Tại sao bạn lại làm trái ngành

Trong một số cuộc phỏng vấn cho những công việc ở vị trí cấp thấp hoặc vị trí thực tập sinh, bạn có thể được yêu cầu giải thích tại sao lại chọn chuyên ngành bạn đang theo học.

Không có khái niệm đúng sai cho câu hỏi này. Tuy nhiên, bạn chắc chắn nên đưa ra một câu trả lời toàn diện. Sử dụng cơ hội này để đề cập đến một số kỹ năng có liên quan đến chuyên ngành của bạn và cũng sẽ liên quan tới vị trí bạn ứng tuyển.

Dưới đây là một số mẹo nhỏ về cách trả lời câu hỏi phỏng vấn này, cũng như mẫu câu trả lời.

Mẹo trả lời câu hỏi “Tại sao bạn lại chọn chuyên ngành này?”

Trước mỗi cuộc phỏng vấn, việc chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi phổ biến là một ý tưởng hay. Viết ra một danh sách các kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn đã đạt được thông qua chuyên ngành bạn học. Sau đó, nhìn lại danh sách công việc, khoanh tròn bất kỳ kỹ năng và kinh nghiệm nào có liên quan đến các yêu cầu của công việc.

Nếu bạn gặp khó khăn thì hãy nhớ lại những bài luận và các dự án từ các lớp học trước. Hãy xem xét những kỹ năng bạn học được từ việc thực hiện các dự án. Đọc lại đề cương bài giảng, bao gồm một danh sách “mục tiêu khóa học” vì nó có thể đề cập đến các kỹ năng cụ thể. Cuối cùng, truy cập vào trang web của trường đại học nơi bạn theo đuổi chuyên ngành. Thông thường, trang web trường sẽ có những bài viết giải thích tại sao một ngành học nào đó lại hữu ích cho sinh viên.

Khi trả lời câu hỏi này trong một cuộc phỏng vấn, hãy tập trung vào những kỹ năng và kinh nghiệm có được qua việc theo đuổi chuyên ngành và đặc biệt là nó phải có liên quan nhất đến công việc bạn ứng tuyển.

Thậm chí nếu chuyên ngành bạn học không trực tiếp liên quan đến công việc, thì hãy cố gắng tìm kiếm ít nhất một mối liên hệ giữa chúng. Ví dụ, nếu bạn học chuyên ngành tiếng Anh nhưng ứng tuyển cho một công việc như một trợ lý pháp lý, bạn có thể nhấn mạnh bạn coi trọng những kỹ năng tư duy phản biện bạn được phát triển trong chuyên ngành tiếng Anh như thế nào, và nhấn mạnh rằng chúng sẽ có ích khi tiến hành nghiên cứu tại một văn phòng luật.

Nếu bạn ứng tuyển một công việc trái ngành, đây cũng là cơ hội để giải thích cách mà bản thân đã phát triển các kỹ năng để hoàn thành công việc. Ví dụ, nếu bạn theo học chuyên ngành sân khấu và đang ứng tuyển công việc liên quan đến lập trình máy tính. Bạn có thể giải thích rằng bạn đã tham gia một số lớp học trực tuyến và các lớp ngoại khóa về lập trình để phát triển các kỹ năng cần thiết cho công việc.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng việc liên kết giữa chuyên ngành với công việc là điều quan trọng, nhưng bạn cũng nên tỏ ra trung thực. Nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng nhận ra nếu bạn đang giả dối. Do đó, đưa ra một câu trả lời chân thật, nhưng luôn luôn gắn kết câu trả lời với công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Tại sao bạn lại làm trái ngành

Mẫu câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao bạn lại chọn chuyên ngành này?”

Dưới đây là một số mẫu câu trả lời mà bạn có thể chỉnh sửa để phù hợp với kinh nghiệm và kiến thức của bản thân.

  • Tôi đã chọn trở thành một chuyên gia dinh dưỡng vì tôi luôn cảm thấy thói quen ăn uống không lành mạnh xuất phát từ sự thiếu kiến thức. Tôi muốn giúp mọi người khỏe mạnh bằng cách dạy họ về thực phẩm chứ không chỉ nói cho họ về những gì họ có thể và không thể ăn. Nhờ chuyên ngành khoa học thể dục/dinh dưỡng, tôi đã trở thành một chuyên gia về học tập, duy trì lối sống khỏe mạnh và tôi rất hào hứng được làm việc ngay với khách hàng. Tôi mong đợi được áp dụng các kỹ năng tạo lập quan hệ và khả năng giao tiếp tuyệt vời của mình vào công việc, cùng với tất cả những kiến thức tôi đã học được từ chuyên ngành của tôi.
  • Tôi quyết định theo đuổi văn bằng giáo dục tiểu học bởi vì giảng dạy là một nghề đến với tôi một cách tự nhiên. Tôi luôn thích dành thời gian cho trẻ em và khi ở trong lớp học tôi không cảm thấy như mình đang làm việc vì tôi thích công việc đó! Khả năng nghe lắng nghe và tính kiên nhẫn của bản thân thực sự giúp tôi kết nối với trẻ em.
  • Trở thành một nhà văn là điều tôi luôn mơ ước. Tuy nhiên, tôi không biết chính xác mình sẽ viết thể loại gì và làm thế nào để biến nó thành sự nghiệp của bản thân. Khi tôi quyết định về hướng tập trung nghiên cứu của tôi ở đại học, tôi chọn theo đuổi các chương trình cử nhân văn học chuyên nghiệp. Từ buổi giới thiệu về khóa học, tôi đã biết đó chính là chuyên ngành dành cho mình. Tôi đã tốt nghiệp với những kinh nghiệm và kiến thức dày dặn. Tôi cảm thấy thoải mái trong việc viết báo cũng như việc viết một bài phát biểu cho một chính trị gia, và tôi cũng đã có kinh nghiệm trong cả hai lĩnh vực này, nhờ vào chuyên ngành văn học.

Theo interview.vn

3,090 người xem

Thực trạng chung không thể chối cãi trong việc chọn nghề nghiệp hiện nay đó chính là rất nhiều người làm việc trái ngành, công việc họ làm không liên quan gì đến ngành học, trường học đã tốt nghiệp. Vì sao lại như vậy? Cần chuẩn bị gì để phỏng vấn làm trái ngành vẫn tự tin chinh phục nhà tuyển dụng?

Tại sao bạn lại làm trái ngành
Việc làm trái ngành sau khi ra trường ở sinh viên ngày càng trở nên phổ biến

Cùng Việc Làm Tốt tìm hiểu và chia sẻ các thông tin liên quan đến việc làm trái nghề hiện nay nhé.

Lý do gì ứng viên chọn làm việc trái ngành?

Sự chênh lệch cung – cầu, giữa hoạt động đào tạo và nhu cầu tuyển dụng, khi đa phần các bạn trẻ đều đổ xô lựa chọn theo học các ngành hot, khiến những ngành còn lại không được chú trọng; điều này vô hình chung dẫn đến tình trạng cung – cầu không đồng đều, ngành thì quá nhiều ứng viên còn ngành thì lại không có nhân sự để tuyển dụng. 

Do đó, những người không tìm được việc chúng chuyên môn chắc chắn sẽ phải tìm việc làm trái ngành nếu như không muốn bản thân thất nghiệp.

Do nhiều bạn trẻ khi chọn ngành học không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, chọn ngành chỉ theo sở thích, theo sự tư vấn của người khác, hoặc chọn ngành học chỉ để đi học tiếp theo lẽ tự nhiên. 

Khi nhập học lại không có hứng thú, không theo kịp tiến độ nhưng lại không muốn bỏ ngang. Cho nên sau khi ra trường không có hứng thú theo đúng ngành hoặc trình độ không đủ để cạnh tranh với những người giỏi hơn, có năng lực hơn.

Tại sao bạn lại làm trái ngành
Nhiều bạn sinh viên không cân chắc lựa chọn ngành học kỹ càng

Do một số người không hứng thú với công việc đang làm sau nhiều năm gắn bó, cảm thấy nhàm chán và muốn đột phá, thử sức với công việc mới không liên quan đến lĩnh vực, và kinh nghiệm họ đang có.

Nhiều người cảm thấy mức thu nhập của công việc hiện tại thấp hơn nhiều so với công việc trái ngành mà họ muốn ứng tuyển, vì thế họ quyết định ứng tuyển làm trái ngành.

Do dịch bệnh khiến nhiều công ty phải đóng cửa, giải thể hoặc thậm chí phá sản, nhiều người lao động bị ảnh hưởng bởi thu nhập và nghề nghiệp nên họ chọn làm trái ngành xem như sống tạm qua ngày, chờ công việc phù hợp.

Kỹ năng ứng viên cần có khi phỏng vấn làm trái ngành

Nếu bạn là ứng viên ứng tuyển làm trái ngành thức là bạn sẽ không có bằng cấp, chứng chỉ hay kinh nghiệm liên quan đến vị trí, ngành nghề muốn phỏng vấn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể chinh phục được nhà tuyển dụng nếu sở hữu cho mình các kỹ năng sau:

  • Kỹ năng giao tiếp tốt, hòa đồng và thích ứng nhanh với môi trường làm việc mới.
  • Chọn nghề là có trách nhiệm với nghề, vạch định kế hoạch phát triển nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn rõ ràng.
  • Thích ứng nhanh với mọi biến động của môi trường, đồng nghiệp và công việc.
  • Luôn chủ động học học, trau dồi kiến thức, tiếp thu ý kiến của người khác để tiến bộ từng ngày.
  • Có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm đạt hiệu quả cao.
  • Sử dụng thành thạo một ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung…
  • Thành thạo máy tính
  • Năng nổ, nhiệt tình, sẵn sàng tăng ca ngoài giờ khi được yêu cầu.

Tại sao bạn lại làm trái ngành
Làm công việc mình không yêu thích có thể dẫn đến chán nản

Chỉ cần bạn sở hữu những kỹ năng này thì bạn có thể tự tin để phỏng vấn làm trái ngành, tạo ấn tượng và chinh phục nhà tuyển dụng.

Bí quyết phỏng vấn làm trái ngành chinh phục nhà tuyển dụng

Chọn làm trái ngành là quyết định hoặc tự nguyện hoặc bắt buộc của nhiều người, dù bất cứ lý do nào, để thành công được tuyển dụng thì bạn đều cần phải chuẩn bị kỹ cho buổi phỏng vấn thành công. 

Đó phải là công việc bạn biết đến, đã tìm hiểu qua nhưng không được đào tạo bài bản, có như vậy bạn mới có kiến thức cơ sở để tham gia buổi phỏng vấn. Cho nên bạn cần:

Tập trung vào kỹ năng mình đã sở hữu

Kỹ năng sẽ bổ sung cho phần khuyết về kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn của bạn khi chọn làm trái ngành. Vì thế, khi quyết định xin việc trái ngành mình học, bạn cần tập trung nhiều vào các kỹ năng mình có, làm sao để nó giúp ích nhất cho công việc sắp tới.

Ví dụ: Bạn học chuyên ngành Lịch sử nhưng lại yêu thích viết văn, viết truyện, bạn có khả năng giao tiếp tốt, ngôn ngữ viết phong phú, ngôn từ linh hoạt. Đừng lan man, hãy tập trung vào chính các kỹ năng đó của mình để chinh phục nhà tuyển dụng khi phỏng vấn.

Tại sao bạn lại làm trái ngành
Tìm công việc phù hợp ngày nay không quá khó khăn

Khi quyết định làm trái ngành bạn cần nhìn vào thực tế rằng mình không bằng các bạn học đúng chuyên ngành vì không có kiến thức chuyên môn được đào tạo bài bản, chủ động thừa nhận thiếu sót sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan, dễ dàng học hỏi để bù đắp lỗ hổng của mình.

Ngoài ra, khi đi phỏng vấn làm trái ngành hãy thể hiện với nhà tuyển dụng với một thái độ tích cực khi nhìn vào hiện trạng của mình. Nếu bạn không có đủ sự tự tin và đam mê với ngành mình chọn phỏng vấn thì chắc chắn bạn sẽ thất bại trong mắt nhà tuyển dụng mà thôi.

Biết mình ở đâu để chọn phỏng vấn vị trí phù hợp

Tại sao lại nói như vậy? Việc phỏng vấn trái ngành rất khó để bạn thành công ở các vị trí như quản lý, tổ trưởng, trưởng bộ phận… bởi bạn chưa có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực đó. Thay vì xác định có phỏng vấn cũng không lọt được vào mắt nhà tuyển dụng, bạn cần biết mình ở đâu để chọn vị trí phỏng vấn phù hợp.

Ví dụ, bạn muốn chuyển ngành, chắc chắn bạn cần học hỏi từ các vị trí từ dưới đi lên, có thể từ Thực tập sinh thành Cộng tác viên, tới Nhân viên rồi mới thăng tiến dần, đó là lộ trình bạn cần chấp nhận khi quyết định làm việc trái ngành.

Tại sao bạn lại làm trái ngành
Cần biết mình đang có lợi thế gì để tìm được công việc phù hợp

Luôn chuẩn bị tinh thần để trả lời các câu hỏi học búa của nhà tuyển dụng. Bạn phải biết rằng, khi đi phỏng vấn trái ngành sẽ có nhiều câu hỏi nhà tuyển dụng làm khó bạn như Vì sao bạn học ngành A mà chọn phỏng vấn vị trí B? Bạn thấy mình có kỹ năng gì phù hợp với vị trí B? Bạn có ưu điểm gì để cạnh tranh với các ứng viên khác?…

Một điều mà bạn cần nhớ khi đi phỏng vấn công việc trái ngành là đừng bao giờ trả lời “không biết” với nhà tuyển dụng, vì điều đó đồng nghĩa với việc bạn không đủ tự tin. Chính bạn còn không tự tin vào bản thân mình sẽ làm sao người khác có thể tin tưởng giao công việc cho bạn được đúng không nào.

Cần chuẩn bị gì khi đi phỏng vấn làm trái ngành?

  • Chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc với đầy đủ các giấy tờ theo yêu cầu của nhà tuyển dụng, điền đầy đủ và chính xác các thông tin.
  • CV ấn tượng, làm nổi bật những kỹ năng kinh nghiệm mình có phù hợp với vị trí ứng tuyển.
  • Tìm hiểu kỹ về kiến thức chuyên ngành liên quan, thông tin về công ty với thái độ nghiêm túc và sự quyết tâm cao nhất.
  • Đi sớm hơn lịch phỏng vấn ít nhất 10 phút.
  • Trang phục lịch sự.
  • Sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp.
  • Chủ động thừa nhận thiếu sót của bản thân khi phỏng vấn trái ngành
  • Nhưng vẫn tự tin bản thân có thể hoàn thành tốt công việc được giao nhờ các kỹ năng mềm đang có cùng sự đào tạo và hướng dẫn.
  • Trả lời mềm mỏng, kiên nhẫn tiếp thu các câu hỏi hóc búa từ phía nhà tuyển dụng, uyển chuyển phân tích để làm nổi bật ưu điểm của bản thân.
  • Sau cuộc phỏng vấn hãy cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã dành cho bạn cơ hội ứng tuyển dù không đúng ngành.
  • Gửi email cảm ơn.

Tại sao bạn lại làm trái ngành
Chuẩn bị kỹ trước khi phỏng vấn để thuyết phục nhà tuyển dụng

Hy vọng qua các thông tin vừa rồi, những ai có ý định ra trường làm trái ngành sẽ có thêm kinh nghiệm cho mình trong chặng đường sắp tới. Việc Làm Tốt  chúc các bạn phỏng vấn thành công, được làm công việc mình yêu thích với mức đãi ngộ xứng đáng.

Còn với những người đang tìm kiếm một công việc phù hợp với các mục tiêu của bản thân thì còn chần chờ gì mà không truy cập Việc Làm Tốt ngay thôi. Hàng ngàn tin đăng từ đủ các ngành nghề và nhiều nhà tuyển dụng uy tín trên thị trường đang chờ bạn khám phá đấy!