Tiền sản giật tiếng anh là gì năm 2024

Hội chứng tiền sản giật khi mang thai chính là tiền căn của sản giật, nguyên nhân gây tử vong cao cho sản phụ và trẻ sơ sinh.

ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê, bác sĩ cao cấp khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cảnh báo: "Có rất nhiều thai phụ không hề xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi tai biến xảy ra và dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ lẫn bé. Do vậy, nếu đang hoặc chuẩn bị mang thai, bạn cần bảo vệ bản thân, thai nhi bằng cách tìm hiểu các dấu hiệu, biến chứng tiền sản giật, đồng thời chọn cơ sở uy tín để được chăm sóc trước, trong và sau khi sinh đúng cách".

Tiền sản giật tiếng anh là gì năm 2024

Thai phụ tận hưởng dịch vụ 5 sao khi đăng ký gói thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Ảnh: Hà Vũ

Tiền sản giật (tiếng Anh là Preeclampsia) là một biến chứng thai kỳ, đặc trưng bởi huyết áp cao và dễ gây tổn thương đến các cơ quan khác, thường là gan, thận. Đa phần các triệu chứng chỉ xuất hiện sau tuần thai thứ 34 (khoảng 3 tháng cuối thai kỳ), tuy nhiên vẫn có trường hợp có thể xảy ra sớm sau tuần thai thứ 20. Ở một vài thai phụ, triệu chứng lại xuất hiện sau khi lâm bồn, thường là trong vòng 48 giờ sau sinh. May mắn là, những triệu chứng này có xu hướng tự mất đi trong vòng vài tuần sau đó.

Tiền sản giật là căn nguyên dẫn đến sản giật - một tai biến sản khoa nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Thậm chí, đây còn là nguyên nhân gây tử vong nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời.

Dấu hiệu tiền sản giật khi mang thai

Ở một số thai phụ, tiền sản giật đôi khi xuất hiện và tiến triển âm thầm mà không có bất kỳ dấu hiệu nào. Dấu hiệu đầu tiên thường là tăng huyết áp thai kỳ. Do đó, thai phụ cần được theo dõi huyết áp từ những ngày đầu mang thai, và đều đặn kiểm tra huyết áp trong suốt thai kỳ. Huyết áp vượt quá 140/90mmHg - được ghi nhận trong hai lần, cách nhau ít nhất 4 giờ, đánh giá là bất thường.

Ngoài ra, các biểu hiện khác bao gồm: Protein dư thừa trong nước tiểu (protein niệu); nhức đầu dữ dội; thay đổi về thị lực, bao gồm mất thị lực tạm thời, mờ mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng; đau bụng trên, thường là phía bên phải dưới xương sườn; buồn nôn và nôn; lượng nước tiểu giảm; giảm mức độ tiểu cầu trong máu (giảm tiểu cầu); chức năng gan suy giảm; khó thở (do chất lỏng tích tụ trong phổi); tăng cân đột ngột (hơn 2kg/tuần); sưng (phù) - đặc biệt là ở mặt và tay, chân.

Bác sĩ Đinh Thị Hiền Lê khuyến cáo thai phụ nên khám thai định kỳ để được theo dõi tình trạng huyết áp. Bạn cần gọi ngay cho bác sĩ hoặc đi tới bệnh viện ngay, nếu như có các triệu chứng sau: đau nặng đầu nhiều, tầm nhìn suy giảm, bụng đau quặn hay thở dốc.

Tiền sản giật tiếng anh là gì năm 2024

Những cơn nhức đầu dữ dội là dấu hiệu của bệnh. Ảnh: Shutterstock

Nguyên nhân gây tiền sản giật

Theo các chuyên gia sản khoa, tiền sản giật khi mang bầu xảy ra do giảm lưu lượng máu đến nhau thai - cơ quan nuôi dưỡng thai nhi trong suốt thai kỳ. Đầu thai kỳ, các mạch máu mới phát triển để đưa máu đến nhau thai một cách hiệu quả. Ở phụ nữ gặp hội chứng này, những mạch máu này dường như không phát triển hoặc vận hành đúng chức năng. Chúng hẹp hơn các mạch máu bình thường, khiến lượng máu chảy qua bị hạn chế.

Nguyên nhân của sự phát triển bất thường này là do lưu lượng máu đến tử cung không đủ; tổn thương mạch máu; hệ thống miễn dịch suy giảm hoặc có vấn đề; một số gen bất thường...

Nếu có một trong các yếu tố sau, bạn có nguy cơ cao mắc bệnh, bao gồm tiền sử gia đình; tăng huyết áp mãn tính; mang song thai hoặc đa thai; mang thai quá sớm, dưới 20 tuổi, hoặc quá muộn - trên 35 tuổi; thừa cân - béo phì; khoảng cách giữa các lần mang thai quá ngắn hoặc quá dài; tiền sử đau nửa đầu, đái tháo đường, bệnh thận, có xu hướng phát triển cục máu đông hoặc lupus ban đỏ...

Ngoài ra người có tiền sử tiền sản giật cũng có nguy cơ tái phát. Nếu bạn bị vào cuối thai kỳ trước, khả năng bệnh xảy ra một lần nữa là khá thấp, khoảng 13%. Nếu bạn bị tiền sản giật nặng trước 29 tuần mang thai, khả năng bạn bị lại là 40% hoặc thậm chí cao hơn. Nếu bạn bị ở hai lần mang thai trước, nguy cơ bị lại ở lần mang thai thứ ba là khoảng 30%.

Phương pháp chẩn đoán tiền sản giật khi mang thai

ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê cho biết, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm sau nhằm xác định bạn có bị hội chứng này hay không.

Đo huyết áp: Với phụ nữ chưa từng bị cao huyết áp thì nếu kết quả 140/90 trở lên được xác định là huyết áp cao. Vì huyết áp thay đổi trong ngày nên bạn sẽ được đo nhiều lần vào các thời điểm khác nhau để cho ra kết quả chính xác.

Protein trong nước tiểu: Bạn sẽ làm xét nghiệm kiểm tra tỷ lệ protein-creatinine (creatinine là chất thải do thận lọc ra) trong nước tiểu.

Xét nghiệm máu: Nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn xét nghiệm máu thường xuyên, bao gồm cả tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (CBC) và xét nghiệm chức năng gan, thận. Việc làm này cũng giúp sàng lọc hội chứng HELLP.

Các xét nghiệm đánh giá sức khỏe của em bé: Bạn sẽ được siêu âm để kiểm tra sự phát triển của em bé, xem bé có đang tăng trưởng tốt hay không.

Sau khi trải qua hàng loạt xét nghiệm, nếu được chẩn đoán bị tiền sản giật, bạn và em bé sẽ được theo dõi chặt chẽ trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ để hạn chế tối đa biến chứng.

Tiền sản giật tiếng anh là gì năm 2024

Đo huyết áp thường xuyên giúp xác định bạn có nguy cơ mắc bệnh hay không. Ảnh: Shutterstock

Biến chứng tiền sản giật nguy hiểm cho mẹ và thai nhi

Các biến chứng thường gặp là:

Thai nhi chậm tăng trưởng

Bệnh ảnh hưởng đến các động mạch mang máu đến nhau thai. Khi nhau thai không nhận đủ lượng máu cần thiết, thai nhi sẽ không được cung cấp đủ máu, oxy và chất dinh dưỡng. Đây là nguyên nhân khiến em bé chậm tăng trưởng, trở nên nhẹ cân, suy dinh dưỡng lúc chào đời.

Sinh non

Nếu bạn bị ở mức độ nghiêm trọng, có thể bác sĩ sẽ chỉ định bạn sinh sớm để tránh nguy hiểm cho hai mẹ con. Tuy nhiên, sinh non sẽ khiến em bé gặp phải các vấn đề sức khỏe như suy giảm hệ miễn dịch, hệ hô hấp, các cơ quan khác bị tổn thương. Do đó, thai phụ bị hội chứng trong khi mang bầu này cần được thăm khám thường xuyên để bác sĩ xác định thời điểm nào là tốt nhất cho chuyến vượt cạn quan trọng.

Rau bong non

Tiền sản giật làm tăng nguy cơ vỡ nhau thai - tình trạng nhau thai tách ra khỏi thành trong của tử cung trước khi sinh. Nhau thai bị vỡ có thể gây chảy máu nặng, đe dọa tính mạng cả mẹ và em bé.

Hội chứng HELLP

HELLP là hiện tượng tan máu (phá hủy các tế bào hồng cầu), men gan cao và số lượng tiểu cầu thấp. Đây là biến chứng tiền sản giật nặng, xuất hiện ở 4 - 12% mẹ bầu, nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và bé.

Các triệu chứng của hội chứng HELLP bao gồm buồn nôn và nôn, đau đầu, đau bụng trên bên phải. Hội chứng HELLP đặc biệt nguy hiểm vì gây tổn thương nghiêm trọng một số hệ thống cơ quan khác.

Sản giật

Khi không được kiểm soát, biến chứng sản giật (tiền sản giật cộng với co giật) có khả năng xảy ra. Sản giật được xem là một trong những tai biến sản khoa gây tử vong hàng đầu cho mẹ và bé. Vì thế, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu sản giật (động kinh, đau bụng, bất tỉnh), bác sĩ cần can thiệp ngay bất kể đang ở tuần thứ bao nhiêu của thai kỳ.

Tổn thương các cơ quan khác

Tiền sản giật khi mang bầu có thể gây tổn thương thận, gan, phổi, tim, mắt. Bên cạnh đó, nó còn dễ gây đột quỵ hoặc chấn thương não. Mức độ gây tổn thương cho các cơ quan phụ thuộc vào độ nghiêm trọng của bệnh.

Bệnh tim mạch

Tiền sản giật làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và mạch máu cho sản phụ trong tương lai. Nguy cơ thậm chí còn lớn hơn nếu bạn bị vấn đề này nhiều lần hoặc sinh non. Để giảm thiểu rủi ro này, sau khi sinh, bạn hãy cố gắng duy trì cân nặng lý tưởng, ăn nhiều trái cây và rau quả, tập thể dục thường xuyên và không hút thuốc lá.

Cách điều trị tiền sản giật

Nếu tiền sản giật xuất hiện trong thai kỳ, cách chữa trị dứt điểm là để sản phụ sinh nở càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về thời điểm sinh con dựa trên tuần thai, tình trạng phát triển của thai nhi cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu em bé phát triển tốt, đủ 37 tuần hoặc hơn, bác sĩ sẽ chỉ định sinh ngay để tình trạng tiền sản giật không diễn biến tồi tệ hơn nữa. Nếu em bé dưới 37 tuần tuổi và bệnh diễn biến chưa quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ cho đến khi thai nhi phát triển đủ để cuộc sinh nở diễn ra an toàn.

Nếu bạn bị tiền sản giật nhẹ, không có nguy cơ gây ra biến chứng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ điều trị bằng cách: nghỉ ngơi tại giường; theo dõi cẩn thận bằng máy đo nhịp tim thai và siêu âm thường xuyên; xét nghiệm máu và nước tiểu; cho uống thuốc hạ huyết áp;

Tiền sản giật tiếng anh là gì năm 2024

Tranh thủ nghỉ ngơi mọi lúc là cách giảm các triệu chứng. Ảnh: Shutterstock

Bác sĩ cũng có thể khuyên thai phụ ở lại bệnh viện để được theo dõi chặt chẽ hơn và chỉ định thuốc giúp ngăn ngừa co giật, hạ huyết áp và phòng tránh các vấn đề sức khỏe khác, tiêm steroid để giúp phổi của bé phát triển nhanh hơn, tiêm magie để ngăn ngừa co giật liên quan đến sản giật...

Với trường hợp tiền sản giật, sản giật và hội chứng HELLP xảy ra trong lúc chuyển dạ hoặc sau khi sinh, dấu hiệu sẽ xuất hiện trong vòng 48 giờ và muộn nhất là 6 tuần sau sinh. Lúc này, sản phụ sẽ được kiểm tra huyết áp, theo dõi sát sao sau khi xuất viện. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng tiền sản giật hoặc HELLP nào, chẳng hạn như đau đầu dữ dội, đau bụng dữ dội hoặc thay đổi thị lực, hãy quay trở lại bệnh viện ngay.

Phòng ngừa tiền sản giật

Nếu bạn có nguy cơ cao bị hội chứng này, việc bạn cần làm trước khi mang thai là thay đổi lối sống để phòng ngừa và hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ. Bạn nên: giảm cân nếu có chỉ số BMI ở mức thừa cân – béo phì; tránh xa thuốc lá; tập thể dục thường xuyên; kiểm soát huyết áp hoặc lượng đường trong máu; dùng aspirin liều thấp (81mg) sau 12 tuần mang thai nếu bạn có một trong các yếu tố sau: tiền sử tiền sản giật khi có bầu, đa thai, tăng huyết áp mãn tính, bệnh thận, đái tháo đường hoặc bệnh tự miễn; bổ sung canxi, nhiều nghiên cứu cho thấy thai phụ được bổ sung đủ canxi trước và trong khi mang thai sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh. Do vậy, bạn cần bổ sung đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể (1.200 - 1.500mg/ngày) thông qua chế độ ăn uống và thực phẩm bổ sung.

Lưu ý, thai phụ chỉ nên dùng thuốc, vitamin hoặc thực phẩm bổ sung theo tư vấn của bác sĩ. "Tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ nguy hiểm nhưng không quá đáng sợ. Chỉ cần bạn biết cách chăm sóc bản thân trước và trong lúc mang thai, hợp tác với bác sĩ điều trị, bạn sẽ có một thai kỳ an toàn, đẩy lùi những rủi ro sức khỏe cho bản thân và em bé", ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê chia sẻ.

Tiền sản giật khi mang thai là gì?

Tiền sản giật là tình trạng tăng huyết áp mới khởi phát kèm theo protein niệu sau 20 tuần tuổi thai và sản giật là những cơn co giật toàn thân không rõ nguyên nhân ở bệnh nhân tiền sản giật; tiền sản giật phát triển sau sinh trong 25% số trường hợp.

Sản giật tiếng Anh là gì?

Tiền Sản Giật - Preeclampsia - Tiếng Anh Sản Phụ Khoa - YouTube.

Preeclampsia nghĩa là gì?

Huyết áp cao là gì? Huyết áp nghĩa là áp lực của dòng máu chảy trong lòng mạch tác động lên thành mạch máu mỗi khi tim đập (co bóp) để bơm máu khắp cơ thể quý vi ̣. Huyết áp cao là khi lực này đủ cao để có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe. Huyết áp cao cũng được gọi là tăng huyết áp.

Preeclampsia là bệnh gì?

Tiền sản giật (Pre-eclampsia): Tăng huyết áp do thai với tiểu đạm ý nghĩa [> 0,3 g/24 giờ hoặc tỉ số albumin: creatinin niệu (ACR) ≥ 30 mg/mmol].