So sánh tive 75 inch voi màn chiếu năm 2024

Tivi Samsung 75LS03B với màn hình có kích thước lớn 75 inch phù hợp với mọi đối tượng người dùng khác nhau yêu thích những chiếc tivi sở hữu một nét đẹp độc đáo. Tivi chinh phục được người xem nhờ nhiều ưu điểm nổi bật, vượt trội.

Samsung Galaxy A14 4G và Samsung Galaxy A13 là hai phiên bản điện thoại giá rẻ của Samsung, cùng thuộc dòng Galaxy A. Dù có nhiều điểm tương đồng về thiết kế và cấu hình, hai model này cũng có những khác biệt đáng chú ý. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết để có cái nhìn tổng quan và đưa ra lựa chọn phù hợp.

Đứng vị trị đầu trong danh sách là chiếc LG 75UM7500PTA mang trong mình thiết kế đơn giản nhưng không kém phần tinh tế đặc trưng của LG, giúp tivi LG không chỉ là phương tiện giải trí mà còn là món đồ trang trí nội thất đắt giá cho không gian phòng khách nhà đặt. Cùng kích thước khủng lên đến 75 inch chắc chắn sẽ biến chiếc tivi LG 75 inch này trở thành rạp chiếu phim mini ngay trong căn nhà của bạn.

Bên cạnh đó, tivi LG này còn được trang bị chế độ 4K Cinema HDR với nhiều định dạng HDR chính bao gồm Advanced HDR của Techncolor và HDR10 Pro, giúp tivi LG 4K truyền tải trọn vẹn thông điệp mà các nhà làm phim muốn gửi đến người dùng.

Đặc biệt chiếc TV này còn được áp dụng 4 bộ thuật toán của LG đem đến tốc độ xử lý vượt trội so với chip xử lý Dual Core (hai nhân) trước đó, hiệu chỉnh tín hiệu đầu vào, hòan chỉnh màu sắc, độ tương phản, giúp loại bỏ các vấn đề nhiễu, méo ảnh, mang lại hình ảnh chất lượng với độ rõ nét cao.

2. Smart Tivi Sony KD-75X9500G 75 inch 4K Ultra HD

Chiếc smart tivi sony KD-75X9500G 4K HDR này được thiết kế cho trải nghiệm xem ngoạn mục trên màn hình lớn. Hình ảnh bao trùm giúp bạn luôn đắm chìm trong từng khung cảnh giúp người dùng sống trọn với hiện tại cùng hình ảnh chân thực như cuộc sống và âm thanh xứng tầm đẳng cấp. Hình ảnh tinh tế đến từng chi tiết kết hợp cùng Sound-from-Picture Reality™ của chúng tôi cho hiệu suất âm thanh-hình ảnh tuyệt diệu.

Với công suất xử lý chưa từng có, Bộ xử lý hình ảnh X1™ Ultimate phát hiện hàng trăm đối tượng khác nhau trên màn hình và tăng cường độ sáng, chi tiết và màu sắc một cách thông minh để mọi thứ bạn xem trở nên rõ ràng, sáng sủa và vô cùng trung thực.

Chiêm ngưỡng màu sắc của thế giới thực sống động quanh bạn. Công nghệ hiển thị TRILUMINOS™ Display phân tích màu sắc từ một bảng màu rộng hơn, tái tạo trung thực mọi màu sắc cùng các sắc thái đậm nhạt.

3. Smart Tivi Samsung UA75RU7100KXXV 75 inch 4K UHD

Nằm cuối danh sách là chiếc smart tivi samsung model UA75RU7100KXXV có giá thành rẻ nhất trong 3 chiếc tivi cùng với viền màn hình siêu mỏng mang đến vẻ đẹp đơn giản và hiện đại cho hình ảnh chân thực, sống động trong từng khung hình.

Với dải tương phản HDR giúp mở rộng dải ánh sáng, cho từng khoảnh khắc sống động và sắc nét cả trong khung hình tối nhất. Đồng thời chiếc tivi này trang bị bộ Xử Lý UHD quyền năng cho chất lượng hình ảnh đỉnh cao, tỷ lệ tương phản tối ưu và chất lượng HDR vượt trội chỉ trong con chip duy nhất từ bộ xử lý UHD tiên tiến.

Cùng Smart Hub giúp thưởng thức mọi nội dung yêu thích, truy cập ứng dụng, hộp thu phát kỹ thuật số hay thưởng thức các chương trình TV trực tiếp một cách đơn giản và nhanh chóng, tất cả tại một nơi. Kết nối và điều khiển tất cả chỉ với một thiết bị duy nhất.

Cùng công nghệ AirPlay 2 giúp dễ dàng kết nối và phát các nội dung từ thiết bị Apple lên màn hình TV lớn vượt trội. Tận hưởng thế giới giải trí đỉnh cao, thoả thích xem phim, nghe nhạc hay xem hình ảnh từ iPhone, iPad và Mac.

Sau khi đã xác định rõ với anh em case của The Wall Luxury. Chúng ta sẽ đi tìm đối thủ cạnh tranh cho nó. Như bình luận của mình có nhắc đến, đó là loại máy chiếu gia đình - home cinema projector. Kỳ thực thì mình không có chủ đích so sánh, bài của Mod cũng không nhắc đến, nhưng mấu chốt ở chỗ: ở các topic trước bàn về màn hình microLED, mình có thấy ý kiến kiểu vậy.

Công nghệ tiên tiến hơn không có nghĩa nó thay thế được, đó là kinh nghiệm của mình rút ra từ cuộc chiến của LCD và OLED ở thị trường truyền hình. Mình có thể đứng ở bất kỳ phe nào để phản biện lại phe kia, tùy hứng. Vì công nghệ nào cũng có ưu nhược điểm nên chúng cũng có giá trị tồn tại riêng. Thị trường chưa tìm ra đủ lý do để đào thải, thì công nghệ mới cũng chẳng có gì ghê gớm đến mức thần thánh cả. Công nghệ cũ vẫn sẽ tồn tại.

So sánh tive 75 inch voi màn chiếu năm 2024
Máy chiếu là cái tên nghĩ đến đầu tiên khi nhắc home cinema (ảnh: Sony)​

Ba giải pháp cho home cinema

The Wall Luxury có các tùy chọn (option) dựa theo kích thước:

  • 73 inch 2K giá không nêu.
  • 146 inch 4K giá 8 tỷ đồng (đã giảm 47% từ giá gốc 15 tỷ đồng).
  • 292 inch 8K giá không nêu.

Tuy được quảng cáo là có khả năng lắp ghép module như màn hình LED, nhưng vì hướng đến giải trí tại gia nên hai cỡ nhỏ sẽ phổ biến hơn. Có hai lý do là rào cản của option thứ ba. Một là căn phòng đủ lớn để lắp màn hình lên đến 300 inch. Hai là giá bán, nếu 150 inch đã giảm 47% rồi vẫn ngốn 8 tỷ đồng, liệu 300 inch sẽ là bao nhiêu? Mức giảm có thể khác còn giá gốc chắc không nên nghĩ đến. Có đại gia mua TV 65 inch về để lắp trong phòng vệ sinh, có cá nhân lại theo đuổi thú chơi tốn kém hàng chục tỷ đồng. Nhưng số hội tụ đủ cả hai điều kiện này chắc chắn không đủ để tùy chọn 300 inch phổ biến hơn 75 hay 150 inch.

Máy chiếu JVC DLA-Z1 độ phân giải 4K DCI, giá 35,000 euro​

Đối thủ của nó là máy chiếu gia đình, để tương xứng thì chúng ta sẽ bốc đại hàng flagship cao cấp nhất. Cung cấp máy chiếu home cinema thì có nhiều hãng, như BenQ, Vivitek, JVC, Canon, Sharp, Optoma,... nhưng ở đây mình lấy tạm đại diện của Sony, các hãng khác không rành lắm. Ngoài máy chiếu, còn cần đến màn chiếu, hệ thống âm thanh, thiết kế phòng ốc (nếu muốn xây riêng),... nhưng mình chỉ nêu ước lượng chi phí thay vì chi tiết từng phần.

  • Máy chiếu home cinema 4K HDR flagship VPL-VW5000ES: 1.4 tỷ đồng.
  • Màn chiếu cao cấp: 300 triệu đồng (tạm vậy).
  • Hệ thống âm thanh xem phim: 1 tỷ đồng (tạm vậy, nếu nghe nhạc sẽ khác).
  • Các khoản đầu tư thiết bị khác dự trù: 1 tỷ đồng.
  • Chênh lệch: 300 triệu.

Tổng cho giải pháp này chừng 4 tỷ đồng, các bạn thích có thể tăng lên cho tròn 5 tỷ nếu muốn đầu tư thêm gì đó. Đằng nào thì xét về giá, có thể thấy giải pháp nào đang lợi thế hơn. Xét với cùng cỡ 150 inch 4K ngốn 8 tỷ đồng mà Samsung đưa ra (đã giảm 47%). Như chính bình luận của mình, máy chiếu luôn nắm lợi thế tuyệt đối về kích thước trên giá tiền.

So sánh tive 75 inch voi màn chiếu năm 2024
TV nói chung chiếm nhiều ưu thế hơn, chỉ có kích thước là thứ máy chiếu lật kèo​

Kể cả bạn “đập” thêm vào phần âm thanh cho bộ giải pháp máy chiếu, thì phía The Wall Luxury kia mới chỉ tạm tính mỗi chi phí đầu tư cho màn hình, chưa gồm bất kỳ khoản đầu tư nào khác. Dẫu đã cố kê thêm để bên máy chiếu thu hẹp khoảng cách chênh lệch. Trong bình luận mang tính “kích động quần chúng,” mình có nhắc đến ý kiến của một số anh em rằng máy chiếu 4K HDR quá đắt, họ đặt niềm tin vào màn hình microLED - khi ấy chưa có giá. Vậy rõ ràng nếu bộ giải pháp máy chiếu đã là quá sức với họ, thì làm sao The Wall Luxury lại là một giải pháp khả thi?

Nếu chúng ta xem đến lựa chọn “rẻ” nhất của Samsung là 75 inch giá chưa biết, đối thủ máy chiếu home cinema 4K có lẽ không còn phù hợp nữa. Hãy chuyển sang một giải pháp khác mà ít người nghĩ đến - TV OLED. Đây là một giải pháp chắc đã quá quen thuộc với anh em Tinh Tế. Ở đây nêu hai đại diện của LG và Sony “đại đế” (j4f):

  • Signature W8 77 inch: 650 triệu đồng.
  • MASTER A9G 77 inch: 210 triệu đồng.

So sánh tive 75 inch voi màn chiếu năm 2024
Với cỡ 75 inch 2K, TV OLED sẽ là đối thủ phù hợp​

Với kích thước 77 inch gần với cỡ 75 inch, TV OLED mẫu 2018 có giá 650 triệu đồng, còn mẫu 2019 là 210 triệu đồng. Giá của The Wall Luxury thì không được tiết lộ, cứ giả định rằng hãng chấp nhận bán lỗ để phổ cập microLED cho người Việt, định giá 1 tỷ đồng. Quá rẻ khi chỉ bằng 1/8 của cỡ 150 inch vốn đã giảm 47% so với giá gốc. Xin nhắc thêm, độ phân giải ở đây đã có sự chênh lệch. TV OLED cung cấp 4K còn ở microLED chỉ là 2K, cũng đáng để cân nhắc.

Vậy theo các bạn, giải pháp nào là lựa chọn khả thi? Đây hoàn toàn là câu hỏi mang tính cá nhân dành cho những ai “thần thánh” microLED lên số 1, mọi người cứ mạnh dạn nêu quan điểm. Dù sao nếu bạn hâm mộ Samsung, ham muốn “cháy bỏng” chạy đua công nghệ, cứ chọn microLED là giải pháp tốt hơn. Thậm chí có thể đặt mua ngay nếu bạn không có gì ngoài tiền. Mình không thấy có vấn đề gì với việc tiêu tiền của những người giàu hơn mình, trừ khi ai đó chủ động lên Tinh Tế đặt câu hỏi phân vân giữa OLED 4K và microLED 2K. Biết đâu lại vì đọc topic này!

“Nhưng mà chất lượng hình ảnh microLED là vô đối!”

Ồ tất nhiên, bình luận châm ngòi của mình không hề chê bai gì chuyện đó. Ai mà lại phàn nàn hay nghi ngờ chất lượng hiển thị của một sản phẩm tiền tỷ khi không có cơ hội sử dụng, thậm chí đánh giá còn chưa có.

So sánh tive 75 inch voi màn chiếu năm 2024
Ảnh chụp màn hình The Wall Luxury của Mod, phê quá! 😁​

Nhưng mà cũng phải nhìn lại, công nghệ mới rất đỉnh nhưng công nghệ cũ đâu phải tệ hại như bạn nghĩ. Về TV OLED thì mình không nêu dẫn chứng nào vì anh em biết cả rồi. Còn với máy chiếu home cinema 4K HDR thì sao? Mẫu flagship mình giới thiệu ở trên thực ra lại là “hàng lỗi thời” chứ không mới như The Wall Luxury. Nó đã ra mắt vào cuối năm 2015 với giá bán lẻ đề nghị 60,000 USD. Các bạn có thể nghiên cứu bài đánh giá của Projector Reviews để tham khảo:

  • Đánh giá VPL-VW5000ES.

Vì không kiếm đâu ra video cho cái VW5000ES, mình lấy tạm một mẫu flagship khác là GTZ-1 được giới thiệu hồi 2014 và phát hành đầu 2015, giá tại Việt Nam cũng 1.3 tỷ đồng. Thực ra mẫu này không dành cho home cinema mà phải đến 2017 có bản kế nhiệm, VZ1000ES giá hơn 600 triệu mới hướng đến hộ gia đình.

Tham khảo một video đánh giá máy chiếu tiền tỷ​

Giới thiệu cho ai quan tâm thôi, tránh nhầm lẫn với loại máy chiếu văn phòng, hội nghị. Đừng vội kết luận hình ảnh của chúng dở tệ như nhau! Case khác nhau và giá cũng chênh lệch.

Chất lượng hình ảnh là thứ nhiều người đem ra so sánh để dìm máy chiếu, tất nhiên với giá tiền cao như vậy, microLED có hiển thị đẹp hơn cũng dễ hiểu. Nhưng nhiều người đang đánh đồng giữa hai vấn đề “máy chiếu thua kém chất lượng hình ảnh màn hình microLED” với “máy chiếu có chất lượng hiển thị kém.” Cứ như thể vì không bằng cái mới nên trải nghiệm của chúng chỉ đáng vứt đi. Lật ngược vấn đề, nếu máy chiếu tiền tỷ chỉ là những cú lừa và TV ngon hơn, chúng phải “chết” lâu rồi mới phải!

So sánh tive 75 inch voi màn chiếu năm 2024
OLED vẫn hiện diện rất nhỏ trên thị trường truyền hình (ảnh: Which?)​

Và còn bài học từ OLED và LCD bạn đã quên rồi sao? OLED đẹp hơn, mới hơn nhưng tấm nền OLED hiện chỉ chiếm chưa đến 1.5% tổng thị trường màn hình TV, có nghĩa LCD áp đảo hoàn toàn. Đến 2024, con số sẽ tăng lên khoảng 5% theo báo cáo từ IHS Markit. Chuyện của máy chiếu và microLED cũng vậy, như đã viết trong bình luận, cái giá chính là rào cản khiến nhiều người vỡ mộng về công nghệ mới. Bản thân mình đã lường trước!

Tương lai microLED và home cinema.

Với chênh lệch về giá cả, chẳng có vấn đề gì với chất lượng hiện nay của LCD, OLED, máy chiếu home cinema với microLED mới chỉ manh nha xuất hiện. Khá thú vị khi trên Tinh Tế có nhiều người chê bai OLED và máy chiếu, trong khi thực tế hai công nghệ này còn khả thi hơn microLED nhiều lần, mà trải nghiệm thị giác vẫn tuyệt đấy chứ. Trừ khi nhóm này tính “nhảy cóc” từ LCD lên thẳng microLED. Chấp nhận công nghệ mới có p/p (hiệu quả trên giá tiền) nghèo nàn.

So sánh tive 75 inch voi màn chiếu năm 2024
OLED còn chưa "giết" được LCD, vậy máy chiếu có gì phải lo khi microLED vẫn còn non trẻ?​

Như đã viết ở tít bên trên, công nghệ nào cũng có ưu - nhược riêng. Thật không công bằng khi các bạn xoáy vào hiển thị máy chiếu thua thứ đắt hơn nó vài lần, hoặc giá bán đắt hơn những lựa chọn chịu giới hạn về kích thước, nhỏ hơn nó vài lần. Cũng chẳng logic nếu cứ chê OLED ở vài tồn tại cố hữu hòng ca ngợi microLED, trong khi giá quá chênh lệch. Đã muốn khen, muốn chê, hãy cứ nhìn nhận khách quan các công nghệ. MicroLED hứa hẹn đấy nhưng đã đặt cạnh các đối thủ của nó, phải thừa nhận nó có điểm yếu (giá cao chưa phải duy nhất).

Theo IHS Markit, chi phí sản xuất microLED sẽ giảm nhanh và đến 2024 đạt trưởng thành. Sau đó tăng mạnh sản xuất và đến 2026 sẽ chiếm 0.5% toàn thị trường màn hình, lượt giao hàng đủ để phổ cập đến đại chúng. Như vậy, cứ chờ vài năm nữa thì màn hình microLED mới khả thi với một nhóm nhỏ trong chúng ta. Xin lỗi người hâm mộ Samsung nhưng bản thân mình lại hy vọng nhiều vào Apple Watch năm 2020 hơn, hy vọng áp dụng microLED lên đồng hồ sẽ tạo ra cú huých đáng kể cho thị trường, đẩy nhanh phổ cập.

So sánh tive 75 inch voi màn chiếu năm 2024
Dự báo của IHS Markit về thị trường microLED toàn cầu, đến 2026 sẽ đạt tầm 16 triệu đơn vị (ảnh: IHS Markit)​

Thị trường home cinema thực ra có nhóm khách hàng đặc thù là các videophile, cầu thị chất lượng hình ảnh. Đây sẽ là những khách hàng tiềm năng đầu tiên nếu tài chính cho phép. Còn không, nhiều người tuy tài chính giàu mạnh thừa khả năng để theo đuổi nhưng lại không có nhu cầu rơi trúng vào sản phẩm, không hiểu được giá trị đem lại thì không làm “bùng nổ” động lực mua sắm. Chẳng đoái hoài đến The Wall Luxury, nhiều đại gia chạy xe chục tỷ sẽ tậu nhà cho cô bồ nhí, rồi nhẫn kim cương, nhiều quà cáp giá trị khác. Người giàu đâu thiếu cách hưởng thụ, màn hình không phải thứ duy nhất và hấp dẫn nhất.

TV LCD và OLED là entry level, máy chiếu là mid-range và microLED là premium. Tất nhiên cứ theo biểu giá tăng dần vậy thì bạn biết thứ gì sẽ phổ biến hơn rồi đấy. Máy chiếu và màn hình các loại nói chung vẫn tiếp tục song hành, kể cả microLED xuất hiện cũng không thay thế được - trừ khi đánh bật nốt lợi thế "kích thước trên giá tiền" của máy chiếu. Đó là những gì mà bài viết này muốn truyền tải. Theo IHS Markit, dự báo khi OLED hiện diện cỡ 5% trên thị trường màn hình TV, thì microLED sẽ đạt 0.5% toàn thị trường màn hình (TV chỉ là một phần trong đó). Vẫn còn xa xôi lắm!

Quan điểm cá nhân, một thập kỷ nữa thì LCD, OLED và máy chiếu vẫn là những lựa chọn phổ biến cho home cinema. Tương lai không nói trước được, cứ mạnh dạn đoán bừa thôi!