Việt Nam có nguy cơ xảy ra chiến tranh không vì sao

Đã đến lúc Việt Nam nên xem lại chính sách 'Bốn không' của mình?

Việt Nam có nguy cơ xảy ra chiến tranh không vì sao
Việt Nam có nguy cơ xảy ra chiến tranh không vì sao

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Việt Nam ngày 12/11/2017

Sự kiện ở Bãi Tư Chính trên Biển Đông không có gì mới, chỉ là tiếp diễn xu thế chính sách của Trung Quốc từ năm 2005 hay sớm hơn, có thể đoán được là tình hình căng thẳng sẽ tiếp tục trong nhiều năm đến khi Trung Quốc dần dần thiết lập quyền kiểm soát trên phần lớn biển Đông, theo một nhà nghiên cứu chính trị học và Đông Nam Á học từ Đại học Oregon, Hoa Kỳ.

Với áp lực từ cả ngoài lẫn trong, đã đến lúc ban lãnh đạo Việt Nam cần xem xét thay đổi đối sách mà không chỉ là 'ba không' mà phải gọi là 'bốn không' bao gồm không kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, mà như đã thể hiện và thi triển có hệ thống và ổn định lâu nay, vẫn theo ý kiến này.

Chủ trương quan hệ thân thiết và liên Đảng, hơn nữa, đã tỏ ra "mâu thuẫn và làm giảm hiệu lực" của các biện pháp khác nhằm cân bằng với Trung Quốc, nếu nhìn từ góc độ lợi ích lâu dài của quốc gia, nó còn "cản trở" việc thực hiện những cải cách kinh tế - chính trị sâu rộng để tạo sự phát triển bền vững cho Việt nam, ý kiến này nhấn mạnh.

Bàn tròn BBC: Áp lực với TQ "từ chiến tranh tiền tệ" với Mỹ tới Biển Đông

Carl Thayer: 'Tam giác ngoại giao VN, TQ và Mỹ sẽ còn căng'

Biểu tình nhỏ ở Hà Nội về Bãi Tư Chính

VN 'quá rụt rè trước TQ' trong vấn đề Biển Đông

Bãi Tư Chính: Asean vẫn chia rẽ, người dân VN 'sẽ không manh động'

Trả lời BBC News Tiếng Việt qua bút đàm, mà dưới đây là nội dung, về sách lược và tính toán địa chính trị của Trung Quốc qua sự kiện ở khu vực Bãi Tư Chính từ đầu tháng 7/2019, Giáo sư Vũ Tường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN thuộc Đại học Oregon, trước hết nêu nhận định:

Sự kiện ở Bãi Tư Chính trên Biển Đông không có gì mới, chỉ là tiếp diễn xu thế chính sách của Trung Quốc từ năm 2005 hay sớm hơn. Với chính sách này, Trung Quốc ngày càng tăng cường các tuyên bố và biện pháp cưỡng chế thể hiện chủ quyền của mình ở vùng biển Nam Trung Hoa hay biển Đông của Việt nam. Xu hướng này thể hiện một Trung Quốc (cả lãnh đạo và dân chúng) tự tin vào sức mạnh quốc gia về cả quân sự và kinh tế, cũng như nhu cầu ngày càng lớn của Trung Quốc để trở thành một cường quốc hải quân sau khi đã là một cường quốc mậu dịch và kinh tế.

Xu hướng này có thể dẫn đến căng thẳng với Mỹ nếu Trung Quốc không khéo léo kiềm chế, nhưng có vẻ họ bất cần - vì tự hào dân tộc quá lớn chăng? Họ cũng thực sự tin rằng chủ quyền của phần lớn khu vực biển trên là thuộc về Trung Quốc. Họ cho rằng lãnh đạo Việt Nam ngày nay tráo trở lật lọng vì chính Thủ tướng Phạm Văn Đồng và toàn thể ban lãnh đạo miền Bắc Việt nam (Việt nam Dân chủ Cộng Hoà) vào năm 1958 đã công khai thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và thềm lục địa 12 hải lý của Trung Quốc quanh các đảo này.

Thực ra là 'Bốn không'?

Việt Nam có nguy cơ xảy ra chiến tranh không vì sao
Việt Nam có nguy cơ xảy ra chiến tranh không vì sao

Nguồn hình ảnh, HOANG DINH NAM/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Sự kiện ở Bãi Tư Chính trên Biển Đông không có gì mới, chỉ là tiếp diễn xu thế chính sách của Trung Quốc từ năm 2005 hay sớm hơn, theo GS Vũ Tường

BBC: Việt Nam có nên điều chỉnh chính sách quốc phòng 'ba không' lâu nay và liệu có khả năng xảy ra nguy cơ đối đầu xung đột ở mức cao trên Biển Đông hay không?

Giáo sư Vũ Tường: Chính sách của chính phủ Việt nam cho đến nay mà thể hiện rõ ràng là phản ứng yếu ớt; "giữ gìn đại cục"; đàn áp dân chúng biểu tình; nhận viện trợ và ưu đãi cho các công ty Trung Quốc đầu tư; "ba không" - thực ra là bốn không, còn bao gồm không kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế, làm cho lãnh đạo Trung Quốc càng tin là họ có thể dùng tiền để xoa dịu các phản đối nếu có từ phía Việt nam trước chính sách của họ.

Câu hỏi chính là liệu sẽ có chiến tranh Việt-Trung và Mỹ-Trung? Từ lâu tôi vẫn tin là căng thẳng ở biển Đông sẽ không dẫn đến chiến tranh Việt - Trung vì chính phủ Việt Nam có quá nhiều thứ để mất, đặc biệt là quyền lực độc tôn của Đảng Cộng sản và quyền lợi kinh tế của các công ty nhà nước, nếu để chiến tranh nổ ra.

Chiến tranh Mỹ-Trung cũng khó xảy ra phần vì Trung Quốc có thể đạt được mục tiêu (bá chủ phần lớn khu vực biển) mà không chạm đến lợi ích cốt lõi của Mỹ (tự do hàng hải).

BBC:Câu hỏi chính nào đang được đặt ra với giới nghiên cứu và những ai quan tâm tới an ninh, chính trị và bang giao quốc tế ở khu vực, đặc biệt liên quan đối sách của các nước được cho là nhỏ và yếu trong vùng?

GS. Vũ Tường: Giới nghiên cứu quan hệ quốc tế đã tranh luận nhiều về sự trỗi dậy của Trung Quốc, khả năng trỗi dậy hoà bình cũng như nguy cơ chiến tranh. Dĩ nhiên các nước lân bang của Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng trước nhất và nhiều nhất khi Trung Quốc trỗi dậy.

Trong tình hình này, các thể chế và tổ chức khu vực như ASEAN hay APEC có thể sẽ thay đổi, thậm chí giải thể và bị thay thế bởi những thể chế mới để phản ánh tương quan lực lượng mới. Ví dụ: khái niệm Ấn-Thái Bình Dương là một khái niệm khá mới. Ý tưởng này có thành hiện thực dưới hình thức một liên minh hay không còn phải chờ xem.

Việt Nam có nguy cơ xảy ra chiến tranh không vì sao
Việt Nam có nguy cơ xảy ra chiến tranh không vì sao

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Trung Quốc sử dụng nhiều phương tiện khác nhau, trong đó có các tàu 'nghiên cứu' Hải Dương Địa Chất, đưa vào các khu vực đang có tranh chấp ở Biển Đông và khu vực

Trong trung và dài hạn, các nước tương đối yếu hơn ở khu vực trong đó có Việt Nam sẽ phải tự điều chỉnh theo cách riêng của mình, dựa trên sức mạnh kinh tế và quân sự, vị trí địa lý, khả năng điều hành của lãnh đạo, v.v… Mỗi nước có những thách thức khác nhau và không có câu trả lời chung.

Lý thuyết quan hệ quốc tế cung cấp hai chọn lựa cơ bản cho các nước nhỏ trong khu vực: hoặc chấp nhận sự lãnh đạo của Trung Quốc hoặc dùng Mỹ và các cường quốc khác cân bằng Trung Quốc (luật pháp quốc tế cũng có thể là một loại đồng minh cân bằng với Trung Quốc trong việc tranh chấp lãnh thổ).

Hai chọn lựa này không loại trừ việc phát triển khả năng tự thân để tự vệ. Phát triển khả năng tự thân trước mắt là mua vũ khí và tăng cường hải quân cũng như phát huy tinh thần dân tộc, nhưng trong trung hạn phải có kế hoạch công nghiệp hoá gấp rút như Hàn Quốc đã làm trong 30 năm. Cân bằng để tự vệ có thể thông qua liên minh quân sự, quan hệ mậu dịch, hay cải tổ chính trị. Trong điều kiện Việt nam, dân chủ hoá sẽ tăng tính chính danh của chế độ đối với trong nước và thế giới, giúp Việt nam thêm sức mạnh, bạn bè.

Viễn vọng và kịch bản?

BBC: Quan hệ liên đảng cộng sản giữa chính quyền Việt Nam với Trung Quốc hiện nay có giúp giải quyết vấn đề, hay trở thành 'cái bẫy' lợi bất cập hại? Viễn vọng và kịch bản nào (kể cả nguy cơ nếu có) đang chờ Việt Nam, nếu không thay đổi đường lối?

Giải pháp nào cho tranh chấp Tư Chính?

Bãi Tư Chính: "Đã đến lúc VN kiện TQ ra tòa quốc tế"?

Bãi Tư Chính: TQ 'đẩy vấn đề' tinh vi hơn

Bãi Tư Chính và lô 06-01: Rõ hơn về tàu Trung Quốc ‘quấy nhiễu’ Việt Nam

Bình luận chuyện báo VN 'im' về vụ bãi Tư Chính

"Đối đầu" giữa các tàu TQ và VN lại xảy ra ở Biển Đông

GS. Vũ Tường: Trong thời gian dài trước năm 2007, ban lãnh đạo Việt nam không quan tâm lắm đến chủ quyền biển đảo. Từ năm đó, họ đã quan tâm hơn, tìm cách tăng cường khả năng tự thân tự vệ bằng quân sự và phát triển quan hệ với các đối thủ tiềm tàng của Trung Quốc như Mỹ, Nhật và Ấn Độ.

Mặt khác, họ từ chối dùng luật pháp quốc tế để kiện Trung Quốc, nâng cấp quan hệ với Mỹ trong một chừng mực hạn chế, đàn áp những biểu hiện của tinh thần dân tộc, và ngăn cản xã hội dân sự phát triển. Tại sao chính phủ Việt nam không làm tất cả những việc có thể làm?

Việt Nam có nguy cơ xảy ra chiến tranh không vì sao
Việt Nam có nguy cơ xảy ra chiến tranh không vì sao

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Tướng Ngụy Phượng Hoàng, mới đây phát biểu rằng nước này chưa bao giờ xâm lược một quốc gia nào trong lịch sử từ trước tới nay

Đó là vì đường lối chính, nhưng không công khai, của Đảng Cộng sản Việt nam là giải quyết vấn đề trên quan hệ song phương giữa hai Đảng cầm quyền mà cùng gắn nhãn "cộng sản", hai nhà nước mà cùng mô hình độc tài toàn trị, hai quân đội mà cùng gắn nhãn "nhân dân".

Chủ trương này có cơ sở lịch sử, cái thời mà "Bác Hồ ta đó cũng là bác Mao" như trong thơ Chế Lan Viên ghi lại và phản ánh, cơ sở viễn kiến chính trị vẫn được biết tới là "đại cục" hay tương lai toàn thắng của chủ nghĩa xã hội, và cơ sở vật chất với lợi ích kinh tế cho các công ty nhà nước hay "sân sau" của quan chức.

Chủ trương này tốt nhất cho Đảng Cộng sản Việt nam vì nó tương thích với mục tiêu và lợi ích của đảng này, nó còn dễ thực hiện vì nó đi theo đường lối sẵn có, không phải cố gắng nhiều mà đem lại lợi ích lớn trước mắt cho cán bộ đương chức đương quyền.

Chủ trương này, mặt khác, mâu thuẫn và làm giảm hiệu lực của các biện pháp khác nhằm cân bằng với Trung Quốc. Nếu nhìn từ góc độ lợi ích lâu dài của quốc gia, chủ trương này còn cản trở việc thực hiện những cải cách kinh tế chính trị sâu rộng để tạo sự phát triển bền vững cho Việt nam.

Quan hệ kinh tế gần gũi với Trung Quốc không mang lại công nghiệp tiên tiến mà có rủi ro lớn là nợ công, ô nhiễm môi trường, và tham nhũng. Cơ sở lịch sử và chính trị của chủ trương này hoàn toàn sai lệch, "viển vông" như từ ngữ của ông Nguyễn Tấn Dũng đã dùng.

Tương lai toàn thắng của chủ nghĩa xã hội chỉ là cái bánh vẽ lãnh đạo Đảng Cộng sản còn níu kéo nhưng cả thế giới và có lẽ đại đa số Đảng viên đã từ bỏ.

Lịch sử quan hệ hai Đảng Cộng sản Việt-Trung không có gì đáng tự hào nếu không nói là thảm kịch kinh tởm của niềm tin và sự phản bội lẫn nhau, dẫn đến chiến tranh và sự hy sinh vô ích của hàng vạn người dân và chiến sĩ.

Rất có thể áp lực ngày càng tăng của Trung Quốc và của dân chúng, kể cả những Đảng viên có tinh thần dân tộc, sẽ buộc Đảng của ông Nguyễn Phú Trọng phải thay đổi chính sách.

Vấn đề là Đảng này hiện nay thiếu lãnh đạo có tinh thần dân tộc, tầm nhìn xa, và khả năng tạo ra thay đổi bước ngoặt. Có thể đoán được là tình hình căng thẳng sẽ tiếp tục trong nhiều năm đến khi Trung Quốc dần dần thiết lập quyền kiểm soát trên phần lớn biển Đông.

Giáo sư Vũ Tường giảng dạy và nghiên cứu tại Khoa Khoa học Chính trị, Đại học Oregon, Hoa Kỳ từ năm 2008. Ông từng thỉnh giảng tại Đại học Princeton, Đại học Quốc gia Singapore, cũng như tại Naval Postgraduate School ở Monterey, California. Nghiên cứu của ông về chính trị so sánh, liên quan các chủ để về hình thành quốc gia, phát triển, chủ nghĩa dân tộc và các cuộc cách mạng, đặc biệt tập trung vào Đông Á. Chính sách quốc phòng "ba không" được Việt Nam thi triển bao gồm: không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia.

Bốn nguyên nhân có thể dẫn đến chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc

  • Nguyễn Hưng Quốc

Tàu chiến Trung Quốc phóng tên lửa trong một cuộc tập trận ở Biển Đông (Ảnh tư liệu).

Xem bình luận

Trong bài “Trung Quốc có đánh Việt Nam?” đăng kỳ trước, tôi nêu lên bốn lý do chính khiến tôi đi đến kết luận là Trung Quốc sẽ không tấn công Việt Nam bằng các biện pháp quân sự. Xin nói ngay: đó chỉ là một sự suy đoán. Lịch sử, nhất là lịch sử chiến tranh, nhiều lúc đi ra ngoài, có khi ngược hẳn lại, lý trí con người. Vào ngày 7 tháng 7 năm 1937 khi Nhật Bản xâm lược Trung Quốc hay ngày 1 tháng 9 năm 1939 khi Đức tấn công Ba Lan, rất hiếm người xem đó như là những bước khởi sự cho chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể đặt vấn đề: Nếu Trung Quốc quyết định tấn công Việt Nam thì quyết định ấy đến từ đâu và trong những trường hợp nào? Hay nói cách khác: những nguyên nhân nào có thể làm bùng nổ chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc?

Theo tôi, có bốn nguyên nhân chính:

Thứ nhất, nếu Trung Quốc thấy việc chiếm Biển Đông là điều tuyệt đối không thể nhân nhượng. Xin lưu ý là việc Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông có hai lý do chính: Một là muốn làm chủ hoàn toàn một trong những con đường hàng hải quan trọng nhất trên thế giới; và hai là muốn khai thác các mỏ dầu khí được tin là rất lớn dưới lòng Biển Đông. Việc làm bá chủ con đường hàng hải có thể được tiến hành lâu dài, trong nhiều năm hay nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, nếu việc thăm dò dầu khí cho biết kết quả khả quan, Trung Quốc có thể thúc đẩy quá trình độc chiếm Biển Đông nhanh hơn. Trong trường hợp đó, họ sẽ không ngần ngại dùng vũ lực để san bằng các thế lực chống đối.

Thứ hai, khi Trung Quốc có khủng hoảng về chính trị. Hầu hết các nước độc tài, khi tuyên chiến với nước khác, đều tuyên chiến khi họ đang ở thế yếu trước dân chúng, đặc biệt khi tính chính đáng của chế độ đang bị đe doạ. Những lúc như thế, người ta cần chiến tranh để, một là, khích động tinh thần quốc gia để đoàn kết mọi người đứng sau lưng chính quyền; hai là, đánh lạc hướng sự quan tâm của dân chúng: thay vì tập trung phê phán chính quyền, dân chúng sẽ đổ tất cả những oán hận của họ vào một quốc gia khác. Ở Trung Quốc hiện nay, sự bất mãn của dân chúng tuy khá lớn nhưng chưa trầm trọng đủ để thành một cuộc khủng hoảng. Những điều kiện để tạo ra một cuộc khủng hoảng như thế là: kinh tế bị suy thoái; nạn thất nghiệp tăng cao, khoảng cách giữa các tầng lớp giàu và nghèo thật lớn; ý thức dân chủ và các tổ chức xã hội dân sự phát triển mạnh. Khi nào những điều kiện ấy chín muồi? Không ai có thể biết được. Nhưng khi chúng xảy ra, chiến tranh với nước ngoài sẽ là một trong những biện pháp chính quyền Trung Quốc có thể sẽ sử dụng để bảo vệ chế độ của họ.

Thứ ba là khi Việt Nam gây hấn với Trung Quốc trước. Thật ra, cho đến nay, chiến thuật Việt Nam sử dụng trước những sự gây hấn ngang ngược của Trung Quốc là nhường nhịn và né tránh mọi sự đối đầu. Tàu Trung Quốc cướp bóc hoặc đâm chìm các tàu đánh cá của Việt Nam: Việt Nam nhịn. Khi Trung Quốc mang giàn khoan HD-981 vào tận thềm lục địa Việt Nam, Việt Nam cũng chỉ chống cự bằng cách cho tàu đánh cá và tàu cảnh sát biển chạy lòng vòng chung quanh và dùng vòi nước xịt nhau chứ không huy động đến các tàu chiến. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Việt Nam có thể nhường nhịn mãi. Sự nhường nhịn bao giờ cũng có mức độ. Cái gọi là mức độ ấy có hai khía cạnh: Một là mức độ của quốc gia và hai là mức độ của từng cá nhân. Mức độ của quốc gia là khi giới lãnh đạo Việt Nam tuyên bố dứt khoát một lằn ranh nào đó: vượt qua lằn ranh ấy, người ta sẽ ra lệnh nổ súng. Hai là mức độ chịu đựng của cá nhân: Không thể loại trừ trường hợp đứng trước sự khiêu khích của Trung Quốc, một người bộ đội nào đó không thể chịu đựng được nữa và tự động nổ súng cả khi chưa được lệnh. Đó là chưa kể Trung Quốc là sẽ chủ động khiêu khích để những phản ứng nóng nảy như thế xảy ra hầu có cớ tấn công Việt Nam một cách chính đáng trước dư luận quốc tế.

Thứ tư là khi Việt Nam công khai và chính thức thiết lập liên minh quân sự với Mỹ. Không có gì để hoài nghi nữa cả, một trong những thách thức lớn nhất mà Trung Quốc phải đối diện trong những thập niên sắp tới là chính sách xoay trục về châu Á của Mỹ. Trong chính sách ấy, Mỹ không những chuyển nhiều chiến hạm, tàu ngầm và các loại khí tài chiến tranh khác đến châu Á mà còn mở rộng liên minh phòng thủ với nhiều quốc gia khác trong khu vực. Trung Quốc dễ dàng chấp nhận các liên minh giữa Mỹ với Nhật Bản, Nam Triều Tiên và Philippines cũng như với Singapore vì những liên minh ấy đã có từ lâu, hơn nữa, không trực tiếp ảnh hưởng đến Trung Quốc. Điều Trung Quốc ngại nhất chắc chắn là một liên minh quân sự giữa Mỹ và Việt Nam. Lý do đơn giản là, một, Việt Nam nằm sát nách Trung Quốc; và hai, lãnh hải của Việt Nam trùng lắp lên con đường lưỡi bò của Trung Quốc. Một thế liên minh quân sự giữa Mỹ và Việt Nam, do đó, sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến âm mưu bành trướng của Trung Quốc. Chắc chắn Trung Quốc sẽ tìm mọi cách để ngăn chặn việc liên minh ấy. Biện pháp ngăn chặn cuối cùng là tấn công Việt Nam TRƯỚC khi liên minh ấy được hình thành.

Với nguyên nhân thứ tư vừa nêu, chúng ta nhận ra ngay cái khó của Việt Nam: Một mặt, không liên minh với Mỹ thì sẽ có nguy cơ bị Trung Quốc nuốt chửng; mặt khác, việc liên minh ấy cũng có khả năng dẫn đến chiến tranh với Trung Quốc. Giải quyết tình trạng tiến thoái lưỡng nan này là một trong những thách thức lớn nhất của nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Đại chiến thế giới lần 3 sẽ khởi động giữa Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông ?

Đăng ngày: 20/03/2021 - 13:21

Ảnh minh họa: Khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường USS John Finn (DDG 113) tiếp cận tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN 71) ngày 14/01/2021. Nhóm tác chiến tàu sân bay Theodore Roosevelt đã được phái trở lại Biển Đông ngay sau ngày ông Biden nhậm chức tổng thống Mỹ hôm 20/01/2021. USS Theodore Roosevelt (CVN 71) - Petty Officer 1st Class Christop

Thụy My

L’Expresstuần này giới thiệu cuốn sách của hai cựu sĩ quan Mỹ, phác họa kịch bản một sự leo thang chiến tranh giữa Bắc Kinh và Washington, dẫn đến thảm họa nguyên tử. Một kịch bản đen tối, nhưng không kém phần hiện thực.

Quảng cáo

Đọc tiếp