Bài tập vật lý lớp 6 trang 10 năm 2024

Hãy cho biết độ chia nhỏ nhất của bình chia độ dùng trong mỗi bài thực hành. Biết rằng, trong phòng thí nghiệm chỉ có các bình chia độ có ĐCNN là \(0,1c{m^3}\), \(0,2c{m^3}\) và \(0,5c{m^3}\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng lí thuyết về ĐCNN và cách viết kết quả đo.

Quảng cáo

Bài tập vật lý lớp 6 trang 10 năm 2024

Lời giải chi tiết

Kết quả đo thể tích trong hai bản báo cáo kết quả thực hành là:

  1. \({V_1} = 15,4c{m^3}\) thì ĐCNN là \(0,2c{m^3}\) hoặc \(0,1c{m^3}\) vì \(0,4 cm^3\) chia hết cho \(0,2cm^3\) hoặc \(0,1cm^3\).
  1. \({V_2} = 15,5c{m^3}\) thì ĐCNN là \(0,5c{m^3}\) hoặc \(0,1c{m^3}\) vì \(0,5 cm^3\) chia hết cho \(0,1cm^3\) hoặc \(0,5cm^3\).

Loigiaihay.com

  • Bài 3.6 trang 10 SBT Vật lí 6 Giải bài 3.6 trang 10 sách bài tập vật lí 6. Hãy kể tên những dụng cụ đo thể tích chất lỏng mà em biết. Những dụng cụ đó thường được dùng ở đâu?
  • Bài 3.7 trang 10 SBT Vật lí 6 Giải bài 3.7 trang 10 sách bài tập vật lí 6. Hãy dùng dụng cụ đo thể tích mà em có để đo dung tích (sức chứa) của một đồ dùng đựng nước trong gia đình em.
  • Bài 3.8 trang 11 SBT Vật lí 6 Giải bài 3.8 trang 11 sách bài tập vật lí 6. Câu nào sau đây là đúng nhất? Nếu trên can nhựa chỉ thấy ghi 3 lít, thì có nghĩa là
  • Bài 3.9 trang 11 SBT Vật lí 6 Giải bài 3.9 trang 11 sách bài tập vật lí 6. Một học sinh dùng bình chia độ vẽ ở hình 3.3 để đo thể tích chất lỏng. Kết quả đo nào sau đây được ghi đúng Bài 3.10 trang 11 SBT Vật lí 6

Giải bài 3.10 trang 11 sách bài tập vật lí 6. Đọc giá trị của thể tích nước chứa trong bình (H.3.4) theo cách nào sau đây là đúng?

Giải bài tập trang 9, 10,11 SGK Lý lớp 6: Đo độ dài (tiếp theo) với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Vật lý lớp 6. Lời giải bài tập Vật lý 6 này gồm các bài giải tương ứng với từng bài học trong sách giúp cho các em học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải môn Vật lý.

Giải bài tập trang 6, 7 SGK Lý lớp 6: Đo độ dài

Hướng dẫn giải bài tập SGK Vật lý 6:

Bài 1 trang 9 SGK Vật Lý 6:

Em hãy cho biết độ dài ước lượng và kết quả đo thực tế khác nhau bao nhiêu?

Học sinh tự làm

Bài 2 trang 9 SGK Vật Lý 6:

Em đã chọn dụng cụ đo nào? Tại sao?

Hướng dẫn giải bài 2:

Trong 2 thước đã cho (thước dây và thước kẻ), chọn thước dây để đo chiều dài bàn học, vì chỉ phải đi 1 hoặc 2 lần; chọn thước kẻ để đo chiều dày SGK Vật lý 6, vì thước kẻ có ĐCNN (1 mm) nhỏ hơn so với ĐCNN của thước dây (0,5 cm), khi đó sẽ cho kết quả đo chính xác hơn.

Bài 3 trang 9 SGK Vật Lý 6:

Em đặt thước đo như thế nào?

Hướng dẫn giải bài 3:

Đặt thước đo dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 ngang với một đầu của vật.

Bài 4 trang 9 SGK Vật Lý 6:

Em đặt mắt nhìn như thế nào để đọc kết quả đo?

Hướng dẫn giải bài 4:

Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.

Bài 5 trang 9 SGK Vật Lý 6:

Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng với vạch chia thì đọc kết quả đo như thế nào?

Hướng dẫn giải bài 5:

Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng (trùng) với vạch chia, thì đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật sẽ cho kết quả đo.

Bài 6 trang 9 SGK Vật Lý 6:

Hãy chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau.

Khi đo độ dài cần:

  1. Ước lượng (1)....... cần đo.
  1. Chọn thước (2)........ và có (3)...........thích hợp.
  1. Đặt thước (4)............ độ dài cần đo sao cho một đầu của vật (5).......... vạch số 0 của thước.
  1. Đặt mắt nhìn theo hướng (6)..... với cạnh thước ở đầu kia của vật.
  1. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia (7)......... với đầu kia của vật.

Hướng dẫn giải bài 6:

(1) – độ dài; (5) – ngang bằng với;

(2) – giới hạn đo; (6) – vuông góc;

(3) – độ chia nhỏ nhất; (7) – gần nhất.

(4) – dọc theo;

Bài 7 trang 10 SGK Vật Lý 6:

Trong các hình sau đây, hình nào vẽ vị trí đặt thước đúng để đo chiều dài bút chì (H.2.1)?

Bài tập vật lý lớp 6 trang 10 năm 2024

  1. Không đặt thước dọc theo chiều dài bút chì.
  1. Đặt thước dọc theo chiều dài bút chì, nhưng một đầu không ngang bằng với vạch số 0.
  1. Đặt thước dọc theo chiều dài bút chì, vạch số 0 ngang với một đầu của bút chì.

Đáp án bài 7:

Chọn hình c) Đặt thước dọc theo chiều dài bút chì, vạch số 0 ngang với một đầu của bút chì.

Bài 8 trang 10 SGK Vật Lý 6:

Trong các hình sau đây, hình nào vẽ vị trí đặt mắt để đọc kết quả đo (H.2.2)?

Bài tập vật lý lớp 6 trang 10 năm 2024

  1. Đặt mắt nhìn theo hướng xiên sang phải.
  1. Đặt mắt nhìn theo hướng xiên sang trái.
  1. Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước tại đầu của vật.

Đáp án bài 8:

Chọn c). Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước tại đầu của vật.

Bài 9 trang 10 SGK Vật Lý 6:

Quan sát kĩ hình 2.3 và ghi kết quả đo tương ứng.

Bài tập vật lý lớp 6 trang 10 năm 2024

  1. l = (1)..............
  1. l = (2).............
  1. l = (3)...............

Đáp án bài 9:

(1), (2), (3): 7 cm

Bài 10 trang 11 SGK Vật Lý 6:

Kinh nghiệm cho thấy độ dài của sải tay một người thường gần bằng chiều cao người đó; độ dài vòng nắm tay thường gần bằng chiều dài của bàn chân người đó (H.2.4)