72 phan văn trị quốc tử giám hà nội năm 2024

Những tuyến đường có thể mở theo quy hoạch ở phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội đáng chú ý nhất.

72 phan văn trị quốc tử giám hà nội năm 2024

Quốc Tử Giám là một trong 21 phường của quận Đống Đa, TP Hà Nội. Phường có diện tích 0,19 km², giáp với nhiều phường khác ở quận Đống Đa. Cụ thể, phía bắc của phường Quốc Tử Giám giáp phường Cát Linh và phường Văn Miếu (quận Đống Đa), phía tây giáp phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa), phía nam giáp phường Hàng Bột (quận Đống Đa), phía đông giáp phường Văn Chương (quận Đống Đa). (Ảnh: Google).

Đường Phan Văn Trị kéo dài

Đường Phan Văn Trị có thể được kéo dài thêm khoảng 200 m về phía tây và kết thúc ở khu vực số 66A, ngõ 168, đường Hào Nam.

Xem ngay: Đường sẽ mở theo quy hoạch Hà Nội

72 phan văn trị quốc tử giám hà nội năm 2024

Đường có thể mở theo quy hoạch ở phường Quốc Tử Giám theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030 của quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. (Đường kẻ viền màu xanh lá).

  • Đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Thổ Quan, quận Đống Đa, Hà Nội 15/06/2022 - 10:14

72 phan văn trị quốc tử giám hà nội năm 2024

Sơ đồ tuyến đường có thể mở theo quy hoạch ở phường Quốc Tử Giám. (Nguồn ảnh: Google).

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030 của quận Đống Đa, thành phố Hà Nội: Xem và tải về TẠI ĐÂY

(Sơ đồ trong bài được vẽ tương đối căn cứ theo Bản đồ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030 của quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Bản đồ này do UBND quận Đống Đa lập và công bố vào cuối năm 2021).

Văn Miếu Quốc Tử Giám là địa điểm thu hút khách nhiều khách du lịch ghé thăm để hành hương và tham quan. Vì thế, nơi này thường mở cửa tất cả các ngày trong tuần (từ thứ hai đến chủ nhật). Giờ mở cửa Văn Miếu được phân chia cụ thể như sau:

  • Mùa hè (thời gian từ 15/4 - 15/10): mở cửa từ 7h30 đến 18h
  • Mùa đông (khoảng thời gian còn lại): mở cửa từ 8h đến 18h

Vé vào cổng Văn Miếu Quốc Tử Giám 2019 cũng phù hợp với túi tiền của du khách, chỉ 30.000 VNĐ/lượt/người. Bên cạnh đó, những trường hợp được liệt kê dưới đây sẽ được giảm 50% giá vé, tức 15.000 VNĐ/lượt/người khi tham quan Văn Miếu:

  • Người có công với cách mạng
  • Người khuyết tật nặng
  • Công dân Việt Nam có độ tuổi từ 60 trở lên (trường hợp này cần xuất trình Chứng minh nhân dân)
  • Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên (cần xuất trình thẻ học sinh, sinh viên trước khi vào Văn Miếu)
  • Người ở các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa, miền núi (dựa trên quy định của chính phủ về chương trình 135)

Ngoài ra, Văn Miếu Quốc Tử Giám miễn phí vào tham quan đối với người khuyết tật đặc biệt nặng và trẻ em dưới 15 tuổi.

3. Lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám

Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng trước dưới thời trị vì của vua Lý Thánh Tông. Văn Miếu được sử dụng để thờ các bậc tiên thánh, tiên sư của đạo Nho như: Chu Công, Khổng Tử, Tứ Phối (gồm Tử Tư, Tăng Tử, Mạnh Tử và Nhan Tử, tất cả đều là học trò của Khổng Tử) và thất thập nhị hiền, tức 72 vị nhà Nho xưa được tôn lên ở bậc hiền triết. Tuy nhiên, khoảng thời gian năm 1156, vua Lý Anh Tông đã cho sửa lại Văn Miếu và lúc bấy giờ chỉ thờ Khổng Tử. Ngoài chức năng thờ phụng, Văn Miếu còn được biết đến như một ngôi trường học hoàng gia. Lúc đó, người học trò đầu tiên học tại Văn Miếu chính là Thái tử Lý Càn Đức (sau này là vua Lý Nhân Tông), mới 5 tuổi, con trai đầu lòng của Nguyên phi Ỷ Lan và đức vua Lý Thánh Tông. Khoảng 6 năm sau, tức vào năm 1076, vị vua thứ 4 của nhà Lý (Lý Nhân Tông) đã cho xây cất thêm trường Quốc Tử Giám, nằm ngay bên cạnh Văn Miếu. Những năm đầu đưa trường Quốc Tử Giám vào giảng dạy thì giới hạn học trò đi học, chỉ có con của vua và con các bậc đại công thần, quyền quý mới được học ở đây. Mãi đến đời vua Trần Thái Tông, năm 1253 thì Quốc Tử Giám mới thu nhận con cái thường dân có năng lực hơn người, kết quả học tập xuất sắc và đổi tên trường thành Quốc học viện, giảng dạy tứ thư, ngũ kinh,... Đến đời vua Trần Minh Tông, Chu Văn An, ông tổ của các nhà Nho được vua cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp, trực tiếp dạy dỗ các hoàng tử về lễ nghĩa, thơ văn,... Đến khi ông mất (năm 1370), bấy giờ vua Trần Nghệ Tông đã cho thờ Chu Văn An ở Văn Miếu, bên cạnh Khổng Tử. Năm 1484, những người thi đỗ Tiến sĩ từ năm 1442 trở đi đều được vua Lê Thánh Tông cho dựng bia, khắc tên trên lưng rùa. Cứ 3 năm một lần, tính giai đoạn 1460 - 1497 thì Lê Thánh Tông đã tổ chức được tất cả là 12 khoa thi, giúp đất nước có được nhiều vị hiền tài. Văn Miếu Quốc Tử Giám đã qua nhiều lần tu sửa nhưng vẫn giữ được nét cốt lõi của kiến trúc xưa, làm rung động bao trái tim khi có dịp đến xứ Hà thành.

4. Lối kiến trúc xây dựng của Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám được chia thành 2 phần kiến trúc rõ rệt: Văn Miếu là nơi thờ tự (thờ Khổng Tử), Quốc Tử Giám là khu vực dạy học, được xem là trường học cao cấp đầu tiên xây dựng tại Việt Nam. Khuôn viên Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội hiện nay rộng khoảng 54.331 m2, được bao bọc bởi những bức gạch vồ. Quần thể di tích này gồm nhiều công trình kiến trúc nhỏ khác nhau, được tạo từ bàn tay khéo léo của các nghệ nhân. Có thể nhắc đến một số công trình kiến trúc nổi bật của Văn Miếu Quốc Tử Giám như:

4.1. Hồ Văn

Hồ Văn (tên gọi dân gian là hồ Giám) có diện tích là 12.297 m2, nằm ở chính giữa hồ có gò Kim Châu và trên gò này được dựng Phán Thủy đường, khu vực bình thơ văn của Nho sĩ xưa. Xét về mặt kiến trúc, hồ Văn được xem là “tiểu minh đường” của Văn Miếu. Hồ Văn đã trải qua nhiều lần tu sửa, đến nay nó đã có diện mạo nên thơ làm người đến có cảm giác say sưa, mát mẻ bởi quanh hồ cây cối khá rậm rạp, mặt hồ nước rất trong và xanh.

4.2. Văn Miếu Môn

Đây là khu vực tôn nghiêm, phía trước là tứ trụ và 2 tấm bia Hạ Mã, người đi ngang cổng Văn Miếu Môn đều phải đi bộ mặc dù cho họ đang giữ chức vụ cao như thế nào. Cổng Văn Miếu Môn có 3 cửa, cửa chính giữa có phần cao to hơn và được xây 2 tầng, mặt bằng hình vuông. Bên cạnh đó, phía trước cổng Tam quan còn có đôi rồng đá được cách điệu từ thời Lê, bên trong thì trang trí đôi rồng đá được tạc từ thời nhà Nguyễn.

4.3. Đại Trung môn

Bên trái (cổng tả môn) của Đại Trung môn là Thành Đức môn và bên phải (cổng hữu môn) là Đạt Tài môn. Không gian Đại Trung môn quanh năm mát mẻ, được thiết kế nhiều cây xanh tạo nên không gian yên tĩnh. Cửa Đại Trung môn có 3 gian, được xây trên nền gạch cao, mái lợp bằng ngói mũi hài.

4.4. Khuê Văn Các

Khuê Văn Các có ý nghĩa là “gác vẻ đẹp của Sao Khuê”, bao gồm 1 lầu vuông có 8 mái (4 mái thượng và 4 mái hạ), cao khoảng 9 thước. Khuê Văn Các được xây vào năm 1805, do Tổng trấn Nguyễn Văn Thành thuộc tướng triều đại nhà Nguyễn cho xây cất. Lối kiến trúc của Khuê Văn Các rất hài hòa, độc đáo. Gác được dựng trên nền vuông cao, lát gạch Bát Tràng. Gác có chiều dài khoảng 6.8m. Tầng dưới của Khuê Văn Các là 4 trụ gạch vuông, có chiều dài 1m. Trên các mặt trụ này đều được chạm trổ những hoa văn rất tinh xảo. Tầng trên được thiết kế với kiến trúc gỗ sơn son thếp vàng. Riêng về mái lợp, phần trang trí góc mái và bờ nóc là được sử dụng chất liệu vôi cát hoặc đất nung, có độ bền cao. Khuê Văn Các có cảnh trí nên thơ, cây cối xum xuê khiến người đến thăm không khỏi nao lòng.

4.5. Giếng Thiên Quang, bia Tiến sĩ

Thiên Quang được hiểu là giếng soi ánh sáng bầu trời, có ý nghĩa con người thu nhận những tinh túy của vũ trụ, nâng cao phẩm chất, tri thức được soi sáng, điểm tô nhân cách của con người. Giếng Thiên Quang được tạo hình bằng hình vuông, tượng trưng cho đất. Ngoài giếng Thiên Quang thì điểm nổi bật nhất của kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám chính là 82 tấm bia Tiến Sĩ hình con rùa (tượng trưng cho sự khôn ngoan và trường thọ) được tạc bằng đá xanh nhằm vinh danh, khích lệ những sĩ tử đã đỗ đạt, góp sức lực của mình cho đất nước. 82 tấm bia này được đặt đều hai bên trái phải của giếng Thiên Quang, tức mỗi bên là 41 tấm bia. Trên các bia mộ đều được ghi lại đầy đủ thông thi về khoa thi, triều vua và nhất là triết lý về nền giáo dục đào tạo.

4.6. Đại Thành Môn

Đây là khu vực chính của Văn Miếu Quốc Tử Giám, có kiến trúc 3 gian cùng với 2 hàng cột hiên trước và hiên sau, có một cột nằm ở giữa. Đại Thành Môn có ý nghĩa là cửa của sự thành đạt lớn lao, nơi thờ Chu Công, Khổng Tử, Tứ Phối,... và cũng là khu vực giảng dạy của các trường giám ngày xưa. Ngoài các khu vực kể trên thì Văn Miếu Quốc Tử Giám còn có thêm các nơi như đền Khải Thánh, nhà Tiền đường, hậu đường,...

5. Các khu tham quan Văn Miếu

Các khu tham quan này được vạch trên sơ đồ Văn Miếu Quốc Tử Giám như sau:

  • Khu thứ nhất: Khu này bắt đầu với cổng chính của Văn Miếu Môn, sau đó là cổng Đại Trung Môn, hai bên trái phải của cổng này chính là Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn. Không gian xung quanh khu thứ nhất Văn Miếu có không gian rất yên tĩnh, được trồng nhiều cây xanh xum xuê và mát mẻ.
  • Khu thứ 2: Khu này được tính từ cổng Đại Trung Môn vào đến bên trong của Khuê Văn Các, di tích được công nhận là biểu tượng của thủ đô Hà Nội.
  • Khu thứ 3: Khu này gồm giếng Thiên Quang và nhà để 82 bia tiến sĩ từ các khoa thi năm 1442 - 1779, được xem là “báu vật” của quần thể di tích.
  • Khu thứ 4: Đây là khu chính của Văn Miếu, bao gồm 2 công trình lớn có bố cục song song, nối tiếp nhau. Bên trong là Thượng Cung. bên ngoài là Bái đường. Đồng thời, khu vực thứ 4 này chính là nơi thờ Khổng Tử và 4 học trò xuất sắc của ông, còn được gọi là Tứ phối.
  • Khu thứ 5: Khu này chính là nhà Thái Học, nhưng khu này đã bị phá hủy trong thời thực dân Pháp xâm lược và được khởi công xây lại vào năm 1999. Ngoài ra, khu thứ 5 còn có nhà Tiền đường, Hậu đường, nơi thờ các vị vua triều nhà Lý và Chu Văn An.

6. Ý nghĩa Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám thể hiện rất rõ nét truyền thống hiếu học của con dân Việt Nam thông qua 82 bia Tiến sĩ là những Trạng nguyên, thám hoa,... được vinh danh với sự nỗ lực xuất sắc trong quá trình “dùi mài kinh sử” của mình. Từ đó, những bậc tiền nhân đi trước sẽ là động lực, tấm gương để thế hệ hôm nay noi theo, vững bước vào tương lai. Ngày nay, Văn Miếu Quốc Tử Giám thường tổ chức hội thơ và khen tặng những học sinh xuất sắc, ưu tú nhất, tiếp nối truyền thống xưa mà cha ông ta đã để lại. Bên cạnh đó, đây còn là địa điểm tham quan du lịch được nhiều du khách ghé thăm nhất tại thủ đô xứ Hà thành. Ngoài ra, Văn Miếu Quốc Tử Giám còn là nơi “xin chữ” vào những ngày Tết của dân tộc với mong ước được an lành trong năm mới và đỗ đạt các kỳ thi trong năm.

7. Một số lưu ý khi đến tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám

Một số điều bạn nên lưu ý kỹ khi đến ghé thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám, cụ thể như sau:

  • Chấp hành đúng quy định của đơn vị quản lý quần thể di tích. Không được xâm hại đến những hiện vật và cảnh quan của di tích như: xoa đầu rùa, ngồi lên bia Tiến sĩ,...
  • Mặc trang phục lịch sự, gọn gàng, kín đáo. Tuyệt đối không hút thuốc, đội nón trong các khu vực nhà trưng bày hay Điện thờ,...
  • Không nói tục, gây mất trật tự nơi tôn nghiêm.
  • Thắp hương và dâng lễ đúng nơi quy định, nếu bạn chưa biết thì có thể liên hệ ban quản lý di tích để được hướng dẫn cụ thể.
  • Giữ gìn vệ sinh trong khu vực di tích
  • Những hoạt động liên quan đến truyền thông như ghi hình phải được sự đồng ý của lãnh đạo khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám

Trên đây là những thông tin về Văn Miếu Quốc Tử Giám, nơi thờ tự cũng như đào tạo những nhân tài cho đất nước. Nếu có dịp viếng thăm Hà Nội ngàn năm văn hiến thì đừng quên đến Văn Miếu Quốc Tử Giám để tham quan bạn nhé.