Bắc âu có cảng biển ở vùng biển nào

Bắc Âu là khu vực nằm ở phía Bắc của châu Âu, nằm ở các vĩ độ cao nhất của châu Âu. Là nơi có địa hình băng hà cổ, thiên nhiên của vùng cũng được khai thác một cách hợp lí và khoa học. Phần lớn diện tích của khu vực này nằm trong vùng ôn đới lục địa và lạnh. Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc thì Bắc Âu bao gồm các nước và lãnh thổ sau:

Bắc Âu có địa hình băng hà cổ rất phổ biến. Nổi bật là bờ biển Na Uy, có dạng địa hình fio (vịnh hẹp băng hà). Ở Phần Lan cũng có hàng vạn hồ và đầm cũng có địa hình như vậy. Iceland có rất nhiều núi lửa với các suối nước nóng và có nguồn nước nóng được phun từ dưới đất lên. Phần lớn diện tích của bán đảo Scandinavia là núi và cao nguyên. Dãy núi già Scandinavia được đặt làm biên giới tự nhiên giữa hai nước Na Uy và Thuỵ Điển. Chung quy ra, Bắc Âu có khí hậu lạnh giá vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hạ. Tuy vậy, vẫn có sự khác nhau giữa hai bên của dãy núi Scandinavia. Ở phía đông, Thuỵ Điển và Phần Lan có mùa đông rất giá lạnh, tuyết rơi từ tháng 10. Còn ở phía tây, ven biển Na Uy không lạnh lắm, nước biển không bị đóng băng, vào mùa hạ thì mát mẻ và mưa nhiều. Iceland nằm giáp với vòng cực Bắc, quốc gia này cũng được coi là xứ sở của băng tuyết. Bắc Âu có các nguồn tài nguyên quan trọng như dầu mỏ ở vùng thềm lục địa Biển Bắc, rừng ở bán đảo Scandinavia, quặng sắt, đồng, uranium, nguồn thủy năng và cá biển. Iceland có diện tích đồng cỏ khá rộng lớn.

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Các nước thuộc khu vực Bắc Âu có mức sống cao, đó cũng nhờ việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng một cách hợp lí mà đã giúp cho vùng có một nền kinh tế phát triển đạt hiệu quả. Vùng có nguồn thủy điện dồi dào với giá rất rẻ nên đã tạo ra điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp của vùng. Hơn nữa, kinh tế biển đã và đang đóng vai trò quan trọng tại khu vực này, các dân tộc ở đây từ xưa đã nổi tiếng về nghề hàng hải và đánh bắt cá. Na Uy và Iceland có đội thương thuyền hùng mạnh và cũng có đội tàu đánh cá hiện đại, nhờ vậy mà nền kinh tế biển ở đây rất phát triển. Ngoài ra, ngành công nghiệp khai thác dầu khí cũng rất phát triển ở vùng Biển Bắc. Ngành công nghiệp khai thác rừng, sản xuất đồ gỗ và xuất khẩu giấy cũng đã đem lại một nguồn ngoại tệ lớn cho các quốc gia trên bán đảo Scandinavia. Việc khai thác này được tổ chức có kế hoạch, đi đôi với việc trồng và bảo vệ rừng. Gỗ được kết thành bè và thả trôi theo dòng sông tới các nhà máy chế biến gỗ nằm ở bên kia bờ biển. Tuy nhiên, ngành trồng trọt ở khu vực này không phát triển vì vùng này có điều kiện tự nhiên không thuận lợi. Nhưng ngành chăn nuôi và chế biển các sản phẩm từ chăn nuôi như bơ, pho mát, sữa, thịt, v.v... để xuất khẩu vẫn đóng vai trò quan trọng trong ngành sản xuất nông nghiệp của vùng. Đánh cá và xuất khẩu cá cũng là nguồn thu ngoại tệ lớn và quan trọng của vùng, cá chiếm 75% tổng sản phẩm xuất khẩu của Iceland.

Cơ quan lập pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Bắc âu có cảng biển ở vùng biển nào
Bắc Âu theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc (màu xanh dương):

Bắc Âu

Cơ quan lập pháp tại các quốc gia Bắc Âu chủ yếu được tổ chức theo cơ chế đơn viện, ngoại trừ: Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Ireland và Đảo Man được tổ chức theo hệ thống lưỡng viện. Trong các cơ quan lập pháp tại các quốc gia và vùng lãnh thổ Bắc Âu, thì Quốc hội Anh có số thành viên đông nhất, với 1.415 và 650 ở hạ viện). Cơ quan lập pháp của Quần đảo Faroe có ít thành viên nhất, chỉ có 33 nghị sĩ.

Thuỵ Điển được xem là một trong những nước có mật độ cảng biển dày đặc nhất thế giới. Tuy được gọi là quốc gia với khoảng 221.800 đảo, tuy nhiên phần lớn cảng biển ở Thuỵ Điển lại không nằm trên các hòn đảo ấy mà tập trung tại khu vực đất liền.

Bắc âu có cảng biển ở vùng biển nào
Bản đồ Thuỵ Điển

Các cảng biển ở Thuỵ Điển được đóng góp lớn từ các bến phà hoặc cảng sông nội địa lớn do có rất nhiều hồ có hình dáng dài được hình thành qua xói mòn của thời kỳ băng hà. Ngoài ra các con sông lớn của Thuỵ Điển bắt nguồn từ các dãy núi cũng gần như song song với nhau chảy ra biển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các bến cảng.

II. Các cảng biển ở Thuỵ Điển

Bắc âu có cảng biển ở vùng biển nào
Tàu vận chuyển hàng tới cảng biển ở Thuỵ ĐiểnTên cảngKý hiệuVị trí địa lýĐặc điểm nổi bậtThời gian vận chuyển / NgàyGothenburgGOTPort of Goteborg Goteborg SE-403 38– Cảng quốc tế quan trọng nhất của Thuỵ Điển cũng như khu vực Bắc Âu, chiếm tới hơn 30% lượng hàng hoá của Thuỵ Điển cũng như các nước Bắc Âu khác – Cảng có tổ hợp trung tâm xếp dỡ rộng 2.000.000 m2 với chiều dài cầu cảng 2.500 m và 11 cần cẩu container với sức nâng mỗi chiếc có thể đạt là 103 tấn. – Cảng không bị đóng băng, hoạt động quanh năm, tạo thêm lợi thế cho cảng này so với các cảng khác trong khu vực.47 – 51TrelleborgTRENằm ở cực nam của Thụy Điển– Cảng Roro lớn nhất ở khu vực Bắc Âu, bao gồm: 13 bến trong đó có 8 bến phà với các tuyến hàng hải trực tiếp đến Rostock, Sassnitz và Travemunde. – Xử lý khoảng 9% hàng hóa xuất nhập khẩu của Thụy Điển và trở thành cảng thứ hai ở Thụy Điển về khối lượng hàng hóa tính bằng tấn.47 – 51StockholmSTONằm trên bờ biển phía đông Thụy Điển.Tại giao điểm của Hồ Malaren và Biển Baltic– Cảng nổi tiếng vì kết hợp với các khu nghỉ dưỡng quanh khu vực – Stockholm là thủ đô của Thụy Điển, được định hướng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và giao thông vận tải. Có các dịch vụ trung chuyển chung vận chuyển container từ các cảng chính châu Âu đến Stockholm.49 – 51Gavle / GefleGVXnằm ở Vịnh Bothnia– Cảng cỡ trung bình ở Thụy Điển – Cảng ngày càng được mở rộng và phát triển. Đây là một trong những cảng hiện đại nhất của Thuỵ Điển – Cảng bị đóng băng vào tháng 1 – 3 hằng năm, được hỗ trợ từ tàu phá băng từ tháng Giêng đến tháng Ba. Không thể xác địnhHelsingborgHELTây Nam của Thụy Điển qua Oresund hoặc Sound, trên cửa biển Baltic– Đây là cảng phà quan trọng nhất của đất nước, bao gồm 4 bến cảng. Ngoài ra đây cũng là cảng container bậc nhất của khu vực Bắc Âu – Là trung tâm vận chuyển quan trọng cùng với các tuyến đường sắt và đường bộ rộng lớn nối liền với châu Âu và các nước Bắc Âu khác50 – 57AhusAHUPhía Nam Thụy Điển, gần vịnh Braviken, cách biển Baltic khoảng 50 dặm– Cảng hàng rời quan trọng nhất ở miền Nam Thụy Điển và là cảng container lớn nhất ở Đông Nam Thụy Điển – Xuất khẩu chính từ cảng bao gồm ngũ cốc, rượu, đá và gỗ và nhập khẩu chính là phân bón, dầu, thạch cao và ngũ cốc. Nó là các sản phẩm ở địa phương hoặc các vùng lân cận