So sánh cpu core i và xeon

Chip Xeon là gì? Ưu điểm chủa CPU Xeon là gì? Các dòng Chip Xeon hiện nay? Và có điều gì đặc biệt mà loại chip này lại được lựa chọn để sử dụng cho các dòng máy workstation cấu hình mạnh? Hãy cùng Tin học Anh Phát tìm hiểu từ A đến Z về loại chip này qua bài viết dưới đây.

1. CPU Intel Xeon là gì?

Đầu tiên ta hãy cùng tìm hiểu intel xeon là gì?

Chip Xeon là một trong những sản phẩm được đưa ra thị trường bởi ông lớn trong làng công nghệ, tập đoàn Intel. Tương tự như những dòng CPU khác được cung cấp bởi tập đoàn này, CPU Intel Xeon có cấu hình và được trang bị đầy đủ chức năng cần thiết để vận hành không chỉ những dòng máy tính thông thường mà còn phù hợp cho những dòng máy cần hiệu năng cao như máy server cũng hay máy workstation

Thông số của CPU Intel Xeon:

  • Launched: June 1998
  • Common manufacturer(s): Intel
  • Performance: Max. CPU clock rate 1.20 GHz to 4.80 GHz
  • FSB speeds: 600 MHz to 8.0 GT/s
  • Instruction set: IA-32, x86-64
  • Cores: Up to 56
  • Socket(s): LGA 4189, LGA 3647, LGA 2066, LGA 1200, LGA 1151v2, LGA 1151, LGA 2011-3, LGA 1150, LGA 2011

Bên cạnh intel xeon được dùng cho các dòng máy hiệu năng cao như các dòng server hay máy trạm thì Intel cũng có các dòng CPU Core I như i3, i5, i7 để dành cho nhiều loại máy phổ thông. Vậy chip Core I và chip Xeon có gì khác nhau? Hãy cùng so sánh chip Xeon và core i7 và các dòng core I khác ở phần tiếp theo.

So sánh cpu core i và xeon

CPU Xeon là gì?

2. Ưu điểm của Xeon

Trước khi đi vào phần so sánh Xeon và core I thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những ưu điểm của intel xeon nhé!

  • RAM ECC có khả năng phát hiện cũng như sửa lỗi trước khi các lỗi dữ liệu có thể xảy ra, tính năng này sẽ giúp hạn chế tối đa các lỗi hệ thống có thể gây ảnh hưởng đến hiệu suất của máy.
  • Các máy tính đồ họa yêu cầu cấu hình cao thế nên càng có nhiều lõi CPU sẽ càng hỗ trợ tốt cho máy và chip Xeon có thể hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu này khi có thể có đến 56 lõi và 112 lõi sau khi siêu phân luồng.
  • Bộ nhớ cache L3 của các dòng chip Xeon đều có từ 15 cho đến 30MB tùy vào các dòng khác nhau. Đây là một ưu điểm tuyệt vời khi so sánh cùng các dòng đối thủ.
  • Mặc dù phải xử lý khối lượng thông tin nặng mỗi ngày nhưng chip Xeon lại có độ bền bỉ khá cao thế nên nếu như bạn đang tìm một loại máy có hiệu năng tốt lại có thể sử dụng lâu dài thì nên lựa chọn chip Xeon để sử dụng được lâu dài.
  • Công nghệ siêu phân luồng tiên tiến với khả năng tăng gấp đôi phần lõi CPU mà bạn không thể tìm thấy ở Core I.

So sánh cpu core i và xeon

Những ưu điểm siêu việt mà chỉ chip Xeon mới có thể mang đến cho bạn

3. So sánh CPU Xeon và các CPU Core I khác

3.1 Khác biệt về hiệu suất và điện năng sử dụng

Intel đã cho ra mắt các dòng Core I3, I5, I7 được trang bị các chức năng và cấu hình thường được dùng cho các dòng máy phổ thông. Chỉ mãi cho đến thời gian sau này khi Intel cho ra mắt chip Core I9 mới dường như rút ngắn được sự cách biệt của dòng core i và chip Xeon thường được dùng cho các dòng máy cao cấp có cấu hình cao. Mỗi dòng CPU khác nhau sẽ sử dụng điện năng khác nhau:

  • CPU Non K chỉ sử dụng khoảng 65W.
  • CPU K thì sử dụng 95W.
  • CPU cao cấp thì sẽ dùng đến 140W, gần bằng tương đương với các dòng chip Xeon.

Còn đối với dòng chip Xeon hiện đại hơn có cấu hình mạnh để vận hành các dòng máy đồ họa, kiến trúc, với các mã như intel Xeon E3, intel Xeon E5 hay E7. Nếu muốn sử dụng dòng cao cấp hơn với tính năng vượt trội bạn cũng có thể tìm hiểu dòng chip xeon mạnh nhất Platinum. Do năng suất hoạt động cao nên thông thường chip Xeon sẽ tiêu thụ điện trung bình từ 115W trở lên.

So sánh cpu core i và xeon

Hiệu suất hoạt động cao hơn thế nên sẽ tiêu tốn điện năng nhiều hơn

3.2 Khác biệt về card đồ họa tích hợp

  • Dòng CPU Core I luôn có sẵn card đồ họa tích hợp (IGPU) để các dòng máy business không cần phải trang bị thêm VGA rời để sử dụng thậm chí còn có thể chơi các game không yêu cầu độ phân giải cao.
  • Dòng chip Xeon không hỗ trợ card tích hợp (IGPU) thế nên dù bo mạch chính có hỗ trợ thì máy cũng không thể xuất hình, thế nên để sử dụng chip Xeon, người dùng cần phải trang bị card rời VGA.

3.3 Khác biệt về số lượng CPU có thể sử dụng

Đây được xem là điểm khác biệt lớn nhất và dễ nhận biết nhất giữa Intel Xeon vs I7 và các dòng I khác.

  • Đối với dòng Core I, bạn chỉ có thể sử dụng duy nhất 1 CPU cho một bo mạch. Tùy vào dòng máy mà có thể chỉ sử dụng tản nhiệt tích hợp hoặc cần trang bị tản nhiệt rời, chẳng hạn như bạn cần phải dùng bộ tản nhiệt rời nếu sử dụng dòng có hậu tố X và K.
  • Khác với dòng Core I, mainboard sử dụng chip Xeon thường được sử dụng không chỉ 1 mà lên đến 4 CPU. Và với hiệu suất hoạt động luôn đạt mức 100% thế nên những dòng máy cấu hình mạnh, hiệu năng cao này luôn đi kèm với bộ tản nhiệt riêng để có thể đảm bảo máy luôn trong trạng thái tốt nhất

So sánh cpu core i và xeon

Intel Xeon vs i7 vẫn luôn là một chủ đề được dân công nghệ thảo luận trên các diễn đàn

4. Các dòng chip Xeon

Qua so sánh và các ưu điểm của dòng Xeon và CPU Core I, chúng ta có thể thấy rằng tùy vào nhu cầu sử dụng cũng như chức năng mong muốn, bạn có thể lựa chọn các dòng phù hợp. Bạn có thể tham khảo qua đặc tính cơ bản của các dòng CHIP Xeon, CPU Intel Xeon E3, CPU Intel Xeon E5 dưới đây để dễ dàng lựa chọn:

  • CPU Xeon với nhiều dòng khác nhau có các chức năng và mức giá khác nhau, phù hợp cho nhiều đối tượng, doanh nghiệp lựa chọn sử dụng.
  • Chip Intel Xeon E3 thường sẽ phù hợp hơn cho các dòng máy chủ phân cấp thấp và có cỡ nhỏ với mức giá không quá đắt đỏ, phù hợp cho nhiều các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ.
  • Chip Intel Xeon E5 thì được sản xuất với hướng đến các máy server phân cấp trung bình, số nhân xử lý có thể lên đến 8, có mức giá cao hơn và khả năng xử lý vượt trội hơn.

So sánh cpu core i và xeon

Tùy vào từng dòng chip Xeon lại có các chức năng và mức giá khác nhau

Dành cho bạn:

Trong các dòng Chip Xeon thì CPU Intel Xeon Platinum 8280 được xem là bộ xử lý mang đến sức mạnh khủng khiếp nhấtXeon mạnh nhất thời điểm này.

5. Intel Xeon và core i7, nên lựa chọn cái nào?

Qua phần so sánh CPU Xeon và Core i7 ai hơn ai, thì bạn cũng đã biết mình nên lựa chọn dòng CPU nào rồi phải không?

  • Với những công việc nhẹ nhàng và văn phòng thì CPU Core I7 là sự lựa chọn hợp lý với giá thành rẻ hơn.
  • Còn nếu bạn cần sử dụng máy tính cho các công việc như phần mềm, ứng dụng, thiết kế đồ họa chuyên nghiệp thì nên sử dụng CPU Xeon nhé, vì nó tích hợp tính năng tự kiểm tra lỗi.

Với các thông tin chi tiết về  khái niệm chip Xeon là gì trên đây, chắc chắn bạn đã biết lý do vì sao đây lại là dòng được nhiều người ưa chuộng và sử dụng rồi đúng không nào. Tuy nhiên nếu vẫn còn nhiều thắc mắc về loại chip Xeon này, đừng ngần ngại mà liên lạc ngay với Tin học Anh Phát để được hỗ trợ ngay hôm nay nhé.

Xem thêm video so sánh Xeon và Core i để hiểu thêm thông tin nhé!

Intel Xeon (CPU Xeon) là một dòng CPU thuộc tập đoàn nổi tiếng về công nghệ Intel, đây là hãng mà hầu hết những dòng máy tính, Laptop hiện nay thông thường đều được sử dụng.

CPU Xeon cũng tương tự như những dòng CPU khác, chúng sẽ có đầy đủ những cấu hình, chức năng cần thiết và đặc biệt là cho workstation hoặc server của một hệ thống máy tính.

  • Hỗ trợ RAM Error Checking và Correction (RAM ECC): Sẽ phát hiện và sửa lỗi dữ liệu sự cố phát sinh trước khi nó xảy ra. Vì thế mà chúng sẽ loại bỏ hoàn toàn cho người dùng những nguyên nhân gây ra các sự cố sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của bạn. Và hiển nhiên, chỉ có CPU Intel Xeon mới có ưu điểm này.
  • Độ bền bỉ cao: Dòng CPU Intel Xeon có độ bền bỉ cực kỳ cao, có thể xử lý lượng công việc khủng liên tục không ngừng. Vì thế nếu bạn muốn dùng workstations hạng nặng thì có thể lựa chọn CPU Intel Xeon để nâng cao tuổi thọ nhé.
  • Lõi nhiều CORE: Nếu bạn có càng nhiều CORE thì càng tốt đối với những ứng dụng về 3Dmax, thiết kế đồ họa, render video,… thì đương nhiên là CPU Xeon hoàn toàn có thể đáp ứng được. Bởi vì bộ vi xử lý của chip Xeon có tối đa đến 56 lõi và sau khi siêu phân luồng sẽ là 112.
  • Công nghệ siêu phân luồng: tất cả các dòng chip Xeon đều có công nghệ siêu phân luồng, đây được xem là một quá trình cơ bản tăng gấp đôi các lõi CPU cho máy của bạn thông qua việc tạo ra các lõi ảo.
  • Bộ nhớ đệm lên đến L3 cache cao: Nếu bạn là một người làm những công việc đòi hỏi phải chạy nhiều ứng dụng, phần mềm cùng một lúc thì đừng nên bỏ qua CPU Xeon.

Ngoài dòng CPU Xeon dành cho máy tính cần hiệu năng cao Intel còn sản xuất các dòng CPU Core i3, i5, i7, i9, i10 mà các bạn thường thấy trên máy tính phổ thông.

Khác biệtCPU XeonCPU Core I
Về thời gian sản xuấtIntel Xeon được sản xuất muộn hơn so với Core I. Và 3 dòng được doanh nghiệp ưa chuộng đó là Xeon E3, Xeon E5, Xeon E7. Thêm vào đó, những dòng đời sau sẽ được nâng cấp và càng hiện đại, cao cấp hơn so với những dòng trước đó.Intel Core I được ra mắt sớm hơn so với chip Xeon vì vậy đây cũng được xem là một bước đột phá của nó.
Đồng thời, điều này cũng giúp Core I có tính nâng cấp bộ vi xử lý của máy tính bàn, laptop với các tính năng tiết kiệm điện và nhiều ưu điểm vượt trội hơn dành cho người dùng phổ thông.
Về đối tượng ứng dụngCPU Intel Xeon được hướng tới những đối tượng là khách hàng doanh nghiệp cần sử dụng hiệu năng ổn định cao.
Khách hàng cá nhân có nhu cầu công việc liên quan đến tính toán phức tạp cao, đồ họa nặng.
Core I thường được hướng tới cho khách hàng thường sử dụng laptop và những đối tượng khách hàng không yêu cầu độ ổn định cao về server và workstation
Đặc tính của dòng CPUCPU Intel Xeon cho phép người dùng chạy cùng một lúc nhiều CPU. Thêm vào đó, loại Xeon này dùng 2 CPU được thiết kế 2 QPI để có thể giao tiếp với server của RAM và server Mainboard được dùng chéo với nhau.Core I sẽ không chạy nhiều CPU cùng một lúc được mà khi sử dụng bạn phải tắt đi 1 QPI.
Card đồ họa tích hợpCác dòng chip Xeon không có card onboard (IGPU), vì vậy nếu máy tính yêu cầu cấu hình cao thì bạn phải mua thêm VGA rời để xuất hình ảnh. Bời vì bo mạch chủ (Mainboard) hỗ trợ CPU cũng không thể xuất hình được.Các dòng Core I có card đồ họa tích hợp nên những máy tính đơn giản sẽ không cần sử dụng VGA rời hoặc những máy tính có cấu hình độ phân giải thấp cũng có thể sử dụng dòng CPU này.
Đánh giá và lựa chọnNếu bạn thực hiện những công việc nặng và thường xuyên thao tác nhiều tác vụ, ứng dụng khác nhau thì nên lựa chọn Intel Xeon.Nếu bạn xử lý máy tính văn phòng gọn nhẹ hoặc sử dụng máy tính cá nhân thì Core I là một sự lựa chọn vô cùng hợp lý và thích hợp với bạn nhất đấy.

Core I7: Được ra đời vào năm 2009, được xem là bươc đột phá trong việc nâng cấp bộ vi xử lí của máy tính để bàn, laptop và thiết bị di động. CPU mang lại những lợi ích như mạnh mẽ hơn tiết kiệm năng lượng và các tính năng mới hơn so với Core I3, I5.

CPU Xeon: Vào 4/2013 Intel đã giới thiệu 3 dòng CPU Xeon mới dành cho doanh nghiệp là Xeon E3, Xeon E5 và Xeon E7. Cũng giống như Core I các dòng Intel Xeon mới lần lượt ra đời và được nâng cấp hiện đại hơn.

Đều là CPU Intel nhưng 2 dòng CPU này có một số điểm khác nhau.

Điểm khác nhau lớn nhất:

Dòng CPU Core I7 dành cho máy tính để bàn, laptop, các máy tính không yêu cầu độ ổn định cao như Server và Workstations.

Sau hơn tí nữa về chip Xeon, CPU Xeon E3 được sản xuất hướng tới các đối tượng các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân yêu cầu hiệu năng ổn định cao.

CPU Xeon E3 được dùng trong các máy chủ cấp thấp (low-end-server) và máy chủ cở nhỏ (micro server) và cũng là vi xử lí đầu tiên sản xuất dựa trên kiến trúc Haswell của Intel.

Đặc biệt ngày nay các phòng nét đã biết tận dụng ưu điểm của dòng CPU này, một số nơi đã nâng cấp lên dòng CPU này cho mình.

CPU I7 thì được trang bị trên hầu hết các dòng máy tính phổ thông hiện nay.

Điểm khác nhau thứ 2 là đặc tính của 2 dòng CPU này.

CPU Intel Xeon cho phép một máy tính dùng chung nhiều CPU. Chip Xeon có loại chỉ dùng 1 CPU, 2 CPU và cũng có loại dùng nhiều CPU 4-8 hoặc nhiều hơn nữa.

Loại Xeon dùng nhiều CPU thì giá khá cao, phổ biến nhất là loại Xeon dùng 2 CPU, được thiết kế 2 QPI (QuickPath Interconnect) dùng để giao tiếp với ram server và mainboard server được dùng chéo qua nhau.

Còn ở Core i7 thì Intel tắt đi 1 cái QPI (QuickPath Interconnect) (vẫn có trên CPU nhưng bị tắt đi) nên không chạy một lúc 2 hay nhiều CPU được.

Điểm khác nhau thứ 3

Tuy CPU Xeon đơn cũng tương tự như Core i7, nhưng lại có thêm khả năng dùng RAM ECC và 1 số thông số nhỏ (nhưng phải được mainboard hỗ trợ), hoạt động liên tục trong thời gian dài.

Trong môi trường máy chủ (server) và workstation thì quan trọng nhất là khả năng dùng RAM ECC, băng thông trong RAM nhiều, đa luồng và khả năng dùng được nhiều CPU, chính điều này mang lại ưu thế cho CPU Xeon.

Nên chọn CPU Xeon hay Core I7?

Nếu bạn chỉ cần một máy tính sử dụng các tác vụ văn phòng hay đồ hoạ nhẹ nhàng thì việc chọn CPU Core I7 là hoàn hợp lí.

CPU Intel Xeon có tích hợp thêm tính năng xài RAM ECC (Error Checking and Correction) là tính năng tự kiểm tra và sửa lỗi được coi là thành phần căn bản và vô cùng quan trọng trong máy chủ (server).

CPU Xeon có nhiều dòng với những mức giá và tính năng đa dạng cho các doanh nghiệp lựa chọn.

CPU Xeon E3 dành cho máy chủ cấp thấp, cỡ nhỏ với mức giá hợp lý dành cho các doanh nghiệp nhỏ, tư nhân.

CPU Xeon E5 là vi xử lý hướng tới các máy chủ (server) tầm trung với số nhân xử lý lên tới con số 8.

Vậy nhiều người sẽ thắc mắc nếu ngược lại sử dụng CPU Xeon cho máy tính bàn, latop có chạy được không và hiệu suất như thế nào so với Core i7?

Sự thật là CPU Xeon vẫn có thể chạy rất tốt trên máy tính cá nhân. Tất cả những gì chạy được trên CPU Core i7 vẫn sẽ chạy tốt với CPU Xeon mà không gặp trở ngại gì.

Tuy nhiên nếu muốn sử dụng CPU Xeon thì bạn phải xem kỹ lúc chọn Mainboard. Mainboard thường dành cho máy tính cá nhân cũng được nhưng phải hỗ trợ CPU Xeon.

Nếu muốn chạy được RAM ECC thì phải có Mainbroad dành riêng cho workstation (giá sẽ cao hơn Main thường, RAM ECC cũng đắt hơn, tìm hiểu thêm về RAM ECC).

Muốn chạy Intel Xeon trên laptop thì các bạn có thể tham khảo các dòng Laptop Workstation.

Nói tóm lại nếu ai muốn dùng CPU Xeon cho máy tính cá nhân cũng rất tốt vì hỗ trợ thêm một số tính năng, đặc biệt là tính năng sửa lỗi RAM ECC nhưng phải đầu tư thêm chi phí.

Còn nếu bạn nghĩ đến việc sử dụng Core i7 cho hệ thống server, workstation thì dĩ nhiên là chưa được phù hợp lắm.