có thể chưa bao quát hết được trước đó. Trong phân tích định tính, có một số câu hỏi nghiên cứu & phương pháp để thu thập thông tin cũng được chuẩn bị trước, nhưng chúng cũng có thể được điều chỉnh lại cho phù hợp khi mà có những thông tin mới xuất hiện ở trong quá trình thu thập. Đó cũng là một trong những điểm khác biệt cơ bản, giữa phương pháp phân tích định tính & phương pháp phân tích định lượng.

3. Đặc trưng của nghiên cứu định tính

- Nghiên cứu định tính liên quan đến mô tả, giải thích và ít niều có yếu tố chủ quan của người nghiên cứu

- Mục đích của nghiên cứu định tính là trả lời các câu hỏi nghiên cứu bằng các dữ liệu mang tính chất giải thích, minh chứng cho kết quả mà người nghiên cứu tìm ra. Tuy nhiên, những kết quả đó không được chứng thực bằng các mô hình kinh tế lượng hay mô hình toán như tỏng nghiên cứu định lượng.

- Nghiên cứu định tính đặc biệt phù hợp để trả lời các câu hỏi nghiên cứu định lượng chưa thực hiện được, nhằm mở ra những hướng nhiên cứu mới sử dụng phương pháp khoa học. Do đó, đây cũng là thách thức cho nhà nghiên cứu khi sử dụng phương pháp này.

Xem thêm: Giải Nhì Gtktqg 2010 : Nhà Thi Đấu Đĩa Bay Đà Nẵng, Có Gì Ở Cung Thể Thao Tiên Sơn Đà Nẵng

- Đây là phương pháp có vẻ dễ dàng để sử dụng nhưng không dễ dàng thuyết phục vì yếu tố này phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực tư duy và ký luận của người nghiên cứu, khác với nghiên cứu định lượng là phụ thuộc vào kết quả sau khi chạy mô hình.

4. Các phương pháp nghiên cứu định tính chủ yếu

4.1. Phỏng vấn không cấu trúc 

Là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu xã hội. Khi sử dụng phươngpháp này nghiên cứu viên phải nhớ một số chủ đề cần phỏng vấn và có thể sử dụng một danh mục chủ đề để khỏi bỏ sót trong khi phỏng vấn. Nghiên cứu viên có thể chủ động thay đổi thứ tự của các chủ đề tuỳ theo hoàn cảnh phỏng vấn và câu trả lời của người được phỏng vấn. Phỏng vấn không cấu trúc giống như nói chuyện, làm cho người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái và cởi mở trả lời theo các chủ đề phỏng vấn.

Điều cốt yếu quyết định sự thành bại của phỏng vấn không cấu trúc là khả năng đặt câu hỏi khơi gợi một cách có hiệu quả, tức là khả năng kích thích người trả lời cung cấp thêm thông tin. 

Ưu điểm: Cho phép nghiên cứu viên linh hoạt thay đổi cấu trúc phỏng vấn tùy theo ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng. Phỏng vấn không cấu trúc đặc biệt có ích trong những trường hợp khi mà NCV cần phỏng vấn những người cung cấp thông tin nhiều lần, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Phỏng vấn không cấu trúc cũng hữu ích trong những trường hợp không thể sử dụng được phỏng vấn chính thức [ví dụ khi nghiên cứu về gái mãi dâm đứng đường hoặc trẻ em lang thang …].PVKCT đặc biệt hữu ích trong nghiên cứu các chủ đềnhạy cảm như tình dục,mãi dâm, ma túy hoặc HIV/AIDS … 

Nhược điểm: Không có mẫu chuẩn bị sẵn nên mỗi cuộc PV là một cuộc trò chuyện khônglặp lại vì vậy rất khó hệ thống hoá các thông tin và phân tích số liệu. 

4.2. Phỏng vấn bán cấu trúc 

Phỏng vấn bán cấu trúc là PV dựa theo danh mục các câu hỏi hoặc các chủ đề cần đề cập đến.Tuy nhiên thứ tự và cách đặt câu hỏi có thể tuỳ thuộc vào ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng PV. Các loại phỏng vấn bán cấu trúc gồm: 

- Phỏng vấn sâu Được sử dụng để tìm hiểu thật sâu một chủ đề cụ thể, nhằm thu thập đến mức tối đa thông tin về chủ đề đang nghiên cứu. PVS sử dụng bản hướng dẫn bán cấu trúc trên cơ sở những phỏng vấn thăm dò trước đó về chủ đề nghiên cứu để có thể biết được câu hỏi nào là phù hợp. 

- Nghiên cứu trường hợp Nhằm thu thập thông tin toàn diện, có hệ thống và sâu về các trường hợp đang quan tâm. “Mộttrường hợp” ở đây có thể là một cá nhân, một sự kiện, một giai đoạn bệnh, một chương trình hay một cộng đồng. Nghiên cứu trường hợp đặc biệt cần thiết khi nghiên cứu viên cần có hiểu biết sâu về một số người, vấn đề và tình huống cụ thể, cũng như khi các trường hợp có nhiều thông tin hay mà có thể đem lại một cách nhìn sâu sắc về hiẹn tượng đang quan tâm. 

- Lịch sử đời sống. Thông tin về lịch sử đời sống của cá nhân thường được thu thập qua rất nhiều cuộc phỏng vấn kéo dài [thường là phỏng vấn bán cấu trúc và không cấu trúc] 

Ưu điểm 

– Sử dụng bản hướng dẫn phỏng vấn sẽ tiết kiệm thời gian phỏng vấn 

– Danh mục các câu hỏi giúp xác định rõ những vấn đề cần thu thập thông tin nhưng vẫn cho phép độ linh hoạt cần thiết để thảo luận các vấn đề mới nảy sinh. 

– Dễ dàng hệ thống hoá và phân tích các thông tin thu được Nhược điểm: Cần phải có thời gian để thăm dò trước chủ đề quan tâm để xác định chủ đềnghiên cứu và thiết kế câu hỏi phù hợp 

4.3. Phỏng vấn có cấu trúc hoặc hệ thống 

Là phương pháp phỏng vấn tất cả các đối tượng những câu hỏi như nhau. Thông tin thu được bằng phương pháp này có thể bao gồm cả các con số và các dữ liệu có thể đo đếm được. Các phương pháp này được coi là một bộ phận trong nghiên cứu định tính vì chúng giúp cho việc mô tả và phân tích các đặc điểm văn hóa và hành vi của đối tượng nghiên cứu. Các phương pháp này nhằm phát hiện và xác định rõ các phạm trù văn hóa thông qua sự tìm hiểu “những quy luật văn hóa” trong suy nghĩ của cá nhân, tìm hiểu xem họ nghĩ và biết gì về thế giới xung quan họ và cách họ tổ chức các thông tin này như thế nào. 

Liệt kê tự do [Free listing] Tách biệt và xác định các phạm trù cụ thể. NCV yêu cầu đối tượng liệt kê mọi thông tin mà họ có thể nghĩ tới trong một phạm trù cụ thể. Ví dụ, khi tìm hiểu kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục ta có thể yêu cầu đối tượng liệt kê tên của các bệnh đó hoặc liệt kê các con đường lây nhiễm HIV … 

Phân loại nhóm Phương pháp này tìm hiểu kiến thức của đối tượng về các phạm trù khác nhau và mối liên hệ giữa chúng. Ví dụ, NCV có thể yêu cầu đối tượng phân loại các bệnh của đường sinh dục và các bệnh lây qua đường tình dục hoặc phân loại những tiếp xúc không gây lây nhiễm HIV và những tiếp xúc có thể làm lây nhiễm. 

Phân hạng sử dụng thang điểm Là phương pháp rất phổ biến trong khoa học xã hội. Các thang điểm thường được sử dụng để phân hạng các khoản mục trong một phạm trù nào đó. Thang điểm có thể là một dẫy số có thể là đồ thị.

Ví dụ về phương pháp nghiên cứu định tính

Ví dụ: Khi tìm hiểu kiến thức của cá nhân về các biểu hiện của bệnh AIDS, sau khi đưa radanh sách của một số triệu chứng NCV có thể sử dụng thang điểm để xác định hiểu biết của đối tượng và yêu cầu đối tượng khoanh vào số mà theo bạn biểu thị mức độ trầm trọng của bệnh AIDS: 0 1 2 3 4 5 6 7 [từ nhẹ cho đên mức độ nặng nhất] Hoặc đánh dấu trên đường thẳng *________________________* Nhẹ——————-Nặng

Ngoài phương pháp phân tích định tính thì phương pháp dự báo định lượng cũng được sử dụng nhiều trong thực tiễn. 4.4. Thảo luận nhóm

Một điều cần lưu ý là đơn vị nghiên cứu và phân tích trong thảo luận nhóm sẽ là nhóm chứ không phải là cá nhân. Thảo luận nhóm tập trung Một nhóm tập trung thường bao gồm từ 6 đến 8 người có chung một số đặc điểm nhất định phù hợp với chủ đề cuộc thảo luận, ví dụ cùng một trình độ học vấn, cùng một độ tuổi, cùng một giới tính … 

Thảo luận nhóm tập trung thường được sử dụng để đánh giá các nhu cầu, các biện pháp can thiệp, thử nghiệm các ý tưởng hoặc chương trình mới, cải thiện chương trình hiện tại và thu thập các thông tin về một chủ đề nào đó phục vụ cho việc xây dựng bộ câuhỏi có cấu trúc … 

Ưu điểm:

– Cung cấp một khối lượng thông tin đáng kể một cách nhanh chóng và rẻ hơn so với phỏng vấn cá nhân.

– Rất có giá trị trong việc tìm hiểu quan niệm, thái độ và hành vi của cộng đồng

– Hỗ trợ việc xác định những câu hỏi phù hợp cho phỏng vấn cá nhân 

Nhược điểm 

– Nghiên cứu viên khó kiểm soát động thái của quá trình thảo luận so với phỏng vấn cá nhân

– Thảo luận nhóm tập trung không thể đưa ra tần suất phân bố của các quan niệm và hành vi trong cộng đồng. 

– Kết quả TLNTT thường khó phân tích hơn so với phỏng vấn cá nhân. 

– Số lượng vấn đề đặt ra trong TLNTT có thể ít hơn so với PV cá nhân 

– Việc chi chép lại thông tin và chi tiết của cuộc thảo luận nhóm tập trung rất khó, nhất là việc gỡ băng ghi âm. 

4.5. Phỏng vấn nhóm không chính thức 

Ví dụ phỏng vấn các nhóm tự nhiên như nhóm thành viên gia đình, nhóm đàn ông uống tràtrong quán, nhóm phụ nữ đi khám bệnh …

Phương pháp này dùng kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc hoặc phỏng vấn tự do Phương pháp phỏng vấn nhóm không có trọng tâm dễ dàng thực hiện nhưng ít có tính hệthống do đó khó sử dụng để so sánh giữa các nhóm.

Phương pháp này có giá trị đối với các can thiệp đã được lập kế hoạch từ trước.

4.6. Phương pháp quan sát 

Phương pháp phỏng vấn cung cấp các thông tin về quan niệm, thái độ, giá trị và hành vi tự thuật của đối tượng. Các phương pháp quan sát cung cấp thông tin về hành vi thực cho phép hiểu rõ hơn hành vi được nghiên cứu. Người ta có thể quan sát trực tiếp các hành vi thực tế hoặc có thể quan sát các dấu hiệu của hành vi. Đôi khi chỉ có thể quan sát gián tiếp dấu hiệ phản ảnh hành vi.

Ví dụ muốn nghiên cứu hành vi sử dụng bao cao su trong số gái mãi dâm, NCV không thể trực tiếp quan sát hành vi thực tế sử dụng bao cao su như thế nào. Cũng không thể chỉ dựa vào câu trả lời của các cô gái mãi dâm về số bao cao su mà họ đã sử dụng. Do đó NCV có thể đếm số bao cao su được vứt trong các thùng rác sau mỗi buổi sáng hay sau một khoảng thời gian nhất định nào đó. 

Các hình thức quan sát Quan sát tham gia/ hoặc không tham gia

Quan sát công khai/ hay bí mật

Giải thích rõ mục tiêu của quan sát/ hoặc không nói rõ về mục đích thực của quan sát cho đối tượng bị quan sát biết

Quan sát một lần/Quan sát lặp lại

Quan sát một hành vi/Quan sát tổng thể

Quan sát thu thập số liệu định tính, mở và mô tả/Quan sát thu thập số liệu định lượng dựa trên danh mục các điểm cần quan sát.