So sánh giữa nghị định 32 và nghị định 68

Thực hiện chuyển tiếp Nghị định số 68/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 32/2015 như nào khi chưa có Thông tư hướng dẫn?

Thực hiện chuyển tiếp Nghị định số 68/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 32/2015 như nào khi chưa có Thông tư hướng dẫn? Như bạn đã biết, Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/08/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí xây dựng có hiệu lực từ ngày 1/10/2019 và thay thế cho Nghị định số 32/2015/NĐ-CP. Theo Khoản 2, Điều 36 Quy định chuyển tiếp, thì rất nhiều nơi đang lúng túng không biết làm thế nào: "Dự án đầu tư xây dựng đã lập, thẩm định nhưng chưa được phê duyệt, hoặc đã phê duyệt nhưng chưa triển khai thì các hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng tiếp theo thực hiện theo quy định của Nghị định này; việc điều chỉnh lại cơ cấu khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư đã phê duyệt theo quy định tại Nghị định này do người quyết định đầu tư quyết định trên cơ sở đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và hiệu quả trong công tác quản lý. Đối với các công việc, gói thầu đã triển khai ký hợp đồng thì thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký." Tại thời điểm bài viết này đăng tải thì Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến rộng rãi các thông tư hướng dẫn trên trang web của Bộ. Thời hạn nhận ý kiến bạn đọc gửi về là trước ngày 3/11/2019 đối với thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Sau đó còn tổng hợp kết quả, họp bàn, thảo luận, ý kiến nào tiếp thu, ý kiến nào không tiếp thu, soạn thảo, chế bản, trình ký, lấy dấu, đăng công báo... có khi còn phải cả tháng nữa. Sau đó còn thủ tục ban hành, công bố, tập huấn, phổ biến, tìm hiểu... có lẽ phải đến đầu 2020. Trong khi đó tiến độ dự án của bạn thì vẫn phải triển khai, không chờ đợi được. Từ góc độ chuyên gia tư vấn tôi xin đề xuất giải pháp như sau để các bạn tham khảo: 1. Hoặc là có văn bản hỏi Chính phủ, Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng nên thực hiện thế nào để có ý kiến chính xác từ cấp có thẩm quyền từ đó biết cách làm. 2. Hoặc là các bên Quyết định đầu tư, Chủ đầu tư, Tư vấn, Thẩm định / Thẩm tra tổ chức cuộc họp, lập biên bản trong đó nêu rõ tình hình tại thời điểm hiện tại và: - Điều chỉnh các gói xây lắp từ trọn gói thành điều chỉnh giá - Xác định dự toán thì theo Thông tư số 06/20106/TT-BXD, bởi hiện tại Nghị định số 68/2019/NĐ-CP đã có những yếu tố mới mà không có Thông tư hướng dẫn thì không biết xác định như nào cho đúng. - Hoặc dự toán xác định theo dự thảo Thông tư đang lấy ý kiến, trong đó Chi phí gián tiếp = Chi phí chung (C) + chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và thi công, (LT) chi phí không xác định được khối lượng từ thiết kế (TT) và chi phí gián tiếp khác (GTk)); Các chi phí C, LT, TT thì xem Thông tư số 06/2016/TT-BXD và dự thảo thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí mới mà tạm xác định. Còn GTk nếu có thì lập dự toán. - Thẩm định, thẩm tra, phê duyệt thì tạm tính, tạm duyệt các nội dung chi phí nói trên. - Triển khai ký hợp đồng và thỏa thuận về các điều khoản điều chỉnh giá và khi có Thông tư thay thế thì sẽ chính xác lại đơn giá điều chỉnh. - Rồi triển khai thực hiện... 3. Cũng có ý kiến cho là: Chủ đầu tư và Tư vấn cứ tính đi, rồi đẩy lên cho bộ phận Thẩm định họ phải nghĩ giải pháp. Nhưng tôi cho là, hồ sơ sẽ nằm đó thôi, bởi họ cũng chẳng biết làm như thế nào !? 4. Nếu khó quá thì có lẽ tạm dừng và chờ cho đến khi có các Thông tư mới. Nhưng sợ như vậy thì nhiều dự án không kịp phê duyệt thì anh/em treo niêu.

Nói chung thấy nhiều bạn hỏi và lúng túng, thì tôi cố gắng suy nghĩ và đề xuất 1 vài giải pháp để chia sẻ với bạn. Có thể các giải pháp trên không dùng được, nhưng biết đâu qua đó lại giúp bạn nảy ra được các giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng công trình của mình. "Khi muốn ta sẽ tìm cách, khi ta không muốn ta tìm lý do" hay "khi ta MUỐN ta vẫn tìm lý do, khi ta THỰC SỰ MUỐN, nhất định ta sẽ tìm cách".

Nếu bạn có giải pháp gì hay cao kiến hơn trong lúc này, xin gửi chia sẻ về địa chỉ [email protected] để tôi cập nhật bài viết chia sẻ rộng rãi với đồng nghiệp cả nước nhé.

So sánh Nghị định 68 và Nghị định 32 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Những điểm mới của Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 thay thế cho Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015

So sánh điểm mới nghị định 68 và nghị định 32

Theo đó ngày 14/8/2019 Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2019/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định có hiệu lực áp dụng từ 01/10/2019

Điểm mới của Nghị định 68 thay thế cho nghị định 32 của Chính phủ như sau

So sánh giữa nghị định 32 và nghị định 68

Theo đó Nghị định 68/2019/NĐ-CP đã có điểm thay thế cho Nghị định 32

Không còn chi phí chung mà thay bằng chi phí gián tiếp

Tại một số văn bản mà Bộ Xây dựng gửi cho các Sở Xây dựng hướng dẫn áp dụng Nghị định 68 thì:

Chi phí chung sẽ bị thay thế bằng chi phí gián tiếp. Trong đó

Chi phí gián tiếp trong Nghị định 68

Cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư và dự toán xây dựng công trình

CHI PHÍ GIÁN TIẾP gồm: Chi phí chung + chi phí lán trại nhà tạm + chi phí một số công tác không được xác định từ thiết kế + chi phí gián tiếp khác còn lại

Lưu ý :

1. Các định mức chi phí theo tỷ lệ phần trăm (%) trong chi phí xây dựng, lắp đặt thiết bị. ( Gồm chi phí chung, chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công, chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế) có thể vận dụng theo quy định tại Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng

2. Các định mức chi phí theo tỷ lệ phần trăm (%) trong chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng vận dụng theo Quyết định 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ Xây dựng

Các định mức tỷ lệ % được vận dụng nhưng không được cao hơn định mức tỷ lệ quy định tại các văn bản này

So sánh điểm khác nghị định 32 và nghị định 68

Tại nghị định 68/2019/NĐ-CP ban hành ngày 14/8/2019 có ban hành chi phí gián tiếp khác Tuy nhiên lại không nói rõ như Nghị định 32 là gồm có chi phí nào; Những chi phí đó được xác định theo tỷ lệ % ra sau

Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 ban hành chi phí khác gồm:

– Chi phí di chuyển máy, thiết bị, nhân công

– Chi phí an toàn lao động

– Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công

– Chi phí bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh

– Chi phí hoàn trả mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật

– Chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu

Trên đây là những so sánh điểm mới của Nghị định 68 thay thế Nghị định 32 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Mọi vướng mắc cần trao đổi vui lòng liên hệ với chúng tôi