5 yếu to phi văn hóa của hofstede năm 2024

Hiện nay trên thế giới có 204 quốc gia, kèm theo đó là vô số các nền văn hóa, cách ứng xử khác nhau. Ví dụ như một số quốc gia theo đạo Hồi như Indonesia hay Ấn Độ thì không ăn thịt heo. Ngay cả khái niệm đúng giờ ở một số quốc gia cũng có sự khác biệt, trái ngược nhau.

Xu hóa toàn cầu hóa cùng sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay ngày càng giúp mối quan hệ giữa người với người trên toàn thế giới phụ thuộc lẫn nhau trên nhiều khía cạnh. Mọi người từ nhiều nền văn hóa khác nhau có cơ hội được làm việc và tiếp xúc với nhau. Làm thế nào để tạo được ấn tượng tốt, những điều cần lưu ý khi được làm việc trong môi trường đa văn hóa.

Vậy có tiêu chuẩn nào để đánh giá sự khác biệt giữa các nền văn hóa hoặc sự khác biệt đó dựa trên những khía cạnh nào? Để trả lời cho câu hỏi này, vào những năm 1980 xuất hiện một lý thuyết được cho là khuôn khổ cho sự giao tiếp đa quốc gia và vẫn được áp dụng cho tới nay đó chính là “Lý thuyết chiều văn hóa của Hofstede.

  1. Lịch sử ra đời lý thuyết văn hóa đa chiều của Hofstede

1 Giới thiệu về Hofstede

Geert Hofstede (2/10/1928 – 12/2/2020) là một nhà tâm lý học xã hội người Hà Lan, nhân viên IBM và Giáo sư danh dự về nhân chủng học và quản lý quốc tế tại Đại học Maastricht ở Hà Lan. Những cuốn sách ông viết được dịch thành nhiều thứ tiếng khác nhau, nổi tiếng với nghiên cứu tiên phong về các nhóm và tổ chức đa văn hóa.

1 Lý thuyết văn hóa đa chiều

Dựa vào việc phân tích các nhân tố, dữ liệu của bảng khảo sát nhân lực trên toàn thế giới mà Hofstede có cơ hội thu thập trong quá trình tuyển dụng nhân viên cho IBM, mô hình của ông miêu tả sự ảnh hưởng của văn hóa xã hội lên các thành viên trong xã hội từ đó đề ra Lý thuyết văn hóa đa chiều của Hofstede.

Hofstede đã thực hiện hai cuộc khảo sát vào năm 1968 và 1972 sau đó phân tích và chắt lọc kĩ càng đưa ra mô hình đầu tiên gồm bốn khía cạnh cần phân tích của các giá trị văn hóa bao gồm: Chủ nghĩa cá nhân – chủ nghĩa tập thể (individualism – collectivism), mức độ e ngại rủi ro (uncertainty avoidance), khoảng cách quyền lực (power distance) , masculinity-femininity (định hướng công việc - định hướng cá nhân).

Tuy nhiên Michael Harris Bond và các đồng nghiệp của mình ở Hồng Kông nhận thấy rằng, nếu chỉ dựa trên 4 khía cạnh nói trên thì vẫn còn hạn chế nên họ đã đưa ra khía cạnh

thứ năm, khía cạnh mà ban đầu họ gọi là chiều "động lực Khổng Tử" (Confucian dynamism). Giáo sư Hofstede sau đó đã đưa thêm chiều này vào nghiên cứu ban đầu của mình với tên là Định hướng dài hạn – Định hướng dài hạn (Long-term orientation short- term orientation) mô tả cách nhìn của một xã hội là hướng tương lai, hay sống chỉ hướng vào quá khứ và hiện tại. Thêm vào đó năm 2010, Geert Hofstede tiếp tục bổ sung khía cạnh thứ 6 vào nghiên cứu của mình là Sự tự thỏa mãn – sự tự kiềm chế của con người (Indulgence – restraint).

Nghiên cứu của Hofstede đem lại đóng góp to lớn trong lĩnh vực tâm lý đa sắc tộc. Cuộc nghiên cứu này đã nhận được sự hỗ trợ và xác nhận từ các nhà nghiên cứu và tư vấn tại nhiều lĩnh vực liên quan đến kinh doanh và giao tiếp quốc tế. Đây cũng là nguồn tư liệu quan trọng và là nguồn cảm hứng trong các nghiên cứu về những khía cạnh văn hóa đa quốc gia như giá trị và niềm tin của xã hội. Lý thuyết văn hóa đa chiều của Hofstede được phát triển gồm 6 khía cạnh như sau:

Sơ đồ 1: Lý thuyết văn hóa đa chiều của Hofstede

Lý thuyết văn hóa đa chiều của Hofstede

Chủ nghĩa cá nhân - tập thể

Mức độ e ngại rủi ro

Khoảng cách quyền lực

Định hướng công việc - cá nhân

Định hướng dài hạn - ngắn hạn

Sự tự thỏa mãn - kiềm chế

2.1 Ứng dụng

Nếu so sánh một giám đốc tiếp thị người Áo và một giám đốc tiếp thị người Malaysia làm việc ở cùng cấp bậc trong một tổ chức, sẽ thấy rõ sự khác biệt về PDI. Giám đốc người Malaysia có trách nhiệm và quyền lực hơn so với người Áo, PDI thấp. Trong một chức của người Malaysia, quyền lực tập trung nhiều ở cấp cao hơn.

Việt Nam đạt chỉ số cao về phương diện này (đạt 70) có nghĩa là mọi người chấp nhận trật tự có thứ bậc trong đó mọi người đều có một vị trị mà không cần biện minh thêm. Kéo theo đó là sự bất bình đẳng giữa các cấp bậc, sự tập trung quyền lực, hiện tượng "trên bảo dưới phải nghe" phố biến hơn. Nhân viên thường coi cơ quan, doanh nghiệp là một gia đinh và lãnh đạo là người được kì vọng sẽ chăm lo cho gia đình đó về cả vật chất và tinh thần.

Ví dụ, Áo có chỉ số khoảng cách quyền lực ~ 11, trong khi hầu hết các nước Ả Rập có chỉ số khoảng cách quyền lực khoảng 80. Điều này cho thấy rằng, việc sử dụng các phương thức kinh doanh hoặc phong cách quản lí của Áo ở một quốc gia Ả Rập có thể sẽ gây phản tác dụng, vì chúng mâu thuẫn với cấu trúc xã hội Ả Rập. Trong 1 đất nước có PDI cao như Malaysia (104) thì chỉ được gửi báo cáo cho đội ngũ quản lý cấp cao và chỉ được tham gia vào cuộc họp kín. Điều quan trọng là phải hiểu và điều chỉnh theo chỉ số khoảng cách quyền lực của một xã hội hoặc tổ chức để tiến hành kinh doanh hiệu quả, tương tác với các thành viên và ngăn ngừa tình trạng sốc văn hóa. Các mối quan hệ quyền lực và cách chúng được nhìn nhận có ảnh hưởng lớn đến hành động của một cá nhân trong quá trình đàm phán kinh doanh. Vì thế, với mỗi quốc gia có chỉ số khoảng cách quyền lực khác nhau cần vận dụng mỗi phương pháp đàm phán khác nhau.

  • Đàm phán với văn hoá khoảng cách quyền lực cao:
  • Là cuộc đàm phán giữa các quản lý cấp cao
  • Người đàm phán nên tạo dựng mối quan hệ với các nhà lãnh đạo làm cho quan hệ con người gắn bó hơn, đàm phán thuận lợi hơn.
  • Tìm hiểu về lực lượng đàm phán của họ gồm những ai? Ai là người có quyền quyết định và có tiếng nói nhất? Từ đó tìm hiểu, chú tâm tới sở thích và tính cách của họ.
  • Đàm phán với văn hoá khoảng cách quyền lực thấp:
  • Có thể là 1 uỷ viên điều hành của công ty; là bất kỳ ai có am hiểu về lĩnh vực chuyên môn
  • Chú trọng tới quyền, mục đích, ý muốn riêng của từng người
  • Người đàm phán không chỉ là một nhà quản trị kinh doanh mà còn là một luật gia, nhà ngoại giao, tâm lý và kỹ thuật giỏi để phản ứng kịp thời với nhiều luồng quan điểm từ các thành viên tham gia đàm phán. Chỉ số khoảng cách quyền lực của một số quốc gia trên thế giới

Argentina 49 Israel 13 Australia 11 Nhật Bản 54 Brazil 69 Mesico 81 Canada 39 Hà Lan 38 Đan Mạch 18 Panama 95 Pháp 68 Tây Ban Nha 57 Đức 35 Thụy Điển 31 Anh 35 Thái Lan 64 Ấn Độ 77 Thổ Nhĩ Kỳ 66 Indonesia 78 Mỹ 40

2 Chủ nghĩa cá nhân – Chủ nghĩa tập thể (IDV)

2.2 Khái niệm

Chỉ số này thể hiện “mức độ hòa nhập của cá nhân với tập thể và cộng đồng”. Một xã hội có tính cá nhân cao thường có mức độ ràng buộc khá lỏng lẻo và một cá nhân có xu hướng chỉ gắn kết với gia đình của mình. Họ chú trọng đến chủ thể “tôi” hơn là “chúng tôi”. Trong khi đó, chủ nghĩa tập thể, thể hiện một xã hội với các mối quan hệ hòa nhập chặt chẽ giữa gia đình và những thể chế, hội nhóm khác.

2.2 Đặc điểm

Vấn đề cơ bản được giải quyết bởi khía cạnh này là mức độ phụ thuộc lẫn nhau của một xã hội duy trì giữa các thành viên. Nó liên quan hình ảnh của con người có được định nghĩa là “Tôi” hay “Chúng tôi”. VD: Với chỉ số 20, Việt Nam là một xã hội tập thể. Thể hiện trong cam kết lâu dài gần gũi với nhóm “thành viên”, đó là một gia đình, gia đình mở rộng hoặc các mối quan hệ mở rộng.

Sự trung thành trong nền văn hóa tập thể là điều tối quan trọng và vượt qua hầu hết các quy tắc, quy định xã hội khác. Thúc đẩy mối quan hệ mạnh mẽ, nơi mà mọi người có trách nhiệm với thành viên trong nhóm. Hành vi vi phạm trong xã hội tập thể dẫn đến sự xấu hổ và mất mặt.

Chủ nghĩa cá nhân trong tương quan so với tập thể tập trung vào mối quan hệ giữa một cá nhân và những người đồng trang lứa. Trong những xã hội đề cao cá nhân, mối quan hệ giữa các cá nhân thường lỏng lẻo và thành tích cũng như tự do cá nhân được đánh giá cao.

Trong những xã hội nơi tập thể được coi trọng, mối quan hệ giữa các cá nhân thường chặt chẽ. Trong những xã hội như vậy, mọi người được sinh ra trong các tập thể, chẳng hạn như các gia đình nhiều thế hệ, và tất cả mọi người có nghĩa vụ trông nom lợi ích của tập thể của mình.

2.2 Ứng dụng

Ấn Độ 48 Thổ Nhĩ Kỳ 37 Indonesia 14 Mỹ 91 2. Mức độ e ngại rủi ro (UAI)

2.3 Khái niệm

Né tránh rủi ro của Hofstede đánh giá mức độ mà các thành viên của các nền văn hóa khác nhau thích nghi với những tình huống không rõ ràng và chấp nhận các yếu tố không chắc chắn. Được định nghĩa như “mức độ chấp nhận của xã hội với sự mơ hồ”, khi mà con người chấp nhận hoặc ngăn cản một thứ gì đó không kỳ vọng, không rõ ràng và khác so với hiện trạng thông thường.

2.3 Đặc điểm

Chỉ số UAI cao cho thấy mức độ gắn kết của thành viên trong cộng động đó với các quy chuẩn hành vi, luật lệ, văn bản hướng dẫn và thường tin tưởng sự thật tuyệt đối hay một sự “đúng đắn” chung trong mọi khía cạnh mà tất cả mọi người đều nhận thức được.

Trong khi đó, chỉ số UAI thấp cho thất sự cởi mở và chấp nhận những ý kiến trái chiều và gây tranh cãi. Xã hội có UAI thấp thường mang tính ít quy định, quy chế mà họ có xu hướng để mọi thứ được tự do phát triển và chấp nhận rủi ro. Không cần phải có nhiều quy tắc hơn mức cần thiết và nếu chúng mơ hồ hoặc không hoạt động, chúng nên bị bỏ rơi hoặc thay đổi. Lịch làm việc linh hoạt, công việc khó khăn được thực hiện khi cần thiết nhưng không vì mực đích của chính nó, chính xác và đúng giờ không đến một cách tự nhiên, sự đổi mới không bị coi là đe dọa. VD: Việt Nam đạt điểm 30 về chiều hướng này và do đó có ít ưu tiên hơn để tránh sự không chắc chắn. Các xã hội có UAI thấp duy trì một thái độ thoải mái hơn, trong đó thực tiễn đếm nhiều hơn các nguyên tắc và sự lệch khỏi tiêu chuẩn được dễ dàng dung thứ hơn.

Thành viên của các nền văn hóa né tránh rủi ro cao thường trả phí để đảm bảo công ăn việc làm, lộ trình sự nghiệp, phúc lợi hưu trí... Họ cũng có một nhu cầu mạnh mẽ về việc áp đặt các nguyên tắc và các quy định; quản lý được mong đợi là phải ban hành các hướng dẫn rõ rang, và sáng kiến của cấp dưới bị kiểm soát chặt chẽ. Nền văn hóa né tránh rủi ro thấp hơn được đặc trưng bởi sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro và phản kháng về tinh thần ít quyết liệt hơn đối với thay đổi. 2.3 Ứng dụng

Chỉ số né tránh rủi ro ở một số quốc gia Argentina 86 Israel 81 Australia 51 Nhật Bản 92 Brazil 76 Mesico 82

Canada 48 Hà Lan 53 Đan Mạch 23 Panama 86 Pháp 86 Tây Ban Nha 86 Đức 65 Thụy Điển 29 Anh 35 Thái Lan 64 Ấn Độ 40 Thổ Nhĩ Kỳ 85 Indonesia 48 Mỹ 46 Xã hội có mức độ e ngại rủi ro thấp duy trì một thái độ thoải mái hơn, trong đó sự sai lệch so với chuẩn mực dễ dàng được chấp nhận hơn. Mọi nguời tịn rằng không nên có nhiều quy tắc hơn mức cần thiết. Lịch trình thường linh hoạt, chính xác và đúng giờ không phải là yếu tố bắt buộc. Các lý do diễn giải cho sự chậm trễ, sai sót thường dễ được chấp nhận.

Việt Nam đạt 30 điểm về mức độ e ngại rủi ro được đánh giá có sự bao dung, ít quy tắc và chấp nhận đổi mới đi đôi với sai sót nhiều lần hơn. Xã hội duy trì một thái độ thoải mái hơn, chấp nhận nhiều sự sai lệch so với chuẩn mực.

Một quốc gia có chỉ số UAI cao luôn cố gắng tránh xa các tình huống không rõ ràng hết mức có thể. Xã hội đó được điều chỉnh bởi các quy tắc, trật tự và luôn tìm kiếm một sự thật chung.

Với điểm số 92, Nhật Bản được đánh giá là một quốc gia có mức độ phòng tránh rủi ro cao nhất thế giới. Nguyên nhân để lí giải tại sao Nhật Bản có mức độ phòng tránh rủi ro cao như thế là vì Nhật Bản phải hứng chịu nhiều trận động đất, sóng thần, các cơn bão, sự phun trào núi lửa. Trong những trường hợp này, người Nhật học cách phòng tránh và đối phó mọi tình huống không chắc chắn. Điều này không chỉ hữu ích đối với việc phòng ngừa thiên tai bất ngờ mà còn đối với mọi khía cạnh khác của xã hội, chẳng hạn như kinh doanh.

Khi thảo luận về 1 dự án mới với người Bỉ, quốc gia có UAI là 94, nên điều tra nhiều trường hợp và chỉ cần trình bày 1 vài lựa chọn nhưng phải đủ thông tin chi tiết và kế hoạch rủi ro.

Trong đàm phán chúng ta tìm hiểu kỹ văn hoá này để thuận lợi hơn cho việc ký kết hợp đồng:

  • Đàm phán với xã hội có mức độ e ngại rủi ro cao:
    • Sự mơ hồ, không thống nhất thường mang lại cảm giác lo lắng và nghi ngờ của họ đối với đối phương. Để tạo niềm tin cho họ, chúng ta phải đưa ra những dẫn chứng cụ thể, trao đổi những thông tin đã được kiểm định.
    • Họ hay đưa những quyết định có khuynh hương dựa trên cơ sở các số liệu tổng quát, khi đàm phán thì phải trình bày các con số chi tiết, chính xác nhất.

đoán và mạnh mẽ còn phụ nữ sẽ không được giao trọng trách và công việc vốn thuộc về nam giới.

  • Chỉ số cao về nam quyền xã hội sẽ được thúc đẩy bởi đối thủ cạnh tranh, thành tích và thành đạt, với sự thành công xác định của người chiến thắng/ tốt nhất trong lĩnh vực - một hệ thống giá trị bắt đầu ở trường và tiếp tục trong suốt hành vi tổ chức.
  • Xã hội trọng nam quyền, phụ nữ dù có được chú trọng và cạnh tranh nhưng thường vẫn bị kém coi trọng hơn so với nam giới (đàn ông có xu hướng thống trị trong phần lớn cấu trúc quyền lực gia đình và xã hội), khoảng cách giữa những giá trị về nam giới và nữ giới (phân biệt giới tính).
  • Các nền văn hóa nam tính: quyết đoán là tính cách nổi trội nhất chứ không phải là mục đích của thõa mãn cá nhân, ở đây có xu hướng coi trọng sự cạnh tranh, tham vọng và sự tính lũy của cải. Xã hội được tạo bởi những người đàn ông và phụ nữ quyết đoán, chú trọng đến sự nghiệp, kiếm tiền và hầu như không quan tâm đến những thứ khác (Australia, Nhật Bản, Hoa Kỳ; các nền văn hóa nói tiếng Tây Ban Nha cũng khá nam tính và thể hiện sự say mê lao động, sự táo bạo và cạnh tranh). Trong kinh doanh, tính chất nam tính thể hiện ở sự thích hành động, tự tin và năng động.

mờ vai trò của nó. Ở đó, nữ giới và nam giới làm việc cùng nhau trên nhiều ngành nghề, đàn ông được phép yếu đuối và phụ nữ có thể làm việc chăm chỉ để tiến thân trên sự nghiệp.

  • Chỉ số thấp về nữ quyền các giá trị chiếm ưu thế trong xã hội là việc chăm sóc cho người khác và chất lượng cuộc sống. Một xã hội nữ quyền là một xã hội có chất lượng cuộc sống có dấu hiệu thành công và đứng ra ngoài đám đông không phải là đáng ngưỡng mộ.
  • Xã hội trọng nữ quyền phụ nữ được tôn trọng và thể hiện những giá trị khác nhau. Trong xã hội ấy, họ chia sẻ sự khiêm tốn và quan tâm đến sự bình đẳng giới (phụ nữ được đối xử bình đẳng với nam giới trong mọi khía cạnh).
  • Các nền văn hóa nữ tính như các nước Scandinavia, cả nam và nữ giới đều chú trọng vào việc duy trì vai trò, sự phụ thuộc lẫn nhau và quan tâm đến những người kém may mắn hơn. Hệ thống phúc lợi phát triển cao, chăm lo tốt cho cuộc sống của người dân và nhà nước thường có chế độ trợ cấp cho giáo dục.

Đặc điểm văn hóa nam tính Đặc điểm văn hóa nữ tính

  • Nhấn mạnh công việc, thu nhập, sự phát triển, sự công nhận, chấp nhận thách thức, không chấp nhận thất bại; quyết định mang tính cá nhân, quyết đoán.
  • Chú trọng sự hợp tác, bầu không khí thân thiện, an toàn việc làm; quyết định tập thể.
  • Ít áp lực tại nơi làm việc; nhà quản trị
  • Áp lực cao tại nơi làm việc; thời gian cho công việc nhiều hơn thời gian cho đời sống riêng; công việc ảnh hưởng đời sống riêng; nhân viên ít hài lòng công việc, nhiều tham vọng.
  • DN quy mô lớn, ít chú trọng bảo vệ môi trường.
  • Phân biệt vai trò của giới tính. Có sự khác biệt rõ giữa công việc của nam giới và nữ giới. -VD: Austria, Japan, Venezuela,...

tin vào trách nhiệm của nhân viên, để nhân viên tự do hơn, không can thiệp đời sống riêng; nhân viên hài lòng với công việc, ít tham vọng; ít có xung đột trong tổ chức.

  • DN quy mô nhỏ, chú trọng bảo vệ môi trường.
  • Ít phân biệt vai trò của giới tính. Nam giới làm được thì nữ giới cũng làm được.
  • Người phụ nữ thành công và quyền lực sẽ được trọng vọng.
  • VD: Sweden, Norway, Netherlands,...

2.4 Ứng dụng  Nam quyền ít được coi trọng tại các nước Bắc Âu: Na Uy chỉ có 8 điểm và Thụy Điển là 5 điểm MAS.

Ở Việt Nam và Thụy Điển, điểm số này thấp hơn bởi xã hội chấp nhận nam nữ bình quyền. Trong xã hội như thế, phụ nữ được đối xử bình đẳng với nam giới trong mọi khía cạnh. Bạn có thể thành lập đội nhóm dựa trên việc phân bổ hợp lý các kỹ năng chứ không phải giới tính.

 Ngược lại, nam quyền lại rất quan trọng tại Nhật Bản (95 điểm) và các nước châu Âu như Hungary, Áo và Thụy Sĩ, những nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Đức.

 Ở Nhật Bản, điểm MAS cao chỉ ra quốc gia này phân biệt giới tính. Vì vậy, nếu định mở một văn phòng tại Nhật Bản, bạn chỉ có thể có thành công lớn nếu chỉ định một nhân viên nam dẫn dắt đội và có lực lượng nam giới áp đảo trong nhóm.

 Ngày nay mặc dù Nhật Bản đã là một trong các quốc gia tân tiến nhưng trong xã hội Nhật, vai trò của nam và nữ đã được phân định rõ ràng. Vì người Nhật cho rằng nam giới đáp ứng được yêu cầu của công ty, có khả năng làm việc một cách “linh hoạt” hơn so với nữ giới (có khả năng làm việc trong thời gian dài, làm thêm giờ đột xuất, làm việc trong ngày nghỉ, đi công tác và điều chuyển) nên nam giới được ưu tiên hơn trong cơ hội việc làm trong khi đó phụ nữ phải đảm nhận tất cả các công việc nhà và nhiệm vụ chăm sóc con cái.

 Trong cộng đồng người Anglo, điểm nam quyền lại khá cao như 66 điểm tại Anh. Trong khi đó, các nước Mỹ Latin lại có điểm khá mâu thuẫn, ví dụ như Venezuela là 73 điểm trong khi Chile chỉ có 28.

kiên định được đánh giá cao, thực hiện nghĩa vụ xã hội và giữ thể diện, thích hưởng thụ, trưng diện hơn là dành dụm. Nhấn mạnh vào kết quả tức thời thay vì trông đợi vào sự kiên nhẫn. Quan hệ xã hội mang tính sòng phẳng, ngang hàng, không phụ thuộc vào thân phận hay đẳng cấp. Coi trọng sự thật hơn là kết quả cuối cùng, thường làm điều đúng với thời điểm hiện tại thay vì lo lắng về tương lai (Mỹ, Châu Âu).

  • Một nước nghèo, nếu giữ định hướng ngắn hạn sẽ khó trong việc phát triển kinh tế.

dụng khi giải quyết vấn đề, các giá trị gắn kết là tiết kiệm và kiên trì, quý trọng sự bền bỉ, sắp xếp các mối quan hệ theo thân phận hay đẳng cấp xã hội, quan trọng việc thực hiện các nghĩa vụ xã hội và tránh bị “mất mặt” trước đám đông, coi trọng kết quả cuối cùng hơn là sự thật, họ thường lấy kết quả biện hộ cho phương tiện (Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và các nước Châu Á).

  • Trong khi đó nước có định hướng dài hạn thường thuận lợi hơn trong việc phát triển.

2.5 Đặc điểm

Đặc điểm VH định hướng dài hạn Đặc điểm VH định hướng ngắn hạn - Con người linh hoạt, biết thích nghi với hoàn cảnh. - Tin tưởng, chú trọng tương lai. - Chú trọng các mối quan hệ; sắp xếp các mối quan hệ theo địa vị. - Điều “xấu” và “tốt” tùy thuộc hoàn cảnh. - Sống tiết kiệm. - Làm việc siêng năng, kiên trì để thành công...

  • Thích sự ổn định, tôn trọng truyền thống.
  • Chú trọng quá khứ và hiện tại.
  • Ít chú trọng các mối quan hệ, các nghĩa vụ XH là đối ứng.
  • Có quy tắc chung xác định điều “tốt” và “xấu”.
  • Thích thưởng thụ.
  • Chú trọng các kết quả tức thời, ít đầu tư, ít siêng năng, kiên trì để thành công.

Đặc điểm Gợi ý

LTO cao

  • Gia đình là tế bào của xã hội.
  • Cha mẹ và nam giới có nhiều quyền hơn so với con trẻ và phụ nữ.
  • Đạo đức làm việc cao.
  • Đề cao học vấn và đào tạo.
  • Tôn trọng các giá trị văn hóa.
  • Không phô diễn ngông cuồng và hành động nhẹ dạ.
  • Tưởng thưởng cho sự kiên trì, trung thành và cam kết.
  • Tránh làm bất cứ điều gì gây “mất mặt”. LTO thấp - Khuyến khích sự bình đẳng. - Mong muốn được sống theo tiêu
  • Chủ nghĩa cá nhân và sáng tạo cao.
  • Đối xử với người khác theo cách bạn muốn được đối xử.
  • Tự tìm kiếm, tự thực hiện.

chuẩn và quy tắc do mình đề ra.

  • Tôn trọng người khác.
    • Không ngần ngại thay đổi khi cần thiết.

2.5 Ứng dụng

 Định hướng dài hạn: East Asian, Eastern & Central Europe  Định hướng ngắn hạn: USA, Australia, Latin America, African & Muslim Countries

 Các nước Đông Á có điểm định hướng dài hạn khá lớn, ví dụ như Trung Quốc là 118, Hong Kong là 96 và Nhật Bản là 88 điểm.

Nhật Bản là một trong những quốc gia có định hướng dài hạn nhất. Họ khuyến khích tiết kiệm và nỗ lực trong giáo dục hiện đại như là một cách chuẩn bị cho tương lai. Trong kinh doanh, người Nhật có định hướng dài hạn về tỷ lệ đầu tư R&D liên tục trong thời điểm khó khăn về kinh tế, tỷ lệ vốn đầu tư cao hơn, ưu tiên tăng trưởng thị phần ổn định chứ không phải lợi nhuận hàng quý, mục tiêu trước mắt,... Tất cả chỉ nhằm đáp ứng độ bền vững của công ty. => Ta có thể thấy định hướng dài hạn vô cùng quan trọng đối với các quốc gia.  Theo phân tích của Hofstede, Hoa Kỳ và Anh Quốc là 2 quốc gia có điểm LTO thấp cho thấy bạn có thể mong muốn bất kì điều gì liên quan tới sáng tạo và ý tưởng mới lạ. Mô hình này hàm ý rằng người dân ở Mỹ và Anh không đánh giá cao các giá trị truyền thống như nhiều nơi khác và sẵn sàng giúp bạn thực hiện các kế hoạch sáng tạo miễn là họ được tham gia.

 Việt Nam đạt điểm 57, có thể định nghĩa rằng Việt Nam là một nước khá thực tế. Trong các xã hội có định hướng thực tế, người ta tin rằng sự thật phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh, bối cảnh và thời gian. Họ cho thấy khả năng thích ứng với truyền thống một cách dễ dàng để thay đổi điều kiện, một xu hướng mạnh mẽ để tiết kiệm và đầu tư, sự tiết kiệm và kiên trì để đạt được kết quả.

  • Đàm phán với văn hoá LTO cao:
    • Cư xử một cách khiêm tốn, nên đề cập tới tiết kiệm và giáo dục vì đây được coi là những giá trị tích cực.
  • Người đàm phán nên nói lên mục tiêu dài hạn của cuộc thương lượng là cái gì và cách làm như thế nào.
  • Tránh nói quá nhiều về bản thân, nhấn mạnh đến nghĩa vụ.

nhấn mạnh sự tiêu khiển.

  • Thường nhớ về những cảm xúc tích cực.
  • Tự do ngôn luận.
  • Có nhận thức về việc kiểm soát đời sống cá nhân.

sướng; ít nhấn mạnh sự tiêu khiển.

  • Thường nhớ về những cảm xúc tiêu cực.
  • Không tùy tiện phát ngôn. -Đánh giá thấp khả năng kiểm soát đời sống cá nhân. 2.6 Ứng dụng

 Tại Nhật, có nhiều hoài bão, có sức cạnh tranh, tích góp của cải và sở hữu vật chất được đánh giá cao, trong khi ở Thụy Điển, các mối quan hệ và chất lượng cuộc sống lại quan trọng hơn.

 Nhật Bản đạt 42 điểm về giá trị “Tự thoả mãn”. Đây là một mức điểm không cao. Song có thể thấy giữa Việt Nam và Nhật Bản có sự tương đồng về giá trị văn hoá “Tự thoả mãn”. Vì cả hai quốc gia đều thuộc nền văn hoá mang tính kiềm chế. Việt Nam đạt 35 điểm về giá trị văn hoá này. Nền văn hoá mang tính kiềm chế thường không chú trọng vào thời gian nhàn rỗi và thường kiểm soát sự hài lòng cũng như ham muốn của con người bằng các quy tắc xã hội, chuẩn mực chung.. đó trong xã hội Nhật Bản và Việt Nam, con người bị hạn chế trong việc tự kiểm soát cuộc sống và động lực của mình, họ thường có khuynh hướng hoài nghi và bi quan nhiều hơn.

 Các xã hội “kiềm chế” không chú trọng nhiều vào thời gian rảnh rỗi và kiểm soát sự hài lòng của những ham muốn của họ. Những người có định hướng này có nhận thức rằng các hành động của họ bị hạn chế bởi các quy tắc xã hội.

  • Đàm phán với văn hoá tự thoả mãn:
    • Để họ kiểm soát cuộc đàm phán
    • Không gây căng thẳng, áp lực, tạo cảm xúc tích cực cho đối phương
    • Không làm phiền đến thời gian nhàn rỗi vì văn hoá này thích được hưởng thụ và muốn chính họ quản lý cuộc sống của họ.
  • Đàm phán với văn hoá tự kiềm chế:
  • Kiềm chế ngôn từ của bản thân, hạn chế sử dung biểu cảm thái quá.
  • Chú trọng các quy tắc xã hội và chuẩn mực chung, tránh gây phản cảm
  • Kiểm soát sự hài lòng của bản thân, không bộc lộ rõ những ham muốn của mình.

3 Giới hạn của mô hình Hofstede

Mô hình của Hofstede được coi như một nghiên cứu hoàn chỉnh nhất về các giá trị văn hóa quốc gia. Tuy nhiên, lý thuyết này vẫn tồn tại những hạn chế nhất định.

Trong tạp chí Academic of Management năm 2008, bài báo “Nhìn lại những thành tựu quản lý”, Galit Ailon đã phân tích những điểm còn hạn chế của cuốn sách “Hệ quả của văn hóa” mà Hofstede đã xuất bản. Ông đã sử dụng chính những luận điểm của Hofstede để phản bác lại lý thuyết này.

Trong số những luận điểm nêu ra về giới hạn của mô hình Hofstede, phổ biến nhất là những luận điểm của McSweetney

Lựa chọn vấn đề cấp quốc gia

Ngoài năm chiều văn hóa của mô hình Hofstede, có những yếu tố văn hóa khác cần được phân tích. Cũng có những cấp độ khác nhau để đánh giá một nền văn hóa. Những cấp độ này thường được bỏ qua bởi cấu trúc và bản chất của chính chúng. Hơn nữa, những mẫu thử của mô hình Hofstede cho thấy sự chênh lệch về các đối tượng xã hội. Nếu quốc gia dùng những nghiên cứu này để quản lý sự giàu có, các vấn đề vĩ mô, quy mô dân số, mật độ và tốc độ tang trưởng thì những cá nhân nam giới làm công việc kỹ sư hoặc bán hàng tại các tổ chức lớn trên thế giới, đại diện cho những chiến dịch đầu tiên của con người, lại chẳng thể coi là đại diện cho chính quốc gia của họ.

  1. Mức độ cá nhân: mối tương quan giữa các khía cạnh văn hóa và tính cách cá nhân

Hofstede nhận thức được rằng, các khía cạnh văn hóa mà ông đã xác định được, bao gồm văn hóa và các giá trị, đều là các nghiên cứu xây dựng dựa trên lý thuyết. Chúng là công cụ để áp dụng vào thực tế. Những đánh giá tổng quát về nền văn hóa của một quốc gia sẽ thực sự hữu ích khi chúng được coi là kim chỉ nam trong việc tìm hiểu về quốc gia đó. Đó là những khía cạnh theo nhóm, mô tả những đặc tính chung nhất của cả dân tộc. Các khía cạnh văn hóa của Hofstede cho phép người sử dụng phân biệt các quốc gia với nhau chứ không nói đến sự khác biệt của các cá nhân trong xã hội. Việc xác định tính cách cá nhân là không cần thiết khi bàn đến văn hóa quốc gia, bởi điểm đánh giá 1 quốc gia không bao giờ đồng nghĩa với việc nhận định, đánh giá cá nhân.

Ví dụ: người Nhật có thể rất thoải mái thích nghi với việc thay đổi môi trường trong khi thực tế nói chung, người Nhât hạn chế tối đa những thay đổi không chắc chắn. Tất nhiên, luôn có ngoại lệ. Học thuyết của Hofstede có thể so sánh với học thuyết tương tự ở mức độ cá nhân: học thuyết cá nhân về tích cách con người.

Cũng giống như các nghiên cứu về chỉ số quyền lực, các bản khảo sát về chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể được tiến hành giữa các nước dựa trên phỏng đoán về tình hình phát triển kinh tế và nhân chủng học (Triandis, 2004), vì thế có thể chúng không thực sự

khác phái. Các mức độ khác biệt về giới trong một quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào các nền văn hóa trong đó dân tộc và lịch sử của nó.