Bán giày online cần bao nhiêu vốn


Khởi nghiệp luôn là vấn đề được toàn xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ quan tâm. Tuy nhiên,không phải ai cũng đủ số vốn để bắt đầu bởi ngoài chi phí cho mặt hàng kinh doanh thì các chủ cửa hàng còn phải lo lắng về một loạt các khoản tiền khác như tiền mặt bằng, chi phí sửa chữa, tu bổ…Và hình thức kinh doanh trực tuyền (Online) ra đời như một “cứu cánh” cho các doanh nhân trẻ không có quá nhiều vốn liếng. Trong số vô vàn những mặt hàng thời trang được lựa chọn để kinh doanh Online thì phổ biến hơn cả vẫn là giày dép vì đây là những sản phẩm thiết yếu, mẫu mã đa dạng và ít bị “lỗi mốt” như quần áo.

Bán giày online cần bao nhiêu vốn


Bạn đang muốn sở hữu một shop giày dép Online của riêng mình?

Bạn lo lắng vì mình chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc buôn bán?

Vậy bài viết này chắc chắn chính là cẩm nang gối-đầu-giường mà bạn phải đọc! Chỉ cần 10 phút đọc và lưu tâm là bạn đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm khởi nghiệp từ các bậc “tiền bối” rồi.

Hãy kéo chuột xuống và khám phá xem những kiến thức thú vị gì đang dón chờ bạn phía dưới nhé.

Chuẩn bị trước khi kinh doanh

Đây là bước đầu tiên và là tiền đề cho sự thành bại sau này của bạn. Do đó, hãy làm thực sự tốt để có thể “hái trái ngọt”, thay vì “nhận quả đắng” nhé.

Lựa chọn đối tượng khách hàng

Đây là điều tiên quyết mà bất cứ ai khi quyết định kinh doanh phải nghĩ đến. Xác định đối tượng khách hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định nhập hàng, định giá sản phẩm, tiêu chí phục vụ…và nhiều thứ khác nữa.

  • Nếu hướng đến đối tượng học sinh, sinh viên thì các sản phẩm giày nam phải có mẫu mã trẻ trung, năng động, đồng thời giá thành rẻ
  • Nếu chọn người đi làm, công nhân viên chức là khách hàng chính thì các mẫu mã của bạn phải nhã nhặn, lịch sự, giá tiền có thể cao hơn chút.
  • Và nếu muốn phục vụ đối tượng khách hàng là giới thượng lưu thì bạn không nhất định phải quan tâm nhiều đến giá cả song nhất định phải đảm bảo chất lượng sản phẩm về chất liệu, đường may, dán hay kiểu dáng giày dép…và quan trọng nhất, chú ý đến chất lượng dịch vụ của bạn.

Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh

Dù đối tượng khách hàng của bạn là ai thì cũng có một điều chắc chắn đó là bạn sẽ có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. “Thương trường là chiến trường”, và để đảm bảo mình dành được thắng lợi, bạn phải “biết mình biết người”.

Với hình thức bán hàng Online, hãy tìm hiểu những thông tin cần thiết về đối thủ của mình trên Facebook, Zalo, Instagram,Website của họ…để có chiến lược cạnh tranh cho phù hợp.

Chọn kênh bán hàng trực tuyến

Kênh bán hàng cũng là một trong những vấn đề khiến nhiều người đau đầu. Đây chính là cửa hàng ảo của bạn, nơi mà khách hàng đến xem sản phẩm để đưa ra quyết định có mua hàng hay không. Hiện tại, hình thức bán hàng Online cho bạn nhiều lựa chọn hơn trong việc quảng bá và bán sản phẩm. Bạn có thể tự lập Website riêng cho cửa hàng của mình hay lập các trang bán hàng trên Facebook, Instagram…tùy theo từng đối tượng khách hàng.

Ví dụ:

Modinika đã lập hẳn một Website để bán giày và giới thiệu dịch vụ giày dép giá sỉ của mình tại https://xuonggiay.vn. Bên cạnh đó, chúng tôi còn lập Fanpage để kết nối với khách hàng và làm truyền thông cho thương hiệu.

Lấy sỉ giày dép ở đâu? Kinh nghiệm nhập hàng

Bên cạnh những chuẩn bị bước đầu đã nêu trên thì việc chọn lựa nguồn hàng được xem là quan trọng, thiết yếu nhất đối với người chủ doanh nghiệp khi kinh doanh vì nó quyết định trực tiếp đến nguồn vốn và lãi suất mà công ty thu về. Nếu công ty nhập được giày dép chất lượng tốt với giá sỉ thì sẽ dễ dàng cạnh tranh về giá trên thị trường. Ngược lại, nếu nhập hàng tốt nhưng giá quá cao thì hiển nhiên, bạn sẽ thua đối thủ ngay từ những khâu đầu. Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cùng bạn một vài kinh nghiệm nhập hàng.

  • Căn cứ vào đối tượng khách hàng để nhập sản phẩm có kiểu dáng, mẫu mã cũng như giá cả cho phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng hàng tồn kho. Thông thường, đa số người Việt có size chân từ 35 – 37, điều này đồng nghĩa với những đôi giày có size trong khoảng trên khá dễ bán. Bạn có thể  nhập những đôi giày có size này với số lượng nhiều hơn.
  • Tự mình trải nghiệm. Đặt mình vào vị trí khách hàng, đi thử từng mẫu giày và chọn lựa những đôi thoải mái, dễ chịu nhất để nhập về. Nếu bạn cảm thấy khó chịu với những đôi giày bạn nhập về thì khách hàng càng không thể yêu thương chúng phải không nào.
  • Chọn nguồn hàng uy tín. Bạn có thể tìm nguồn hàng Online hoặc nguồn hàng tại các chợ đầu mối. Nếu là nguồn hàng Online, bạn có thể tham khảo trangTaobao để chọn hàng chất lượng; Nếu có thời gian trực tiếp chọn hàng, bạn có thể đến các chợ đầu mối(nhưChợ Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp hay Quảng Châu - Trung Quốc)và các doanh nghiệp, các xưởng giày dép giá sỉ để tìm và đặt hàng theo nhu cầu.
  • Khảo sát giá trước khi nhập hàng. Điều này đảm bảo bạn không “bị hớ” ngay khi mua hàng sỉ.

Kinh nghiệm tổ chức bán hàng Online


Tuyển nhân viên Về vấn đề nhân sự, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi tuyển nhân viên. Vào thời gian đầu, lượng khách hàng chưa lớn thì bạn không nên thuê quá nhiều người, khoảng 2 người thay nhau trực đơn hàng Online và 1 người vận chuyển hàng là đủ. Nếu lượng khách tăng lên thì hãy tuyển người sau.  

Thái độ phục vụ

Thái độ phục vụ là điều vô cùng quan trọng để ghi điểm trong mắt khách hàng, đặc biệt là khi bạn hướng tới khách hàng là tầng lớp trung và cao cấp. Có những khách hàng rất trung thành chỉ bởi họ cảm thấy vui vẻ, được tôn trọng khi đi mua hàng. Đào tạo nhân viên có thái độ phục vụ tốt là một hành động sáng suốt nhất định phải có của những người muốn đứng vững trong giới kinh doanh.

Chính sách bán hàng

Để thuận tiện cho khách hàng cũng như tăng doanh số cho cửa hàng, người quản lý cần đề ra những chính sách bán hàng như chính sách Ship hàng, chính sách Đổi trả và các chương trình tri ân khách hàngthường và khách VIP.

Chương trình khuyến mại

Và đương nhiên, các chương trình khuyến mại là không thể thiếu khi kinh doanh bất cứ mặt hàng nào, giày dép cũng không ngoại lệ. Bạn có thể tổ chức các chương trình này vào những dịp đặc biệt như các ngày Lễ, Tết, Black Friday...để góp phần kích cầungười tiêu dùng.

Lời kết

Với những kinh nghiệm trên, Modinika tin chắc rằng việc kinh doanh giảy dép Online của bạn sẽ trở lên “dễ thở” hơn nhiều rồi đấy.

Chúc bạn khởi nghiệp thành công và sớm gặt hái được “trái ngọt” nhé!

Với dự định mở shop giày dép trong tương lai, bạn cần xác định số vốn cần đủ để phục vụ cho việc kinh doanh của mình. Việc ướm chừng kế hoạch khởi nghiệp của bạn sẽ cần đầu tư bao nhiêu tiền chúng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn phần tích các yếu tố và số chi phí cần trang trải trong vệc mở shop kinh doanh giày dép nhé!

Mở shop giày dép cần bao nhiêu vốn ban đầu?

Xác định hình thức

Để xác định mở shop giày dép thì cần bao nhiêu vốn trước hết bạn cần xác định mình sẽ kinh doanh theo hình thức nào. Hiện nay có 2 hình thức kinh doanh giày dép phổ biến đó là kinh doanh online và mở shop theo kiểu truyền thống tức kinh doanh offline. Bên cạnh đó, việc xác định quy mô kinh doanh nhỏ hay lớn cũng sẽ rất quan trọng. Tuy nhiên, đa phần các bạn mới khởi nghiệp thường có số vốn đầu tư nhỏ nên bài viết này mình chỉ nhấn mạnh về quy mô kinh doanh vừa và nhỏ thôi nhé!

Bán giày online cần bao nhiêu vốn

Mở shop giày dép online

Đối với mở shop giày dép online việc nhập nguồn hàng khá đơn giản và có thể hạn chế được tình trạng tồn kho. Với hình thức kinh doanh giày dép trực tuyến bạn chỉ cần số vốn tầm 10 – 20 triệu. Vì chúng không mất phí thuê mặt  bằng, phí trang trí nội thất, thuê nhân viên và đặc biệt là không cần phải nhập hàng 1 lúc quá nhiều. Vì vậy với con số 10 – 20 triệu bạn sẽ dư sức để mở shop giày dép cho riêng mình.

Bán giày online cần bao nhiêu vốn

Việc bạn cần làm đó chính là tìm nguồn hàng giày dép chất lượng với giá tốt để giúp mặt hàng của bạn dễ thu hút khách hàng hơn. Đồng thời nên đầu tư thời gian cho việc xây dựng kênh bán hàng vững mạnh cho mình. Hiện nay, bạn hoàn toàn có thể kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử như shopee, lazada, sendo và các trang mạng xã hội nổi tiếng như facebook, zalo, instagram. Từ đó giúp bạn có thể tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn cũng như thúc đẩy việc kinh doanh trở nên thuận lợi hơn.

Nếu muốn mở shop giày dép online có độ chuyên nghiệp hơn bạn có thể tự làm hoặc thuê người thiết kế website cho shop của mình (tầm 3 – 5 triệu) chú trọng thiết kế hình ảnh tự chụp đẹp và bắt mắt để tạo sự nổi bật và thu hút khách hàng đến với mình.

Tóm lại, vốn để mở shop giày dép online không cần quá nhiều chỉ tầm 20 triệu đổ xuống. Tuy nhiên, bạn cần có sự nỗ lực lớn và một chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ góp phần mang lại nhiều thuận lợi cho việc kinh doanh của bạn.

Mở shop giày dép theo hình thức truyền thống offline

Khác với hình thức kinh doanh online, không mất nhiều chi phí thì kinh doanh offline lại tốn khá nhiều chi phí ban đầu. Nhưng dẫu sao mở cửa hàng offline vẫn giúp khách hàng tin tưởng bạn hơn đúng không nào. Đâu cùng có mặt lợi và mặt hại riêng nên tùy vào nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn hình thức kinh doanh mà mình yêu thích.

Bán giày online cần bao nhiêu vốn

Với hình thức mở shop giày dép truyền thống bạn sẽ cần số vốn chi trả cho các khoảng phí ban đầu như sau:

Tiền nhập nguồn hàng

Nếu  đã mờ shop giày offline bạn cần phải chuẩn bị một lượng lớn mặt hàng giày dép để trưng bày trên kệ. Đồng thời để khi khách ghé xem hàng bạn có đủ mẫu mã và kích thước để khách lựa chọn. Vì thế số vốn nhập hàng sẽ rơi vào khoảng 30 – 50 triệu đối với mặt hàng giày dép giá tầm trung rơi vào khoảng 90 – 230 nghìn/ đôi.

Tiền thuê mặt bằng

Trung bình tiền thuê mặt bằng khi mở shop giày dép tầm khoảng 7 triệu/tháng với diện tích khoảng 20-25 m2. Hoặc bạn có thể thương lượng với chủ cho thuê nếu bạn đạt cọc thuê 3 – 6 tháng sẽ được giảm phần nào.

Thiết kế trang trí cửa hàng

Ngoài tiền nhập nguồn hàng và thuê mặt bằng, bạn cũng cần thiết kế và trang trí cho cửa hàng của mình thật bắt mắt để tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng khi ghé mua. Chi phí ước chừng sẽ rơi vào tầm khoảng 10 -15 triệu, đây là tổng tiền trang trí và mua sắm các vật dụng, đồ nội thất cần thiết cho shop.

Thuê nhân viên

Nếu shop nhỏ thì bạn có thể tự bán và quản lý để tiết kiệm chi phí thuê ngoài. Hoặc nếu không có thời gian thì có thể thuê 1 hoặc 2 nhân viên trông coi shop mình, với chi phí tầm 6 -9 triệu đồng/tháng. Nếu có khả năng thì nên thuê bảo vệ vì thông thường khách hàng rất yên tâm khi các shop có bảo vệ coi xe cho mình.

Chi phí dự phòng rủi ro

Trong vòng 3 tháng đầu kể từ ngày mở shop thì bạn sẽ không tránh khỏi những rủi ro như hàng tồn, hàng hỏng, chưa tìm được khách. Vì thế hãy chuẩn bị tinh thần và phí dự phòng rủi ro hoặc phí phát sinh khác khoảng 10 – 15 triệu nhé!

Vậy ta có thể ước chừng số vốn  để có thể mở shop kinh doanh truyền thống sẽ rơi vào khoảng 70 –  80 triệu đồng.

Vừa rồi là một số chia sẻ về cách ước chứng số vốn cần có để mở shop giày dép. Hy vọng với những thông tin trên thực sự mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn.