Trứng nằm ở đâu trong cơ thể

Buồng trứng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Vậy buồng trứng nằm ở đâu, cấu tạo như thế nào hoặc chức năng cụ thể là gì… là điều mà không phải ai cũng biết.

Vì vậy, nếu bạn đang muốn khám phá nhiều hơn về cơ quan nhỏ này thì có thể tìm hiểu chi tiết qua những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp sau đây.

Tổng quan buồng trứng là gì?

Mỗi phụ nữ thường có hai buồng trứng. Đây là các tuyến nhỏ có hình bầu dục, nơi trứng (còn gọi là noãn) được sản xuất và lưu trữ. Buồng trứng cũng tạo ra các hormone (nội tiết tố) kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt lẫn quá trình mang thai là estrogen và progesterone. Những hormone này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các đặc điểm của giới tính nữ khi dậy thì như nở ngực mông, thay đổi vóc dáng, phát triển lông trên cơ thể…

Buồng trứng nằm ở đâu?

Nếu bạn chưa biết thì vị trí của buồng trứng là nằm ở hai bên tử cung ở vùng bụng dưới. Chi tiết hơn thì cơ quan này nằm ở thành chậu hông bé, dính vào phần lá sau của dây chằng rộng, dưới eo chậu trên khoảng 10 mm, ngay phía sau vòi tử cung. Buồng trứng được giữ cố định bởi một số cơ và dây chằng trong xương chậu, kết nối với tử cung qua các ống dẫn trứng.

Buồng trứng trông như thế nào?

Buồng trứng có hình bầu dục và có màu xám nhạt đến trắng. Bề mặt buồng trứng thường nhẵn nhụi cho đến tuổi dậy thì hoặc sau tuổi dậy thì.

Nguyên nhân là vì khi dậy thì và rụng trứng, vỏ buồng trứng sẽ bị rách tạo ra những “vết sẹo” ở mặt buồng trứng gây ra tình trạng sần sùi. Sau khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, bề mặt của buồng trứng mới có thể nhẵn nhụi trở lại.

Kích thước của buồng trứng

Trứng nằm ở đâu trong cơ thể

Buồng trứng của bạn có kích thước dài x rộng x dày tương ứng với con số là 1.5 – 3 cm x 1.5 – 3 cm x 1 – 2 cm. Một buồng trứng thường nặng từ 2 – 8 gram.

Kích thước buồng trứng sẽ thay đổi trong suốt cuộc đời và tăng gấp đôi khi bạn mang thai. Tuy nhiên, khi số lượng trứng cạn kiệt và cơ thể bắt đầu bước vào thời kỳ mãn kinh, kích thước buồng trứng sẽ nhỏ dần.

Cấu tạo của buồng trứng

Buồng trứng của bạn gồm hai mặt (mặt trong và mặt ngoài), hai bờ (bờ tự do và bờ mạc treo) và hai đầu (đầu vòi và đầu tử cung). Về cấu tạo, buồng trứng gồm 3 lớp. Trong đó, lớp ngoài cùng như một “lớp áo” bao phủ bề mặt buồng trứng, lớp giữa là vỏ buồng trứng và lớp trong cùng là tủy chứa máu và mạch bạch huyết.

Ngoài việc tìm hiểu buồng trứng nằm ở đâu thì chức năng của cơ quan này cũng là vấn đề được quan tâm. Nếu bạn chưa biết thì buồng trứng có vai trò rất quan trọng đối với chu kỳ kinh nguyệt và sự thụ thai. Cơ quan này có hai chức năng chính, bao gồm:

Sản xuất trứng để thụ tinh

Mỗi buồng trứng có hàng ngàn nang noãn. Đây là những túi nhỏ trong buồng trứng có chức năng chứa những quả trứng chưa trưởng thành. Mỗi tháng, từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt, hormone FSH làm cho cho các nang trứng ở một trong 2 buồng trứng của bạn trưởng thành.

Vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ kinh 28 ngày, lượng hormone hoàng thể LH tăng đột biến kích thích buồng trứng giải phóng trứng. Hiện tượng này được gọi là quá trình rụng trứng. Sau đó, trứng bắt đầu di chuyển qua ống dẫn trứng để đến tử cung. Nếu không gặp tinh trùng để thụ thai, trứng sẽ phân hủy và được đẩy ra ngoài cùng lớp niêm mạc tử cung tạo thành kinh nguyệt.

Sản xuất hormone estrogen và progesterone

Buồng trứng tiết ra hai hormone quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của nữ giới là estrogen và progesterone. Trong đó:

  • Estrogen được tiết ra nhiều nhất vào nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt trước khi rụng trứng. Đây cũng là hormone giúp hình thành và duy trì đặc tính sinh dục nữ như giọng nói trong trẻo, vai hẹp hông nở, dáng đi mềm mại uyển chuyển…
  • Progesterone được tiết ra nhiều vào nửa sau của chu kỳ, giúp lớp niêm mạc tử cung dày lên để chuẩn bị cho quá trình thụ thai. Hormone này còn có tác động đối với các cơ quan khác như tuyến vú, vòi trứng, cổ tử cung…

Những vấn đề sức khỏe liên quan đến buồng trứng

Trứng nằm ở đâu trong cơ thể

Nếu buồng trứng có những vấn đề bất thường, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn. Do đó, ngoài việc tìm hiểu buồng trứng nằm ở đâu và chức năng của buồng trứng là gì thì bạn cũng nên chú ý đến sức khỏe của buồng trứng. Một số tình trạng hoặc bệnh lý liên quan đến buồng trứng phổ biến nhất cần được quan tâm đó là:

Tìm hiểu thêm Tất tần tật thông tin về nang lạc nội mạc tử cung buồng trứng

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bạn có thể gặp phải các triệu chứng khác nhau. Nếu có vấn đề bất thường với buồng trứng, bạn có thể nhận biết qua một số triệu chứng như:

  • Đau vùng chậu
  • Áp lực hoặc đau bụng
  • Buồn nôn, tiêu chảy
  • Chảy máu âm đạo bất thường
  • Đau bụng kinh dữ dội
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều
  • Quá trình rụng trứng không diễn ra.

Buồng trứng là một cơ quan quan trọng của hệ sinh sản nữ. Vì vậy, việc ý thức được buồng trứng nằm ở đâu, có chức năng gì và dễ gặp những vấn đề sức khỏe nào có thể giúp bạn chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt hơn. Thực tế thì phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thường có nguy cơ mắc bệnh phụ khoa, bao gồm cả các vấn đề buồng trứng. Do đó, nếu có những triệu chứng bất thường kể trên gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống thì bạn nên sớm đi khám nhé!

Trứng nằm ở đâu trong cơ thể

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn, xác định những ngày dễ thụ thai nhất để tăng cơ hội thụ thai hoặc áp dụng biện pháp tránh thai.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Buồng trứng là cơ quan sinh sản quan trọng nhất của phụ nữ. Để tìm hiểu chi tiết về vị trí, cấu tạo, chức năng của buồng trứng, các bạn có thể theo dõi bài viết dưới đây.

Vị trí của buồng trứng

Trứng nằm ở đâu trong cơ thể

Hệ sinh dục của nữ giới chia làm 2 phần. Phần bên ngoài bao gồm âm hộ, âm đạo. Phần bên trong bao gồm tử cung, vòi trứng và buồng trứng.

Buồng trứng nằm trên thành chậu hông bé, nối tiếp với vòi trứng và dính vào lá sau của dây chằng rộng tử cung. Hai buồng trứng nằm đối xứng với trục dọc tử cung. Đối chiếu lên thành bụng, xác định vị trí buồng trứng là điểm giữa đường nối gai chậu trước trên với khớp mu.

Vị trí của buồng trứng có thể thay đổi qua nhiều lần sinh nở. Với những phụ nữ chưa có con, buồng trứng nằm gọn trong thành chậu hông bé, ở tư thế đứng, trục dọc. Với những phụ nữ đã sinh đẻ, buồng trứng thường rủ xuống do ảnh hưởng từ quá trình phát triển của thai nhi.

Kích thước buồng trứng

Trứng nằm ở đâu trong cơ thể

Buồng trứng bắt đầu hình thành khi bào thai bé gái khoảng 8 tuần tuổi. Chúng sẽ thay đổi dần dần qua năm tháng để chuẩn bị cho chức năng sinh sản khi đến tuổi trưởng thành.

Buồng trứng sẽ tăng dần về kích thước trong giai đoạn trứng nước và trọng lượng của chúng sẽ tăng gấp 10 lần. Buồng trứng trưởng thành dài khoảng 4cm, rộng 2cm, dày 1.5cm (tương đương với thể tích từ 3 đến 6 ml). Mỗi buồng trứng nặng từ 250 – 350mg.

Theo thời gian, số lượng trứng của mỗi buồng trứng giảm dần và đến tuổi mãn kinh coi như cột mốc đánh dấu cho khả năng sinh sản kết thúc. Từ đó về sau, buồng trứng dần teo nhỏ và giảm kích thước.

Có thể bạn muốn biết: Buồng trứng có bao nhiêu nang trứng?

Cấu tạo buồng trứng

Buồng trứng trưởng thành có hình giống như hạt hạnh nhân. Trước tuổi dậy thì, buồng trứng có màu hồng nhạt, bề mặt nhẵn nhụi. Sau tuổi dậy thì, bề mặt của chúng thường xù xì và có các vùng mô sẹo. Vì khi nang trứng trưởng thành rụng vào vòi trứng, lớp vỏ nang noãn sẽ tách ra tạo thành những vết sẹo nhỏ trên bề mặt buồng trứng. Chỉ sau khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, bề mặt của buồng trứng mới có thể nhẵn nhụi trở lại.

Trứng nằm ở đâu trong cơ thể

Hình ảnh mặt cắt mang của một buồng trứng, cho thấy các thành phần chính của buồng trứng cũng như các nang trứng ở những giai đoạn phát triển khác nhau.

Cấu tạo buồng trứng, theo mặt cắt ngang gồm có 3 phần:

Bề mặt biểu mô

Bao phủ ngoài cùng của buồng trứng là lớp biểu mô hình khối đơn giản (được gọi là biểu mô mầm). Lớp biểu mô là vùng chuyển tiếp giữa lớp vỏ trung mô dẹt liên kết dày đặc của phúc mạc và tế bào trụ phủ buồng trứng.

Ở nữ giới trẻ tuổi, lớp biểu mô là biểu mô vuông đơn, về sau nó dẹt lại ở một số nơi, trừ những nơi có khe rãnh thấy trên mặt buồng trứng.

Lớp vỏ não buồng trứng

Mỗi nang chứa một noãn bào, được bao quanh bởi một lớp tế bào nang. Vỏ não của buồng trứng phần lớn bao gồm một lớp mô liên kết và các chất trung gian tạo thành một lớp màng trắng mỏng. Lớp vỏ buồng trứng chứa thể vàng và các nang buồng trứng. Trong lớp mô đệm của vỏ buồng trứng có chứa các sợi liên kết lưới, tế bào cơ trơn và tế bào hình thoi.

Trong quá trình phóng thích trứng, các vỏ nang sẽ nhanh chóng xẹp xuống rồi chuyển thành thể vàng. Thể vàng tồn tại từ 12 – 14 ngày sau khi trứng rụng. Nếu bào thai hình thành, thể vàng sẽ dần thoái hóa và tạo nên các mô sợi.

Tủy buồng trứng

Tủy buồng trứng gồm các mô đệm liên kết thưa, các sợi cơ trơn và mạch máu. Thường thì, phần tủy buồng trứng sẽ có nhiều mạch máu hơn lớp vỏ não buồng trứng.

Vai trò, chức năng của buồng trứng

Chức năng ngoại tiết

Trứng nằm ở đâu trong cơ thể

Chức năng ngoại tiết của buồng trứng là sản xuất tế bào trứng (giao tử cái) để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh.

Mỗi tháng có khoảng 20 nang trứng nguyên thủy (có kích thước khoảng 0,025mm) được huy động để trưởng thành. Tuy nhiên, chỉ có một nang trứng duy nhất chiếm ưu thế và phát triển vượt trội trở thành nang noãn (nang noãn có kích thước từ 10 -28mm). Những nang trứng còn lại sẽ dần thoái hóa và biến mất. Vỏ nang noãn sẽ vỡ ra để giải phóng noãn (trứng) vào ống dẫn trứng (vòi trứng). Trứng và tinh trùng sẽ gặp nhau tại đây để thụ tinh.

Trứng được thụ tinh sau đó di chuyển đến tử cung, nơi niêm mạc tử cung dày lên để đáp ứng với các hormone bình thường của chu kỳ sinh sản. Khi vào tử cung, trứng được thụ tinh có thể cấy vào niêm mạc tử cung và tiếp tục phát triển.

Mặc dù hầu hết phụ nữ đều giải phóng một tế bào trứng trưởng thành vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp xảy ra sự rụng trứng của 2 hoặc 3 tế bào trứng dẫn đến việc thụ thai cặp song sinh khác trứng hoặc sinh ba khác trứng.

Nếu quá trình thụ tinh không diễn ra, hoặc việc cấy ghép trứng thụ tinh vào thành tử cung không thành công thì niêm mạc tử cung sẽ bong ra ngoài hình thành nên chu kỳ kinh nguyệt.

Chức năng nội tiết

Chức năng nội tiết của buồng trứng là sản xuất các hormone nội tiết bao gồm estrogen và progesterone, đáp ứng với các tuyến sinh dục tuyến yên (LH và FSH), để duy trì chu kỳ sinh sản. Trong đó:

Hormone estrogen

Hormone này được tổng hợp từ các cholesterol ở buồng trứng. Estrogen có 3 loại khác nhau là estriol, estrone, estradiol. Trong đó, estradiol là hormone mạnh nhất.

Estrogen có vai trò phát triển các đặc điểm của giới tính nữ (giọng nói trong, vai nhỏ, hông nở, ngực nở, dáng đi mềm mại…)

Đồng thời, nó còn có chức năng kích thích sự trưởng thành của nang noãn. Cụ thể là, khi một nang trứng trưởng thành, hormone LH tiết ra nhiều hơn. Sự tăng tiết hormone LH kích thích sản xuất một lượng lớn estradiol và một lượng nhỏ progesterol. Sự tăng vọt về các hormone này khiến cho mức độ sản xuất FSH thấp hơn, gây ra hiện tượng vỡ nang trứng trưởng thành.

Hormone Progesterol

Khi giai đoạn rụng trứng qua đi, nồng độ các hormone LH, FSH và estradiol giảm đi đáng kể. Vỏ nang trứng thoái hóa thành thể vàng và sản xuất một lượng lớn progesterol cùng với một lượng rất nhỏ estrogen.

Progesterol sẽ kích thích làm dày lớp niêm mạc tử cung để tạo môi trường thuận lợi cho trứng đã thụ tinh làm tổ. Nếu trong khoảng 2 tuần mà không có phôi thai đến làm tổ, thì thể vàng sẽ thoái hóa, lúc này lượng progesterol và estrogen giảm mạnh. Sự suy giảm hormone này khiến cho lớp nội mạc tử cung bong ra và hình thành kỳ kinh nguyệt mới.

Các bệnh lý thường gặp ở buồng trứng

Những bệnh lý tại buồng trứng có nhiều ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của phụ nữ. Sau đây là những bệnh lý thường gặp tại cơ quan này.

Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang (tiếng Anh: Polycystic Ovary Syndrome – PCOS) là hiện tượng trong buồng trứng của nữ giới có rất nhiều nang trứng nhỏ do sự rối loạn của hormone nội tiết gây ra. Cụ thể là lượng hormone sinh dục nam nhiều hơn lượng hormone sinh dục nữ (gọi là cường androgen). Đây là bệnh lý phụ khoa hàng đầu có khả năng gây vô sinh, hiếm muộn ở phụ nữ.

Viêm buồng trứng

Viêm buồng trứng là tình trạng buồng trứng bị viêm nhiễm do sự tấn công bởi vi khuẩn, nấm…Phụ nữ có thói quen vệ sinh vùng kín kém khoa học, quan hệ tình dục không lành mạnh hoặc thực hiện các thủ thuật can thiệp vào âm đạo, tử cung thì có nguy cơ cao bị viêm buồng trứng.

Bệnh lý này gây rối loạn quá trình rụng trứng. Nếu không được điều trị, bệnh có thể tiến triển thành suy buồng trứng, tắc vòi trứng, làm tăng nguy cơ vô sinh và ung thư buồng trứng trong tương lai.

U nang buồng trứng

Trứng nằm ở đâu trong cơ thể

U nang buồng trứng (tiếng anh: Ovarians cyst) là những khối u hình thành bên trong buồng trứng có dạng như một chiếc túi có lớp màng vỏ bên ngoài, bên trong là dịch lỏng hoặc các hỗn hợp phức tạp.

U nang buồng trứng đa phần là loại cơ năng lành tính, không cần điều trị cũng có thể tự tiêu biến sau 2 – 3 tháng. Một số ít u nang thuộc loại bệnh lý, chúng có thể tiến triển thành ung thư trong tương lai.

U nang buồng trứng có kích thước lớn có thể gây ra các biến chứng như là xoắn, vỡ, nhiễm khuẩn, rất nguy hiểm. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, sẽ nguy hại đến tính mạng.

Nếu phụ nữ mang thai có u nang buồng trứng, chúng có thể gây ảnh hưởng ít nhiều tới sự phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.

Xem chi tiết về bệnh lý u nang buồng trứng tại đây

Suy buồng trứng

Là tình trạng chức năng nội tiết và ngoại tiết của buồng trứng bị suy giảm. Buồng trứng không thể thực hiện được chức năng sản sinh và nuôi dưỡng trứng. Đồng thời, các chức năng sinh dục khác của chị em cũng bị ngừng như là ham muốn tình dục suy giảm do hormone kích thích ham muốn không được sản sinh, các nội tiết tố bị rối loạn gây mất cân bằng cơ thể.

Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là tình trạng các khối u ác tính phát triển ở buồng trứng trái, phải hoặc cả hai bên buồng trứng. Các tế bào ung thư sẽ dần dần xâm lấn các mô và cơ quan lân cận, khi đó chức năng giải phóng trứng hay sản xuất hormone sẽ gặp nhiều trục trặc. Ở giai đoạn muộn, tế bào ác tính sẽ di căn theo đường máu hoặc hệ bạch huyết tới nhiều nội tạng khác trong cơ thể.

Ung thư buồng trứng không chỉ đe dọa vô sinh, mà còn đe dọa tử vong hàng đầu. Do đó, phụ nữ cần chủ động đi khám phụ khoa định kỳ để kịp phát hiện bất thường cũng như tầm soát ung thư, để điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo:

  • https://teachmeanatomy.info/pelvis/female-reproductive-tract/ovaries/
  • https://www.britannica.com/science/ovary-animal-and-human/Regulation-of-ovarian-function