Ví dụ về quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

Bài 20- Lớp vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa líI/ Mục tiêu:1. Kiến thức: HS hiểu và trình bày được:* Khái niệm lớp vỏ địa lí và giới hạn của nó.* Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.* ý nghĩa thực tiễn của quy luật.2. Kĩ năng: Biết phân tích để thấy rõ sự tác động qua lại giữa các thành phần tự nhiên.* Vận dụng kiến thức đã học để phân tích vấn đề - các hiện tượng để làm rõ quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.3. Thái độ: Có ý thức và hành động bảo vệ tự nhiên.* Rèn luyện tình cảm trong học tập, nghiên cứu, trong các hoạt động lao động, sản xuất tác động vào tự nhiên.II/ Đồ dùng dạy - học: * Tranh ảnh về sự tác động của con người vào tự nhiên.* Các hình ảnh cảnh quan tự nhiên trước và sau khi có tác động của con người III/ Hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức lớp:2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu nguyên nhân gây ra sự phân bố các vành đai thực vật và đất theo chiều cao.3. Bài mới:Mở bài: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu tìm hiểu về “ lớp vỏ địa lí” (còn gọi là lớp vỏ cảnh quan) và một trong các quy luật quan trọng nhất của nó, đó là: Tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.Hoạt động 1lớp vỏ địa líHoạt động dạy và học Nội dung- Lớp vỏ địa lí là gì? HS trình bày định nghĩa về lớp vỏ địa lí theo SGK trang 74.GV: Các lớp vỏ bộ phận gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển (5 quyển).GV nhấn mạnh: Xâm nhập và tác động lẫn nhau, trao đổi vật chất và năng lượng giữa I/ Lớp vỏ địa lí (Lớp vỏ cảnh quan):- Định nghĩa: Lớp vỏ địalí là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau.các thành phần tự nhiên trong lớp vỏ địa lí.Ví dụ: - Nước , khí và chất khoáng thường xâm nhập vào cơ thể sinh vật qua quá trình dinh dưỡng và quang hợp.- Thực vật lại thường xuyên trả các chất đó vào môi trường qua sự bốc hơi, hô hấp và phân hủy xác của chúng - Vỏ địa lí và vỏ Trái Đất có gì khác nhau ? HS nghiên cứu SGK trang 74, 75, hình 20.1 và dựa vào kiến thức đã học về vỏ Trái Đất để trả lời.GV kẻ bảng so sánh vỏ địa lí và vỏ trái Đất, ghi ý kiến của HS sau khi đã được chuẩn xác.- Bảng so sánh vỏ đại lí và vỏ Trái Đất (xem phụ lục ở cuối bài)Hoạt động 2:quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.Hoạt động dạy và học Nội dung- Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là gì? HS dựa vào nội dung SGK trang 75 để trả lời.- Nguyên nhân tạo nên quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là gì? HS thảo luận nhóm để nêu được nguyên nhân:+ Mọi thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động của nội lực và ngoại lực.+ Chúng không tồn tại và phát triển một cách cô lập mà tác động qua lại mật thiết với nhau, xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau để tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh - Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí được thể hiện như thế nào?- Em hãy nêu và phân tích các ví dụ biểu hiện quy luật thống nhất và hoàn chỉnh II/ Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí:1. Khái niệm: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí.2. Biểu hiện của quy luật: Trong một lãnh thổ:- Các thành phần tự nhiên luôn có sự ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau.- Nếu một thành phần thay đổi của lớp vỏ địa lí.HS trình bày các ví dụ trong SGK trang 75 chú ý chỉ rõ đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả.* Ví dụ 1:+ Mùa mưa đến→ Mùa lũ: nước sông lên cao, lưu lượng nước, lượng phù xa, vận tốc dòng chảy, mức độ xói lở bờ được tăng cường.+ Mùa mưa qua→ sông ngòi trở lại bình thường.+ Ví dụ 2:Khí hậu biến đổi từ khô hạn sang ẩm ướt, mưa nhiều làm cho:+ Chế độ dòng chảy tăng.+ Khả năng xói mòn tăng.+ thực vật phát triển mạnh hơn.+ Quá trình phá hủy đá và hình thành đất nhanh hơn.* Ví dụ 3:(Hình 20.2) Rừng bị phá hủy dần đến:+ Khí hậu biến đổi.+ Dòng chảy không ổn định và gián tiếp gây hạn hán, lũ lụt ở đồng bằng + Đất xói mòn, thoái hóa (ví dụ từ đất feralit thành đất xói mòn trơ sỏi đá).+ Sinh vật bị xuy giảm.- Qua các ví dụ trên, em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên trong lớp vỏ địa lí?Nhận xét: Rõ ràng các thành phần tự nhiên không tồn tại độc lập mà có sự tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau.- Nhận thưc được quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí có ý nghĩa như thế nào?HS nghiên cứu SGK trang 76.GV nhấn mạnh: Mọi hoạt động kinh tế của con người đều là hoạt động can thiệp vào các mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.3. ý nghĩa thực tiễn: Trước khi tiến hành các hoạt động cần:- Có sự nghiên cứu kĩ lưỡng, toàn diện môi trường tự nhiên.- Dự báo trước những thay đổi của các thành phần tự nhiên khi tác động vào môi trường để đề phần tự nhiên có thể tạo ra “ hiệu ứng đôminô” làm biến đổi toàn bộ môi trường tự nhiên đẫn đến những hậu quả khôn lường.- Em có dự định gì để góp phần nhỏ bé của mình vào việc bảo vệ môi trường? (Trồng cây gây rừng )xuất các giải pháp tháo gỡ.1. Bảng so sánh vỏ địa lí và vỏ trái đấtNội dung so sánh Vỏ trái đất Vỏ địa líChiều dày5 → 70 km 30 → 35 kmPhạm vi Từ bề mặt Trái Đất đến bao mantiTừ giới hạn dưới của tầng ôdôn đến đáy vực thẳm đại dương (ở đại dương).Đáy lớp vỏ phong hóa (ở lục địa)Trạng thái, thành phầnVỏ cứng, gồm các lớp trầm tích. granit(sian), badan(sima)Gồm 5 quyển khác nhau:(Khí quyển, thạch quyển,thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển)IV/ Củng cố: Nêu một số ví dụ về các hoạt động kinh tế của con người có ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên.V. hoạt động nối tiếpVề nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.Nguyên nhân Biểu hiện+ Mọi thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động của nội lực và ngoại lực.+ Chúng không tồn tại và phát triển một cách cô lập mà tác động qua lại mật thiết với nhau, xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau để tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh Trong một lãnh thổ:- Các thành phần tự nhiên luôn có sự ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau.- Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

  • Giải Địa Lí Lớp 10
  • Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 10
  • Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 10 Nâng Cao
  • Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 10

Giải Bài Tập Địa Lí 10 – Bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 20 trang 76: Việc phá rừng đầu nguồn sẽ gây những hậu quả gì đối với đời sống và môi trường tự nhiên?

Trả lời:

Gây xói mòn đất dẫn đến thoái hóa đất, lũ quét và sạt lở đất, động vật mất môi trường sống, biến đổi khí hậu,…

Bài 1 trang 76 Địa Lí 10: Nêu khái niệm về lớp vỏ địa lý (lớp vỏ cảnh quan). Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí (về chiều dày, thành phần vật chất….).

Trả lời:

– Lớp vỏ địa lý là lớp vỏ Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.

– Phân biệt:

+ Lớp vỏ Trái Đất: là lớp vỏ cứng, mỏng, có chiều dày từ 5km (ở đại dương) đến 70km (ở lục địa), được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích badan, granit).

+ Lớp vỏ địa lý có chiều dày từ 30 đến 35km tính từ giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương, ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa. Thành phần của lớp vỏ địa lý gồm khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển, chúng xâm nhập và tác động lẫn nhau.

Bài 2 trang 76 Địa Lí 10: Trình bày khái niệm, sự biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật về tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

Trả lời:

– Khái niệm: là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lý.

– Biểu hiện: trong tự nhiên bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại ảnh hưởng nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.

– Ý nghĩa thực tiễn: cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lý của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.

Bài 3 trang 76 Địa Lí 10: Lấy một vài ví dụ minh họa về những hậu quả xấu do tác động của con người gây ra đối với môi trường tự nhiên.

Trả lời:

– Phá rừng gây xói mòn đất, thoái hóa đất, động vật mất môi trường sống.

– Rác thải quá nhiều gây ô nhiễm nguồn nước làm chết các sinh vật dưới nước.

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 20: Lớp vỏ địa lý - Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí vừa được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm kèm theo đáp án nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Bài: Lớp vỏ địa lý - Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

  • A/ Lý thuyết Địa lý 10 bài 20
    • I/ Lớp vỏ địa lí
    • II/ Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí
  • B/ Bài tập minh họa

A/ Lý thuyết Địa lý 10 bài 20

I/ Lớp vỏ địa lí

1/ Khái niệm

- Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập, tác động lẫn nhau.

2/ Giới hạn

- Trên: Phía dưới của lớp ôzôn.

- Dưới: Đáy vực thẳm đại dương và đáy lớp vỏ phong hóa ở lục địa.

- Chiều dày khoảng 30-35km.

II/ Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

1/ Khái niệm

a/ Khái niệm

- Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ nhỏ trong lớp vỏ địa lí.

b/ Nguyên nhân

- Mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của nội lực và ngoại lực.

- Các thành phần tự nhiên luôn có sự tác động qua lại và gắn bó mật thiết với nhau.

2/ Biểu hiện

- Trong một lãnh thổ:

+ Các thành phần tự nhiên luôn có sự ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau.

+ Nếu một thành phần thay đổi sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.

- Ví dụ 1: Khí hậu (lượng mưa tăng):

+ Sông ngòi (lưu lượng nước, dòng chảy tăng).

+ Địa hình (mức độ xói mòn tăng).

+ Thổ nhưỡng (lượng phù sa tăng).

- Ví dụ 2: Khí hậu từ khô hạn sang ẩm ướt:

+ Sông ngòi (thay đổi chế độ dòng chảy).

+ Địa hình (xói mòn mạnh, phá hủy đá).

+ Thổ nhưỡng (quá trình hình thành đất nhanh hơn).

+ Thực vật (phát triển mạnh).

- Ví dụ 3: Thực vật rừng bị phá hủy:

+ Địa hình (xói mòn).

+ Khí hậu (biến đổi).

+ Thổ nhưỡng (đất biến đổi).

3/ Ý nghĩa thực tiễn

- Trước khi tiến hành các hoạt động:

- Cần phải nghiên cứu kĩ, toàn diện môi trường tự nhiên.

- Dự báo trước những thay đổi của các thành phần tự nhiên khi tác động vào môi trường để đề xuất các giải pháp tháo gỡ.

B/ Bài tập minh họa

Bài tập số 1: Việc phá rừng đầu nguồn sẽ gây hậu quả gì đối với đời sống và môi trường tự nhiên?

- Gây lũ lụt, đặc biệt là rừng đầu nguồn vì rừng có thể điều tiết nước rất tốt.

- Sạt lở, xói mòn đất vì rừng giúp giữ đất.

- Làm mất nơi sinh sống của các loài động vật, gây tuyệt chủng. Gián tiếp phá hoại đời sống con người vì khi không còn nơi sinh sống, thú vật sẽ về phá hoại công trình của con người, thậm chí đe dọa cả tính mạng.

- Gián tiếp gây hiệu ứng nhà kính và khí hậu ấm dần lên vì rừng lọc khí CO2 tạo ra O2, giúp cân bằng và duy trì lượng CO2 cho khí quyển, không vượt quá mức cho phép….

Bài tập số 2: Nêu khái niệm về lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan). Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí (về chiều dày, thành phần vật chất…)

- Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.

- Phân biệt:

+ Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) có chiều dày khoảng 30 đến 35 km (tính từ giới hạn dưới của lớp ôzôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa). Thành phần vật chất của lớp vỏ địa lí bao gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau.

+ Lớp vỏ Trái Đất là lớp vỏ cứng, mỏng, độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, bazan).

Bài tập số 3: Trình bày khái niệm, sự biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật về tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.Khái niệm: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí.

- Biểu hiện của quy luật

+ Trong tự nhiên bất kì lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.

  • Ý nghĩa thực tiễn: Cho chúng ta thấy sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.

C/ Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Nguyên nhân nào sau đây tạo nên quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí?

A. Tác động của bức xạ Mặt Trời.
B. Tác động đồng thời của nội lực và ngoại lực.
C. Sự phân hủy các chất phóng xạ trong lòng Trái Đất.
D. Sự dịch chuyển của vật chất theo quy luật trọng lực bên trong Trái đất

Câu 2: Giới hạn phía dưới của lớp vỏ địa lí là

A. Giới hạn phía dưới của thủy quyển và thạch quyển.
B. Đáy vực thẳm đại dương và hết thạch quyển trên lục địa.
C. Hết tầng trầm tích của vỏ trái đất.
D. Đáy vực thẳm đại dương và hết lớp vỏ phong hóa trên lục địa.

Câu 3: Hiện tượng Elnino dẫn đến sự thay đổi nào sau đây ở hoang mạc Atacama?

A. Lượng mưa rất thấp.
B. Sự sống bị hủy diệt,
C. Đất đai cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng.
D. Các lòng cạn biên thành các dòng sông.

Câu 4: Việc phá rừng đầu nguồn dẫn đến hệ quả nào sau đây?

A. Khí hậu điều hòa.
B. Mực nước ngầm nâng cao.
C. Đất đai xói mòn, rửa trôi.
D. Mở rộng phạm vi cư trú của động thực vật.

Câu 5: Sự biến đổi khí hậu từ khô hạn sang ẩm ướt dẫn đến hệ quả nào sau đây?

A. Thực vật trở nên nghèo nàn.
B. Mực nước sông ngòi bị hạ thấp.
C. Làm giảm quá trình xói mòn, rửa trôi.
D. Quá trình phá hủy đá và hình thành đất nhanh hơn.

Câu 6: Muốn sử dụng bất kì một lãnh thổ nào, cần phải

A. nghiên cứu kĩ càng yếu tố khí quyển, thạch quyển.
B. nghiên cứu kĩ càng yếu tố thạch quyển, sinh quyển,
C. nghiên cứu kĩ càng yếu tố khí quyển, thủy quyển.
D. nghiên cứu kĩ càng và toàn diện các điều kiện địa lí.

Câu 7:Với quy luật về sự thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, khi tiến hành các hoạt động khai thác tự nhiên trong lớp vỏ địa lí cần hết sức chú ý

A. Mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí là một bộ phận riêng biệt, cần được bảo vệ
B. Sự can thiệp vào mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí sẽ gây phản ứng dây chuyển tới các thành phần khác
C. Để đạt hiệu quả cao, cần tác động vào các thành phần của lớp vỏ địa lí cùng một lúc.
D. Hết sức hạn chế việc tác động vào các thành phần của lớp vỏ địa lí.

---------------------------------------

Với nội dung bài Lý thuyết Địa lý 10 bài 20: Lớp vỏ địa lý - Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về khái niệm, đặc điểm và vai trò của lớp vỏ địa lý, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 20: Lớp vỏ địa lý - Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 10 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số các tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Giải tập bản đồ Địa lí 10, Giải bài tập Địa Lí 10 ngắn nhất, Soạn Địa 10, Giải Vở BT Địa Lí 10, Tài liệu học tập lớp 10

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.