Thánh cuồng là ai

Cách đây khoảng 8 năm, nam sinh có tên L.Q.T từng được nhiều bạn trẻ “đua nhau” chế ảnh khi bức hình anh chàng “khóc ngất” ở sân bay Nội Bài vì thần tượng lan truyền trên mạng.

Theo một số nguồn thông tin trước đó thì sau khi tốt nghiệp, L.Q.T làm việc tại Sở Giao thông Vận tải ở một tỉnh phía Bắc nước ta.

Cậu bạn L.Q.T từng rất nổi tiếng trên mạng xã hội. (Ảnh: FB MTT)

>> Xem thêm: Noo Phước Thịnh bức xúc khi fan cuồng đến tận nhà check in đêm

Nam sinh khóc ròng khi đón nhóm nhạc T-Ara

Vào ngày 25/11/2012, nhóm nhạc T-Ara (Hàn Quốc) đến Việt Nam tham dự Kpop Festival 2012. Lúc ấy, hàng ngàn fan có mặt tại sân bay Nội Bài (Hà Nội) để đón chào thần tượng. Tại đây, một số phóng viên đã chụp lại được các bức hình của một nam sinh với biểu cảm mếu máo, “khóc ngất” khi gặp gỡ các idol của mình.

Cậu bạn L.Q.T có nhiều biểu cảm bị cho là "quá đà" khi gặp thần tượng. (Ảnh: FB QH)

Và ngay sau khi chia sẻ lên các diễn đàn, bức hình kể trên đã thu hút sự quan tâm rất nhiều bạn trẻ. Lúc này, nam sinh ấy cũng nổi tiếng trên mạng nhưng theo hướng tiêu cực. Thậm chí, có người còn gắn liền tên tuổi của anh kèm những cụm từ như: “fan cuồng”, "thánh cuồng KPop", "thánh cuồng T-Ara",... Được biết, cậu bạn kể trên có tên L.Q.T và lúc đó đang theo học tại một trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

>> Đừng bỏ lỡ: Toát mồ hôi những lần fan cuồng "bày tỏ tình cảm" với thần tượng Kpop

Cộng đồng mạng nổ ra tranh cãi, nam sinh bị chế ảnh

Với sự nổi tiếng “bất đắc dĩ” kể trên, cuộc sống nam sinh L.Q.T khi đó bị ảnh hưởng khá lớn. Nhiều người còn “đua nhau” chế ảnh, hoặc sử dụng bức hình nam sinh khóc lóc ở sân bay này để làm meme. Không chỉ vậy, có dân mạng còn “tổng tấn công” trang cá nhân của chàng trai này với vô số ý kiến trái chiều.

Thánh cuồng là ai

Hình ảnh ngoài đời của cậu bạn L.Q.T. (Ảnh: FB QA)

Có bạn trẻ cho rằng, cậu bạn này là sinh viên đại học nhưng lại hâm mộ thần tượng quá đà. Thậm chí, mỗi khi nhắc đến cụm từ “fan cuồng” nhiều người lấy ngay hình ảnh kể trên của cậu bạn để minh họa. Bên cạnh đó, có dân mạng cũng lên tiếng bênh vực L.Q.T. Họ cho rằng, ai cũng có quyền hâm mộ thần tượng và việc nam sinh ấy khóc lóc cũng không vi phạm thuần phong mỹ tục nào.

Trước các luồng thông tin như trên, L.Q.T đã đưa ra quan điểm cá nhân về việc có nhiều cách thể hiện niềm vui. Đồng thời, cậu bạn đặt câu hỏi tại sao con trai không thể khóc hay hét lên khi gặp thần tượng của mình. Nam sinh này cho rằng  những hành động như vậy thể hiện niềm vui chứ không phải yếu đuối, nó cũng giống như khi xem bóng đá vì quá hạnh phúc nên có người bật khóc hay la hét.

Nổi tiếng "bất đắc dĩ" trên mạng, cuộc sống bạn trẻ L.Q.T cũng có nhiều sự thay đổi. (Ảnh: FB LQT)

Cuộc sống hiện tại của nam sinh L.Q.T

Vào tháng 12/2019, cậu bạn L.Q.T bất ngờ gây sốt trở lại khi thành viên nhóm nhạc T-ara là Hyomin đã đăng tải lên Instagram bức hình kể trên. Thế nhưng, sự xuất hiện trở lại của nam sinh này lại không gây “bão mạng” như năm 2012.

Hyomin đã đăng tải lên Instagram bức hình về cậu bạn L.Q.T. (Ảnh: Instagram Hyomin)

Cuộc sống hiện tại của L.Q.T cũng khá kín tiếng khi anh hầu như ít chia sẻ những hình ảnh mình lên trang cá nhân. Mọi người chỉ còn thấy anh qua một vài bức hình kỷ niệm với bạn bè được chia sẻ trước đó. Theo trang Pháp Luật và Bạn đọc, hiện tại L.Q.T đang làm việc tại Sở Giao thông Vận tải tại một tỉnh ở phía Bắc nước ta.

>> Tin liên quan: Rùng mình trước những lần fan cuồng "chơi trội" để tiếp cận idol

Hiện tại, những thông tin về anh chàng L.Q.T vẫn đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Về phía mình, bạn thấy như thế nào về sự nổi tiếng ngày ấy của nam sinh kể trên, hãy chia sẻ cùng YAN nhé!

Thánh cuồng là ai

Fan Kpop trong một buổi biểu diễn.

Ngày 20/10, Sơn Tùng M-TP ra mắt và ký tặng tự truyện mới của mình. Một cảnh tượng quen thuộc khi fan gặp được thần tượng, đó là những tiếng hét, tiếng vỗ tay và cả những giọt nước mắt của các cô gái khi nhìn thấy Sơn Tùng.

Câu hỏi đặt ra cũng quen thuộc, tại sao họ lại phải “khóc lóc khổ sở” như vậy vì Sơn Tùng? Liệu có bao giờ họ khóc lóc vì người thân, gia đình như thế này không? Tôi có cảm giác hễ giới trẻ làm bất cứ điều gì, người lớn cũng coi đó là những trò điên rồ và vô nghĩa bậc nhất.

Người lớn đặt ra câu hỏi không phải để thắc mắc, mà là để lên án, đả kích, giễu cợt những cô bé, cậu bé mới lớn đang đặt nặng quá nhiều tình yêu cho người nổi tiếng.

Thánh cuồng là ai

Sơn Tùng MTP bên các fan.

Thánh cuồng là ai

1.500 fan hòa giọng cùng Sơn Tùng

Biển fan tại SVĐ Mỹ Đình hát theo Sơn Tùng.

Thánh cuồng là ai

Fan òa khóc khi gặp Sơn Tùng

Fan òa khóc khi gặp thần tượng.

“Cuộc chiến” giữa người lớn và fan cuồng là một câu chuyện không bao giờ kết thúc. Từ khi Kpop còn cực thịnh, ảnh hưởng to lớn lên cộng đồng trẻ ở Việt Nam thì những câu chuyện về fan cuồng đã được nhắc đi nhắc lại, trên báo chí và mạng xã hội.

Nhiều người còn nhớ câu chuyện về “thánh cuồng” của T-ara với biểu cảm khó hiểu khi lần đầu tiên được nhìn thấy nhóm nhạc nữ yêu thích ngoài đời. Cậu bạn này ngay lập tức đã trở thành đề tài chế ảnh, biểu tượng cảm xúc trên mạng. Có người thông cảm với “thánh cuồng” nhưng cũng không ít người lên án, chế giễu, thậm chí tìm cả thông tin cá nhân để tấn công bằng những lời lẽ cực đoan chỉ vì "biểu cảm sung sướng đến phát khóc" khi nhìn thấy T-Ara ngoài đời.

Một câu chuyện khác còn gây ra làn sóng tranh cãi kinh khủng hơn. Đó là việc các bạn tuổi teen quỳ xuống và hôn chiếc ghế của ngôi sao ca nhạc Hàn Quốc - Bi Rain đã ngồi, trong đêm lưu diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội. Chỉ sau một đêm, một cơn bão quét qua tất cả các fan Kpop nói chung và fan Bi Rain nói riêng. Họ bị chửi mắng nặng nề với các từ ngữ như “lũ khùng điên”, “hết thuốc chữa”…

Ở lứa tuổi 15 – 16, thậm chí bé hơn chỉ mới 11 – 12, nhiều bạn tuổi teen vẫn chưa đủ suy nghĩ chín chắn cho mọi chuyện. Khi yêu thích một ai đó, các bạn cũng yêu  hết mình, chìm đắm trong thế giới riêng của bản thân và coi thần tượng như một ánh hào quang sáng chói. Thêm vào đó, sự cạnh tranh, ganh đua, bắt chước nhau cũng khiến các bạn trẻ dễ có hành động tiêu cực. Chẳng hạn như đòi bằng được bố mẹ cho tiền mua vé xem liveshow, mua băng đĩa. Nếu không được có các phản ứng tiêu cực. Hoặc nghĩ về tương lai quá dễ dàng, hay ảo tưởng về bản thân và từ đó sa đà quá vào chuyện thần tượng mà bỏ bê việc học hành.

Trên một diễn đàn, một bà mẹ đã đau đầu cầu cứu mọi người “xử lý” giúp cô con gái. Mới 15 tuổi nhưng cô bé đã yêu thích Kpop rất nhiều năm. Cô bé còn mơ mộng về việc sẽ trở thành một thần tượng Hàn Quốc. Cô bé muốn bố mẹ cho sang Hàn thử giọng. Ban đầu, bà mẹ này “hoãn binh”, viện lý do con nhỏ, chưa đủ sức tự lập. Nhưng đến khi 15 tuổi, cô bé một lần nữa bày tỏ nguyện vọng và tỏ ý muốn “sống chết” phải sang Hàn để trở thành một ngôi sao.

Sau lời chia sẻ này, rất nhiều người đã đưa lời khuyên cho bà mẹ. Trong số đó có cả những fan Kpop đã trưởng thành và lập gia đình. Họ đồng cảm với cô bé, hiểu tâm lý của cô bé nên đã đưa ra cho bà mẹ những lời khuyên chừng mực và ý nghĩa. Họ khuyên bố mẹ không nên quá gay gắt với việc con hâm mộ một ai đó, nhưng không được quá cưng chiều để con muốn gì được nấy. Bởi các fan rất dễ chia sẻ, đồng cảm với nhau nhưng cũng rất dễ có cảm xúc tiêu cực với những ai chê bai thần tượng của mình.

Thánh cuồng là ai

Fan Kpop cuồng nhiệt trên khắp thế giới.

Không phải fan Kpop hay fan Sơn Tùng nào cũng dễ dàng phát cuồng vì thần tượng. Họ yêu mến nhưng bày tỏ tình cảm của mình theo một cách khác. Họ dõi theo thông tin của người mình mến mộ, ủng hộ bằng việc nghe nhạc, xem phim. Một hội fan Kpop tôi biết vẫn thỉnh thoảng gặp gỡ nhau trong suốt 7 năm quen biết dù trải qua bao thăng trầm. Một tình yêu với thần tượng biến thành tình bạn thân thiết.

Fan Kpop đã phải mất một khoảng thời gian rất dài để quen dần với việc bị lên án, đả kích, chỉ trích vì “lỡ thích mấy thằng Hàn Quốc tóc xanh tóc vàng” thay vì làm những việc mà người khác cho rằng có ích hơn. Những fan Kpop như chúng tôi vẫn làm những việc của mình, vẫn nghe nhạc thần tượng hát, xem phim thần tượng đóng, ngày đêm “hóng” các show ca nhạc.

Thánh cuồng là ai

Fan EXO lấp đầy sân vận động

Fan EXO lấp đầy sân vận động.

Bị chỉ trích vì hâm mộ sao Hàn đã đành, thần tượng sao Việt cũng bị "ném đá". Trong mắt những người lớn thì Sky – tên fanclub của Sơn Tùng MTP là tập hợp của những đứa “trẻ trâu”, nông cạn, không biết suy nghĩ nhưng hung hãn.

Lại một lần nữa, fan Sơn Tùng nói riêng và fan của các ngôi sao trẻ khác nói chung lại trở thành mục tiêu công kích của nhiều người. Họ thấy chướng mắt với việc các bạn trẻ khóc lóc vật vã chỉ vì được nắm tay Sơn Tùng M-TP. Họ khó chịu vì tiếng hét chói tai trong trung tâm thương mại khi thần tượng của giới trẻ xuất hiện. Họ không hiểu nổi tại sao bọn trẻ con lại có thể xúm đen xúm đỏ, chen lấn xô đẩy đến nghẹt thở chỉ vì một ca sĩ.

Thực ra, họ không hiểu và sẽ không bao giờ hiểu nổi nếu không nhìn nhận các fan cuồng này bằng ánh mắt bao dung và đồng cảm hơn.

Thánh cuồng là ai

Fan đội mưa tới cổ vũ Sơn Tùng MTP.

Mỗi con người đều là một cá thể riêng biệt nhưng đều có cảm xúc, yêu, ghét, giận, hờn, vui, buồn. Nếu không có những cảm xúc như vậy, chúng ta chỉ sống như rô-bốt, làm sao có thể tận hưởng được vẻ đẹp của cuộc sống này. Yêu thích, mến mộ một cái gì đó cũng mang lại cảm xúc cho chúng ta, dù là tích cực hay tiêu cực.

Không phải chỉ có thần tượng Hàn Quốc hay Việt Nam mới khiến con người ta phát cuồng. Thể thao, phim ảnh, sách truyện cũng đều có thể khiến người ta yêu thích như thế. Thậm chí là cả những gương mặt đại chúng, chính trị gia… đều có một lượng người yêu thích nhất định. Tất cả những điều này đều có thể làm ảnh hưởng, thậm chí là thay đổi cuộc đời của một con người.

Tôi vẫn còn nhớ rất rõ thầy giáo dạy môn Vật lý của tôi hồi phổ thông trung học. Thầy là một người hiền lành, vui tính, giảng bài rất hay và thoáng tính dù thầy cũng không còn trẻ trung gì. Mỗi lần lên lớp, thầy đều giảng bài cặn kẽ, tỉ mỉ và đầy hứng khởi cho một lớp học thuộc khối xã hội, rất dốt các môn tự nhiên.

Nhưng có một tiết học, thầy lên lớp mà không giảng gì cả. Thầy cũng không mang sách vở ra mà chỉ viết đề bài để cho chúng tôi kiểm tra đột xuất. Đề bài cũng chỉ có một câu duy nhất và thầy thậm chí còn không ngăn cản chúng tôi trao đổi bài với nhau. Tất cả những gì thầy làm trong suốt một tiết học là ngồi yên ở bàn giáo viên và... vò đầu bứt tai.

Người thầy vui tính, sôi nổi của chúng tôi như trở thành một con người khác. Còn chúng tôi vừa làm bài kiểm tra vừa ngỡ ngàng không hiểu chuyện gì đã làm thầy trở thành như vậy. Mãi cho đến tận lúc thu bài, thầy mới hé lộ cho chúng tôi biết. Hóa ra tất cả chỉ vì “Barcelona đêm qua thua”.

Tôi nhớ mãi câu chuyện về người thầy này của mình vì lần đầu tiên tôi nhận ra, một người luôn khoác lên hình ảnh đạo mạo, điềm tĩnh cũng có tình yêu với một cái gì đấy, cụ thể là bóng đá. Thầy cũng bị ảnh hưởng đến tâm trạng, cũng vui, cũng buồn vì một đội bóng xa lơ xa lắc tận châu Âu. Nếu không có thầy Vật lý và câu chuyện trên, chắc tôi cũng không bao giờ biết được các thầy cô của tôi cũng có cảm xúc như những người bình thường

Thánh cuồng là ai

Fan bóng đã cũng cuồng nhiệt không kém gì.

Bố tôi thích cầu lông. Ban đầu tôi nghĩ bố tôi cũng chỉ chơi cầu lông như một hình thức tập thể dục cho khỏe người. Nhưng sau đó tôi nhận ra bố tôi thực sự yêu thích môn thể thao này. Ông có thể dành cả giờ để xem video hướng dẫn kỹ thuật trên mạng và thực hiện theo. Ông sẵn sàng bỏ ra số tiền không nhỏ để mua những cây vợt cầu lông sao cho chuẩn nhất. Đỉnh điểm của sự yêu thích là việc 10 giờ khuya, bố tôi tự treo trái cầu ở trước nhà để tập đánh một mình vì tay đang gặp chấn thương không thể ra sân “thi đấu” cùng đồng đội được.

Một người bạn của tôi, ở tuổi 30, đã khóc như con nít trong rạp phim chỉ vì được chứng kiến bộ phim yêu thích của mình quay trở lại màn ảnh rộng. Tôi không cười nhạo anh ấy, cũng như cười nhạo các fan Sơn Tùng M-TP khóc khi thấy thần tượng vì tôi biết được tình yêu là gì.

Chưa có fan Kpop nào lên án những tín đồ thời trang, tín đồ công nghệ vì họ có thể xếp hàng suốt đêm, mặc sương sớm hay bão tuyết chỉ để săn lùng được món đồ yêu thích của mình. Bởi chúng tôi đều hiểu, khi dành tình cảm cho ai đấy, cho cái gì đấy thì đều đáng được trân trọng như nhau.

Thánh cuồng là ai

Những người trẻ có thể xếp hàng hàng chục giờ để mua món đồ yêu thích.

Fan bóng đá, fan Apple hay fan Kpop cũng đều có những thành phần điên cuồng hơn người khác. Nếu như fan Kpop có thể khóc òa khi thấy thần tượng thì fan bóng đá cũng có thể sẵn sàng lao vào ẩu đả nhau nếu đội bóng yêu thích của mình bị xúc phạm. Buồn, vui, giận, hờn đều là những cảm xúc để chúng ta trở nên con người hơn.

Nếu như bạn chưa từng thích một điều gì đó, chưa từng điên cuồng vì thứ gì thì có lẽ, bạn đã có một cuộc đời thật tẻ nhạt. Con người mà, đâu phải là một cái máy để lập trình lớn lên, ăn, ngủ, học hành, thi đại học, có việc làm.

Đâu phải cứ là fan cuồng Kpop, hay fan Sơn Tùng MTP vì mải mê thần tượng, không chịu học hành mà lớn lên sẽ thất bại, hư hỏng. Những người bạn của tôi, đều là fan cuồng Kpop, sau này trưởng thành cũng đều có công việc ổn định, gia đình hạnh phúc và vẫn… cuồng Kpop. Có bạn lấy thần tượng làm động lực kiếm tiền (mua vé xem liveshow, mua băng đĩa, mua quần áo). Có bạn lấy thần tượng làm đích đến (học ngoại ngữ, định hướng công việc).

Nhờ thần tượng của mình, chúng tôi có một cuộc sống nhiều màu sắc hơn, quen biết nhiều bạn bè mới, hiểu thêm về những điều mới mẻ.

Và dù có như thế nào, tôi cũng vẫn luôn cảm ơn những thần tượng của mình, vì đã cho tôi một tuổi thanh xuân thật đẹp và đáng nhớ.