Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn cháo gì năm 2024

Bên cạnh đó, mẹ cần quan tâm đến chế độ ăn uống để tạo ra nguồn sữa chất lượng, hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa cho con. Theo đó, mẹ nên:

  • Tăng cường các loại rau củ quả để bổ sung chất xơ.
  • Bổ sung nhóm thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, chuối, quả bơ, đu đủ, táo, lê… vào chế độ ăn uống.
  • Mẹ cũng nên ăn sữa chua - nguồn thực phẩm chứa lợi khuẩn tốt cho đường ruột.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Ngoài ra, mẹ nên ăn uống đa dạng, đảm bảo cân bằng 4 nhóm dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Cần kiêng những thực phẩm cay nóng, thức ăn nhanh và chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn có nhiều dưỡng, rượu bia, cà phê…

Trong trường hợp mẹ không có đủ sữa, có thể cho trẻ bú thêm sữa công thức để đảm bảo con nhận đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết. Nhưng mẹ cần chọn sữa phù hợp với độ tuổi của trẻ, ưu tiên nguồn sữa mát dịu, dễ tiêu hóa và chứa các dưỡng chất tốt cho đường ruột non yếu của con yêu.

Sữa dê Kabrita: Mát dịu từ thiên nhiên - Cho bé tiêu hóa khỏe

Kế thừa đặc tính mát lành từ sữa dê với nguồn đạm quý A2, không chứa đạm A1 βcasein (đạm khó tiêu), sữa dê Kabrita mang đến nguồn dưỡng chất êm dịu, hạn chế tình trạng táo bón, đầy hơi. Không chỉ vậy, công thức sữa còn có nồng độ αs1-casein thấp giúp tạo ra các mảng sữa đông mềm hơn, cho trẻ tiêu hóa dễ dàng. Cùng với đó là dưỡng chất Oligosaccharides và Nucleotide dồi dào, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa nhiều vấn đề tiêu hóa khác.

Sữa dê Kabrita còn sở hữu công thức cải tiến, bổ sung chất xơ GOS giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột; Beta-palmitate hỗ trợ trẻ tăng trưởng tốt. Kết hợp là DHA và ARA giúp trẻ phát triển trí não, thị giác; cùng 22 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, hỗ trợ nâng cao đề kháng, tạo nền tảng cho bé phát triển khỏe mạnh.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn cháo gì năm 2024

Chọn sữa dê Kabrita - Mẹ trao cho con nguồn sữa mát lành từ thiên nhiên

Sữa dê Kabrita không chỉ mát dịu với hệ tiêu hóa mà còn được đánh giá cao bởi vị sữa thanh nhạt, dễ uống. Sản phẩm được nhập khẩu và phân phối chính hãng bởi Công ty New Retail CPG. Cha mẹ có thể dễ dàng tìm mua sữa dê Kabrita qua website https://www.kabrita.vn hoặc https://www.kabrita.vn/collections/sua-kabrita hoặc gọi Tổng đài 1900 3454.

Sữa dê Kabrita còn được bày bán tại hệ thống siêu thị ConCung, Bibomart, Kidsplaza, Bé Bụ Bẫm trên toàn quốc và trên các trang thương mại điện tử như Lazada, Tiki…

Trẻ ăn dặm nên ăn gì khi bị rối loạn tiêu hóa?

Ở giai đoạn 6 tháng tuổi trở lên, chế độ dinh dưỡng của trẻ bao gồm bú sữa (sữa mẹ hoặc sữa công thức) và xen kẽ các bữa ăn dặm.

Do ‘làm quen’ với nguồn thực phẩm mới, hệ tiêu hóa của con có thể chưa thích nghi kịp nên rất dễ bị tiêu chảy, táo bón… Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì để nhanh khỏi?

Thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ

- Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt như đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành, lúa mạch… là gợi ý đầu tiên trong thực đơn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Đây là nguồn thực phẩm có nhiều chất xơ, không chứa chất béo, giúp cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa của trẻ.

- Thực phẩm từ gạo

Với ưu điểm dễ tiêu hóa, các món ăn từ gạo như cơm, cháo xay hoặc cháo hạt, phở… đều là những món ăn mẹ có thể tham khảo nếu đang băn khoăn bé bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì.

- Thịt gà

Thịt gà là thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa thấp, rất dễ tiêu hóa. Không chỉ vậy, đây là còn là nguồn thực phẩm bổ dưỡng vì có nhiều đạm, vitamin (A, E, C, B1…) và các khoáng chất (sắt, canxi…) giúp trẻ hồi phục sức khỏe nhanh hơn.

- Quả bơ

Với thành phần giàu chất xơ, kali, sắt cùng chất béo lành mạnh, quả bơ là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ đừng bỏ qua loại thực phẩm này nhé!

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn cháo gì năm 2024

Bổ sung các thực phẩm có lợi có thể giúp con cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa

- Khoai lang

Đáp án tiếp theo cho câu hỏi trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì đó là khoai lang. Trong loại củ quen thuộc này có chứa vitamin và các axit amin giúp kích thích nhu động ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, cải thiện tình trạng khó tiêu, táo bón hiệu quả.

- Chuối

Chuối không chỉ là loại trái cây thơm ngon, dễ ăn mà còn chứa nhiều kali và chất xơ, giúp ngăn ngừa táo bón và cải thiện nhiều vấn đề tiêu hóa khác. Ngoài ra, loại quả này còn chứa dồi dào vitamin và khoáng chất, hỗ trợ trẻ phục hồi sức khỏe khi đang mệt mỏi.

\>>> Đừng bỏ lỡ: 12 loại trái cây cho bé ăn dặm mà mẹ không nên bỏ qua

- Táo

Một thực phẩm tốt cho bé bị rối loạn tiêu khác mà mẹ không nên bỏ qua đó là quả táo. Trong táo có nhiều chất xơ, giúp kích thích nhu động ruột, hỗ trợ giữ nước, làm mềm phân, giảm nguy cơ táo bón. Táo còn cung cấp đa dạng các loại khoáng chất (kali, phốt pho…) và vitamin (A, C…) tốt cho sức khỏe toàn thân và hệ tiêu hóa của bé yêu.

- Dứa

Bé bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? - Đó là quả dứa. Nhờ chứa dồi dào vitamin C và chất xơ, loại quả này có thể cải thiện hoạt động tiêu hóa ở trẻ. Ngoài ra, quả dứa còn hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con.

- Sữa chua

Chế độ ăn của trẻ bị rối loạn tiêu hóa chắc chắn không thể thiếu sữa chua. Nhờ chứa một lượng lớn lợi khuẩn, sữa chua kích thích hoạt động hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng rối loạn đường ruột, hạn chế nguy cơ tiêu chảy, táo bón, khó tiêu…

Tuy nhiên, nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa do không dung nạp lactose, cha mẹ không nên cho con ăn sữa chua vì có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho bé rối loạn tiêu hóa

Ngoài hiểu rõ bé bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, cha mẹ cũng đừng quên bỏ túi thêm các nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho con yêu dưới đây:

Bữa ăn của trẻ đầy đủ 4 nhóm chất: Chất béo (trứng, cá béo, quả hạch, hạt chia…), chất đạm (các loại thịt nạc, ngũ cốc, trứng, sữa, hải sản…), chất bột đường (bánh mì, khoai, bún, các loại đậu…), vitamin và khoáng chất (trứng, thịt, sữa cá, các loại rau có màu xanh đậm…) . Trong đó ưu tiên chất xơ (có trong quả lê, dâu tây, táo, bơ, chuối, bông cải xanh, các loại rau…) để hỗ trợ sự phát triển của lợi khuẩn, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa và hấp thu tại đường ruột.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn cháo gì năm 2024

Chế độ ăn uống của trẻ cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và đa dạng thực phẩm

Thực đơn ăn uống phải phù hợp với độ tuổi của trẻ: Với trẻ từ 6 - 7 tháng tuổi nên ăn từ bột loãng rồi đến xay hoặc nghiền sền sệt; song song bú sữa cả ngày.Trẻ từ 8 - 9 tháng tuổi có thể ăn bột đặc, thức ăn thái nhỏ kèm bú sữa cả ngày. Trẻ từ 10 - 12 tháng nên cho ăn bột đặc, thức ăn thái nhỏ và cắt khúc để trẻ tập phản xạ nhai và cầm nắm, kèm bú sữa cả ngày. Với trẻ từ 12 - 24 tháng có thể ăn cháo, thức ăn cắt khúc với hàm lượng nhiều hơn. Sau 24 tháng tuổi thì con có thể ăn cơm cùng với gia đình.

Chế biến món ăn mềm và lỏng: Điều này giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng; đồng thời, mẹ cũng nên lựa chọn thực phẩm dễ tiêu, có thể hỗ trợ làm giảm các biểu hiện rối loạn tiêu hóa.

Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày: Trẻ 6 tháng tuổi nên ăn dặm 1 bữa mỗi ngày, đến 8 tháng tuổi thì bữa ăn sẽ tăng lên 2 bữa/ngày và khi được 10 tháng thì con có thể ăn 3 bữa ăn/ngày. Nếu con đang bị rối loạn tiêu hóa, mẹ có thể chia các bữa ăn thành thành nhiều bữa nhỏ, để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa của con. Ngoài ra, mẹ cũng không nên ép trẻ ăn vì dễ làm cho con sợ hãi, gây ra tình trạng biếng ăn.

Một số thực phẩm nên tránh

Để tránh trình trạng rối loạn tiêu hóa thêm nghiêm trọng, trẻ nên kiêng các nhóm thực phẩm như:

  • Thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, sô-cô-la…
  • Không nên cho trẻ ăn thức ăn nhanh, khó tiêu như thịt đóng hộp, thịt xông khói, xúc xích, pizza, sandwich…
  • Thực phẩm giàu chất béo như khoai tây chiên, bơ… hay các thực phẩm cay nóng như tiêu, ớt, gừng…

Qua những thông tin trên, cha mẹ đã biết được trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và cần tránh gì. Hy vọng các bậc phụ huynh sẽ xây dựng được cho bé yêu thực đơn ăn uống khoa học, giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa để giúp con cảm thấy dễ chịu và nhanh chóng hồi phục sức khỏe!

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nên ăn gì?

Khi trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên bổ sung nhiều thức ăn từ gạo như cháo xay, cơm trắng để cải thiện chất lượng sữa. Gạo là loại thực phẩm giàu carbohydrate và chứa nhiều vi lượng tốt cho cơ thể, qua đó giúp bổ sung dinh dưỡng nhưng không gây áp lực lên hệ tiêu hóa nhiều.nullTrẻ sơ sinh bú mẹ bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên ăn gì và kiêng gì? - Frisowww.friso.com.vn › tre-so-sinh-bi-roi-loan-tieu-hoa-me-nen-an-ginull

Nấu cháo gì cho bé dễ tiêu?

Bé bị táo bón nên ăn cháo gì?.

Cháo mồng tơi nấu ngao. Pectin trong rau mồng tơi là một loại chất xơ hòa tan có tác dụng nhuận tràng hiệu quả. ... .

Cháo chuối yến mạch. Yến mạch và chuối đều rất giàu chất xơ và chất xơ trong chuối, yến mạch cũng là thức ăn yêu thích của lợi khuẩn. ... .

Cháo đậu bắp. ... .

Cháo tôm rau dền. ... .

Cháo bí đỏ.

Cho trẻ ăn gì để dễ tiêu hóa?

10+ thực phẩm dễ tiêu hóa cho bé không thể bỏ qua.

1.1. Gạo trắng. ... .

1.2. Sữa và các chế phẩm từ sữa. ... .

1.3. Rau xanh. ... .

1.4. Quả bơ ... .

1.5. Chuối. ... .

1.6. Khoai lang. ... .

1.7. Sữa chua. ... .

1.8. Cá.

Cho bé ăn cháo gì khi bị tiêu chảy?

Cháo trứng gà đậu đỏ giúp cải thiện tiêu chảy..

Cháo thịt bò măng tây cho bé tiêu chảy..

Cháo ức gà nấm hương bổ dưỡng..

Cháo hàu sữa đậu xanh cho bé tiêu chảy..

Cháo cá chép dinh dưỡng cho trẻ tiêu chảy..

Cháo chim bồ câu giúp cải thiện tiêu chảy..

Cháo cá hồi bí đỏ cho bé tiêu chảy..

Cháo thịt heo cà rốt cho bé bị tiêu chảy..