Bao nhiêu lowngj khách du lịch đến năm 2023 năm 2024

Trong bối cảnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, ngành Du lịch Thủ đô vẫn có sự phục hồi ấn tượng, đạt được kết quả tích cực và thu hút lượng lớn du khách đến tham quan.

Bao nhiêu lowngj khách du lịch đến năm 2023 năm 2024

Du khách quốc tế tham quan Ngôi nhà Di sản (87 Mã Mây, Hoàn Kiếm). (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

TTXVN - Theo Sở Du lịch Hà Nội, năm 2023, tổng lượng khách du lịch đến Thủ đô ước đạt 24 triệu lượt, tăng 27% so với năm 2022 (tăng 9,1% so với kế hoạch, tương đương 83% kết quả năm 2019).

Trong đó, khách quốc tế đạt 4 triệu lượt, tăng 266,7% so với năm 2022 (tăng 33,3% so với kế hoạch, tương đương 57% kết quả năm 2019); khách nội địa đạt 20 triệu lượt, tăng 16,3% so với năm 2022 (tăng 5% so với kế hoạch, tương đương 91% kết quả năm 2019). Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 87,65 nghìn tỷ đồng, tăng 45,5% so với năm 2022 (tăng 13,83% so với kế hoạch, tương đương 84,4% kết quả năm 2019).

Trong bối cảnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, ngành Du lịch Thủ đô vẫn có sự phục hồi ấn tượng và đạt được kết quả tích cực. Tất cả các chỉ tiêu phát triển của ngành đều có mức tăng trưởng mạnh mẽ so với năm 2022 và vượt kế hoạch đề ra; đặc biệt, chỉ tiêu về tăng trưởng khách du lịch quốc tế có mức tăng ấn tượng nhất.

Giám đốc Sở Du lịch Đặng Hương Giang cho biết, công tác phát triển du lịch tại Hà Nội được triển khai đồng bộ với nhiều nhóm nhiệm vụ, giải pháp bao gồm: tập trung phát triển các điểm đến, xây dựng các tour, nhóm sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, tổ chức đa dạng các hoạt động du lịch sôi nổi, thu hút sự quan tâm của khách du lịch trong và ngoài nước. Ngành Du lịch Thủ đô đổi mới các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, chuyển đổi số trong quản lý du lịch. Qua đó, Hà Nội đã giới thiệu được nhiều điểm đến, sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, được du khách trong và ngoài nước đánh giá cao.

Bao nhiêu lowngj khách du lịch đến năm 2023 năm 2024

Du khách nước ngoài đến Hà Nội trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9. (Ảnh: Khánh Hoà/TTXVN)

Đặc biệt, trong năm 2023, ngành Du lịch Hà Nội đã xây dựng nhiều tour, sản phẩm du lịch văn hóa trải nghiệm gắn với du lịch đêm trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa truyền thống. Sở Du lịch cho ra mắt 15 sản phẩm du lịch đêm hấp dẫn, tạo ấn tượng tốt đối với du khách. Ngành tổ chức một số chương trình, nội dung nhằm phát triển các sản phẩm du lịch là thế mạnh của Hà Nội như: Du lịch ẩm thực, du lịch MICE (du lịch kết hợp sự kiện, hội họp...), du lịch chăm sóc sức khỏe… Sở phối hợp với các quận, huyện, các doanh nghiệp du lịch xây dựng sản phẩm du lịch trải nghiệm mới gắn với di sản, di tích, làng nghề theo tuyến Trung tâm Hà Nội - Thanh Trì - Thường Tín - Phú Xuyên, tuyến Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức, tuyến Trung tâm Hà Nội - Sơn Tây - Ba Vì. Đồng thời, ngành tiếp tục phát triển sản phẩm du lịch đường sông kết nối các điểm đến du lịch dọc khu vực sông Hồng, sông Đuống, hoàn thiện tuyến du lịch Chương Dương Độ - Bát Tràng - đền thờ Chử Đồng Tử, tiến tới mở rộng tuyến du lịch từ bến Chương Dương Độ đi khu vực Sơn Tây, Ba Vì…

Trong năm 2023, Hà Nội tiếp tục được các tổ chức, chuyên gia, chuyên trang, tạp chí du lịch uy tín đánh giá cao về mức độ hấp dẫn du lịch. Đặc biệt, Hà Nội vinh dự được Tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới trao các giải: "Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á", "Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á cho kỳ nghỉ ngắn ngày", "Cơ quan quản lý du lịch thành phố hàng đầu châu Á". Bên cạnh đó, thành phố Hà Nội lần đầu tiên được nhận giải thưởng "Điểm đến thành phố Golf tốt nhất thế giới" từ Tổ chức Giải thưởng Golf thế giới. Hà Nội có 48/103 nhà hàng được Michelin Guide - Cẩm nang ẩm thực danh giá nhất thế giới - tuyển chọn, trong đó có 3 nhà hàng đạt 1 sao Michelin. Trang TripAdvisor bình chọn Hà Nội đứng thứ 17/25 địa danh nổi tiểng để đi du lịch, đứng 3/20 trong danh sách 20 điểm đến cho người mê ẩm thực…

Cũng theo Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, năm 2024, thành phố sẽ tạo bước tăng trưởng phát triển toàn diện du lịch để đạt cả về quy mô và chất lượng dịch vụ, số lượng và chất lượng khách du lịch đảm bảo tính bền vững, giữ vững vai trò là trung tâm du lịch lớn của cả nước. Thành phố phấn đấu đón lượng khách du lịch đạt khoảng 26,5 triệu lượt khách, tăng 10,4% so với năm 2023; trong đó gồm 5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 25% so với năm 2023 và 21,5% triệu lượt khách nội địa, tăng 7,5% so với năm 2023. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 99,77 nghìn tỷ đồng, tăng 13,8% so với năm 2023./.

Theo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, tháng 10/2023, ngành du lịch đón 1,11 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 5,2 triệu lượt khách nội địa. Tính chung 10 tháng, toàn ngành đã đón 10 triệu lượt khách quốc tế. Ngoài ra, phục vụ 98,7 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 582,6 nghìn tỷ đồng.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, số liệu cho thấy, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 10 năm 2023 tăng 5,5% so với tháng trước và gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước. Tính tổng cộng trong 10 tháng đầu năm, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng 4,2 lần so với cùng kỳ năm trước, tạo ra sự hy vọng vững chắc về việc hoàn thành mục tiêu đón từ 12 - 13 triệu khách quốc tế cho năm 2023.

Cụ thể, việc lượng khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu thông qua đường hàng không đã tăng đáng kể, chiếm 87,5% tổng số lượng khách, tăng 4,2 lần so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, lượng khách đến bằng đường bộ và đường biển cũng có sự tăng trưởng đáng kể, lần lượt chiếm 11,8% và 0,7% tổng lượng khách.

Bên cạnh đó, số liệu cũng cho thấy, lượng khách du lịch trong nước cũng đang có xu hướng tăng mạnh, đạt 5,2 triệu lượt trong tháng 10/2023, với hơn 3,7 triệu lượt khách có lưu trú. Tính tổng cộng trong 10 tháng đầu năm, lượng khách nội địa đã đạt con số 98,7 triệu lượt.

Bao nhiêu lowngj khách du lịch đến năm 2023 năm 2024

Kết quả kinh doanh cũng phản ánh sự phát triển tích cực của ngành du lịch Việt Nam, khi doanh thu từ khách du lịch trong 10 tháng đầu năm 2023 tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, đạt 555,6 nghìn tỷ đồng, trong khi doanh thu từ du lịch lữ hành cũng tăng 47,6%, đạt 30,2 nghìn tỷ đồng, cho thấy sự đa dạng và phong phú trong các hoạt động kích cầu du lịch của địa phương.

Về quy mô thị trường, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất trong 10 tháng đầu năm 2023 với 2,9 triệu lượt; thị trường Trung Quốc đạt 1,3 triệu lượt, xếp ở vị trí thứ 2. Tính riêng lượng khách từ 2 thị trường này chiếm 42% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Tiếp theo là Mỹ (thứ 3): 667 nghìn lượt; Đài Loan, Trung Quốc (thứ 4) 606 nghìn lượt; Nhật Bản (thứ 5): 469 nghìn lượt.

Xếp ở 3 vị trí tiếp theo trong tốp đầu là 3 thị trường khu vực Đông Nam Á, gồm có: Thái Lan (392 nghìn lượt); Malaysia (372 nghìn lượt); Campuchia (326 nghìn lượt). Tiếp theo là thị trường Úc và Ấn Độ cùng đạt 314 nghìn lượt. Ở châu Âu, 3 thị trường gửi khách lớn nhất đến Việt Nam gồm có: Anh (206 nghìn lượt), Pháp (169 nghìn lượt) và Đức (159 nghìn lượt). Thị trường Nga đạt 98 nghìn lượt.

Trong tháng 10/2023, hầu hết các những thị trường lớn đều tăng trưởng, trong đó: Hàn Quốc (+3,4%), Mỹ (+8,9%), Trung Quốc (+6,8%) tăng nhẹ. Động lực lớn đến từ thị trường Thái Lan (+35,1%), Đài Loan, Trung Quốc (+18,7%), Úc (+17,2%), Ấn Độ (+15,5%). Các thị trường chính ở Châu Âu tiếp tục đạt mức tăng trưởng tốt so với tháng 9, gồm có: Anh (+12,9%), Pháp (+11,6%), Đức (+16,7%). Một số thị trường khác quy mô nhỏ nhưng có mức tăng khá cao như: Đan Mạch (61,7%), Thụy Sĩ (+54,1%), Phần Lan (+42,8%), Thụy Điển (+30,3%)...

Bao nhiêu lowngj khách du lịch đến năm 2023 năm 2024

Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh cho biết, với những nỗ lực vượt khó của toàn ngành trong thời gian qua triển khai các hoạt động phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, xúc tiến quảng bá…, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã vượt xa kế hoạch đề ra từ đầu năm.

Căn cứ tình hình thực tế, vừa qua Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã điều chỉnh mục tiêu đón khách quốc tế năm 2023 từ 8 triệu lên khoảng 12 - 13 triệu lượt, nhằm tạo động lực mới góp phần đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển ngành du lịch hiệu quả, bền vững. Trước đó, ông Khánh cũng nhận định, việc ngành du lịch Việt Nam sẽ đón thêm khoảng 4 triệu lượt khách quốc tế trong 3 tháng cuối năm là hoàn toàn khả thi.

“Thời gian tới, ngành du lịch cùng sự phối hợp của các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp cần tăng tốc, quyết liệt hành động nhằm tạo ra đột phá trong phát triển du lịch. Trong quý 3/2023 trung bình mỗi tháng ngành du lịch đón hơn 1 triệu lượt khách quốc tế, vì vậy trong những tháng còn lại của năm 2023, mỗi tháng ít nhất có thể đón 1,1 - 1,2 triệu lượt khách quốc tế, nhất là trong tháng 12, vào dịp Giáng sinh và năm mới 2024”, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam phân tích.

Trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, lĩnh vực dịch vụ, du lịch được coi là một điểm sáng, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Theo Báo cáo Kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2023 của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), khu vực dịch vụ, du lịch tăng trưởng 6,24%, đóng góp 53,34% trong mức tăng trưởng chung của GDP nền kinh tế.

Tổng cục Thống kê đánh giá, các ngành thương mại, du lịch duy trì đà tăng trưởng cao, đóng góp tích cực vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ. Một số ngành có tỷ trọng đóng góp lớn trong tăng trưởng của nền kinh tế, trong đó có dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 13,17%, đóng góp 0,33 điểm phần trăm.

Bao nhiêu lowngj khách du lịch đến năm 2023 năm 2024
Việt Nam lần thứ 7 liên tiếp được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á (2017 - 2023).

Trước đó, tại cuộc họp tổng kết quý 3/2023 của Bộ VHTTDL, Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam Phạm Văn Thuỷ khẳng định mục tiêu đón 12 -13 triệu lượt khách hoàn toàn khả thi, tạo tiền đề phấn đấu cho những năm sau. Ông đề cập đến những thuận lợi của ngành du lịch như chính sách visa cởi mở, cùng với các chính sách khác trong hợp tác song phương giữa Việt Nam với các nước. Các di sản của Việt Nam đều phát huy tiềm năng để phát triển du lịch, tạo nên nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, những điểm đến hấp dẫn đối với khách quốc tế.

Mới đây, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cũng đã tổ chức Chương trình xúc tiến giới thiệu du lịch trong khuôn khổ Lễ hội Xúc tiến du lịch văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc năm 2023. Đây là hoạt động thường niên tại Hàn Quốc, thể hiện quan hệ hợp tác bền chặt giữa hai quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch và văn hóa. Qua đó, Việt Nam giới thiệu bản sắc văn hóa truyền thống, quảng bá những điểm đến, sản phẩm du lịch hấp dẫn dành riêng cho khách du lịch Hàn Quốc.

Chương trình tạo cơ hội cho nhà đầu tư, doanh nghiệp du lịch Việt Nam- Hàn Quốc gặp gỡ, tìm kiếm cơ hội hợp tác, kinh doanh; tăng cường trao đổi khách du lịch hai chiều. Khách du lịch Hàn Quốc luôn nằm trong Top 3 thị trường khách quốc tế hàng đầu đến Việt Nam. Khách du lịch Việt Nam cũng nằm trong Top 10 thị trường khách lớn đến Hàn Quốc…

Trong tháng 10 này, du lịch Việt Nam cũng đã nhận được nhiều giải thưởng quốc tế uy tín, như: lần thứ 7 liên tiếp được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á (2017 - 2023); lần thứ 2 liên tiếp được bình chọn là Điểm đến Spa tốt nhất châu Á (2022 - 2023). Thành phố Hà Nội được bình chọn là Điểm đến thành phố golf tốt nhất thế giới năm 2023 và Điểm đến thành phố ẩm thực mới nổi tốt nhất châu Á năm 2023. Làng du lịch Tân Hóa (Quảng Bình) đón nhận Giải thưởng Làng du lịch tốt nhất của UNWTO…

Việt Nam dồn bao nhiêu lượt khách quốc tế?

Tính chung cả năm, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 12,6 triệu lượt, gấp 3,4 lần năm 2022, vượt xa mục tiêu 8 triệu khách quốc tế trong năm 2023.

Việt Nam có bao nhiêu khách du lịch quốc tế?

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chủ yếu từ châu Á Tính chung cả năm 2023, du lịch Việt Nam đón được 12,6 triệu lượt khách quốc tế. Con số này gấp 3,4 lần năm 2022, vượt xa mục tiêu 8 triệu khách. Tuy vậy, Tổng cục Thống kê đánh giá số lượng này mới chỉ bằng 70% năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch Covid-19.

Khách quốc tế là gì?

Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam đi du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.