Thành bàng quang bình thường là bao nhiêu năm 2024

Nữ trưởng phòng IT quá bận rộn, thường xuyên nhịn tiểu cả ngày, khiến bàng quang giãn gấp đôi bình thường, mất cảm giác buồn tiểu.

Thành bàng quang bình thường là bao nhiêu năm 2024

Giãn bàng quang, mất cảm giác vì nhịn tiểu

Chị P.K.A., 36 tuổi, quản lý một phòng IT trong công ty chuyên về thiết kế phần mềm có vốn nước ngoài tại TP.HCM. Hơn một năm nay, công ty nhận được nhiều đơn hàng lớn, quan trọng nên chị làm việc từ sáng đến tối mịt, liên tục họp với các đối tác, nhân viên. “Gần như tôi không có thời gian nghỉ giữa giờ, ăn uống cũng tranh thủ hết sức”, chị A. nói.

Quãng đường từ văn phòng tới nhà vệ sinh của công ty khoảng 400 mét, di chuyển tốn 10-15 phút nên chị thường uống ít nước, nhịn tiểu, dành thời gian làm việc. Lâu dần, dù ngồi cả ngày, từ 10-14 giờ liên tục chị cũng không có cảm giác buồn đi vệ sinh. Chỉ khi bụng căng tức, đau tức âm ỉ chị mới chạy vội đi giải quyết. Tuy nhiên, những lúc này, việc đi tiểu khó khăn hơn, dòng tiểu yếu, thời gian đi tiểu lâu hơn so với bình thường.

Gần đây, vài lần chị đi tiểu ra máu. Mặc dù vậy, chị không đi khám mà uống thuốc theo đơn hiệu thuốc bán và uống nước nhiều hơn. Dù uống hơn 1 lít nước, người phụ nữ vẫn không có nhu cầu đi tiểu. Vừa đau dạ dày, vừa tiểu ra máu ồ ạt chị mới xin nghỉ làm đi khám.

Tiếp nhận người bệnh, tiến sĩ bác sĩ Lê Phúc Liên, Trưởng Đơn vị Niệu nữ, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM nghi ngờ bệnh nhân bị giãn bàng quang quá mức do nhịn tiểu lâu, dẫn đến mất cảm giác đi tiểu, có nguy cơ liệt cơ bàng quang.

Ngoài ra do việc nhịn tiểu lâu nên bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tiết niệu nên tiểu ra máu. Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, chị A. được chỉ định đo niệu động học (còn gọi là đo áp lực đồ bàng quang) khảo sát các chức năng của cơ bàng quang, khả năng chứa đựng và tống xuất nước tiểu… từ đó xác định chính xác tình trạng bệnh và lên kế hoạch điều trị tốt nhất.

Thành bàng quang bình thường là bao nhiêu năm 2024
Bác sĩ Lê Phúc Liên xét nghiệm niệu động học cho người bệnh. Ảnh: Anh Thư

Sau gần 1 giờ đo, kết quả cho thấy dung tích bàng quang người bệnh to gấp đôi người bình thường, có thể chứa 700-1000ml nước, trong khi bình thường chỉ 300-500ml. May mắn người bệnh chưa bị tổn thương cơ bàng quang.

Bác sĩ Liên đã kê thuốc điều trị nội khoa, đồng thời hướng dẫn người bệnh phải tập đi tiểu theo kế hoạch mỗi 2-3 giờ, không được nhịn tiểu quá 3 giờ. Đồng thời chị A. được yêu cầu thực hành các bài tập cơ bàng quang mỗi ngày. Nếu tuân thủ chỉ định tốt, cơ bàng quang và cảm giác buồn tiểu sẽ phục hồi, theo đó, nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu giảm và triệu chứng tiểu máu cũng biến mất.

Nhịn tiểu tàn phá hệ tiết niệu

Theo ghi nhận tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM, khoảng 50% người trẻ (gồm cả nam và nữ) đến khám tiết niệu vì mất cảm giác tiểu, són tiểu, nhiễm trùng tiểu, tiểu ra máu. Đặc điểm chung của họ là uống ít nước, nhịn tiểu lâu. Nguyên nhân là công việc bận rộn, quên, chưa chú ý đến sức khỏe, bác sĩ Lê Phúc Liên cho biết. Tình trạng này cũng thường gặp ở người lớn tuổi, mắc các bệnh lý đường tiết niệu hoặc cơ thể suy yếu do tuổi tác.

Theo bác sĩ Lê Phúc Liên, sau khi được lọc qua thận, nước tiểu đi qua 2 niệu quản, chảy xuống và tích trữ tại bàng quang. Trung bình bàng quang người trưởng thành có thể chứa tối đa khoảng 500 ml chất lỏng. Bàng quang chứa khoảng 250 – 350ml bắt đầu căng giãn, các dây thần kinh ở bàng quang sẽ gửi tín hiệu cảnh báo lên não. Tuy nhiên, não có thể ra hiệu cho bàng quang giữ lại phần chất lỏng này cho đến khi có thời điểm thích hợp, dẫn đến việc nhịn tiểu.

Nhịn tiểu càng lâu, bàng quang càng phải giãn to để chứa hết lượng nước thải. Lâu ngày, cơ thể sẽ mất đi phản xạ tự nhiên về việc đi tiểu đúng chu kỳ, mất cảm giác buồn tiểu. Đồng thời, phần cơ đóng/mở niệu đạo để ngăn không cho nước tiểu chảy ra ngoài dần mất kiểm soát, khiến nước tiểu tự rò rỉ ra ngoài (tiểu són, tiểu dắt), nhất là khi cười lớn, hắt hơi, ho.

Nghiêm trọng hơn, nếu cơ bàng quang bị căng giãn quá mức trong thời gian quá dài sẽ bị liệt cơ. Lúc này không có loại thuốc nào có thể kích thích được cơ bàng quang hoạt động trở lại. Người bệnh không điều khiển được nhu cầu tiểu tiện của chính mình.

Nước tiểu ứ đọng lâu trong bàng quang quá lâu cũng gây ra sỏi tiết niệu và nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Nguy cơ mắc sỏi tiết niệu và UTI cao hơn nếu người bệnh không uống đủ nước. Phụ nữ (nhất là phụ nữ mang thai) dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu do niệu đạo ngắn hơn nam giới.

UTI tái lại nhiều lần sẽ dẫn đến một biến chứng khác là viêm bàng quang kẽ, gây tiểu ít, tiểu nhiều lần, đau bàng quang và vùng xương chậu dai dẳng. Bệnh viêm bàng quang kẽ không thể chữa khỏi, chỉ có thể điều trị giảm đau tạm thời.

Thành bàng quang bình thường là bao nhiêu năm 2024
Điều dưỡng thực hiện đo niệu động học để khảo sát chức năng bàng quang cho người bệnh. Ảnh: Anh Thư

Không chỉ gây hại cho bàng quang, nhịn tiểu lâu còn khiến nước tiểu chảy ngược lên thận, gây nhiễm trùng hoặc tổn thương thận, nặng nhất là suy thận. Đây là biến chứng sau cùng của các bệnh lý liên quan tới tiết niệu.

Thận suy không thể lọc được các độc tố và chất thải ra khỏi máu khiến thể trạng giảm sút. Hiện chưa có cách điều trị khỏi suy thận, chỉ có thể làm chậm tiến triển bệnh. Suy thận giai đoạn cuối bắt buộc phải lọc máu (chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng) hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

Chuyên gia khuyến cáo người dân tập đi tiểu mỗi 2-3 giờ, tránh bàng quang quá đầy. Tiểu dưới 8 lần trong ngày, nước tiểu thành dòng, dễ dàng, có cảm giác trống bàng quang là bình thường. Người lớn sẽ tiểu từ 1 – 2 lít nước mỗi ngày, tùy thuộc vào lượng nước nạp vào và khả năng thoát nước qua mồ hôi, hơi thở.

Trong bất kể trường hợp nào cần hạn chế tối đa việc nhịn tiểu và đáp ứng nhu cầu tiểu tiện nhanh nhất có thể. Nếu có các dấu hiệu như tiểu ra máu, bí tiểu, tiểu són, mất cảm giác buồn tiểu… thì cần được thăm khám ngay với bác sĩ tiết niệu để chẩn đoán và điều trị sớm.

“Nhịn tiểu là thói quen xấu tàn phá hệ tiết niệu. Cần thay đổi thói quen này trước khi quá muộn”, bác sĩ Liên nói.

Bao lâu đi tiểu 1 lần là bình thường?

Theo Hội Niệu học quốc tế, trung bình một người trưởng thành đi tiểu khoảng 6 - 8 lần/ 24h, vì vậy nếu một người đi tiểu hơn 8 lần trong ngày được coi là đi tiểu nhiều lần. Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều giống nhau, không có một con số nào được coi là tuyệt đối.

Thành bàng quang dày là bệnh gì?

Dày thành bàng quang là tình trạng bệnh lý có thể gặp phải khi bị bàng quang viêm nhiễm hoặc có các khối u. Thành bàng quang bị dày có thể gây nên sự khó chịu cho các bệnh nhân. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, một vài trường hợp nghiêm trọng hơn có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.

Thành bàng quang ở đầu?

Bàng quang nằm ở dưới phúc mạc, ngay sau khớp mu. Khi rỗng, bàng quang nằm hoàn toàn trong phần trước vùng chậu, phía sau là trực tràng và tạng sinh dục. Khi chứa đầy nước tiểu, bàng quang căng lên thành hình cầu, vượt lên trên khớp mu và nằm trong ổ bụng.

Bàng quang chữa tối đa bao nhiêu ml?

Trung bình bàng quang người trưởng thành có thể chứa tối đa khoảng 500 ml chất lỏng. Bàng quang chứa khoảng 250 – 350ml bắt đầu căng giãn, các dây thần kinh ở bàng quang sẽ gửi tín hiệu cảnh báo lên não.