Tại sao hòa thượng thích quảng đức tự thiêu

Chụp lại hình ảnh,

Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, góp phần làm chính phủ Ngô Đình Diệm sụp đổ

Vào sáng ngày 11/06/1963, tại ngã tư đông đúc ở Sài Gòn, khi chứng kiến Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, nhà báo Mỹ David Halberstam đã viết trong cơn sốc:

“… Ngọn lửa phát ra từ một con người. Thân thể ông cháy héo khô dần và teo nhăn lại, đầu ông đen dần và hóa than… Khi cháy, ông không hề cử động một cơ bắp nào, không hề bật ra một âm thanh nào. Sự điềm tĩnh của ông thật trái ngược với những người đang rền rĩ khóc than xung quanh”.

Thế giới bị sốc trước hình ảnh tự thiêu kinh hoàng của vị hòa thượng phản đối những tội lỗi của chính thể Nam Việt Nam được Mỹ bảo trợ.

Một loạt các vụ tự thiêu ở Tây Tạng từ tháng Ba năm nay cũng gây sốc đến nỗi truyền thông và người quan sát không thấy dễ dàng để tường thuật và phân tích khách quan.

Từ ngày 11/03, nhiều người Tây Tạng đã tự thiêu, trong đó có 6 người chết vì các vết thương.

Chính quyền Trung Quốc cáo buộc lãnh đạo tinh thần lưu vong Dalai Lama và các ủng hộ viên đã khuyến khích các vụ phản đối như vậy.

Dalai Lama thì nói “chính sách tàn nhẫn” của Trung Quốc với người Tây Tạng đã gây ra những cái chết do tự thiêu gần đây.

Woser, một blogger Tây Tạng có tiếng, dẫn lời Gyaltsen Rinpoche, hội phó Hội Phật giáo Tứ Xuyên thân Trung Quốc, nói rằng, “tự sát là tội nặng chiếu theo lời Phật dạy, tự gây hại cho cơ thể mình vì bất kỳ lý do gì cũng đi ngược bản tính con người; một loạt các vụ tự hủy thân xác của các vị sư đã gây bối rối và kinh hoàng trong xã hội.”

Nhưng Woser chỉ ra rằng những người Tây Tạng tự thiêu đã hy sinh thân mình giống y như Hòa thượng Thích Quảng Đức 48 năm trước – họ đều là những tử sĩ vĩ đại.

Theo blogger Woser, những người tự thiêu phản đối ở Tây Tạng gửi thông điệp cảnh báo cho những kẻ đàn áp và gây chú ý cho thế giới. Woser cảm thấy “chính những kẻ bạo chúa và chính thể ác độc mới chống nhân loại, mới thiêu đốt các nhà sư và người dân Tây Tạng.”

Chụp lại hình ảnh,

Đã có nhiều vụ nhà sư tự thiêu ở Tây Tạng gần đây

Người Tây Tạng có nhất thiết phải tự thiêu để phản đối? Liệu các vụ tự thiêu có dẫn đến sự bắt chước? Những vụ như thế sẽ thay đổi chính trị Tây Tạng ra sao?

Dibyesh Anand, học giả về quan hệ quốc tế ở Đại học Westminster, London, nghĩ rằng giới chức Trung Quốc và chính phủ lưu vong Tây Tạng dưới quyền tân lãnh đạo Colan Tripa Sangay đã đổ lỗi cho nhau quanh các vụ tự thiêu. Nhưng ông nói cả hai phía đều không làm đủ để ngăn khả năng xảy ra thêm các vụ mất mạng mới trong tương lai.

Giáo sư Anand tin rằng không có khả năng một quốc gia nào sẽ cảm thấy đủ mạnh để gây sức ép buộc Trung Quốc thực thi những thay đổi cần thiết và cải thiện tình hình ở Tây Tạng.

Theo ông, chính phủ Tây Tạng lưu vong và người ủng hộ có thể làm nhiều hơn để ngăn không có thêm người chết vì tự thiêu. Nhưng họ lại bày tỏ đoàn kết với những người này, và như thế có thể khuyến khích người Tây Tạng tự hủy thân xác để phản đối sự cai trị của Trung Quốc. Chiến thuật này có thể tan vỡ vì các vụ tự thiêu có thể bị truyền thông Trung Quốc sử dụng để mô tả người Tây Tạng là những kẻ cuồng tín tôn giáo. Phản ứng chính thức của Trung Quốc là hành vi này cần lên án, và chê trách phong trào ly khai Tây Tạng “cổ vũ” những vụ như thế.

Trong quá khứ, Dalai Lama luôn lên án các vụ tự thiêu. Nhưng Dalai Lama lại bày tỏ quan điểm khác khi nói về các vụ tuyệt thực của người Tây Tạng lưu vong diễn ra ở Ấn Độ đầu thập niên 1990. Kể từ đó, Dalai Lama tỏ ra thận trọng hơn và khó biết quan điểm của ngài về các vụ phản đối.

Trong mắt một số người Tây Tạng lưu vong, mâu thuẫn giữa chính phủ lưu vong và chính quyền Trung Quốc là một yếu tố, nhưng lực đẩy thật của các vụ phản đối – những người Tây Tạng bình thường sống bên trong Trung Quốc – đã bị đánh giá chưa đúng tầm.

Chính phong trào biểu tình “bình dân” này có thể làm tương lai các cuộc phản đối trở nên khó đoán và khó được cả hai phe kiềm chế. Mặt khác, Wang Lixiong, một học giả độc lập người Trung Quốc viết về Tân Cương và Tây Tạng, thường xuyên bày tỏ lo ngại rằng tình cảm dân tộc chủ nghĩa của người Hán có thể không kiểm soát nổi một khi chính trị được cởi trói bớt. Ông lo ngại khi đó, chủ nghĩa dân tộc có thể bắt chính trị trở thành “con tin”.

Nếu kịch bản đó xảy ra, giới chính khách Trung Quốc có thể đối mặt với sự kháng cự của người Tây Tạng và Tân Cương. Nó có thể tạo ra thêm các biện pháp đàn áp khắc nghiệt hơn, thậm chí đổ máu do xung đột sắc tộc.

Tại sao hòa thượng thích quảng đức tự thiêu
Phóng to

Sự bình thản của Bồ tát Thích Quảng Đức giữa ngọn lửa dữ - Ảnh: Nguyễn Văn Thông

Kỳ 1:Đêm trước tự thiêuKỳ 2:Một huyền thoại lặng lẽKỳ 3:Vị pháp thiêu thânKỳ cuối: Bí mật trái tim linh thiêng

Sài Gòn đã khóc...

Khoảng 15 phút sau ngọn lửa tàn dần. Ngài ngã bật ra, tay vẫn co trước ngực. Sau này có người kể lại đêm trước tự thiêu, bồ tát dặn dò rằng nếu tâm nguyện vị pháp thiêu thân và hòa bình cho dân tộc của ngài được Phật tổ chứng giám, ngài sẽ về cõi Phật trong tư thế nằm ngửa và nguyện để lại một trái tim xá lợi. Phải chăng tâm nguyện của ngài đã linh ứng?

Khi ngọn lửa tự thiêu tắt hẳn, hòa thượng Thích Đức Nghiệp và đồng đạo lấy cờ Phật quấn thi hài Bồ tát Thích Quảng Đức. Tuy nhiên, lá cờ không thể bọc kín ngài được vì ngài ra đi trong tư thế tay chắp trước ngực, hai chân vẫn hơi co lại như đang ngồi thiền.

Lúc này, tiếng khóc của các tăng ni và dân chúng át cả tiếng ồn ào, la hét của lực lượng cảnh sát. Đám rước thi hài ngài về chùa Xá Lợi đã kéo theo một đoàn tăng ni, phật tử và dân chúng dài hàng cây số. Họ tiễn đưa một bồ tát đã cung hiến thân mình cho đạo pháp và hòa bình dân tộc.

Ông Tống Hồ Cầm vẫn nhớ như in sự kiện xúc động này: “Lúc đó tôi khóc và có cảm giác như cả Sài Gòn đã khóc tiễn đưa ngài. Không chỉ đoàn người rước thi hài mà cư dân ven đường cũng đổ ra vái lạy ngài. Rất nhiều người xúc động bật khóc, bất kể là tín đồ Phật giáo hay Thiên Chúa giáo…”.

Ông Cầm kể lúc đó ông đang làm phó ban quản trị chùa Xá Lợi nên chứng kiến cuộc tự thiêu từ đầu đến cuối.

Lúc thi hài bồ tát về đến cổng chùa Xá Lợi, cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền dù đã lớn tuổi và trải bao dâu bể thăng trầm cũng không nén nổi tiếng khóc xúc động. Cụ nằm ra đất, lăn mình theo thi hài bồ tát vào đến tận trong chùa.

Tang lễ Bồ tát Thích Quảng Đức ở chùa Xá Lợi trở thành một sự kiện trọng đại của Sài Gòn trong những ngày giữa tháng 6-1963. Tăng ni, phật tử và dân chúng ở các địa phương nghe tin đã nhanh chóng về Sài Gòn để thắp hương tiễn biệt ngài lần cuối.

Lượng người đổ về chùa Xá Lợi càng lúc càng đông khiến lực lượng cảnh sát, mật vụ chính quyền Ngô Đình Diệm phải ra sức ngăn chặn nhằm giảm thiểu ý nghĩa linh thiêng và quy mô của tang lễ. Họ vây chặt vòng ngoài, ấn định số lượng giới hạn người được vào lễ tang. Thậm chí một số đối tượng giả dạng thương binh còn đến quấy rối, đe dọa tăng ni, phật tử ...

Đổ dầu vào lửa

Trong lúc đó ở phủ tổng thống, Ngô Đình Diệm cũng có phần hoảng sợ trước hành động tự thiêu này. Ông ta phải cử một chuyến bay đặc biệt ra Huế đón đức tăng thống hòa thượng Thích Tịnh Khiết, các hòa thượng Trí Quang, Thiện Minh, Mật Nguyện, Huyền Quang vào Sài Gòn. Một ủy ban liên bộ của chính quyền cũng được thành lập để thương thuyết với phái đoàn Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo VN.

Hòa thượng Thích Đức Nghiệp kể lúc đó ông tham gia cuộc thương thuyết trong vai trò thư ký phái đoàn Phật giáo, còn hòa thượng Thích Thiện Minh làm trưởng đoàn. Lúc ra hành lang tạm nghỉ, chính phó tổng thống Trần Ngọc Thơ đã gặp riêng hòa thượng Đức Nghiệp để nói: “Các ông đã làm chúng tôi thở ra khói”.

Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ hai bên này cũng chỉ là bài hòa hoãn tạm thời của ông Diệm. Sự đàn áp Phật giáo vẫn tiếp diễn. Bà Trần Lệ Xuân, vợ ông Ngô Đình Nhu, tiếp tục đổ dầu vào lửa khi tuyên bố “một nhà sư đã bị nướng sống” và xuyên tạc rằng Bồ tát Thích Quảng Đức đã bị các nhà sư trẻ chích thuốc mê. Thậm chí bà ta còn nói nếu các nhà sư tự thiêu có thiếu xăng thì bà ta sẽ cho thêm xăng.

Những câu nói hàm hồ của vị phu nhân trong phủ tổng thống đã đẩy mâu thuẫn giữa Phật giáo và chính quyền Ngô Đình Diệm càng gay gắt hơn.

Trong một cuộc họp báo, có phóng viên quốc tế không kịp chứng kiến vụ tự thiêu đã hỏi hòa thượng Đức Nghiệp cho ý kiến về lời xuyên tạc trắng trợn của bà Trần Lệ Xuân. Hòa thượng điềm tĩnh trả lời: “Sự thật cuộc tự thiêu của Bồ tát Thích Quảng Đức xin các anh hãy hỏi chính đồng nghiệp là phóng viên Malcolm Browne của AP, Simon Michaud của AFP và các nhà báo có mặt trong buổi tự thiêu. Họ chính là các nhân chứng tận mắt”.

Và khi các nhà báo này đứng lên xác nhận sự thật, tất cả mọi người trong khán phòng họp báo thẫn thờ xúc động.

Tường thuật trên tờ New York Times, nhà báo David Halberstam, nhân chứng cuộc tự thiêu, xúc động kể: “… Ngọn lửa phát ra từ một con người. Thân thể ông cháy héo khô dần và teo nhăn lại, đầu ông đen dần và hóa than... Khi cháy, ông không hề cử động một cơ bắp nào, không hề bật ra một âm thanh nào. Sự điềm tĩnh của ông thật trái ngược với những người đang rền rĩ khóc than xung quanh”.

Sau này, hòa thượng Đức Nghiệp kể lại chính ông đã báo tin cho các nhà báo quốc tế trong đêm trước buổi sáng Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu. “Để giữ bí mật cuộc tự thiêu và đề phòng chính quyền ngăn chặn, tôi không thể nói thẳng việc tự thiêu mà chỉ hé lộ sẽ có sự kiện đặc biệt liên quan đến Phật giáo Sài Gòn. Thậm chí có nhà báo còn hỏi lại tôi sự kiện này có gì thật sự đặc biệt hay chỉ giống những cuộc biểu tình ôn hòa trước đây”- hòa thượng Thích Đức Nghiệp nhớ lại chi tiết.

Ở bên ngoài, chính ông Nguyễn Văn Thông, mật vụ theo dõi hoạt động đấu tranh của Phật giáo và chứng kiến từ đầu đến cuối vụ tự thiêu, cũng công khai bác bỏ sự xuyên tạc Bồ tát Thích Quảng Đức bị chích thuốc mê.

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ông vẫn xúc động khi nhớ lại: “Chúng tôi đã theo sát vụ tự thiêu này ngay từ đầu ở chùa Xá Lợi. Chính mắt tôi và các cảnh sát khác đều thấy ngài Thích Quảng Đức khoan thai bước xuống xe, quay mặt xá tứ phương, rồi ngồi kiết già trước khi chính tay mình châm lửa tự thiêu. Những hành động bình thản của một nhà tu hành thượng đẳng như vậy không thể là người bị thuốc mê. Còn các nhà sư khác chỉ đứng vòng quanh tụng kinh cho ngài và ngăn chặn cảnh sát. Không có bàn tay nào tác động, xâm phạm đến hành động tự thiêu của ngài”.

Đặc biệt, khi chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ, ông Thông đã đem những bức hình mình chụp cận cảnh Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu tặng Phật giáo Sài Gòn. Một loạt ảnh đầy đủ từ lúc lửa chưa bùng lên trên thân thể Bồ tát Thích Quảng Đức đến lúc ngài ngã xuống. Đến lúc đó người ta mới chính thức biết có một người Việt nữa đã chụp hình được sự kiện thiêng liêng này ngoài nhà báo Malcolm Browne.

Và những tấm hình đó như một chứng nhân quan trọng cho hậu thế biết sự thật cuộc vị pháp thiêu thân!

Nghe kể rằng hai lần đưa vào lò hỏa thiêu, nhưng ngọn lửa ngàn độ vẫn không thể đốt cháy trái tim xá lợi của ngài. Và trái tim bất tử này đã được bảo vệ như thế nào?

Kỳ cuối: Bí mật của trái tim linh thiêng

QUỐC VIỆT