Pivoting là gì

Điểm pivot là gì? Điểm pivot là một trong những tín hiệu đảo chiều của trường phái phân tích kỹ thuật. Đảo chiều ở đây là biểu hiện của xu hướng giá thay đổi, một khi tăng quá nhiều thì sẽ xảy ra xu hướng giảm và ngược lại, nếu giảm xuống mức quá thấp sẽ xảy ra xu hướng tăng lên. Vì vậy, nhà đầu tư rất cần những công cụ hữu ích giúp xác định sự đảo chiều này, bởi đây là một cơ hội thu lợi nhuận cực kỳ tuyệt vời. 

Điểm pivot là gì?

Pivoting là gì
Điểm pivot là gì? pivot point là gì?

Chúng ta vừa nói tổng quan về khái niệm điểm pivot là gì? Thực chất ý nghĩa cụ thể nhất của nó là: Điểm pivot là điểm xoay và là chỉ báo trong giao dịch tài chính, nó có thể xác định xu hướng của thị trường tại những thời điểm khác nhau. Pivot dựa vào những giao dịch trong quá khứ gần và sử dụng mức giá cao, thấp và giá đóng cửa để dự đoán xu hướng tương lai. 

Pivot cũng là công cụ rất hữu ích, dùng để xác định các điểm hỗ trợ và kháng cự. 

Trong giao dịch forex, chúng ta thường thấy các chỉ báo kỹ thuật như RSI, MACD hay Stochastic, … Pivot cũng tương tự như các chỉ báo này, vai trò chính cũng là dự báo một xu hướng giá đảo chiều. Tuy nhiên, cách sử dụng Pivot lại rất khác biệt. Có thể kể đến một điểm khác biệt đầu tiên, đó là Pivot chính mà mức kháng cự và hỗ trợ cố định, không biến đổi theo giá. Nhà đầu tư có thể dùng Pivot như chỉ báo Fibonacci

Cách xác định điểm Pivot

Pivoting là gì
Cùng tìm hiểu Pivot Point là gì

Cách tính Pivot vô cùng đơn giản, nhà đầu tư sẽ lấy những số liệu trong quá khứ bao gồm: mức giá cao, thấp và giá đóng cửa. 

Công thức tính điểm Pivot là gì: 

Pivot Point = [Giá cao (kỳ trước) + Giá thấp (kỳ trước) + Giá đóng cửa (kỳ trước)] / 3

Pivoting là gì
Công thức tính điểm Pivot là gì

Sau khi đã tính được điểm Pivot, thì chúng ta cũng có thể suy ra được những mức hỗ trợ và kháng cự bằng công thức sau:

S1 = (2 x Pivot Point) – Giá cao (kỳ trước)

S2 = Pivot Point – (R1 – S1)

S3 = Pivot Point – (R2 – S2)

R1 = (2 x Pivot Point) – Giá thấp (kỳ trước)

R2 = (Pivot Point – S1) + R1

R3 = Pivot Point – (R2 – S2)

Trong đó, R là ký hiệu của Resistance (mức kháng cự) và S là ký hiệu của Support (mức hỗ trợ).

Nguyên nhân khiến Pivot Point ngày càng thu hút nhà đầu tư

Thực tế, Pivot Point giúp ích rất nhiều trong quá trình giao dịch của nhà đầu tư, bằng chứng là đối với từng nhu cầu giao dịch khác nhau thì Pivot Point sẽ phát huy một điểm mạnh khác nhau.

Đầu tiên, chúng ta có thể nói đến những nhà đầu tư thích giao dịch trong ngắn hạn hay lướt sóng. Đặc điểm của những người này là thích tìm kiếm lợi nhuận từ những biến động nhỏ trên thị trường. Vì vậy, những điểm phá vỡ Pivot Point sẽ rất có ích cho họ. 

Pivoting là gì
Nguyên nhân khiến Pivot Point ngày càng thu hút nhà đầu tư – điểm pivot là gì

Tiếp theo là những nhà đầu tư thích giao dịch ngược xu hướng. Những người này nhìn thấy được Pivot Point có thể cho họ biết những dấu hiệu nên bán xuống và những dấu hiệu nên mua vào.

Thêm một đối tượng khác nữa, đó là những nhà đầu tư thích giao dịch theo điểm phá vỡ. Họ sẽ chờ các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự của Pivot Point phá vỡ và giao dịch theo hướng phá vỡ đó. 

Thông qua những thông tin trên, cũng đủ chứng minh được Pivot Point có ích như thế nào cho quá trình giao dịch của nhà đầu tư. Vì thế, những đối tượng thuộc nhóm trên chắc chắn không nên bỏ qua bài viết “Điểm pivot là gì?” và chỉ báo điểm Pivot Point.  

Chiến lược giao dịch với chỉ báo Pivot

Pivoting là gì
Chiến lược giao dịch với chỉ báo Pivot – điểm pivot là gì

Có rất nhiều chiến lược có thể giao dịch cùng với điểm xoay. Cùng điểm qua một chiến lược sau: 

Pivot có thể được dùng như những vùng hỗ trợ và kháng cự thông thường. Cách giao dịch theo hướng này cũng khá đơn giản, nhà đầu tư sẽ đặt lệnh mua gần với mức hỗ trợ và đặt lệnh bán gần mức kháng cự. Dấu hiệu để nhận biết điểm xoay đó có mạnh hay không, sẽ dựa vào việc giá có đảo chiều và chạm điểm xoay nhiều lần hay không. 

  • Trường hợp: giá đang tiến về phía vùng kháng cự, nhà đầu tư có thể đặt lệnh chờ giới hạn bán và cắt lỗ ngay trên vùng kháng cự.
  • Trường hợp: giá tiến về phía vùng hỗ trợ, nhà đầu tư có thể đặt lệnh giới hạn mua và đặt điểm dừng ở dưới mức hỗ trợ.

Kết luận

Chúng ta vừa điểm qua một số kiến thức Forex cơ bản để giải đáp câu hỏi điểm Pivot là gì? Những tích năng của nó không quá xuất sắc, tuy nhiên, nó đóng góp một phần không nhỏ cho những dự đoán biến đổi xu hướng giá trong tương lai. Sau bài viết này, FX Việt tin rằng sẽ có nhiều nhà đầu tư thêm chỉ báo Pivot vào biểu đồ giao dịch của mình.

Điểm Pivot được biết đến là một trong những công cụ xác định mức hỗ trợ và kháng cự tiệm năng hiệu quả. Với sự đa dạng của hệ thống công cụ chỉ báo, Pivot vẫn luôn được đông đảo Trader lựa chọn. Thế nhưng, cách xác định và sử dụng điểm Pivot lại khá phức tạp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu điểm Pivot là gì và phương pháp giao dịch với điểm Pivot chuẩn xác nhất. Đừng bỏ lỡ bạn nhé!

Pivoting là gì
Điểm Pivot là gì? Công cụ báo chỉ số chính xác

Trong thời gian gần đây, các nhà phân tích kỹ thuật đã xảy ra khá nhiều tranh cãi về khái niệm Pivot là gì. Bởi vì cách lý giải về công cụ báo chỉ số ở từng khu vực sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, mục đích chính của việc sử dụng điểm Pivot đó là xác định xu hướng chung của thị trường trong nhiều khung thời gian. Điểm Pivot còn có tên gọi khác đó là điểm trục hoặc điểm xoay.

Hiểu một cách đơn giản, điểm xoay chính là giá trị trung bình của mức cao, thấp trong ngày. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó. Điểm Pivot là một loại dự đoán đơn giản, được một số nhà phân tích đánh giá cao và xếp vào loại chỉ báo dẫn đầu xu hướng.

Về mặt lý thuyết, điểm xoay Pivot được tính toán để xác định các mức tâm lý thị trường. Nó sẽ thay đổi linh hoạt từ tăng sang giảm và ngược lại. Từ đó, nhà đầu tư có thể tính toán được 3 mức hỗ trợ và 3 mức kháng cự ở phía dưới và phía trên điểm Pivot.

Có thể bạn quan tâm: Phân tích cơ bản trong giao dịch forex cho người mới bắt đầu

Trên thực tế, cách xác định điểm Pivot không hề phức tạp. Bởi nhà đầu tư chỉ cần thu thập đầy đủ những thông số như: mức giá cao, thấp và giá đóng cửa của phiên giao dịch hôm trước. Sau đó, Trader sẽ sử dụng các số Fibonacci để để tính điểm.

Pivot Point = [Giá cao (kỳ trước) + Giá thấp (kỳ trước) + Giá đóng cửa (kỳ trước)] / 3

Sau khi tính được điểm Pivot, chúng ta có thể xác định những mức hỗ trợ và kháng cự theo công thức sau:

  • Mức hỗ trợ S1 = 2 × Pivot – giá cao;
  • Mức hỗ trợ S2 = Pivot – (mức kháng cự R1 – mức hỗ trợ S1);
  • Mức hỗ trợ S3 = Pivot – (mức kháng cự R2 – mức hỗ trợ S2);
  • Mức kháng cự R1 = 2 × Pivot – giá thấp;
  • Mức kháng cự R2 = (Pivot – mức hỗ trợ S1) + mức kháng cự R1;
  • Mức kháng cự R3 =Pivot – (mức kháng cự R2 – mức hỗ trợ S2).

Trong giao dịch Forex, nhờ có điểm Pivot mà các Trader có thể xác định nhanh chóng vùng giá hỗ trợ và kháng cự tiềm năng. Đối với dạng hợp đồng tương lai hay loại hình cổ phiếu, điểm xoay luôn tỏ ra hữu ích. Nhiều cặp tiền tệ cũng có xu hướng dao động quanh khu vực điểm Pivot. Bên cạnh việc tìm hiểu điểm Pivot là gì, Trader cũng cần phải nắm rõ phương thức sử dụng của loại công cụ báo chỉ số này trong giao dịch.

Có thể bạn quan tâm: Forex trading là gì? Làm thế nào để kiếm tiền từ Trade Forex hiệu quả?

Pivoting là gì
Cách giao dịch điểm Pivot là gì khi thị trường đảo chiều tăng

Khi thị trường đang trong xu thế đảo chiều tăng, điểm Pivot sẽ được sử dụng như cột mốc hỗ trợ hoặc kháng cự. Cụ thể như sau:

  • Đặt lệnh mua khi giá bắt đầu tăng tại mức hỗ trợ S1 và S1. Đồng thời, nhà đầu tư cần dừng việc mua khi mức hỗ trợ dưới ngưỡng S2 và S3.
  • Đặt lệnh mua khi giá bắt đầu tăng tại mức kháng cự R1 và R2. Đồng thời, lệnh dừng bán phải được đặt ra ngay khi mức hỗ trợ trên ngưỡng R2 và R3.
Pivoting là gì
Cách sử dụng điểm Pivot khi các mốc giá bị phá vỡ

Không chỉ thị trường đảo chiều, mà điểm Pivot còn có thể sử dụng khi mức giá có khả năng Breakout. Trong trường hợp này, Trader nên thực hiện giao dịch theo hướng sau:

  • Đặt lệnh mua khi giá Breakout vươt qua mức kháng cự R1.
  • Đến khi giá quay về mức kháng cự R1, bạn hãy dịch chuyển xu hướng bằng việc kết hợp thêm nhiều công cụ hỗ trợ khác.

Đối với trường hợp thanh giá phá vỡ được mức hỗ trợ hoặc kháng cự, thì điểm Pivot đóng vai trò là mỏ neo để ngăn chặn các giao dịch bốc đồng.

Tính đến thời điểm hiện tại, điểm Pivot vẫn đang được đánh giá rất cao về khả năng dự đoán chỉ số. So với nhiều dạng chỉ báo khác, thì điểm Pivot có thể giảm thiểu độ trễ của giá ở mức tối đa nhất. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện giao dịch, Trader cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Cấu tạo của điểm xoay Pivot bao gồm: Điểm trục chính (PP), 3 mức kháng cự ở trên (R1, R2, R3) và 3 mức hỗ trợ bên dưới (S1, S2, S3).
  • Trái ngược với đường EMA, đường trendline, đường kháng cự và hỗ trợ, các mức điểm xoay Pivot luôn giống nhau ở mọi khung giờ. Do đó, các bạn chỉ cần sử dụng duy nhất 1 công thức để tính toán. Cần lưu ý, những điểm xoay này chỉ có giá trị trong ngày hôm đó. Đến ngày hôm sau, các mức R1, R2, R3 và S1, S2 S2 cùng điểm PP luôn thay đổi.

Tham khảo thông tin chi tiết: EMA là gì? Cách sử dụng đường EMA trong giao dịch Forex

Như vậy, qua bài viết này beat đầu tư đã giúp bạn tìm hiểu điểm Pivot là gì. Bên cạnh đó là những kiến thức cơ bản về điểm Pivot. Hy vọng rằng, những thông tin vừa rồi sẽ bổ ích đối với các nhà đầu tư. Chúc các bạn có một ngày giao dịch thuận lợi và thành công!