Thuốc an thần có tác dụng gì

Mất ngủ là triệu chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do ngoại cảnh: tiếng ồn, lạ nhà, sự phiền muộn, chất kích thích (trà, cà phê, rượu), thuốc (chống trầm cảm, kích thíchhệ thần kinh trung ương, glucocorticoid…), sai lầm trong ăn uống( no quá, đói quá). Có thể do bệnh tiềm ẩn như: trào ngược dạ dày- thực quản, trầm cảm, hô hấp (hen suyễn), xương khớp (viêm xương khớp), tim mạch (suy tim), nội tiết (đái tháo đường, cường giáp)... Mất ngủ còn liên quan đến một số rối loạn giấc ngủ khác như: ngừng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên khi ngủ.

Thuốc an thần có tác dụng gì

Hiện nay ở Việt Nam, người ta thường dùng thuốc Tây như diazepam (Seduxen, Valium) thuộc nhóm benzodiazepin để trị mất ngủ. Riêng ở Mỹ, Cục Quản lý Thực Dược phẩm (FDA) nước này chỉ chấp thuận 5 loại thuốc dùng trong điều trị mất ngủ: flurazepam (Dalmane), estazolam (Prosom, Nucfalon), temazepam (Normison, Restoril), triazolam (Halcion), quazepam (Doral). Ngoài ra, còn có một số thuốc mới như zolpidem (Stilnox), zaleplon (Sonata), zopiclone (Imovane), buspirone (Buspa)… Thuốc an thần gây ngủ có thể gây ra các tác dụng phụ có hại như: lú lẫn, ảnh hưởng đến trí nhớ, làm thay đổi thái độ, hành vi… Nhưng nguy hại nhất là gây nghiện như ma túy.

 Thuốc an thần gây ngủ là thuốc hướng thần cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua dùng, vì dùng sai sẽ bị nghiện rất nguy hiểm. Phải luôn xem thuốc ngủ là một trong các yếu tố nguy cơ gây suy giảm trí nhớ.

Người mới bị mất ngủ có thể dùng thuốc là dược thảo theo kinh nghiệm dân gian, có tác dụng an thần như: nhãn lồng, tâm sen, trinh nữ, lá vông nem… hoặc dùng thuốc từ thảo dược đã bào chế sẵn như Rotunda (củ bình vôi), Mimosa (phối hợp nhiều thảo dược).

Nếu thực hiện các biện pháp trên không cải thiện, thì nên đi khám bác sĩ để biết mất ngủ do nguyên nhân từ đâu, để có thể sử dụng thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.

 Các biện pháp không dùng thuốc, giúp ngủ tốt:- Nên ngủ và thức giấc vào một giờ nhất định.- Chuẩn bị giường ngủ thích hợp (thoáng, tối, yên tĩnh).- Tránh uống cà phê, trà đậm vào tối trước khi ngủ.- Tránh đi ngủ với khi quá no hoặc quá đói.- Thường xuyên tập thể dục  (không nên tập ít nhất 4 giờ trước khi ngủ).

- Luyện tập phương pháp thư giãn, chống stress  (yoya, dưỡng sinh, thiền định).


Thuốc an thần có tác dụng gì
 Cập nhập:03/05/2022

Thuốc an thần là loại thuốc dùng để điều trị chứng lo âu và các vấn đề về giấc ngủ, giúp người bệnh có thể thư giãn hơn. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng phụ gây nguy hiểm nếu dùng không đúng cách, không tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Vì vậy, hiểu rõ về loại thuốc này sẽ giúp mọi người có cách nhìn thấu đáo, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn để bảo vệ sức khỏe mình tốt nhất.

Thuốc an thần là gì?

Thuốc an thần có tác dụng làm chậm hoạt động của hệ thần kinh trung ương, giúp người bệnh cảm thấy thư giãn hơn. Thuốc được các bác sĩ kê đơn để điều trị các chứng lo lắng, rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, thuốc an thần còn được sử dụng như một thuốc gây mê, chống co giật, giảm đau, thư giãn cơ.

Thuốc an thần hoạt động bằng cách điều chỉnh một số liên lạc thần kinh nhất định trong hệ thống thần kinh trung ương đến não. Cụ thể, thuốc an thần gây ngủ thường tác động lên não thông qua chất dẫn truyền thần kinh là acid gamma-aminobutyric (GABA). GABA có tác dụng làm giảm hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Mặc dù các thuốc an thần có cách hoạt động khác nhau, nhưng đích cuối cùng là làm tăng hoạt chất GABA giúp tạo cảm giác thư giãn cho cơ thể.

Thuốc an thần có tác dụng gì

Các loại thuốc an thần

Dựa vào cấu trúc hóa học, cũng như tỷ lệ hoạt chất, thuốc an thần được chia làm 3 loại chính với các chức năng khác nhau:

  • Barbiturate: Nhóm thuốc Phenobarbital (Gardenal), pentobarbital (Nembutal). Loại thuốc này ít sử dụng trong việc điều trị và ổn định tinh thần bởi vì ngoài công dụng chính là chống co giật, mê sảng thì còn có các tác dụng phụ không mong muốn chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, ói mửa, thậm chí làm đầu óc lú lẫn, rối loạn ngôn ngữ, hôn mê và tử vong...

  • Benzodiazepines: Là loại thuốc an thần giúp cho bệnh nhân dễ ngủ hơn, không có cảm giác mệt mỏi hay căng thẳng, các hoạt chất chính là diazepam, bromazepam, clonazepam...

  • Thuốc ngủ Z- drugs: Zolpidem (Stilnox, Ambien), Eszopiclone (Lunesta), Zaleplon (Sonata): Có công dụng là giúp người dùng ngủ ngon hơn, êm giấc hơn và không bị tỉnh giấc giữa chừng.

Thuốc an thần có tác dụng gì

Tùy tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc an thần phù hợp

Khi nào nên uống thuốc an thần?

Chỉ nên sử dụng thuốc an khi căng thẳng quá mức, hay chịu nhiều áp lực gây bệnh khó ngủ hay sử dụng thuốc để điều trị một số bệnh lý. Tuy nhiên, uống thuốc gì, liều lượng ra sao, cũng như nắm rõ các thông tin về thuốc an thần thì cần tham vấn ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối tự ý sử dụng, nhằm tránh những tác dụng phụ không mong muốn. 

Không ít người vì khó ngủ đã tìm tới các loại thuốc ngủ, thuốc an thần như là biện pháp tức thời để trị mất ngủ. Tuy nhiên, đây không phải biện pháp can thiệp từ gốc. Nếu lạm dụng thuốc an thần để gây ngủ, sẽ làm phá vỡ chu trình thức – ngủ tự nhiên; có thể gây nghiện hoặc lệ thuộc thuốc; dễ biến mất ngủ thành căn bệnh mạn tính, ngoài ra còn gây nhiều tác dụng phụ cho các cơ quan khác như gan, thận...

PGS. TS. BSCKII Nguyễn Văn Liệu

Tác dụng phụ của thuốc an thần

Thuốc an thần có thể có tác dụng phụ ngắn hạn và dài hạn.

Một số tác dụng phụ của thuốc an thần có thể nhận thấy sau vài ngày dùng thuốc bao gồm:

  • Buồn ngủ

  • Chóng mặt

  • Mờ mắt

  • Suy giảm khả năng nhận thức

  • Phản xạ suy giảm, thời gian phản ứng chậm hơn với những gì xảy ra xung quanh

  • Thở chậm hơn

  • Không cảm thấy đau nhiều như bình thường (đôi khi thậm chí không đau nhói hoặc dữ dội)

  • Nhận thức kém, khó tập trung hoặc suy nghĩ chậm chạp

  • Nói chậm hơn hoặc nói ngọng

Sử dụng thuốc an thần lâu dài có thể dẫn đến các tác dụng phụ sau:

  • Chứng hay quên:  Người bệnh thường xuyên quên hoặc mất trí nhớ

  • Có thể bị bệnh trầm cảm như mệt mỏi, cảm giác tuyệt vọng, thậm chí muốn tự tử

  • Tinh thần lo lắng, không ổn định

  • Nếu dùng thuốc quá liều có thể làm suy giảm chức năng gan, suy gan, gây tổn thương mô gan. 

  • Phát triển sự phụ thuộc vào thuốc an thần có thể dẫn đến các tác dụng không thể đảo ngược hoặc các triệu chứng cai nghiện, đặc biệt nếu bạn ngừng sử dụng chúng đột ngột

  • Nguy cơ tử vong do dùng quá liều, cố ý hoặc vô ý

Đối tượng nào cần sử dụng thuốc an thần theo chỉ định của bác sĩ?

Những đối tượng sau đây thường được chỉ định sử dụng thuốc an thần:

  • Người bị căng thẳng, stress, lo âu quá mức, hoảng sợ dẫn đến mất ngủ kéo dài, hoặc bị hoang tưởng. 

  • Người bị bệnh động kinh

  • Người mắc bệnh trầm cảm, tự kỷ, vì chứng bệnh này khiến người bệnh tinh thần bất ổn có dẫn đến tự sát

  • Người cần phải gây mê trước khi phẫu thuật nội soi, hay những trường hợp bệnh nhân không hợp tác khi chụp cộng hưởng từ.

  • Thuốc an thần thường được dùng cho người bị tâm thần, trường hợp hay kích động đập phá, chống đối gây các hành vi nguy hiểm.

Lệ thuộc và nghiện thuốc an thần

Việc sử dụng thuốc an thần liên tục trong thời gian dài có thể dẫn đến nguy cơ lệ thuộc vào thuốc an thần, nghiện thuốc và lúc đó cơ thể không thể hoạt động bình thường nếu không có thuốc an thần.

Dấu hiệu của sự phụ thuộc

Bạn dùng thuốc thường xuyên và cảm thấy không thể ngừng dùng thuốc. Thậm chí, người dùng còn phải tăng liều mới có hiệu quả như mong muốn.

Hội chứng cai nghiện

Sự phụ thuộc thể hiện rõ ràng nhất khi người bệnh có các triệu chứng cai nghiện. Điều này xảy ra khi cơ thể bạn phản ứng với việc không có thuốc an thần với các triệu chứng khó chịu hoặc đau đớn, dằn vặt cả về thể chất lẫn tinh thần.

Một số triệu chứng cai nghiện phổ biến bao gồm:

  • Tăng lo lắng

  • Cáu gắt

  • Không ngủ được

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị ốm hoặc lên cơn co giật nếu cơ thể đã quen với lượng thuốc an thần cao. Sự phụ thuộc tùy thuộc vào khả năng dung nạp thuốc của cơ thể bạn. Điều này có thể xảy ra nếu dùng thuốc an thần liên tục trong vài tháng hoặc nhanh nhất là vài tuần hoặc có thể ít hơn. Người lớn tuổi có thể dễ bị tổn thương hơn những người trẻ tuổi.

Thuốc an thần có tác dụng gì

Lo lắng, không ngủ được là triệu chứng của việc lệ thuộc vào thuốc an thần

Nhận biết sự phụ thuộc và các hội chứng cai nghiện

Triệu chứng rõ ràng nhất chứng nghiện thuốc là không thể ngừng nghĩ đến việc dùng thuốc. Đặc biệt là khi có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến tình trạng bệnh, người bệnh sẽ ngay lập tức nghĩ rằng sử dụng thuốc là cách duy nhất để đối phó với nó.

Sau vài ngày hoặc vài tuần ngừng sử dụng, hành vi và tâm trạng của bạn có thể thay đổi theo hướng tiêu cực. Bạn có thể trở nên cáu gắt, kích động hành vi, la hét, giận dữ,...đi kèm theo một số triệu chứng khác như sốt, đau nhức cơ, xương, buồn nôn, tiêu chảy,...

Thận trọng: Thuốc an thần có thể là chất gây nghiện

Opioid là nhóm thuốc giảm đau có thể dùng để điều trị đau, gây ngủ, chống trầm cảm, chống co giật và tác động lên hệ thống thần kinh trung ương khác cho đau mạn tính, hoặc đau thần kinh. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc một thời gian, người bệnh có nguy cơ phụ thuộc vào thuốc, thậm chí trở thành chất gây nghiện và tạo ra các triệu chứng có hại có thể dẫn đến quá liều. Các triệu chứng này bao gồm:

  • Thở chậm lại hoặc ngừng thở

  • Nhịp tim chậm lại

Cần nhập viện khẩn cấp nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này khi sử dụng opioid. Sử dụng quá liều opioid có nguy cơ tử vong cao. Nên trao đổi kỹ với bác sĩ của bạn trước khi dùng bất kỳ dạng thuốc này để tránh các triệu chứng nguy hại hoặc chết người của việc nghiện và quá liều chất dạng thuốc phiện.

Sử dụng thuốc an thần đúng cách

Vì thuốc an thần tác động lên hệ thần kinh trung ương nên dùng không đúng có thể gây hại cho tế bào thần kinh, vì vậy khi sử dụng thuốc cần lưu ý một số điểm sau đây: 

  • Nên bắt đầu với liều thấp và nên dò liều cho tới khi đạt yêu cầu ''liều thấp nhất mang lại hiệu quả cao nhất” vì sử dụng thuốc an thần liều càng cao thì càng ảnh hưởng đến sức khỏe về sau.

  • Chú ý thời điểm dùng thuốc: Thông thường, thời điểm tốt nhất để sử dụng thuốc an thần là vào buổi tối, tránh dùng vào buổi trưa vì sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động vào buổi chiều. Trừ trường hợp cần xử lý sự cố cho bệnh nhân như lên cơn co giật.

  • Tránh sử dụng liên tục và kéo dài 2-4 tuần, vì điều này sẽ gây lệ thuộc vào thuốc rất nguy hiểm. Do vậy, thời gian dùng thuốc tốt nhất là dưới 1 tuần. 

  • Dùng đúng thuốc: Thuốc an thần có rất nhiều loại, tùy vào thể trạng và nhu cầu cải thiện của người bệnh mà có lựa chọn thuốc khác nhau. Nếu người bệnh vừa muốn an thần lại vừa chống co giật thì nên chọn thuốc an thần loại mạnh. Tuy nhiên, nếu chỉ muốn ngủ nhẹ nhàng thì nên chọn thuốc an thần loại yếu. 

  • Tránh sử dụng cho bệnh nhân có thai, những người có vấn đề về thần kinh, tim mạch hay hô hấp.

  • Tránh sử dụng thuốc benzodiazepine ở những bệnh nhân đã biết hoặc có thể bị ngưng thở khi ngủ.

  • Chú ý đến tình trạng sức khỏe khi sử dụng thuốc lần đầu nhằm kịp thời phát hiện các tình trạng như dị ứng, sốc phản vệ.

  • Nên dùng thuốc liều thấp hơn ở bệnh nhân cao tuổi.

Thuốc an thần rất mạnh, chúng làm giảm hoạt động của hệ thần kinh trung ương để giúp thư giãn tâm trí. Chúng có thể là phương pháp điều trị hiệu quả cho các tình trạng lo lắng hoặc rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây nghiện, đặc biệt là nếu chúng bị lạm dụng. Cần trao đổi kỹ với bác sĩ của bạn trước khi bạn bắt đầu dùng thuốc an thần và cần tuân thủ theo hướng dẫn của họ.

Các giải pháp khác thay cho thuốc an thần gây ngủ

Sử dụng thuốc an thần là biện pháp tạm thời, không thể giải quyết tận gốc tình trạng mất ngủ và gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe nếu lạm dụng thuốc. Vì vậy, khi bị mất ngủ, trước hết cần tìm hiểu nguyên nhân. Nếu mất ngủ cấp tính, chỉ mới xuất hiện trong vài ngày thì cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và làm việc nhằm giảm bớt những căng thẳng trong cuộc sống. Còn nếu mất ngủ mãn tính thì cần thăm khám để nhờ bác sĩ chuyên khoa tìm giải pháp khắc phục bằng các phác đồ điều trị mất ngủ. 

Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng cách trị mất ngủ bằng cách sử dụng các sản phẩm chiết xuất tinh chất thiên nhiên như sản phẩm OTiV được sản xuất tại Mỹ. 

Thuốc an thần có tác dụng gì

Thuốc an thần có tác dụng gì

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân mất ngủ, căng thẳng thần kinh chính là gốc tự do. Chúng tấn công vào các tế bào trong cơ thể, trong đó có não bộ, làm tổn thương thành mạch, dẫn đến sự hình thành mảng xơ vữa, huyết khối làm hẹp động mạch, giảm lượng máu lên não, khiến não thiếu oxy và dưỡng chất. Khi hoạt động của hệ thần kinh bị rối loạn sẽ xuất hiện triệu chứng cụ thể là tình trạng mất ngủ. 

Bằng các nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học Mỹ đã chiết xuất thành công chất chống gốc tự do từ thiên nhiên, nổi bật là Anthocyanin, Pterostilbene có trong Blueberry (loại thảo dược sinh trưởng ở Bắc Mỹ) có thể vượt qua hàng rào máu não và trung hòa các gốc tự do, giúp hạn chế tổn thương các thành mạch, cản trở sự hình thành của các gốc tự do, tăng cường hoạt động não. Từ đó giúp cải thiện mất ngủ, đau nửa đầu và suy giảm trí nhớ.

Sản phẩm OTiV được chiết xuất theo công nghệ độc quyền, tân tiến, với công thức kết hợp bộ đôi tinh chất quý Blueberry và Ginkgo Biloba giúp máu lưu thông, kích thích và tăng tuần hoàn máu…) cung cấp nhiều chất chống gốc tự do hiệu quả và an toàn, không gây lệ thuộc, hiệu quả đã được kiểm chứng nên người dùng có thể yên tâm sử dụng dài lâu. Nhờ đó, giúp bạn tìm lại giấc ngủ tự nhiên mà không cần sử dụng đến thuốc an thần tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe. 

Nguồn tham khảo/Source