So sánh sạc không dây vs có dây năm 2024

Nếu bạn đã đầu tư vào một chiếc smartphone, hẳn là bạn cũng đã nghĩ đến việc tậu cho mình một bộ sạc không dây, loại sạc này đang trở nên phổ biến vì tính tiện lợi. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người vẫn e ngại sử dụng nó bởi lo sợ sẽ làm ảnh hưởng đến điện thoại. Vậy sự thật sạc không dây liệu có an toàn cho điện thoại của bạn không? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Sạc không dây hoạt động như thế nào?

So sánh sạc không dây vs có dây năm 2024

Sạc không dây cho smartphone ngày nay sử dụng cảm ứng điện từ để truyền năng lượng từ bộ sạc đến điện thoại. Cảm ứng điện từ là hiện tượng từ trường biến thiên nhanh chóng sinh ra năng lượng điện trong một vòng kín tương tác với từ trường đó.

Để sạc không dây có thể hoạt động, bạn cần điện thoại hỗ trợ sạc không dây và bộ sạc không dây tương thích. Trong trường hợp này, cả bộ sạc và điện thoại sẽ cùng chứa một cuộn cảm. Khi đặt điện thoại tương thích lên bộ sạc không dây, một từ trường biến thiên nhanh chóng sẽ tương tác với cuộn dây đồng bên trong điện thoại thông minh, tạo ra dòng điện.

Hình thức sạc không dây trong đó hai cuộn dây đồng được đặt gần nhau được gọi là sạc cảm ứng điện từ kết hợp chặt chẽ. Tuy nhiên, để loại sạc không dây này hoạt động, các cuộn dây đồng phải thẳng hàng. Có nghĩa nếu bạn không đặt điện thoại của mình lên đúng vị trí của đệm sạc, nó không sạc được.

Sạc không dây có hại cho điện thoại thông minh của bạn không?

Ngoài ra, tính năng tính năng sạc cộng hưởng kết hợp lỏng lẻo có thể cung cấp mức sạc cách xa vài cm, trong khi sạc dựa trên tần số vô tuyến có thể sạc không dây các thiết bị ở khoảng cách xa hơn vài feet (gần 70 cm). Với tính năng sạc RF trong tương lai, bạn có thể sạc điện thoại của mình mà không cần di chuyển đến gần bộ sạc.

So sánh sạc không dây vs có dây năm 2024

Sạc không dây không phải là ý tưởng tồi cho việc sạc pin smartphone của bạn. Những người tin rằng sạc không dây làm hỏng pin điện thoại chỉ ra rằng, sạc không dây tạo ra nhiều nhiệt hơn so với sạc có dây. Điều này chỉ đúng ở mức độ nào đấy, bởi điện thoại của bạn hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nhiệt tạo ra.

Sản lượng nhiệt từ sạc không dây có lớn không?

Do cách thức hoạt động đặc trưng nên sạc không dây thường tạo ra nhiều nhiệt hơn so với sạc có dây thông thường. Đó là một tác dụng phụ của hiện tượng cảm ứng điện từ là sinh nhiệt quá mức, tương tự như cách bếp từ sử dụng nhiệt tạo ra bởi cảm ứng điện từ để làm nóng xoong nồi.

Nếu không được kiểm soát đúng cách, nhiệt sinh ra từ sạc không dây có thể làm hỏng điện thoại thông minh của bạn, may mắn là những tiêu chuẩn sạc không dây như Qi có các hướng dẫn nghiêm ngặt để giải quyết vấn đề này, mang đến cho người dùng sự yên tâm hơn.

So sánh sạc không dây vs có dây năm 2024

Thứ nhất, bất kỳ bộ sạc không dây nào đủ điều kiện được chứng nhận Qi đều phải điều chỉnh tốc độ sạc để quản lý nhiệt, trường hợp chuẩn sạc không dây Qi phát hiện đang có nhiệt lượng tạo ra quá nhiều, nó sẽ làm giảm tốc độ sạc lại. Khi năng lượng đầu ra thấp hơn, nghĩa là nhiệt sinh ra thấp hơn, điện thoại của bạn vẫn được an toàn.

Thứ hai, trong quá trình sạc, dù không dây hay có dây thì bản thân pin không bị nóng lên. Đối với sạc không dây chỉ có cuộn dây đồng bên trong điện thoại nóng lên. Vì thế nhiệt không vượt quá giới hạn an toàn, nó sẽ không ảnh hưởng đến điện thoại của bạn, có nghĩa là kể cả sạc không dây tạo ra nhiều nhiệt hơn, nó vẫn không gây nguy hiểm cho điện thoại của bạn.

Sạc không dây có làm giảm chu kỳ sạc pin điện thoại của bạn không?

Sạc không dây không gây ảnh hưởng quá nhiều đến chu kỳ sạc pin so với sạc có dây thông thường, vì thực chất chu kỳ sạc không liên quan đến hình thức sạc mà chỉ liên quan đến tần suất sạc. Nếu bạn có thói quen sạc pin nhiều lần trong 1 ngày, bạn sẽ nhận về hậu quả là chu kỳ sạc pin còn lại bị giảm đáng kể, bất kể bạn sử dụng công nghệ sạc nào.

Nói tóm lại, sạc không dây không hề gây hại cho pin hay điện thoại, chỉ cần bạn lưu ý đừng quá bận tâm đến việc sạc khi pin có thể giảm số % nào đó.

Sạc không dây có kém hiệu quả hơn có dây không?

So sánh sạc không dây vs có dây năm 2024

Về hiệu quả, sạc không dây hoạt động kém hơn sạc có dây. Một thử nghiệm được thực hiện bởi Eric Ravenscraft của OneZero cho thấy sạc không dây sử dụng năng lượng trung bình nhiều hơn 47% so với sạc có dây. Mức tiêu thụ điện năng tăng thêm sẽ không làm tăng tiền hóa đơn điện của bạn mỗi tháng. Tuy nhiên, theo ước tính, nếu tất cả những người dùng Smartphone trên thế giới chuyển sang sạc không dây, sẽ cần có thêm gần 73 nhà máy điện than quy mô nhỏ trên toàn cầu, đó là một tác động đáng kể đến môi trường.

Việc sạc đầy điện thoại thông minh có làm giảm sức khỏe của pin không?

Nếu bạn thường xuyên sạc pin điện thoại quá đầy sẽ khiến pin dễ rơi vào tình trạng quá tải, dẫn đến pin xuống cấp và giảm tuổi thọ nhanh hơn. Việc chỉ sạc một phần sẽ làm tăng tuổi thọ của pin Li-ion bên trong điện thoại thông minh. Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên sạc pin điện thoại từ 20% đến 80%, không nên sạc đầy hoặc xả hết pin vì đó là nguyên nhân làm pin bị tổn thương dần theo thời gian.

Chế độ sạc nhanh có làm giảm sức khỏe của pin không?

Thực tế, chế độ sạc nhanh không làm giảm sức khỏe của pin nhiều như một số người lầm tưởng, nhưng một tác động tiêu cực khác của nó là tạo ra lượng nhiệt quá lớn. Tuy nhiên, các nhà sản xuất Smartphone cũng đã tính đến cacs biện pháp bảo vệ đối với công nghệ sạc nhanh nhằm đảm bảo an toàn và không làm hỏng pin, một trong số đó là tốc độ sạc động.

Chẳng hạn tất cả các kỹ thuật sạc nhanh đều sử dụng tốc độ sạc cao nhất để sạc pin đến 50% trong thời gian ngắn nhất có thể, tốc độ sạc sau đó sẽ giảm dần đề làm đầy phần còn lại của pin, điều này nhằm giữ cho nhiệt độ tỏa ra quá cao không làm hỏng pin.

So sánh sạc không dây vs có dây năm 2024

5 thói quen để duy trì sức khỏe pin điện thoại thông minh của bạn

Pin của các loại Smartphone hiện đại thường được đánh giá với mức độ khoảng 500 chu kỳ sạc. Hầu hết các trường hợp đều nên và phải thay pin sau 1 vài năm sử dụng. Tuy nhiên bạn có thể thực hiện các thói quen đơn giản sau đây để cải thiện sức khỏe và làm tăng tuổi thọ cho pin