Sách hướng dẫn công nghệ nuôi trồng thủy sản biofloc năm 2024

(TSVN) – Nuôi tôm công nghệ bán bioflo hay semi-biofloc là mô hình phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng và trình độ kỹ thuật của người nuôi hiện nay. Nếu tuân thủ và thực hiện tốt các quy trình người nuôi sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí và đạt hiệu quả cao.

Chuẩn bị ao

Ao nuôi cần được cải tạo đúng kỹ thuật trước vụ nuôi nhằm thiết lập sự ổn định hệ sinh vật tự dưỡng và dị dưỡng trong ao nuôi (tảo và vi khuẩn có lợi):

– Tháo cạn nước, loại bỏ địch hại trong ao

– Lấy nước vào ao thông qua túi lọc bằng vải dày nhằm loại bỏ rác, trứng, ấu trùng tôm…

– Sau 3 – 7 ngày để nước trong ao nuôi ổn định, tiến hành chạy quạt nước 2 – 3 ngày nhằm kích thích trứng tôm, cá tạp… nở hết.

– Diệt khuẩn, diện tạp trong nước bằng Chlorine 20 – 30 ppm vào lúc 8 giờ sáng hoặc 4 giờ chiều. Chạy quạt nước liên tục trong 10 ngày để giải phóng dư lượng Chlorine.

Khi dư lượng thuốc diệt khuẩn trong ao nuôi đã hết, tiến hành kiểm tra pH và độ kiềm. Khi độ trong của nước đạt 40 cm, có màu xanh nõn chuối hoặc hơi vàng ngà, có thể thả tôm nuôi nếu điều kiện môi trường thích hợp. Tùy theo nhu cầu cầu chăm sóc, mật độ thả tôm là 100 – 300 con/m³.

Sách hướng dẫn công nghệ nuôi trồng thủy sản biofloc năm 2024

Duy trì tỷ lệ C:N thích hợp trong suốt quá trình nuôi. Ảnh: ST

Nuôi cấy vi sinh tạo floc

Đây là giai đoạn quan trọng trong quy trình nuôi tôm theo công nghệ bán biofloc. Vi sinh và mật rỉ đường(500g + 5 kg đường) ngâm sục khí qua đêm và đánh xuống ao vào 9 giờ sáng. Mật rỉ đường được cung cấp 3 lần/tuần, thường khoảng bằng 50% lượng thức ăn sử dụng trong tuần. Thông thường lượng thức ăn/ngày từ 40 – 50 kg/ ao thì bắt đầu xuất hiện biofloc.

Kiểm tra lượng biofloc: Lấy mẫu lúc 10 – 11 giờ. Dùng 3 bình nón 1 lít, lấy mẫu trước quạt nước ở độ sâu 15 cm, để lắng 30 phút. Yêu cầu lượng biofloc: 3 – 11 ml. Nếu lượng biof loc < 3 ml, tăng 100 – 200% mật rỉ đường (bổ sung tăng theo thức ăn). Nếu lượng biofloc > 15 ml, ngưng đánh mật rỉ đường.

Trong 60 ngày đầu, nếu mất floc, tảo có thể bùng lên. Vì thế cần nhanh chóng thay nước ao nuôi để giảm mật độ tảo. Khi cần thiết có thể dùng BKC để cắt tảo. Nếu có ao biofloc phát triển tốt thì bơm sang khoảng 10-20 cm nước để cấy biofloc cho ao gặp sự cố, rồi bổ sung mật rỉ đường, tăng số lượng giàn quạt vận hành. Trong trường hợp bọt trắng nổi đầy mặt ao và không tan thì hàm lượng các chất hòa tan trong ao đang ở mức cao, cần cắt giảm ngay khẩu phần ăn. Các sự cố môi trường, nếu có xảy ra ở tháng nuôi thứ 3 khi sinh khối của tôm nuôi lớn, chất thải hình thành trong hệ thống cũng tăng nhanh, vì thế cần hết sức chú ý, kiểm soát tốt hệ thống trong giai đoạn này.

Duy trì tỷ lệ C:N >12,5:1, là điều kiện thuận cho sự phát triển của các vi khuẩn dị dưỡng, chuyển hóa amonium trong ao thành sinh khối vi khuẩn, tạo các hạt floc lơ lửng trong nước, là nguồn thức ăn dinh dưỡng cho tôm, đồng thời góp phần làm sạch và ổn định môi trường nước.

Quản lý

Cho tôm ăn đều đặn thức ăn và các sản phẩm bổ sung ngày 1 đến 2 lần vào bữa ăn chính. Định kỳ 7 – 10 ngày/lần, sử dụng vi sinh để bảo vệ môi trường ao nuôi, cung cấp thêm cacbon từ nguồn mật rỉ đường để duy trì biofloc phát triển. Loại bỏ các chất độc trong ao nuôi như NO2– NH3, H2S… Đồng thời, duy trì các chỉ tiêu nguồn nước như hàm lượng ôxy hòa tan (DO), độ kiềm, pH… ở mức tối ưu, thích hợp cho sự phát triển của tôm.

Nếu tôm bị đen mang do NO2– trong nước, không nên sử dụng hóa chất để xử lý, thay vào đó cần bổ sung các sản phẩm có thành phần chính: Vi khuẩn cố định đạm Nitrosomonas, vi khuẩn Nitơ hóa Ntitrobacter, liều lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

Nếu ao nuôi xuất hiện khí độc H2S, cần bổ sung các sản phẩm có thành phần chính như vi khuẩn quang hợp theo liều lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Sau đó, lặp lại quy

trình sử dụng vi sinh. Trường hợp biof loc trong ao giảm, nước có màu nâu đỏ có thể cải thiện bằng cách bón vôi CaCO3 hàng ngày, 5 – 6 ngày, liều lượng 20 kg/1.000 m³. Ngoài ra, trường hợp biof loc giảm, nước có màu xanh lá cây có thể xử lý bằng cách cắt tảo lam hoặc tảo lục.