Thông tin người giám hộ là gì năm 2024

Tại bài viết này, LuatVietnam sẽ trình bày khái niệm người giám hộ đương nhiên là gì? Làm người giám hộ đương nhiên có phải đăng ký không?

1. Người giám hộ đương nhiên là gì?

Người giám hộ đương nhiên là người giám hộ thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi dân sự.

Người giám hộ đương nhiên hiện không được định nghĩa cụ thể trong các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, theo quy định của Mục 4 thuộc Bộ luật Dân sự hiện hành về giám hộ, hiện có hai đối tượng phải có người giám hộ đương nhiên:

- Người chưa thành niên. Trong đó, người chưa thành niên phải:

  • Không còn hoặc không xác định được cha mẹ.
  • Có cha mẹ nhưng cả cha và mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây: Mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; bị Toà tuyên bố hạn chế quyền với con chưa thành niên; không có đủ điều kiện để chăm sóc, giáo dục con.

Lưu ý: Khi người chưa thành niên thuộc trường hợp có cha mẹ nhưng cha mẹ không có đủ điều kiện để đại diện pháp luật cho con (như các trường hợp ở trên) thì phải có yêu cầu người giám hộ.

- Người bị mất năng lực hành vi dân sự:

  • Do người bị mất năng lực hành vi dân sự lựa chọn khi người này còn đầy đủ hành vi dân sự và được người được chọn làm giám hộ đồng ý.
  • Vợ mất năng lực hành vi dân sự: Chồng là người giám hộ đương nhiên và ngược lại, nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì người vợ sẽ là người giám hộ đương nhiên cho chồng.

- Cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người bị mất còn người còn lại thì không đủ điều kiện để làm người giám hộ thì người giám hộ sẽ là con cả hoặc các người con tiếp theo nếu người trước đó không đủ điều kiện làm người giám hộ.

Trong đó, điều kiện trở thành người giám hộ được nêu tại Điều 49 Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm: Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; có tư cách đạo đức tốt; có đủ điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám hộ; bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị kết án về tội cố ý xâm phạm sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm… người khác mà chưa được xoá án tích…

Căn cứ các quy định trên, người giám hộ đương nhiên thường là người có quan hệ huyết thống hoặc là người có quan hệ hôn nhân và gia đình với người được giám hộ.

Tuỳ từng trường hợp người được giám hộ là người chưa thành niên hay người mất năng lực hành vi dân sự để xác định người giám hộ đương nhiên tương ứng.

Thông tin người giám hộ là gì năm 2024
Người giám hộ đương nhiên là gì? (Ảnh minh hoạ)

2. Người giám hộ đương nhiên có phải đăng ký không?

Việc giám hộ đều phải được đăng ký tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc của người giám hộ. Bởi khoản 3 Điều 46 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ:

3. Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.

Theo quy định này, việc đăng ký giám hộ là yêu cầu bắt buộc. Trong trường hợp giám hộ đương nhiên nếu không đăng ký thì vẫn phải thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người giám hộ với người được giám hộ: Chăm sóc, giám dục, nuôi dưỡng… người được giám hộ.

Về thủ tục đăng ký giám hộ đương nhiên, Điều 20, Điều 21 Luật Hộ tịch quy định, hiện có hai trường hợp đăng ký giám hộ là giám hộ đương nhiên và giám hộ cử, chỉ định.

Dưới đây là chi tiết thủ tục đăng ký giám hộ đương nhiên:

2.1 Hồ sơ

- Tờ khai đăng ký giám hộ.

- Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở thành người giám hộ đương nhiên.

- Văn bản thoả thuận về việc cử một người làm người giám hộ đương nhiên nếu có (có công chứng hoặc chứng thực).

- Văn bản uỷ quyền nếu việc đăng ký giám hộ được thực hiện thông qua hình thức uỷ quyền.

- Văn bản lựa chọn người giám hộ khi người được giám hộ lâm vào tình trạng cần được giám hộ. Văn bản này được thực hiện công chứng hoặc chứng thực khi người giám hộ lựa chọn khi bản thân đang ở trạng thái có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

2.2 Cơ quan thực hiện

Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người được giám hộ hoặc người giám hộ cư trú.

2.3 Thời gian thực hiện

Khi thấy đủ điều kiện để đăng ký giám hộ đương nhiên, công chức tư pháp, hộ tịch sẽ cấp trích lục giám hộ đương nhiên trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ sau khi đã thực hiện việc ghi vào sổ hộ tịch và ký tên vào sổ hộ tịch với người đi đăng ký giám hộ, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Giám hộ và đại diện là hai chế định được quy định rõ trong Bộ Luật dân sự 2015 ( Mục 4 Chương III về giám hộ và Chương IX về đại diện).

Về khái niệm:

Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Như vậy, về bản chất giám hộ và đại diện là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, giám hộ là thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Còn đại diện là nhân danh và vì lợi ích hợp pháp của người được đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Người giám hộ có thể đồng thời là đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật. Còn người đại diện chưa chắc đã là người giám hộ.

Về căn cứ xác lập:

Đối với giám hộ:Phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Đối với đại diện: Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền; theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

Về phạm vi thực hiện:

* Đối với người giám hộ:

- Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;

- Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;

- Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

* Đối với đại diện:

Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:

- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

- Điều lệ của pháp nhân;

- Nội dung ủy quyền;

- Quy định khác của pháp luật.

Về đối tượng:

* Người được giám hộ bao gồm:

- Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;

- Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;

- Người mất năng lực hành vi dân sự;

- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

* Trường hợp đại diện

+ Đại diện theo pháp luật của cá nhân

- Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

- Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.

- Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện.

- Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

+ Đại diện theo pháp luật của pháp nhân

- Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;

- Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;

- Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

+ Đại diện theo ủy quyền

- Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

- Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Về trường hợp chấm dứt:

* Việc giám hộ chấm dứt trong trường hợp sau đây:

- Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Người được giám hộ chết;

- Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;

- Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.

* Đại diện chấm dứt trong các trường hợp sau:

+ Đại diện theo ủy quyền

- Theo thỏa thuận;

- Thời hạn ủy quyền đã hết;

- Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;

- Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;

- Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

- Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật dân sự;

- Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

+ Đại diện theo pháp luật:

- Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;

- Người được đại diện là cá nhân chết;

- Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

- Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc luật khác có liên quan.

Trong hoạt động công chứng thường hay gặp nhất các trường hợp giám hộ hoặc đại diện trong các giao dịch liên quan đến hộ gia đình, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế...Hiểu đúng bản chất của hai chế định này giúp cho công chứng viên có thể dễ dàng áp dụng chính xác những trường hợp nào cần người giám hộ, những trường hợp nào cần người đại diện. Qua đó hạn chế, ngăn ngừa các tranh chấp xảy ra, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công chứng./.

Người giám hộ bao gồm những ai?

Người giám hộ theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015 có thể là cá nhân (cha, mẹ, con đã thành niên, anh, chị em, ông, bà và những người thân thích khác) hoặc cũng có thể là pháp nhân (gồm các tổ chức xã hội, từ thiện hay cơ quan Nhà nước).

Người đại diện và người giám hộ khác nhau như thế nào?

Về khái niệm: Như vậy, về bản chất giám hộ và đại diện là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, giám hộ là thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Còn đại diện là nhân danh và vì lợi ích hợp pháp của người được đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Người giám hộ cho người dưới 18 tuổi là ai?

-Trường hợp không có người giám hộ là anh chị, ông bà nội, ông bà ngoại như đã nêu trên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ. Và Điều 136 BLDS quy định người đại diện theo pháp luật của cá nhân như sau: - Cha, mẹ đối với con chưa thành niên. - Người giám hộ đối với người được giám hộ.

Khi nào chấm dứt việc giám hộ?

Theo điểm a, khoản 1, Điều 62 BLDS, việc giám hộ chấm dứt trong trường hợp người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Điều 19 Luật Hộ tịch quy định, UBND cấp xã nơi đã đăng ký giám hộ thực hiện đăng ký chấm dứt giám hộ.