Robot thông minh đầu tiên trên thế giới

Ngày 13/7, công dân robot đầu tiên trên thế giới Sophia sẽ xuất hiện mở màn tại phiên khai mạc Diễn đàn cấp cao về công nghiệp 4.0 tại Việt Nam.

Ngày 12-13/7, Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì tổ chức Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về công nghiệp thông minh 2018 - Industry 4.0 summit 2018 với chủ đề "Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4".

Công dân robot đầu tiên trên thế giới Sophia cũng sẽ xuất hiện tại sự kiện này vào ngày 13/7. Đây là lần đầu tiên Sophia đến với Việt Nam.

Bà Nguyễn Vân Anh - Tổng Giám đốc Tập đoàn IEC, đơn vị chịu trách nhiệm hậu cần và truyền thông của sự kiện - cho biết Sophia sẽ xuất hiện mở màn tại phiên khai mạc Diễn đàn cấp cao.

Robot thông minh đầu tiên trên thế giới
Ngày 13/7, công dân robot đầu tiên trên thế giới sẽ đến Việt Nam.

"Vị khách đặc biệt này sẽ trao đổi về những vấn đề quan trọng của Cách mạng công nghiệp 4.0. Được trang bị công nghệ AI và khả năng phân tích dữ liệu lớn, Sophia có khả năng đưa ra những câu trả lời thông minh và bất ngờ trong cuộc phỏng vấn này. Đặc biệt hơn, vì là một người máy nên ý kiến của Sophia sẽ “thật thà” và khách quan", bà Nguyễn Vân Anh chia sẻ.

Bên cạnh đó, robot Sophia cũng sẽ trao đổi về một số nội dung như: ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phát triển nền kinh tế số, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo đón đầu xu hướng công nghệ 4.0.

Robot thông minh đầu tiên trên thế giới
Sophia sẽ xuất hiện mở màn tại phiên khai mạc Diễn đàn cấp cao.

Ngày 25/10/2017, Sophia được công nhận là robot đầu tiên trong lịch sử có đầy đủ quyền công dân tại một đất nước là Ả-rập Saudi. Sophia được phát triển bởi Hanson Robotics, do AI David Hanson đứng đầu.

Sophia khá nổi tiếng và từng xuất hiện tại nhiều hội nghị lớn như Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Cô sở hữu một hộp sọ bằng nhựa, trông không bắt mắt nhưng thực sự thông minh. Cơ chế máy học có thể lưu trữ rất nhiều đoạn hội thoại, cố gắng phân tích chúng để đưa ra câu trả lời sống động theo thời gian thực

Sophia cũng có camera và AI để “tương tác bằng mắt” và nhận ra con người. Robot này còn có tính năng nhận diện giọng nói và ngày càng thông minh khi trò chuyện với con người.

Buổi trò chuyện với công dân robot Sophia Với hầu hết câu hỏi, Sophia có thể trả lời một cách trôi chảy, tuy nhiên ở một số câu, nữ robot có thể khiến người nghe hơi khó hiểu.

Robot thông minh đầu tiên trên thế giới
Robot giao tiếp ChihiraAico - Ảnh: Reuters

1. Robot giao tiếp ChihiraAico

Robot hình dáng người ChihiraAico, một sản phẩm của hãng Toshiba, có khả năng giao tiếp tự nhiên và thể hiện cảm xúc, mà không quá phụ thuộc vào những gì đã được lập trình trước. Với 43 bộ phận chuyển động trên mặt, thân, vai và cánh tay, ChihiraAico có thể tạo ra những chuyển động linh hoạt. Nó có thể cười, khóc và thể hiện nhiều trạng thái khác nhau.

Toshiba hy vọng trong tương lai ChihiraAico có thể thay thế con người để làm nhiều công việc khác nhau như nhân viên bán hàng, tư vấn, lễ tân, chăm sóc người già hay hoạt náo viên.

2. Robot đầu bếp Robotic Kitchen

Robot thông minh đầu tiên trên thế giới
Robot đầu bếp Robotic Kitchen - Ảnh: Reuters

Robot đầu bếp mang tên Robotic Kitchen của hãng Moley Robotics đã khiến mọi người kinh ngạc và thích thú khi thể hiện tài nấu súp cua, tại hội chợ Công nghệ công nghiệp lớn nhất thế giới, Hannover Messe diễn ra ở Hanover, Đức năm 2015

3. Robot giúp việc Asimo

Robot thông minh đầu tiên trên thế giới
Robot Asimo, niềm tự hào của công nghệ Nhật Bản - Ảnh: Reuters

Robot Asimo, niềm tự hào của công nghệ Nhật Bản, là robot đầu tiên trên thế giới có khả năng leo cầu thang và đi lại một cách độc lập. Không chỉ vậy, nó có thể nhận diện khuôn mặt, giọng nói, cử chỉ điệu bộ, và có thể được điều khiển qua giọng nói.

Với đôi tay của mình, ASIMO có thể bật tắt công tắc đèn, mở cửa, mang vác, đẩy xe... và vô vàn những công việc không tên khác.

Honda đã thiết kế ra ASIMO với mục đích tạo ra một người giúp việc đúng nghĩa cho con người, một robot có thể làm việc nhà, chăm sóc người cao tuổi, giúp đỡ những người khuyết tật trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Chỉ cao khoảng 1,3 mét, đúng bằng chiều cao của một người đang ngồi xe lăn, cùng với ngoại hình khá giống với một phi hành gia tý hon, điều này làm cho hình ảnh của ASIMO trở nên khá thân thiện và dễ gần.

4. Robot có khớp xương và cơ bắp như người

Robot thông minh đầu tiên trên thế giới
Eccerobot, robot có khớp xương và và cơ bắp - Ảnh: Reuters

Eccerobot là sản phẩm thuộc một dự án đến từ EU với mục tiêu xây dựng "một robot với thiết kế cơ thể hoàn toàn giống con người". Điều này có nghĩa là nó không chỉ copy những cử chỉ bên ngoài của con người mà còn "bắt chước" theo cả cấu trúc xương, khớp cơ bắp và dây chằng của con người.

Eccerobot ra mắt tại Hội chợ Công nghệ công nghiệp lớn nhất thế giới Hannover Messe diễn ra ở Hanover, Đức năm 2015

5. Robot là “phượt thủ”

Robot thông minh đầu tiên trên thế giới
Robot “phượt thủ hitchBOT đi vòng quanh Canada - Ảnh: Reuters

Trong năm 2014, robot mang tên hitchBOT, với khả năng đi lại và giao tiếp, đã một mình đi du lịch khắp Canada. HitchBOT là loại robot có trí tuệ nhân tạo, được thiết kế các tính năng hiểu và xử lý lời nói của người đối diện để có thể trò chuyện với những người gặp trên đường.

Được trang bị công nghệ định vị GPS, một camera và kết nối 3G, hitchBOT sẽ đánh dấu đường đi trong lúc du ngoạn trên khắp đất nước. Đồng thời, robot đưa lên những hình ảnh, thông tin trên đường đi trong suốt cuộc hành trình và cập nhật chúng trên các mạng xã hội.

6. Robot gà con

Robot thông minh đầu tiên trên thế giới
Robot gà con Yume Hiyoko - Ảnh: Reuters

Hãng chế tạo đồ chơi của Nhật, Sega đã cho ra mắt một con robot đồ chơi trông y hệt gà con. Chú gà robot này có tên Yume Hiyoko có thể kêu chip chip hay vỗ cánh khi được vuốt nhẹ trên lưng.

Nhà sản xuất cho biết chú gà robot này được thiết kế để làm những con vật cưng mà người ta có thể mang theo và vuốt ve bất cứ lúc nào. Chú gà Yume đã được bán ra với giá khoảng 19 USD một con.

7. Robot chủ hôn

Robot thông minh đầu tiên trên thế giới
Robot chủ hôn “I-Fairy” - Ảnh: Reuters

Robot “I-Fairy”, từ Nhật Bản, chủ trì hôn lễ cho cặp đôi Tomohiro Shibata and Satoko Inoue. I-Fairy là sản phẩm của công ty cô dâu Inouce. Họ quyết định sử dụng robot chủ trì lễ cưới để tưởng nhớ lại những ngày đầu đến bên nhau vì niềm yêu thích robot.

8. Robot lực sĩ Evolta

Robot thông minh đầu tiên trên thế giới
Robot lực sĩ Evolta - Ảnh: Reuters

Robot lực sĩ Evolta do công ty Panasonic, Nhật Bản chế tạo, có khả năng bơi lội, đạp xe và chạy bộ. Lực sĩ Evolta đã trèo lên vách núi cheo leo ở Grand Canyon, lái xe đua tại vòng đua khét tiếng 24 giờ Le Mans tại Pháp và tham gia kỳ thi Ironman Triathlon, kỳ thi 3 môn phối hợp khắc nghiệt nhất thế giới tại Hawaii.

Tin liên quan

Xenobot mẹ hình chữ C thu thập và nén các tế bào gốc với nhau để tạo ra con non. Video: Douglas Blackiston & Sam Kriegman

Hình thành từ tế bào gốc của ếch có vuốt châu Phi (Xenopus laevis), xenobot rộng chưa tới một milimet. Những khối cầu nhỏ xíu này được giới thiệu lần đầu tiên năm 2020 sau khi thí nghiệm cho thấy chúng có thể di chuyển, hợp tác với nhau theo nhóm và tự lành. Hiện nay, các nhà khoa học phát triển xenobot ở Đại học Vermont, Đại học Tufts và Viện Kỹ thuật sinh học Wyss thuộc Đại học Harvard cho biết họ phát hiện một dạng sinh sản sinh học hoàn toàn mới, khác hẳn bất kỳ động vật hoặc thực vật nào.

"Phát hiện khiến tôi rất kinh ngạc", giáo sư sinh học Michael Levin, giám đốc Trung tam Allen ở Đại học Tufts, đồng tác giả nghiên cứu, chia sẻ. "Ếch có cách sinh sản mà chúng thường sử dụng nhưng khi bạn giải phóng tế bào từ phôi thai và cho chúng cơ hội làm quen với môi trường mới, chúng không chỉ tìm ra cách di chuyển mà còn biết sinh sản theo cách mới".

Tế bào gốc là tế bào có khả năng phát triển thành những loại tế bào khác nhau. Để tạo ra xenobot, nhóm nghiên cứu tách tế bào gốc sống từ phôi thai ếch và để chúng tự ấp. Họ không can thiệp vào gene của chúng.

Theo Josh Bongard, nhà khoa học máy tính và chuyên gia robot ở Đại học Vermont, trưởng nhóm nghiên cứu, ông và cộng sự nhận thấy xenobot, robot sống hình cầu cấu tạo từ khoảng 3.000 tế bào, có thể nhân bản. Nhưng điều này hiếm khi xảy ra và chỉ trong trường hợp đặc biệt. Xenobot sử dụng "nhân bản động lực", quá trình diễn ra ở cấp độ phân tử nhưng chưa bao giờ được quan sát trước đây ở quy mô toàn tế bào hoặc ở tổ chức sinh vật.

Với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo, các nhà nghiên cứu sau đó kiểm tra hàng tỷ hình dáng thân thể để xenobot nhân bản hiệu quả hơn. Siêu máy tính tìm ra hình chữ C giống nhân vật Pac-Man trong game ra đời vào thập niên 1980. Họ phát hiện xenobot có thể tìm thấy tế bào gốc nhỏ trong đĩa cạn, thu thập hàng trăm tế bào trong miệng. Vài ngày sau, hàng chục tế bào trở thành những xenobot mới.

Công nghệ xenobot còn rất mới và chưa có bất kỳ ứng dụng thực tế nào. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa sinh học phân tử và trí tuệ nhân tạo có thể sử dụng trong cơ thể và môi trường, bao gồm thu thập vi nhựa dưới biển, kiểm tra hệ thống rễ và y học tái tạo.

Dù triển vọng của công nghệ sinh học tự nhân bản có thể dấy lên lo ngại, các nhà nghiên cứu cho biết những cỗ máy sống bị kiểm soát hoàn toàn trong phòng thí nghiệm và dễ dàng phá hủy do chúng có thể phân hủy sinh học và nằm dưới sự điều phối của chuyên gia. Họ công bố nghiên cứu hôm 29/11 trên tạp chí PNAS.

An Khang (Theo CNN)

    Đang tải...

  • {{title}}