Vì sao trẻ em nước ta hay mắc bệnh giun đũa

Đề bài

Sự lây bệnh giun đũa ở người qua con đường nào? Vì sao trẻ em ở nước ta hay mắc bệnh giun đũa?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Giun đũa thường kí sinh ở ruột non người nhất là ở trẻ em gây đau bụng, đôi khi gây tắc ruột và tắc ống mật 

Lời giải chi tiết

Giun đũa xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hoá là chính, cụ thể như sau:

- Ăn thức ăn có nhiễm trứng giun do rửa không sạch hay ruồi nhặng truyền vào.

- Ăn rau sống có tưới phân tươi nên dính nhiều trứng giun.

- Trứng giun cũng dính vào tay, thìa, bát, đũa... do rửa không sạch.

Trẻ em ở nước ta nhiễm bệnh giun đũa cao còn vì các nguyên nhân sau :

- Không có thói quen rửa tay trước khi ăn.

- Hay trực tiếp cầm tay vào thức ăn để ăn.

- Có thói quen bú ngón tay khi ngủ, thậm chí ngay lúc đang thức.

Loigiaihay.com

Ngoài ra, các triệu chứng còn phụ thuộc vào cơ quan của cơ thể bị ảnh hưởng. Một số biểu hiện mà bố mẹ có thể dễ nhận biết con bị giun đũa như:

  • Ngứa ở hậu môn
  • Ho ra giun
  • Trẻ thở khò khè hay khó thở
  • Phát hiện giun trong phân
  • Kém ăn, sút cân
  • Sốt nhẹ
  • Thường xuyên buồn nôn và nôn
  • Tiêu chảy
  • Đau bụng hoặc đầy hơi
Vì sao trẻ em nước ta hay mắc bệnh giun đũa
Trẻ kén ăn, sụt cân cũng là một trong những triệu chứng bị nhiễm giun đũa

Trẻ em bị mắc giun đũa có nguy hiểm không?

Nhiều bố mẹ lo lắng, không biết tại sao trẻ em hay mắc bệnh giun đũa, trẻ em mắc giun đũa có gây nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ, ấu trùng giun đũa có thể gây kích thích dị ứng trong phổi làm tổn thương mao mạch và phế nang. Lúc này, bệnh nhân sẽ có một vài biểu hiện như sốt nhẹ, ho khan, đờm lẫn máu, thở khò khè, khó thở và đau sau xương ức.

Một số bé sẽ nổi mẩn ngoài da và nghe thấy ran trong phổi. Nhiều trường hợp, ấu trùng giun di chuyển vào não, thận, mắt, tuỷ sống… gây tác động trực tiếp đến các cơ quan này của trẻ. Nếu số lượng giun đũa trưởng thành không nhiều thì khôn gây ra triệu chứng nào.

Còn trẻ nhiễm giun nặng sẽ xuất hiện các triệu chứng loét dạ dày tá tràng hay có cảm giác khó chịu ở bụng trước hoặc sau bữa ăn. Trẻ có thể khạc hay nôn ra giun qua mũi, miệng.

Nhiều trường hợp, giun chui vào ống mật chủ, ống tụy, ruột thừa, túi thừa của ruột… gây viêm đường mật, viêm túi mật, áp-xe gan do vi khuẩn, viêm tụy hoặc hoàng đản tắc mật.

Nếu trẻ nhiễm giun rất nặng, các búi giun gây tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột. Trẻ bị nhiễm giun vừa phải đến nặng có thể gây chậm lớn. Do đó, bố mẹ cần quan tâm chăm sóc con để sớm phát hiện triệu chứng nhiễm giun và có biện pháp điều trị phù hợp.

Cách điều trị giun đũa hiệu quả nhất hiện nay mà bố mẹ cần biết

Một số thuốc điều trị giun đũa mà các bậc làm cha làm mẹ có thể tham khảo như albendazol, levamisol, pyrantel pamoat, mebendazol, piperazin. Thông thường, trẻ nhiễm giun đũa, giun móc và giun tóc đi kèm với nhau nên áp dụng điều trị đồng thời bằng albendazol, mebendazol hoặc oxantel, pyrantel pamoat.

Ngày nay, tình trạng trẻ em bị nhiễm giun sán ở Việt Nam ngày càng phổ biến. Trẻ em bị nhiễm giun chiếm đến 70 - 80%. Phổ biến nhất là giun đũa. Vậy tại sao trẻ em hay mắc bệnh giun đũa? Bài viết sau đây sẽ giúp bố và mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé! 

Lý do tại sao trẻ em hay mắc bệnh giun đũa?

Giun đũa trưởng thành có kích thước khá lớn. Giun có màu sắc trắng hoặc hồng nhạt. Với giun đực sẽ có chiều dài khoảng 15cm - 17cm và giun cái có chiều dài khoảng 20cm - 25cm. Vị trí ký sinh của giun đũa là ở ruột non của con người.

Giun phát triển ở nhiệt độ môi trường nhiệt đới. Trứng giun đũa rơi vào trong đất, sau khoảng 2 tuần trứng sẽ phát triển thành ấu trùng giun. 

Trứng giun chỉ bị tiêu diệt hoàn toàn khi ở nhiệt độ > 60 độ C. Các thói quen đi chân đất, khi các bé tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhưng không có dụng cụ bảo vệ, không vệ sinh tay chân sạch sẽ, cho tay vào miệng,... sẽ gây ra bệnh giun đũa.

Ở các vùng nông thôn, tập quán ăn rau sống và sử dụng phân tươi để bón rau vẫn còn tồn tại. Trứng giun thải ra trong phân không được loại trừ dù cho có rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần. Khi bị bệnh giun đũa, dấu hiệu nào để nhận biết?

Vì sao trẻ em nước ta hay mắc bệnh giun đũa

Triệu chứng bệnh giun đũa là gì?

Các bậc phụ huynh nên để ý các triệu chứng khi trẻ mắc bệnh giun. Biểu hiện của nhiễm giun đũa rất dễ nhầm lẫn vào các bệnh lý khác. Sau đây là những biểu hiện của trẻ nhỏ mà các bạn cần lưu ý:

  • Đi ngoài ra giun hoặc ho sặc ra giun.

  • Bị rối loạn tiêu hóa khoảng thời gian dài.

  • Thở khò khè, khó thở mãn tính.

  • Tắc mật, sỏi mật, viêm đường mật, lý do giun đi từ ruột non qua ống mật.

  • Đau ngực dữ dội, ho khan, sốt cao nếu giun đi lên phổi.

  • Tắc ruột, chướng bụng, bị táo bón, đau quặn bụng từng cơn, bị viêm ruột thừa cấp.

  • Bị suy dinh dưỡng, còi cọc.

Với những triệu chứng trên, hy vọng các mẹ sẽ nhanh chóng phát hiện kịp thời và điều trị cho trẻ. Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm giun, vì thế các bậc phụ huynh nên bảo vệ và hướng dẫn các bé các phòng tránh bệnh giun đũa. Việc phòng tránh này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.

Cách phòng chống trẻ nhiễm giun đũa như thế nào?

Vì sao trẻ em nước ta hay mắc bệnh giun đũa

Để phòng chống nhiễm giun đũa cách tốt nhất là giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Bên cạnh đó, các mẹ cần phải áp dụng các biện pháp phòng tránh sau:

  • Nên uống thuốc tẩy giun định kỳ mỗi sáu tháng cho cả gia đình. 

  • Ăn các thức ăn nấu chín, uống nước đun sôi để nguội.

  • Không đi chân trần, nếu làm vườn cần đi ủng, mang khẩu trang, găng tay. 

  • Hướng dẫn trẻ nhỏ vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

  • Nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ nên được lau rửa với nước sát trùng.

  • Quét dọn nhà vệ sinh, cống rãnh thoát nước thường xuyên.

  • Hạn chế ăn rau sống. Không được dùng phân tươi bón rau, bón cây.

Ngày nay, điều kiện sống ngày càng phát triển, nguy cơ nhiễm giun ngày càng tăng cao. Vì thế, các bé cần được giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn chín uống sôi để phòng tránh nhiễm giun.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BSCKII Phan Thị Minh Hương - Bác sĩ Nội tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Ở xứ nhiệt đới như Việt Nam, môi trường sinh sống và tập tục ăn uống vô cùng đa dạng, vấn đề lây nhiễm các loại ký sinh trùng là khó tránh khỏi. Trong đó, nhiễm giun đũa khá thường gặp, đặc biệt là trẻ nhỏ. Triệu chứng bệnh giun đũa đa dạng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vậy nên những hiểu biết về vấn đề này là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.

Giun đũa có tên khoa học là Ascaris lumbricoides. Khác với các loài ký sinh trùng khác, đây là loại giun có kích thước khá lớn, như một con giun cái trưởng thành có chiều dài từ 20 đến 25 cm, giun đực là từ 15 đến 17cm. Giun có màu sắc trắng hay hồng, phần thân tròn còn phần đầu và phần đuôi thì thon nhọn. Vị trí ký sinh của giun đũa là ở ruột non của người.

Khi giun đũa cái đẻ trứng, nếu rơi vào trong đất, sau khoảng hai tuần, trứng giun sẽ phát triển thành ấu trùng giun. Nhiệt độ môi trường bình thường là vô cùng thuận lợi để ấu trùng giun tiếp tục vòng tuần hoàn. Trứng giun chỉ bị tiêu diệt với nhiệt độ từ trên 60 độ C. Chính thói quen đi chân đất, tiếp xúc môi trường bên ngoài mà không có dụng cụ, phương tiện bảo vệ, không vệ sinh tay sạch sẽ... là nguyên nhân gây bệnh giun đũa.

Ngoài ra, trẻ em cũng thường dễ bị nhiễm giun hơn người lớn, trẻ ở nông thôn cũng có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn trẻ ở thành thị. Do trẻ nhỏ thường chưa có ý thức vệ sinh cá nhân, hay đi chân trần, cho tay vào miệng, nuôi dưỡng trong môi trường nhà trẻ... nên đây là điều kiện dễ lây truyền.

Ở các vùng nông thôn, mặc dù đã có nhiều khuyến cáo, tập quán ăn rau sống, dùng phân tươi bón rau vẫn còn tồn tại. Trứng giun thải ra trong phân không được loại trừ dù cho có rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần. Con đường lây nhiễm tạo thành vòng luẩn quẩn.

Biểu hiện của nhiễm giun đũa không đặc trưng, dễ nhầm lẫn vào các bệnh lý khác.

Ở trẻ em, triệu chứng có thể là trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, suy dinh dưỡng, còi cọc, cân nặng chậm phát triển.

Nếu có quá nhiều giun trong ruột, trẻ sẽ có biểu hiện của tắc ruột. Cụ thể là trẻ bị đau bụng quặn từng cơn kèm chướng bụng, táo bón. Nếu giun từ ruột non đi qua ống mật sẽ gây tắc mật, viêm đường mật, sỏi đường mật, giun xuống ruột thừa gây viêm ruột thừa cấp.

Nếu giun đi lạc chỗ lên phổi, người bệnh có thể đến khám vì lý do khò khè, khó thở mạn tính hay biểu hiện cấp tính như đau ngực dữ dội, ho khan, sốt cao.

Một số trường hợp hiếm gặp là thấy được giun sống chui ra từ phân khi trẻ đi tiêu hay bắt gặp giun chui ra từ miệng, mũi khi trẻ ngủ hay ho, sặc.

Vì sao trẻ em nước ta hay mắc bệnh giun đũa

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, suy dinh dưỡng, còi cọc và trẻ bị đau bụng quặn từng cơn kèm chướng bụng là những biểu hiện của bệnh giun đũa

Để phòng chống nhiễm giun đũa, cũng như các loại ký sinh trùng khác nói chung, không có biện pháp nào hiệu quả hơn là thực hành vệ sinh sạch sẽ.

  • Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau dọn nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ thường xuyên với nước sát trùng.
  • Luôn ăn thức ăn đã nấu chín, nước đun sôi để nguội.
  • Hạn chế ăn rau sống; nếu cần, nên rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần với nước rửa rau chuyên dụng.
  • Không đi chân trần; nếu làm vườn, dọn rác, cây cỏ, cần đi ủng, mang khẩu trang, găng tay. Không được dùng phân tươi để bón rau, bón cây.
  • Đối với nhà vệ sinh, cống rãnh thoát nước, cần thường xuyên quét dọn, xử lý hóa chất diệt trùng thân thiện môi trường.
  • Đồng thời, cần có thói quen uống thuốc tẩy giun định kì mỗi sáu tháng cho cả gia đình. Thuốc có tác dụng không chỉ trên giun đũa và còn giúp diệt trừ các loại giun sán khác.

Tuy điều kiện sống ngày nay đã phát triển, nhưng nguy cơ lây nhiễm giun vẫn chưa loại trừ hoàn toàn. Giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn chín uống sôi là việc đơn giản nhất để phòng tránh nhiễm giun, bảo vệ sức khỏe của bạn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM: