Tổ thợ hồ là ai

Ai là vị Tổ nghề xây dựng?

Mỗi ngành nghề, chắc hẳn đều sẽ có tổ nghề. Xuất phát từ truyền thống tốt đẹp là thờ phụng tổ nghề, thể hiện lòng trân trọng, biết ơn đối với các bậc hiền nhân đã có công truyền bá nghề cho thế hệ sau này. Bên cạnh đó còn là sự tôn vinh, khẳng định thương hiệu của nghề. Do vậy, hành trình tìm Tổ sư nghề xây dựng - nghề làm đẹp cho xã hội ở mọi thời kỳ theo suốt thời gian của lịch sử để ghi công, tưởng nhớ cũng là đạo đức “uống nước nhớ nguồn” của những người trong ngành Xây dựng.

Tuy nhiên, việc làm này quả không phải là dễ dàng. Bởi vì, hiện nay có nhiều quan điểm và tranh cãi cho rằng, Lỗ Ban là ông Tổ nghề xây dựng, đồng thời cũng là Tổ nghề mộc. Có người lại bảo “Nữ Oa đội đá vá trời” mới chính là vị Tổ của nghề xây dựng… Vậy, ai là Tổ sư nghề xây dựng?

Theo truyền thuyết thì có 03 giả thuyết

1. Truyền thuyết về thần thoại về “Nữ Oa đội đá vá trời” có lẽ là khởi nguồn sớm nhất liên quan đến nghề xây dựng. Nữ thần đã mê mẩn ngắm nhìn mặt đất và Nữ thần đã say đắm đến mức không muốn trở về trời.

Nhưng vẻ đẹp và bình yên này không được lâu khi một tai họa bỗng ập đến. Trời đất quay cuồng, sấm chớp, gió thổi, muông thú lẫn con người hoảng loạn. Một phần bầu trời bỗng sập xuống, tạo thành nhiều lỗ hổng tạo thành đường thoát để nước tuôn chảy ào ào làm cho mặt đất ngập tràn.

Nữ Oa không cầm được lòng khi thể đứng nhìn cảnh tưởng như vậy liền đội những hòn đá lớn bay đến bịt lỗ hổng. Nhưng dòng nước quá mạnh, bà không thể lấp lỗ hổng bằng cách này được. Bà đi nhặt rất nhiều đá sỏi từ các sông, hồ chất thành một hòn núi ngũ sắc lấp lánh. Sau đó bà cắt những cọng lau trộn lẫn với đá sỏi để nung trong chín ngày đêm. Bảy ngày bảy đêm ròng, nữ thần bưng những hòn đá cháy đỏ vá lỗ hổng. Muôn dân được cứu thoát, cả đất trời lại tưng bừng như ngày hội. Loài người từ đấy sống một thời vàng son, hòa thuận, đàn ông cấy cày, đàn bà dệt vải, thóc lúa và gia súc đầy nhà.

Tổ thợ hồ là ai

Điều đáng nói ở đây là chi tiết để khẳng định Tổ nghề xây chính là bà Nữ Oa với việc thực hiện việc tạo chất kết dính vật liệu thật ngoạn mục để vá trời. Truyền thuyết xuất phát này chính là việc lấy đá nung vôi làm vật liệu xây dựng.

2. Trong thần thoại Hy Lạp có nữ thần Athena, con của Zeus, vị thần tối cao nhất trên đỉnh Olympus. Athena không phải do mẹ sinh ra mà do bố sinh ra từ cái đầu của Zeus.Khi Athenna cai quản vùng đất Acopolos (miền Trung Hy Lạp) đã đặt ra các thiết chế, luật pháp, phân đô thị thành các tiểu khu để con người dễ dàng quản lý đông thời xây dựng thành lũy kiên cố để chống lại kẻ thù xâm lược. Truyền thuyết kể rằng Athena Athena đã tạo ra một cây ôliu làm tươi tốt khắp các thành luỹ Atikes và cả vùng đất Acropolos. Món quà của Athena với người dân Atikes xem ra hữu ích hơn, vì vậy Athena đã trở thành vị thần bảo hộ cho vùng đất này (Tức Athen ngày nay). 

Tổ thợ hồ là ai

Câu chuyện thần thoại này nói lên từ xa xưa con người đã biết coi trọng việc quy hoạch đô thị và coi nó là một nhiệm vụ thiêng liêng được tạo ra từ thần thánh. Quy hoạch đô thị cho đến nay vẫn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành xây dựng. Athena có phải là sư tổ của ngành nghề xây dựng không hiện vẫn còn đang được bàn luận.

3. Truyền thuyết về Lỗ Ban đã từng được những người làm nghề mộc, ngõa (nề) coi là chuyện về ông Tổ nghề mình. Lỗ Ban sống vào thời cuối đời Xuân Thu tên thật là Công Thâu Ban - người nước Lỗ (Trung Quốc) nên được gọi là “Lỗ Ban”. Lỗ Ban phát minh và chế tạo rất nhiều công cụ như: Xẻng, cuốc, mai, thuổng, thước gấp, đặc biệt là thước Lỗ Ban cho đến ngày nay vẫn được dùng khá phổ biến trong xây dựng nhà cửa, đóng bàn ghế...

Truyền thuyết kể rằng, ông bắc một chiếc cầu qua sông rất vững chắc mà khi đó Trương Quả Lão cưỡi lừa mang theo Mặt Trời, Mặt Trăng và một vị tiên khác nữa tên là Sài Vinh cùng với cỗ xe chở “Ngũ nhạc danh sơn” (năm quả núi nổi danh) đi trên cầu mà vẫn không sụp đổ.

Lỗ Ban đã để lại nhiều bí quyết về thiết kế nhà cửa, vật dụng cho những người thợ mộc, nề, xây dựng. Trong những vật dụng trong phép đo đạc nổi tiếng mà sau này ai cũng từng áp dụng là thước Lỗ Ban. Do vậy những người thợ này khi có việc hệ trọng thường phải cúng tế, xin phép Tổ sư Lỗ Ban. Tại Hồng Kông, tất cả công nhân ngành xây dựng được nghỉ ngày 16/6 âm lịch gọi là tết Lỗ Ban để tưởng nhớ vị Tổ sư của mình.

Tổ thợ hồ là ai

Còn rất nhiều giả thuyết khác về những nhân vật liên quan đến nghề xây dựng. Tuy nhiên tranh cãi và bàn luận sẽ vẫn còn tiếp tục vì bản chất nghề xây dựng trong các thời kỳ đều là truyền miệng, việc ghi chép vô cùng ít ỏi.

Xem thêm: bài viết Thợ Nề Ngõa để hiểu hơn về ông tổ nghề xây tại Việt Nam.

Nội dung bài viết

  • Sự tích ông tổ nghề xây dựng
  • Ngày giỗ tổ nghề xây dựng

Hãy cùng Vanhoatamlinh.com đi tìm hiểu.

Sự tích ông tổ nghề xây dựng

Truyền thuyết ghi lại, vào thời Lục quốc phân tranh trong lịch sử Trung Quốc, ở nước Lỗ có một người thợ mộc tài giỏi. Ông tuân lệnh nhà vua bỏ ra gần 3 năm ròng rã nghiên cứu và chế tạo ra một con diều bằng gỗ có thể chở được một người, lợi dụng hướng gió mà thả bay lên trời thám thính tình hình quân lính nước Tống ở biên thùy. Lỗ Ban danh tiếng vang lừng, được mọi người tôn sùng là bậc thầy của thợ mộc nước Lỗ.

Trước thời Lục quốc khoảng 500 năm, cũng tại nước Lỗ có ông Công Thư Ban chỉ huy tất cả thợ xây dựng đền đài cung điện, nghiên cứu và chế tạo ra hai dụng cụ để phục vụ cho xây dựng chuẩn xác và mau chóng. Đó là “quy” giống như chiếc compa ngày nay, và “củ” là chiếc thước bọt nước cổ xưa.

Tổ thợ hồ là ai

Mạnh Tử có hạ bút tán dương ca ngợi công lao Công Thư Ban như sau: “Công Thư tử chi xảo, bất dĩ quy củ, bất năng phương viên hành”, có thể tạm dịch: “Công thư thật tinh xảo, không có thước compa và thước thủy thì không thể tạo thành mặt hình tròn và hình vuông phẳng được”. Cũng theo truyền thuyết, giới thợ lúc ấy gọi ông là Lỗ Công Thư Ban, lâu ngày chỉ gọi là Lỗ Ban và Lỗ Công Thư Ban đã nghiên cứu thiên văn, địa lý kết hợp với 8 quẻ bát quái và sáng tạo ra cây thước Lỗ Ban riêng biệt của nghề mộc (ngay cả nghề thợ hồ cũng sử dụng) để phục vụ cho việc đặt đòn mái, đo khuôn nhà, khuôn cửa. Thước có chiều dài 1 thước Tàu (khoảng 44 cm) gồm 4 cung, 16 cửa xấu, tốt. Đến thời Lỗ Ban thuở Lục quốc phân tranh, ông đem đúc kết lại kinh nghiệm, hiệu chỉnh lại thước Lỗ Ban cũng chiều như cũ, nhưng có 8 cung, 32 của tốt, xấu, may, rủi, sinh tử, ly biệt…

Đời này truyền sang đời khác và do hoàn cảnh lịch sử truyền lại, đến nay, cả Trung Quốc và Việt Nam cũng như một số nước khác ở châu á, những làng nghề xây dựng đều xem Lỗ Ban là ông Tổ nghề của mình. Cứ đến ngày 13 tháng 6 và ngày 20 tháng Chạp Âm lịch hàng năm đều tổ chức ngày giỗ của ông Lỗ Ban.

Ngày giỗ tổ nghề xây dựng

Vào ngày lễ giỗ Tổ xây dựng được tất cả anh em thợ trong làng nghề tổ chức nghiêm túc và long trọng, nhất là ngày 20 tháng Chạp Âm lịch. Ngày xưa, cúng Tổ phải có lễ Tam sanh, cả làng nghề phân theo từng nhóm thợ mà đóng góp tiền bạc để lo tổ chức lễ cúng giỗ tổ. Lễ Tam sanh gồm 1 con gà trống trắng, một con heo đực và một vò rượu nếp trắng. Chủ lễ là một người thợ có uy tín hoặc lớn tuổi nhất đứng ra để bái lễ… Ngoài ra, các thợ mới vào nghề, đây là lễ nhập môn ra mắt Tổ nghề. Lễ vật cúng giỗ tổ cho một thợ mới là một chú gà trống, trai rượu nếp trắng, nhang thơm. Đặt lên bàn thờ Tổ khấn vái rồi ba xá, ba lạy. Chủ lễ tiếp nhận lễ vật và trao lại cho “tân môn đồ” một ly rượu trắng, sau đó “tân môn đồ” lễ phép nâng ly rượu mời người thợ mà mình tôn làm thầy để thọ giáo. Thầy uống cạn ly với ý nghĩa: sẽ dạy nghề cho môn đồ thật chí tình, trọn nghĩa.

Giỗ tổ ngày 13 tháng 6 thì đơn giản hơn và thường cúng tại nơi làm. Lễ vật một bộ tam sên (một quả trứng luộc, một con tôm nướng, một miếng thịt heo quay), gà lược, chè xôi, rượu nếp trắng,… Sau đó, tất cả các thợ và khách quây quần lại với nhau, cùng vui ly rượu với những mẩu chuyện vui buồn trong nghề và truyền cho nhau những kinh nghiệm, bí quyết tay nghề để học hỏi lẫn nhau.

Bất cứ một ngành nghề nào cũng đều có nguồn cội của mình, trong đó có nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây). Việc cúng tổ nghề hằng năm là một việc làm cần thiết được duy trì qua nhiều thế hệ con cháu. Đa số những người làm nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây) đều không mấy quan tâm tới việc tổ chức giỗ tổ nghề, thường thì những người ở vị trí và vai trò nhà thầu, là người đại diện cho một doanh nghiệp xây dựng thì lễ cúng này hết sức quan trọng.

Tổ thợ hồ là ai
Lễ cúng giỗ tổ nghề xây dựng ( thợ nề, thợ hồ, thợ xây) mang ý nghĩa ghi nhớ công ơn người sáng lập nghề.

Chính vì vậy, lễ cúng này không được phổ rộng một cách đại chúng và có ít người biết đến. Chính vì lẽ đó mà chúng ta cần tìm hiểu về các thông tin có liên quan đến lễ cúng giỗ tổ nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây) nếu như bạn muốn tổ chức lễ cúng này được tốt nhất. Lễ cúng thực chất chính là lời nhắc nhở với con cháu trong nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây) luôn nhớ tới nguồn cội của mình để lao động xứng đáng với công ơn kiến tạo ra nghề của ông tổ và thế hệ ông cha.

Vì sao phải làm lễ cúng giỗ tổ nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây)

Người nên làm lễ cúng giỗ tổ nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây) sẽ là người làm trong ngành xây dựng nói chung và người chuyên làm về lĩnh vực xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây) nói riêng. Ai là xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây) thì cần phải biết về ngày giỗ tổ nghề này để định kỳ hằng năm sẽ dành thời gian và công sức để chuẩn bị buổi lễ cúng thật chu đáo.

Vào dịp cúng tổ nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây), nhiều doanh nghiệp xây dựng hoặc cá nhân chuyên làm nghề xây dựng cũng sẽ làm mâm cúng bài bản để làm lễ tạ ơn ông tổ đã ban cho nghề này cũng như cầu mong sẽ được may mắn và thuận lợi trong quá trình làm nghề vừa đảm bảo an toàn lao động vừa có lộc kinh doanh.

Việc bố trí mâm cúng giỗ tổ nghề cũng cần phải có kiến thức nhất định về tâm linh để có thể chuẩn bị được kỹ càng mâm cúng sao cho buổi lễ diễn ra được tốt nhất, mang lại may mắn và sự phát triển trong tương lai.

Mâm cúng giỗ tổ nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây) cần sắm sửa những lễ vật gì?

Trước khi tổ chức lễ cúng tổ nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây), bạn cần phải chắc chắn về sự thành tâm, thật sự coi trọng ngày này và phải sắm sửa mọi thứ thật chu đáo. Nếu như đã chuẩn bị tâm lý được như yêu cầu trên, bạn hãy bắt đầu lên danh sách mâm cúng giỗ tổ nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây) với những đồ lễ cơ bản sau đây:

Tổ thợ hồ là ai
Mâm lễ vật cúng giỗ tổ nghề xây dựng ( thợ nề, thợ hồ, thợ xây ) đầy đủ và chuẩn phong tục nhất.
  • Trái cây ngũ quả (01 phần)
  • Hoa cúc kim cương (01 bó)
  • Nhang rồng phụng 03 tấc (01 hộp)
  • Đèn cầy (02 ly)
  • Gạo (01 phần)
  • Muối (01 phần)
  • Rượu nếp mới (01 chai)
  • Nước cúng (01 chai)
  • Trà (01 phần)
  • Giấy cúng tất niên (01 bộ)
  • Bánh kẹo (01 phần)
  • Trầu cau (01 phần)
  • Cháo trắng (05 phần)
  • Chè đậu trắng (05 phần)
  • Xôi gấc đậu xanh (05 phần)
  • Tam sên (01 bộ gồm thịt luộc, tôm, trứng)
  • Bánh chưng/ Bánh tét (01 cái)
  • Chả lựa (01 phần)
  • Gà luộc (01 con kèm cháo, gỏi)
  • Heo sữa quay (01 con)
  • Bánh hỏi hoặc bánh mì (01 đĩa)

ĐẶT MÂM CÚNG ĐỘNG THỔ NGHỀ XÂY DỰNG, NGHỀ MỘC, MAY MẶC TRỌN GÓI LIÊN HỆ HOTLINE : 07.7878.3838

Ý nghĩa của mâm cúng giỗ tổ nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây)

Ở nước ta, ngành xây dựng là một trong các ngành có liên quan đến nhiều nghề nhất bao gồm nghề thợ mộc, nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây) và nghề thợ cơ khí. Trong năm, cứ đến ngày giỗ tổ nghề thì những ai làm trong cả 3 nghề này đều sẽ tổ chức lễ cúng tâm linh để làm giỗ ông tổ nghề.

Truyền thuyết về lịch sử Trung Quốc có kể lại rằng vào thời Lục quốc phân tranh, có một người thợ mộc có tay nghề rất tài giỏi. Người thợ mộc này là người nước Lỗ, sau khi được vua yết kiến thì đã theo lệnh nghiên cứu và làm ra con diều bằng gỗ trong thời gian 3 năm liền. Con diều này có khả năng rất đặc biệt là nhờ vào hướng gió mà có thể chở được một người bay trên không trung để do thám tình hình quân sự của quân đội nước Tống ở biên cương. Người thợ mộc này được biết đến với cái tên là Lỗ Ban, có danh tiếng vang lừng và được tôn sùng là bậc thầy trong nghề thợ mộc của nước Lỗ.

Trước thời gian Lục quốc phân tranh khoảng 500 năm, cũng tại nước Lỗ có một người làm nghề xây dựng tên là Công Thư Ban, đây là con của Lỗ Chiêu Công, là người chỉ huy tất cả thợ xây dựng đền đài cung điện thời bấy giờ. Ông này đã nghiên cứu và chế tạo ra 2 loại dụng cụ để phục vụ cho công việc xây dựng được nhanh và chuẩn xác. Hai dụng cụ đó là “ quy” tương tự như chiếc compa của ngày nay và “ củ” là một chiếc thước bọt nước thời cổ xưa. Cũng chính vì vậy mà từ thời đó xuất hiện câu nói là “ làm theo quy củ” đã được lưu truyền trong dân gian cho đến tận bây giờ.

Tương truyền rằng Mạnh Tử có hạ bút tán dương và ca ngợi Công Thư Ban rằng Công Thư Ban thật tinh xảo, nếu không có thước compa và thước thủy thì chắc chắn không tạo thành được mặt hình tròn và hình vuông phẳng được. Truyền thuyết cũng kể lại rằng giới thợ vào thời bấy giờ đều gọi là ông Lỗ Công Thư Ban, lâu ngày thì gọi với cái tên là Lỗ Ban. Ông Lỗ Công Thư Ban đã nghiên cứu thiên văn, địa lý và kết hợp với 8 quẻ Bát quái để sáng tạo ra cây thước Lỗ Ban riêng biệt dùng trong nghề mộc và dùng cho cả nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây), nó được dùng để phục vụ cho việc đặt đòn mái, đo khuôn nhà và khuôn cửa.

Tổ thợ hồ là ai
Lỗ Ban – Người sáng lập ra nghành xây dựng ( Thợ hồ, thợ xây, thợ nề)

Quá trình làm nghề của 2 ông vào từng thờ thế khác nhau nhưng những kỹ thuật và dụng cụ vẫn được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Cho đến nay, người dân đã hình thành những làng nghề về lĩnh vực này. Hàng năm, để tưởng nhớ ơn khai sáng và kiến tạo nghề, người dân thường tổ chức lễ cúng tôn thờ ông tổ và thế hệ đời trước đã mang nghề đến với thế hệ con cháu.

Đứng trên góc độ về “ tôn sư trọng đạo” mà nói thì lễ giỗ tổ được tất cả người thợ trong làng nghề đều tổ chức một cách nghiêm túc và long trọng, duy trì định kỳ 1 năm 1 lần theo ngày âm lịch. Ngày xưa, cúng giỗ tổ cần phải có lễ Tam sên, cả làng nghề được phân theo từng nhóm thợ mà sẽ có sự đóng góp tiền bạc tương ứng để lo tổ chức lễ giỗ. Chủ lễ thường là một người thợ có uy tín và tay nghề cao hoặc là người lớn tuổi nhất trong làng nghề ra đứng ra bái lễ.

Trong ngày này, những người thợ mới vào nghề sẽ được làm lễ nhập môn để ra mắt ông tổ. Lễ vật mà người thợ mới cần phải chuẩn bị đó là một con gà trống luộc, một chai rượu trắng và một thẻ nhang thơm. Lễ vật được đặt lên bàn thờ ông tổ rồi khấn vái 3 vái, 3 lạy. Chủ lễ sẽ tiếp nhận lễ vật dâng cúng và trao lại cho người thợ mới một ly rượu trắng, sau đó người thợ mới sẽ lễ phép nâng chén rượu mời người thợ mà họ định tôn làm thầy để thọ giáo. Người thợ thầy sẽ uống cạn ly với ý nghĩa rằng họ sẽ truyền dạy nghề cho môn đồ thật tận tình, trọn nghĩa.

Qua nhiều năm chiến tranh, việc cúng giỗ tổ làng nghề đã bị mai một dần và gần như bị lãng quên. Tuy nhiên, sau thời chiến chuyển sang thời bình, nhiều làng nghề được phục hồi lại và dần khôi phục lại các truyền thống thờ cúng tâm linh. Nhiều lễ cúng giỗ tổ trong đó có lễ cúng giỗ tổ nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây) được tổ chức công phu, tỉ mỉ và quy mô hoành tráng. Những ai làm nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây) vào ngày giỗ tổ nghề sẽ tìm về làng nghề để cùng tham gia lễ cúng với mong muốn tạ ơn và được che chở, phù hộ cho công việc ngày càng ăn nên làm gia.

Giỗ ông tổ nghề còn thể hiện tinh thần “ uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và sự “ tôn sư trọng đạo” để nhớ tới công ơn của ông tổ nghề cũng như các bậc tiền nhân đã có công khai sáng, truyền dạy, gìn giữ và phát triển nghề. Đây cũng là dịp để người trong nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây) được khuyến khích, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc làm ăn. Do vậy mà ngày giỗ ông tổ nghề nói chung và giỗ ông tổ nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây) nói riêng luôn là một nét đẹp truyền thống trong văn hóa thờ cúng cần được lưu giữ đến muôn đời sau.

Nghi thức cúng giỗ tổ nghễ xây dựng, thợ hồ.

Khi chuẩn bị đầy đủ lễ vật xong, lên đèn, thắp nhang, toàn bộ quá trình này, chủ lễ cần phải ăn mặc trang phục chỉnh tề, đồ dài hoặc âu phục. Chủ lễ làm chủ bái và khấn vái với nội dung để cảm tạ công ơn của ông Tổ nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây) đã khai sáng ra nghề và những bậc tiền bối đã góp phần để nâng cao, phát triển nghề nghiệp của mình để có được đời sống sung túc. Đồng thời cũng để cầu mong nghề nghiệp ngày càng được thuận lợi và phát đạt. Lễ cúng ông tổ nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây) sau khi kết thúc thì tất cả các thợ thầy sẽ cùng quây quần để thụ lộc, cùng nhau chuyện trò, trao đổi với nhau về công việc.

Tổ thợ hồ là ai
Nghi thức cúng giỗ tổ nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây) chuẩn phong tục Việt. [Bài cúng to thợ hồ, Ngày cúng tổ thợ hồ, Mâm lễ cúng to nghề xây dựng, Mâm cúng to nghề, Trái cây cúng tổ nghề xây dựng]

Cũng cần phải lưu ý với bạn về cách chọn hoa tươi trong lễ cúng giỗ ông tổ nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây) sao cho mang lại ý nghĩa may mắn, tài lộc nhất. Gia chủ đừng quá câu nệ hoặc vẽ vời phải mua những loại hoa thật đắt tiền, bởi chỉ cần hoa mua về vừa tươi vừa mới, không có biểu hiện héo úa hoặc dập cánh hoa hay cành bị gãy là đều tốt.. Một số loại hoa thường được dùng trong lễ cúng ông tổ nghề rất ý nghĩa đó là hoa cúc, hoa cát tường hoặc hoa đồng tiền. Nếu có thể bạn nên lựa chọn một trong những loại hoa này và nên chọn hoa có màu vàng bởi ý nghĩa của màu hoa và loài hoa cũng như tên gọi của nó.

Hoa có màu sắc vàng tươi sáng thường gắn với tên gọi là “vạn thọ”, nó tượng trưng cho sự sung túc và đủ đầy. Trong các dịp lễ cúng quan trọng, trong đó có lễ cúng ông tổ nghề, nhất là nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây) luôn có sự góp mặt của các loài hoa này. Cùng với đó chính là lời nguyện cầu về sức khỏe luôn trường thọ để có thể gắn bó với nghề lâu dài, đồng thời cầu cho toàn bộ anh em trong nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây) luôn được trong ngoài bình an và gặp được nhiều may mắn.

Lễ cúng ông tổ nghề là một lễ cúng rất quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực, ngành nghề, trong đó có nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây). Liên hệ ngay với dịch vụ cung cấp mâm cúng của Đồ Cúng Việt Nam để đặt trọn gói mâm cúng cũng như các dịch vụ khác đi kèm.