Quản trị nhân sự là gì khái niệm

Quản trị nhân sự là sử dụng, triển khai điều hành bộ máy nhân sự của một doanh nghiệp, tổ chức, công ty một cách hợp lý. Đây là một trong số những ngành nghề nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía các bạn trẻ. Trong xu thế phát triển của xã hội, vai trò của bộ phận nhân sự ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn. Sau đây là những vấn đề cần thiết phải lưu ý khi tìm hiểu về ngành quản trị nhân sự

  • Xem thêm: Học ngành nhân sự ở đâu tốt?

Khái niệm Ngành Quản trị Nhân sự

Nguồn tài nguyên luôn luôn bị kham hiếm, Nhân sự cũng không phải là ngoại lệ, hơn nữa Nhân lực trước nay được xem là nguồn lực có vai trò quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào, vì thế mà Nhà doanh nghiệp nào cũng quan tâm về vấn đền nguồn Nhân lực đầu tiên, và những người quản lý nguồn nhân lực tại doanh nghiệp. Để tìm hiểu và phát triển việc quản lý nguồn Nhân lực, thì phải hiểu được bản chất của quản trị Nhân sự. Có rất nhiều những nhận định khác nhau về quản trị Nhân sự, cũng như theo Giáo sư người Mỹ Dimock : “Quản trị nhân sự bao gồm toàn bộ các biện pháp và thủ tục áp dụng cho nhân viên của một tổ chức và giải quyết tất cả các trường hợp xảy ra có liên quan tới một loại công việc nào đó”.

Quản trị nhân sự là gì khái niệm

Nhưng còn theo giáo sư Felix Migro lại cho rằng : ““Quản trị nhân sự bao gồm toàn bộ các biện pháp và thủ tục áp dụng cho nhân viên của một tổ chức và giải quyết tất cả các trường hợp xảy ra có liên quan tới một loại công việc nào đó”. Và cuối cùng khẳng định lại một điều rằng, quản trị chính là quá trình đưa ra các quyết định quản trị , giải quyết những vấn đề liên quan đến con người , gắn với công việc của họ trong bất kỳ thời gian người sử dụng lao động có quyền sử dụng người lao động. Quá trình quản trị nhân sự diễn ra cần có sự cân bằng, kết hợp giữa yếu tố khoa học và nghệ thuật, bởi lẽ đây là công việc gắn liền với văn hóa công ty, đồng thời là chứa đựng giá trị nhân văn, giữa mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình giải quyết bất kỳ một vấn đề nào trong công việc của doanh nghiệp, và tạo được mối quan hệ giữa đồng nghiệp , giữa cấp trên và cấp dưới trong doanh nghiệp, giúp họ có được môi trường làm việc tốt nhất

Vai trò của ngành Nhân sự

Nhìn vào cách làm việc và thái độ làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp ta có thể đánh giá được doanh nghiệp có hoạt động tốt hay không, thành công hay không. Làm thế nào để nhân lực, người lao động có thể làm việc luôn luôn với một tinh thần thoải mái, phấn chấn, lại luôn mở rộng sự sáng tạo trong bất kỳ hoạt động. Không thể phủ nhận được vai trò của nhân lực trong quá trình tạo ra của cải vật chất, phát triển của doanh nghiệp và đây chắc chắn là nguồn lực cạnh tranh với đối thủ bền vững nhất, so với những thiết bị , máy móc công nghệ hiện đại, của cải vật chất, đều có thể mua được, học hỏi được, cạnh tranh được. Một doanh nghiệp có được nguồn nhân lực mạnh, làm việc hăng say với tinh thần và sức sáng tạo tuyệt vời, công hiến hết sức mình cho doanh nghiệp, chắc chắn doanh nghiệp sẽ phát triển nhanh chóng và bền lâu, đối thủ cạnh tranh khó có thể đào tạo được nguồn nhân lực tốt và cần chờ đợi rất nhiều thời gian. Và để có được đội ngũ nhân viên như vậy, công lao và trách nhiệm không ai khác phụ thuộc chính vào người làm trong ngành Nhân sự. Nhà quản trị là người có vai trò trong việc đề ra các chủ chương, đường lối, chính sách, định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp dựa trên nguồn lao động vốn có, và đòi hỏi người làm nhân sự phải có tầm nhìn xa trông rộng, vừa có tính chuyên môn lại điềm tĩnh, kiên trì lắng nghe những đóng góp của nhân viên. Chính năng lực của nhân viên, sẽ đáp ứng, thực hiện những chính sách đưa ra của nhà quản lý, góp công sức trong việc hoàn thành nhiệm vụ , cùng nhau xây dựng một doanh nghiệp phát triển vững mạnh.

Về vấn đề lao động xã hội, Quản trị góp một phần công lao không nhỏ, vấn đề giải quyết việt làm cho người lao động trong xã hội là vấn đề chung, và làm sao để tạo được việc làm và giúp người lao động có thể nhận được những phần thưởng mà do chính sức lao động của họ tạo ra, lại là công việc họ yêu thích, mong muốn làm. Quản trị Nhân sự chưa bao giờ là công việc đơn lẻ, mà cần thiết phải gắn liền với bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào. Quản trị Nhân sự tốt thì doanh nghiệp cũng có được cơ hội , và định hướng phát triển đúng đắn, và xuất hiện quản trị nhân sự tại mỗi phòng ban , bộ phận khác nhau. Và cách người quản trị nhân sự tạo ra trong quá trình làm việc góp phần không nhỏ tạo nên bầu không khí tại doanh nghiệp, mặc dù hoạt động của quản trị Nhân sự chìm sâu chứ không rõ ràng nhưng lại có tác động mạnh mẽ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Các nội dung quản lý Nhân sự

Như chúng ta tìm hiểu ở trên, quản lý Nhân sự là cách nhà quản trị tổ chức nguồn lao động, phân bổ và sử dụng nguồn lao động sao cho phù hợp nhất, khoa học và hiệu quả nhất với quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, Nhân sự không quên ngừng tìm kiếm, đào tạo và đánh giá và phát triển Nhân sự khi doanh nghiệp cần đến. Nội dung chủ yếu trong quá trình quản trị Nhân sự bao gồm 5 bước:

Phân tích công việc

Đặc điểm chung mà công việc cần có bao gồm những gì, đánh giá tầm quan trọng trong việc thực hiện công việc và thời hạn, điều kiện trong công việc để nhân viên có thể nắm bắt được.

Tuyển dụng Nhân sự

Biết cách tìm kiếm nguồn nhân lực có trình độ cao bằng cạch giữ liên kết với nhiều trường đại học có nguồn nhân lực lao động tiềm năng. Tiến hành phỏng vấn, chọn lọc ra những lao động xuất sắc , có khả năng thực hiện công việc tốt nhất.

Đào tạo và phát triển Nhân sự

Nếu nhân sự chưa đủ kiến thức cho doanh nghiệp, hằng quý theo quy định của doanh nghiệp, cấp thiết phải tiến hành những khóa đào tạo cần thiết, đồng thời xác định những hướng đi đúng đắn trong công việc cho người lao động biết, để họ có động lực phấn đấu, phát triển trong ngành nghề. Không quên tạo môi trường làm việc lành mạnh, tốt nhất để người lao động phát huy tối đa khả năng làm việc.

Sắp xếp và sử dụng người lao động – hiểu biết đúng đắn

nhận định đúng khả năng, trình độ làm việc của người lao động để sắp xếp công việc phù hợp, tương xứng.

Đánh giá và đãi ngộ Nhân sự

Mục đích của công việc giúp tái tạo tinh thần, sức lao động của nhân viên trong doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả trong công việc, đồng thời tạo được tình đồng nghiệp, tính cạnh tranh lành mạnh giữa các nhân viên với nhau.

Học thuyết trong quá trình quản trị Nhân sự

Thuyết con người kinh tế ( Taylor, Gant, Ghinbert, Fayol…)

Theo quan điểm thuyết con người kinh tế, con người luôn có sự lười biếng, máy móc, lại vô tổ chức, kiếm sống đủ để qua ngày, thích vật chất và ghét sự giao lưu hội nhóm, và để giải quyết vấn đề đã đưa ra phương án tạo ra những công việc lặp đi lặp lại dễ nhớ, dễ học và người quản trị có vai trò luôn luôn giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công việc của từng cá nhân đồng thời sử dụng những quy định khen thưởng, trừng phạt nghiêm khắc phù hợp với từng đối tượng. Nhưng phương án này không có mấy khả quan, vì trong công việc con người ghét bị theo dõi, giám sát quá nhiều, luôn tạo áp lực khiến họ không thể dễ dàng sáng tạo mà chỉ luôn lo sợ, công việc lương cao nhưng lại năng nhọc, và khiến lao động xuống tinh thần thì khó có thể gắn bó lâu dài được. Và trong suốt quá trình lao động, người lao động mất dần tinh thần làm việc, mệt mỏi và tổn hại sức khỏe, hiệu quả công việc vì thế cũng kéo xuống mức trầm trọng, kết quả doanh nghiệp nhận lại không được như mong muốn.

Thuyết Y Con người Xã hội ( gregor, Maslow, Likest…)

Học thuyết này đánh giá cao về yếu tố con người, một khả năng rất lớn cần được khơi gợi và khai thác phù hợp. Học thuyết cho rằng, con người là đối tượng có tinh thần, trách nhiệm làm việc cao, làm hết sức những công việc được giao, từ đó thấy bản thân có giá trị, được tôn trọng và chia sẻ trách nhiệm, phàm là con người ai cũng muốn được coi trọng, và được khẳng định mình. Và phương án giải quyết, và vai trò của người trong học thuyết này không quá khó khăn, chỉ cần quan sát sự tự giác làm việc của người lao động, tạo điều kiện thuận lợi nhân viên làm việc của chính mình, hoàn toàn tin tưởng vào khả năng làm được việc của người lao động, đồng thời sự hiểu biết và quan tâm giữa cấp trên và cấp dưới là điểm tốt trong việc giúp người lao động có hiệu quả. Với học thuyết này, mỗi nhân viên thấy được vai trò của mình trong doanh nghiệp, và sẽ thực hiện công việc được giao phó với trách nhiệm lớn nhất, tự khai thác những tiềm năng, giải quyết những hạn chế của bản thân nhân lực một cách tốt nhất.

Thuyết Z: Của các Xí nghiệp Nhật Bản

Thuyết này cũng đề cao vai trò của người lao động, chính năng suất lao động được đẩy lên cao nhất thông qua sự sung sướng của người lao động. Sự tin tưởng tuyệt đối vào người lao động trong quá trình quản trị nhân sự là học thuyết của Xí nghiệp đã chỉ ra đồng thời phải luôn tế nhị trong lao động dù chuyện gì xảy ra đồng thời làm việc nhóm , với tập thể kết hợp tốt là yếu tố tạo nên sự thành công của nhân sự trong doanh nghiệp. Thực sự quan tâm đến nhân viên của mình, tạo điều kiện học tập cho người lao động nếu cần thiết, phân chia quyền lợi, phần thưởng một cách công bằng là điều mà quản trị Nhân sự cần làm. Với học thuyết này, thực sự Nhân viên tại doanh nghiệp sẽ làm việc cho doanh nghiệp với toàn bộ khả năng tinh thần và sự trung thành. Nhưng cố gắng hạn chế sự ỷ lại, thụ động của nhân viên trong quá trình làm việc bằng cách buộc họ phải đóng góp ý kiến và đưa ra lý tưởng khi yêu cầu, dám tự chịu trách nhiệm với công việc mình đã thực hiện, và ý tưởng được đưa ra.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị Nhân sự

Khái niệm

Hiệu quả quản trị Nhân sự được hiểu là hiệu quả phán ánh kết quả thực hiện các chính sách, đường lối về Nhân sự, mà người sử dụng đặt ra và giao cho Nhân sự thực hiện trong một giai đoạn nhất định của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa thành quả người lao động tạo ra so với chi phí bỏ ra thuê lao động.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả Quản trị Nhân sự

Dựa vào một số chỉ tiêu nhất định mới có thể đánh giá chính xác hiệu quả của quá trình quản lý Nhân sự, những chỉ tiêu này được rút ra từ mục tiêu hoạt động của các chủ thể hiệu quả. Được kể đến một số chỉ tiêu sau, và nhà quản trị nhất định phải nắm rõ để thực hiện một cách tốt nhất:

  • Chi phí lao động nhỏ nhất;
  • Giá trị do người lao động tạo ra lớn nhất;
  • Nội bộ trong tổ chức được ổn định, người lao động có việc làm đầy đủ trong ca làm việc, không tồn tại lao động dư thừa;
  • Người lao động làm đúng ngành nghề được đào tạo;
  • Nâng cao chất lượng lao động qua từng giai đoạn;
  • Tăng thu nhập người lao động tạo sự gắn bó lâu dài;
  • Đảm bảo thực hiện công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong suốt quá trình, thời hạn làm việc tại doanh nghiệp;
  • Đảm bảo sự đồng thuật của người lao động
  • Thái độ chấp hành và trung thành của người lao động đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu trên cũng gắn liền với mục tiêu đề ra của mối doanh nghiệp liên quan đến quản trị Nhân sự, quyết định không nhỏ trong quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhà sử dụng lao động luôn mong muốn sỡ hữu được lượng nhân viên có tố chất với công việc, lại có trình độc chuyên môn phù hợp và có thái độ tích cực trong lao động để đạt được mục tiêu cơ bản tại mỗi doanh nghiệp. Điều đó được quyết định không nhỏ trong vai trò và nhiệm vụ của quản trị Nhân sự.

Khái niệm về nhân sự là gì?

Nhân sự (HR) là gì? Trong một tổ chức, Nhân sự là bộ phận phụ trách toàn bộ nhân viên và các hoạt động liên quan đến nhân viên. Bên cạnh đó, Nhân sự cũng được coi như một thuật ngữ để mô tả toàn bộ lực lượng lao động của tổ chức.

Quản trị nhân sự là gì?

Nhìn chung, quản lý nhân sự (HRM) bao gồm tổ chức, điều phối và quản lý nhân viên trong một tổ chức để thực hiện sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu của tổ chức đó. Quá trình này bao gồm các công việc như tuyển dụng, tuyển dụng, đào tạo, bồi thường, giữ chân và thúc đẩy nhân viên phát triển.

Tại sao lại có khái niệm quản trị nguồn nhân lực?

Duy trì nguồn nhân lực tập trung vào việc tổ chức và sắp xếp người lao động để phát huy tối đa kỹ năng của họ và sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, việc làm này cũng đảm bảo nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Quản trị nhân sự khác gì quản trị nguồn nhân lực?

Quản trị nhân sự đặt mối quan tâm nhiều hơn về máy móc, công nghệ và cơ cấu tổ chức trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Còn với quản trị nhân lực, họ đặt yếu tố con người lên hơn cả và tìm cách phân tích cơ cấu, chất lượng nhân sự để đạt mục tiêu quản trị.