Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là thế nào

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 6 – Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Lời giải:

Điều 73 Hiến pháp 1992 quy định: Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật.

Lời giải:

   – Đọc trộm thư của người khác

   – Giao nhầm thư cho người khác

   – Trả lời tin nhắn điện thoại, nghe điện thoại của người khác mà không được người đó đồng ý.

Lời giải:

   – Tôn trọng thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.

   – Phê phán, tố giác hành vi xâm hại thư tín của người khác.

A.Thư của người thân nhất thì có thể bóc ra

B. Thư của người khác dù để ngỏ cũng không được tự ý đọc

C. Thư nhặt được thì có thể mở ra xem

D. Cha mẹ có thể đọc thư, nghe điện thoại của con.

A. Cứ để nguyên thư đó không động đến

B. Tìm cách mang thư trả cho người nhận

C. Bóc thư ra xem rồi xé hoặc đốt đi

D. Bóc thư ra xem trước rồi mang trả người nhận

A. Con đến tuổi đi học nhưng cha mẹ không cho đến trường

B. Nhặt được thư của người khác, tự ý mở ra xem.

C. Chửi mắng, đánh đập người làm thuê.

D. Tự ý vào nhà người khác khi không có mặt chủ nhà.

A. Tất cả những người sống trên lãnh thổ Việt Nam đều là công dân Việt Nam.

B. Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.

C. Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tai nạn giao thông là do phương tiện cơ giới tăng nhanh.

D. Không được xâm phạm chỗ ở của người khác nếu không được pháp luật cho phép.

E. Nhân viên bưu điện có quyền kiểm tra thư của người khác.

Lời giải:

Câu 4 5 6 7
Đáp án B B

A. Vi phạm quyền được học tập của trẻ em.

B. Vi phạm quyền được pháp luật bảo đảm về an toàn thư tín.

C. Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.

D. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Ý kiến đúng: B, D

Ý kiến sai: A, C, E.

1/Em có tán thành thái độ và việc làm của Bình không ? Vì sao ?

2/Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ góp ý cho Bình như thế nào ?

3/ Em sẽ góp ý cho các bạn cùng lớp như thế nào ?

Lời giải:

1. Em không tán thành với cách làm việc của Bình. Vì đây là việc làm không tôn trọng bạn, vi phạm quyền được pháp luật bảo đảm về an toàn thư tín, điện tín.

2. Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ nhắc nhở Bình. Giải thích cho bạn hiểu, việc làm đó là sai, vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng đến người khác.

3. Em sẽ góp ý cho các bạn trong lớp, không được chế giễu, trêu chọc, gán ghép người khác. Đặc biệt, phải ngăn cảm những việc làm vi phạm pháp luật.

1/ Hành vi của bà Tám vi phạm quyền gì của công dân? Cụ thể đã vi phạm gì?

2/Hành vi đó có vi phạm đạo đức không? Vì sao?

3/ Chúng ta rút ra bài học gì qua tình huống trên?

Lời giải:

1/ Hành vi của bà Tám vi phạm quyền được pháp luật bảo đảm về an toàn thư tín, điện tín. Cụ thể: bà đọc thư khi chưa được sự đồng ý của bà Ba, tự ý tiêu hủy thư gây thiệt hại nặng nề.

2/ Hành vi của bà Tám có vi phạm đạo đức. Cụ thể: vì sự ích kỉ, nhỏ nhen, đố kị mà bà Tám đã bất chấp thủ đoạn để hại bà Ba, vi phạm đạo đức kinh doanh.

3/ Kinh nghiệm rút ra được: Dù có ghét ai đi chăng nữa thì chúng ta vẫn phải tôn trọng quyền được pháp luật bảo đảm về an toàn thư tín, điện tín và các quyền khác.

a) Em nhặt được lá thư của ai đó rơi ở sân trường.

b) Phát hiện có người chiếm đoạt thư hoặc xem trộm thư của người khác.

c) Em đang nói chuyện điện thoại thì phát hiện có người nghe trộm.

Lời giải:

a) Em sẽ tìm và trả lại thư cho người mất.

b) Em sẽ ngăn cản và khuyên họ trả thư cho người đó.

c) Em sẽ dừng lại cuộc nói chuyện đó, và khuyên họ không được làm như vậy.

Lời giải:

Học sinh tự nhận xét về việc thực hiện quyền trên của mình và bạn bè, người thân. Và rút ra kết luận cho bản thân.

1/ Em hãy phân tích xem trong truyện trên, những ai có hành vi sai trái và sai trái như thế nào ?

2/ Em hãy đề xuất cách giải quyết vụ việc trên một cách hợp lí, đúng pháp luật?

Lời giải:

1/ Trong tình huống trên, 2 người đã có hành vi sai trái là: Hòa và thầy chủ nhiệm. Cụ thể, Hòa đã đã tự ý bóc thư của bạn Hương đọc và lấy tiền của Hương, giấu thư của Hương đi. Thầy giáo chủ nhiệm đã lục soát đồ của Hòa mà chưa có sự đồng ý của Hòa.

2/ Theo em, thầy giáo chủ nhiệm trước tiên cần đối chứng sự việc, nên đi gặp cô giáo văn thư.

Trong trường hợp này, thầy giáo chủ nhiệm nên để Hòa tự nhận ra lỗi của mình và thú nhận.

Hướng dẫn soạn Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, sách giáo khoa GDCD lớp 6. Nội dung bài Soạn Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín điện thoại điện tín sgk GDCD 6 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết về công dân trong đời sống, pháp luật để giúp các em học sinh học tốt môn GDCD lớp 6.

Lý thuyết

1. Tình huống

Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là thế nào
Soạn Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín điện thoại điện tín sgk GDCD 6

2. Nội dung bài học

Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là thế nào

2. Nội dung bài học

1. Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là gì?

Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là một trong những quyền cơ bản của công dân. Điều 73 Hiến pháp 1992 quy định:

– Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật.

– Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật.

2. Trách nhiệm của công dân

Không được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 46 sgk GDCD 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 46 sgk GDCD 6

a) Theo em, Phượng có thể đọc thư gửi Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền không? Vì sao?

Trả lời:

Theo em, Phượng không thể đọc thư của Hiền khi không được sự đồng ý của Hiền. Vì đó là bí mật riêng tư về thư tín của Hiền nên ngoài Hiền ra không ai được phép đọc.

b) Em có đồng ý với giải pháp của Phượng là đọc xong thư, dán lại rồi mới đưa cho Hiền không? Vì sao?

Trả lời:

Em không đồng ý với giải pháp của Phượng là đọc xong thư rồi gián lại. Vì như vậy, trước hết là lừa dối Hiền vì thư của Hiền nhưng lén đọc rồi coi như không có chuyện gì (dán lại). Sau là không tôn trọng bạn bè, không tôn trọng chính mình và đã vi phạm quyền đảm bảo an toàn thư tín.

c) Nếu là Loan, em sẽ làm thế nào?

Trả lời:

Nếu em là Loan thì trước hết em sẽ không đọc thư của Hiền. Em sẽ giải thích cho Phượng hiểu: dù là bạn thân cũng không được quyền xâm phạm an toàn thư tín, điện tín. Trừ khi Hiền đồng ý cho đọc thì mới được đọc.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài tập trang 47 sgk GDCD 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!

Hướng dẫn Giải bài tập trang 47 sgk GDCD 6

a) Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là thế nào?

Trả lời:

– Quyền được bảo đảm đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp của Nhà nước ta (Điều 21, Hiến pháp 2013).

– Quyền được bảo đảm đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân có nghĩa là không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại.

b) Theo em, những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về bí mật thư tín và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín?

Trả lời:

– Cất giấu thư của người khác.

– Đọc thư, email, tin nhắn của bạn bè, người khác.

– Nhân viên bưu điện đọc thư, xem thư của người nhận.

– Nhận nhầm thư nhưng không trả lại mà cố tình đọc thư.

c) Người vi phạm pháp luật về an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào?

Trả lời:

Bị xử lí kỉ luật hoặc xử phạt hành chính, nếu vẫn tiếp tục vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

d) Để thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, em phải làm gì khi gặp những trường hợp sau:

– Nhặt được thư cửa người khác?

– Nhìn thấy bạn lấy trộm thư hoặc nghe trộm điện thoại của người khác?

– Bố, mẹ hoặc anh, chị xem thư của em mà không hỏi ý kiến của em?

Trả lời:

– Nhặt được thư cửa người khác?

⇒ Nếu gặp phải tình huống này, em sẽ tìm gặp người mất thư để trả lại. Nếu không tìm được em sẽ giao lại cho bưu điện hoặc cơ quan công an gần đó.

– Nhìn thấy bạn lấy trộm thư hoặc nghe trộm điện thoại của người khác?

⇒ Em sẽ giải thích cho bạn hiểu về việc làm đó là vi phạm pháp luật và khuyên bạn nên trả lại thư cho người đó.

– Bố, mẹ hoặc anh, chị xem thư của em mà không hỏi ý kiến của em?

⇒ Em sẽ nói với anh, chị, bố mẹ về việc làm đó là vi phạm quyền được đảm bảo về bí mật thư tín. Kể cả người thân cũng không được đọc thư của em nếu em chưa đồng ý.

Bài trước:

  • Hướng dẫn Soạn Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở sgk GDCD 6

Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín điện thoại điện tín sgk GDCD 6 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn GDCD lớp 6 thật tốt!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“