So sánh vbqppl và vbadpl môn lý luận pháp luật

NGHỊ QUYẾT VỀ VIỆC THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT HÀNG NĂM CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN LÀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT HAY VĂN BẢN CÁ BIỆT?

_____________

Theo quy định tại Điều 51 Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI), tại kỳ họp cuối năm, HĐND sẽ thảo luận và biểu quyết thông qua Chương trình giám sát của HĐND năm sau. Nội dung của Nghị quyết đề cập đến những vấn đề: Giám sát của HĐND tại kỳ họp, giám sát của Thường trực HĐND, giám sát của các Ban của HĐND và giám sát của đại biểu HĐND. Đối với hình thức của Nghị quyết, hiện nay có địa phương ban hành dưới hình thức là văn bản QPPL, có địa phương ban hành dưới hình thức là văn bản cá biệt. Đây là vấn đề cần được trao đổi để làm rõ.

Trước hết, để phân biệt văn bản QPPL của HĐND với các loại văn bản pháp luật khác ở địa phương (nhất là với văn bản cá biệt và văn bản hành chính thông thường) cần phải căn cứ vào các yếu tố đặc trưng cần và đủ để cấu thành một văn bản QPPL đã được pháp luật hiện hành quy định. Các yếu tố đặc trưng đó theo quy định tại Điều 1 Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004 và Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND là:

– Do HĐND ban hành theo hình thức nghị quyết (yếu tố về chủ thể ban hành);

– Được ban hành theo thủ tục, trình tự quy định tại Luật (yếu tố về trình tự, thủ tục);

– Có chứa quy tắc xử sự chung (QPPL), được áp dụng nhiều lần đối với mọi đối tượng hoặc một nhóm đối tượng và có hiệu lực trong phạm vi địa phương (yếu tố về nội dung văn bản có chứa quy tắc xử sự chung và việc áp dụng nhiều lần);

– Được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp theo quy định của pháp luật (yếu tố cơ chế bảo đảm thực hiện).

Như vậy, nếu một văn bản không đảm bảo đầy đủ các yếu tố đặc trưng trên thì không phải là văn bản QPPL. Để cụ thể thêm, tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 91/2006/NĐ-CP có quy định loại trừ một số Nghị quyết của HĐND không có đầy đủ các yếu tố đặc trưng của văn bản QPPL thì không phải là văn bản QPPL như: Nghị quyết về miễn nhiệm, bãi nhiệm đại biểu HĐND, UBND và các chức vụ khác; Nghị quyết phê chuẩn kết quả bầu cử đại biểu HĐND và bầu các chức vụ khác; Nghị quyết về việc giải tán HĐND; Nghị quyết về việc phê chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Nghị quyết về việc thành lập, sáp nhập, giải thể một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND; Nghị quyết về chương trình xây dựng nghị quyết của HĐND; Nghị quyết huỷ bỏ, bãi bỏ văn bản QPPL của HĐND, UBND; Nghị quyết về tổng biên chế ở địa phương.

Nghị quyết về việc thông qua Chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân hàng năm không được liệt kê trong những trường hợp được loại trừ tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 91/2006/NĐ-CP thì xác định là văn bản QPPL hay văn bản cá biệt?

Mặc dù khó phân biệt, nhưng với những dấu hiệu sau sẽ xác định Nghị quyết về việc thông qua Chương trình giám sát của HĐND hàng năm là văn bản cá biệt:

Các Quy phạm pháp luật của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã quy định rõ về thẩm quyền, nhiệm vụ, nội dung, phương thức giám sát của HĐND các cấp. Điều 1 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định: “HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương”. Nhiệm vụ giám sát, nội dung giám sát, phương thức giám sát của HĐND các cấp quy định cụ thể tại chương III, từ Điều 57 đến Điều 81.

Như vậy, Nghị quyết về việc thông qua Chương trình giám sát của HĐND hàng năm chỉ là văn bản triển khai thực hiện hoạt động giám sát, trong đó phân công cụ thể nội dung hoạt động giám sát của HĐND tại kỳ họp, giám sát của Thường trực HĐND, giám sát của các Ban của HĐND và giám sát của đại biểu HĐND giữa hai kỳ họp của từng năm. Nghị quyết không chứa QPPL. Yếu tố nội dung văn bản có chứa quy tắc xử sự chung và việc áp dụng lặp lại nhiều lần đối với đối tượng được QPPL đó điều chỉnh không đảm bảo.

Phân biệt văn bản sẽ giúp cho quá trình xây dựng, sử dụng, ban hành văn bản quản lý nhà nước đúng hình thức, đúng thẩm quyền, đúng thể thức và qua đó đảm bảo tính pháp lý của văn bản./.

Đất nước ta có một hệ thống văn bản đồ sộ với rất nhiều loại văn bản khác nhau bao gồm các văn bản chuyên ngành, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính… các loại văn bản này được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, phục vụ cho công việc của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động chuyên môn, hoạt động quản lý, thi hành chính sách pháp luật, chủ trương của Đảng, nhà nước, hoạt động quản lý hành chính trong các đơn vị, cơ quan… Trong đó ta thấy có hai loại văn bản thường được nhắc tới nhiều nhất là văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này mời quý khách theo dõi bài viết dưới đây về so sánh văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính.

So sánh vbqppl và vbadpl môn lý luận pháp luật
So sánh văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính

1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính

Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu về hai khái niệm: văn bản quy phạm và văn bản hành chính là gì?

Văn bản quy phạm hay văn bản quy phạm pháp luật được định nghĩa theo Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 có nội dung như sau: văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thương mại, hành chính, hình sự,… được ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức, thẩm quyền, kỹ thuật xây dựng và soạn thảo theo quy định của Pháp luật.

Văn bản hành chính được định nghĩa theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 30/2020/NĐ-CP của chính phủ về công tác văn thư có nội dung như sau: văn bản hành chính là loại văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức. Bao gồm hai loại văn bản là: văn bản hành chính thông thường và văn bản hành chính cá biệt.

Văn bản hành chính thông thường là những văn bản hành chính mang tính thông tin, trao đổi, ghi chép điều hành là chủ yếu, một số văn bản nhằm thực hiện, thi hành các văn bản QPPL, các văn bản khác liên quan hoặc dùng để giải quyết một hoặc một số công việc cụ thể nhất định nhằm phản ánh tình hình, giao dịch, trao đổi,… công việc trong các cơ quan, tổ chức hoặc giữa các cơ quan tổ chức với nhau.

Văn bản hành chính cá biệt là loại văn bản hành chính dùng để thể hiện, thi hành, cụ thể hóa các quyết định, quy định quản lý của cơ quan quản lý nhà nước trên cơ sở những quy định chung của pháp luật, quy định của cơ quan mình hoặc quyết định mang quy phạm của các cơ quan cấp trên nhằm giải quyết những công việc cụ thể trong hoạt động quản lý.

2. Điểm giống nhau của văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính

– Đều được xác lập bằng ngôn ngữ viết nhằm đảm bảo trình bày đầy đủ, mạch lạc toàn bộ ý chí của các chủ thể ban hành về các vấn đề phát sinh trong quản lý nhà nước, giúp cho đối tượng thi hành biết, hiểu và thực hiện, đồng thời còn giúp chuyển tải, lưu trữ, khai thác thông tin phục vụ quản lý nhà nước nhanh chóng tiện lợi;

– Đều được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền;

– Đều có nội dung là ý chí của chủ thể ban hành nhằm đạt được mục tiêu quản lý;

– Đều có hình thức do pháp luật quy định;

– Đều được ban hành theo thủ tục do pháp luật quy định;

– Đều là những văn bản được Nhà nước đảm bảo thực hiện.

Phần này nói về sự giống nhau giữa hai loại văn bản còn phần tiếp theo chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin về sự khác nhau giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính.

3. Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính

Dưới đây là sự khác nhau giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính:

Tiêu chí Văn bản quy phạm pháp luật Văn bản hành chính Khái niệm Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền,hình thức, trình tự, thủ tục quy định của Pháp luật. (Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015). Văn bản hành chính được định nghĩa theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 30/2020/NĐ-CP của chính phủ về công tác văn thư có nội dung như sau: văn bản hành chính là loại văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức. Hiệu lực pháp lý Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn văn bản hành chính. Có hiệu lực thấp hơn văn bản quy phạm pháp luật. Nội dung Chứa những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, được áp dụng nhiều lần đối với nhiều đối tượng. Nội dung chỉ mang tính chất thông tin để giải quyết các công việc cụ thể, trao đổi, ghi chép công việc… Thủ tục xây dựng, ban hành Phải được xây dựng theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Các cơ quan, đơn vị, cá nhân nào ban hành thì sẽ tự soạn thảo và ban hành mà không cần tuân theo trình tự, thủ tục luật định nào. Thể thức trình bày Văn bản quy phạm pháp luật được trình bày theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và Nghị định 34/2016/NĐ-CP. Văn bản hành chính thông thường được trình bày theo quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP. Ví dụ Bộ luật, luật, nghị định, thông tư… Quyết định, thông báo, công văn, kế hoạch, tờ trình, đề nghị…

4. Một số câu hỏi thường gặp

ACC cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý trong thời gian bao lâu?

Thông thường từ 01 đến 03 ngày làm việc, kể từ nhận được đầy đủ hồ sơ.

Công ty nào cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý uy tín chất lượng?

ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nhanh chóng, chất lượng với giá cả hợp lý.

Chi phí khi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào từng hồ sơ cụ thể mà mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết một cách cụ thể.

Văn bản hành chính là gì?

Văn bản hành chính là loại văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức.

5. Dịch vụ tại Luật ACC

Luật ACC xin gửi lời chào tới quý khách!

Tại ACC, quý khách có thể nhận được dịch vụ tư vấn và làm thủ tục trọn gói vô cùng nhanh chóng. Chúng tôi luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu: Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn về quy trình, thủ tục thực hiện; hồ sơ cần chuẩn bị; hướng dẫn quý khách ký và hoàn thiện theo quy định; Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan 24/7.

Trên đây là một số chia sẻ về so sánh văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính. Trong những năm vừa qua, Luật ACC luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ và đáp ứng tối đa những yêu cầu của quý khách. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất theo: