Bế văn đàn lấy thân mình làm giá súng năm 2024

Bế văn đàn lấy thân mình làm giá súng năm 2024

Thứ hai, 11/12/2023 06:30 (GMT+7)

Mời bạn cùng tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, liệt sĩ Bế Văn Đàn - người anh hùng lấy thân mình làm giá súng.

Theo hướng dẫn của Hội đồng Đội TP.HCM, chủ đề sinh hoạt của đội viên, thiếu nhi TP trong tháng 12-2023 là "Anh Bế Văn Đàn - Người anh hùng lấy thân mình làm giá súng".

Anh Bế Văn Đàn là Anh hùng lực lượng vũ trang, hy sinh vào ngày 12-12-1953 tại Mường Pồn trong giai đoạn chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ.

Lúc hy sinh, anh là tiểu đội phó thuộc Đại đoàn 316, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bế văn đàn lấy thân mình làm giá súng năm 2024

Anh Bế Văn Đàn, người anh hùng lấy thân mình làm giá súng

Tấm gương dũng cảm của người anh hùng đã cổ vũ cán bộ, chiến sĩ trên toàn mặt trận hăng hái thi đua giết giặc lập công, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.

Ngã xuống ở Mường Pồn anh đâu biết có mùa cam Anh chỉ thấy dây thép gai đồn giặc Tôi yêu những người chửa hình dung ra hạnh phúc Lúc đồng đội cần, dẫu chết chẳng từ nan!

Chế Lan Viên

Tên của anh được đặt cho nhiều công trình, đường phố, trường học ở khắp các tỉnh, thành trong nước, trong đó có TP.HCM.

Riêng tại quê hương anh (xã Bế Văn Đàn, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng) còn có một khu tưởng niệm. Công trình được khánh thành năm 2019.

Mực Tím mời bạn cùng tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, liệt sĩ Bế Văn Đàn qua 10 câu hỏi trắc nghiệm dưới đây.

Một người con yêu quý của nhân dân các dân tộc Cao Bằng anh dũng hy sinh, góp công lớn vào chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhiều tỉnh thành trong nước trân trọng đặt tên anh cho đường, phố, trường học và các địa danh khác, đó là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, liệt sĩ Bế Văn Đàn.

Bế văn đàn lấy thân mình làm giá súng năm 2024
Anh hùng liệt sĩ Bế Văn Đàn.

Bế Văn Đàn sinh năm 1931 (dân tộc Tày), tại xóm Bản Buống, xã Triệu Ẩu (nay là xã Bế Văn Đàn), huyện Quảng Hòa. Xuất thân trong một gia đình nghèo, có truyền thống cách mạng, bố làm công nhân thợ mỏ, mẹ mất sớm khi anh còn nhỏ. Ngay từ thời niên thiếu, anh Đàn đã vất vả lam lũ với cuộc sống, chứng kiến nỗi nhục của người dân mất nước.

Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947 kết thúc thắng lợi, trên đà lợi thế đó, quân và dân Cao Bằng tiếp tục sát cánh cùng các tỉnh vùng Đông Bắc, phấn khởi, hăng hái chuẩn bị lực lượng bước vào Chiến dịch Biên giới năm 1950. Lớp lớp thanh niên đăng ký tham gia dân công hỏa tuyến, gia nhập quân ngũ. Trong khí thế đó, tháng 1/1949, đồng chí Bế Văn Đàn đã xung phong vào bộ đội với mong muốn được ra trận chiến đấu, giải phóng quê hương.

Đồng chí được biên chế vào Đại đội 674, Tiểu đoàn 251, Trung đoàn 174, Đại đoàn 316, quân chủ lực của Bộ Quốc phòng. Những năm 1949 - 1953, đồng chí Bế Văn Đàn đã cùng đơn vị tham gia nhiều trận đánh trong các chiến dịch với tinh thần dũng cảm, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, không ngại hy sinh, gian khổ và hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Hòng cứu vãn tình thế sau thất bại nặng nề trong Chiến dịch Biên giới năm 1950 và các chiến dịch quân sự khác, thực dân Pháp đề ra kế hoạch Na Va, tăng cường binh lực nhằm làm xoay chuyển tình thế chiến lược, chúng đổ bộ 6 tiểu đoàn viễn chinh xuống Điện Biên Phủ, xây dựng nơi đây thành hệ thống cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.

Trước tình hình đó, Bộ Chính trị chủ trương mở cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954, quyết tâm tiêu diệt địch cụm cứ điểm Điện Biên Phủ, giải phóng Tây Bắc. Bộ đội ta được quán triệt nhiệm vụ, xác định quyết tâm đánh thắng, khí thế ra trận hào hùng, đồng chí hồ hởi cùng đơn vị hành quân vào chiến dịch.

Khi ấy, đồng chí Bế Văn Đàn được chỉ huy phân công làm liên lạc viên tiểu đoàn. Một đại đội thuộc tiểu đoàn được giao nhiệm vụ bao vây giữ chặt địch ở Mường Pồn, huyện Điện Biên. Bị khóa chặt, cô lập, địch tập trung hai đại đội có phi pháo yểm trợ liên tiếp phản kích, hòng thoát khỏi “vòng kim cô” tử thần ngày càng khép lại. Chúng vùng vẫy vãi đạn bắn phá dữ dội, tìm cách phá bung vòng tuyến bao vây của bộ đội ta. Trận đánh diễn ra mỗi lúc càng ác liệt hơn, trong thế giằng co quyết liệt.

Ta kiên quyết vây hãm, còn chúng oằn mình kháng cự lại, tìm mọi cách thoát ra. Thương vong xảy ra ở đại đội chiến đấu nhiều hơn trước, tình thế căng thẳng, cấp bách, cần được củng cố tiếp sức bằng ý chí, tinh thần, cấp trên ra lệnh: bằng mọi giá phải chặn giữ địch tại Mường Pồn, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ lực của ta triển khai lực lượng, tiếp cận trận địa, thực hiện nghiêm theo chủ trương, kế hoạch của chiến dịch.

Mệnh lệnh đó phải được cấp tốc truyền đạt ngay đến đơn vị chiến đấu và quán triệt thấu đáo đến từng cán bộ, chiến sĩ tạo nên quyết tâm cao hơn, biến ý chí sắt đá trở thành động lực, sức mạnh quật ngã kẻ thù. Vậy ai sẽ là người trực tiếp truyền đạt mệnh lệnh ấy, đáp ứng yêu cầu cấp bách của chiến trường đòi hỏi. Ý thức được trách nhiệm cao cả đó, không thể chần chừ, ngần ngại, mặc dù mới đi công tác vừa về đến đơn vị, đồng chí Bế Văn Đàn đã xung phong nhận nhiệm vụ này.

Nắm vững nội dung truyền đạt, băng băng vượt qua bom đạn dày đặc của địch, đồng chí đã ngoan cường, dũng cảm, nhanh chóng vận động đến đơn vị chiến đấu truyền đạt mệnh lệnh của chỉ huy kịp thời, chính xác. Nhận được mệnh lệnh chiến đấu, xác định rõ ý nghĩa, tầm quan trọng, vai trò của đại đội đang thực thi nhiệm vụ có ảnh hưởng rất lớn tới chiến dịch của ta, mỗi cán bộ, chiến sĩ đã trở thành tấm chắn thép bao vây kẻ thù. Trận chiến đấu vì thế càng cam go, ác liệt hơn, quân số chiến đấu của đại đội ngày một giảm đi.

Đồng chí Bế Văn Đàn được lệnh cấp trên ở lại cùng anh em trực tiếp chiến đấu, siết chặt vòng vây địch. Trận chiến ngày càng ác liệt hơn. Sau hai đợt nống ra bị thất bại, đến lần thứ ba chúng điên cuồng phản kích, bằng mọi cách mở đường nhằm chọc thủng vòng vây của ta. Lúc này, đơn vị thương vong nhiều, chỉ còn lại 17 tay súng, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương, nhưng đồng chí vẫn kiên cường giữ vững vị trí chiến đấu. Một khẩu trung liên của đơn vị không bắn được vì xạ thủ đã hy sinh.

Khẩu trung liên của đồng chí Chu Văn Pù cũng không nhả đạn được vì địa hình, địa vật khi đó khuất tầm ngắm bắn, đồng chí đang loay hoay gá đặt chân khẩu trung liên trên mặt đất. Trung liên thuộc loại hỏa lực mạnh của bộ binh ta để khống chế địch. Nghe thấy ít tiếng súng đối phương, địch lại ào ào phản kích, tình thế gay cấn, cấp bách hơn bao giờ hết. Nhìn anh em hy sinh, bị thương, lửa căm thù hừng hực rực cháy trong tim, mồ hôi, nước mắt nhễ nhại, ròng ròng, Bế Văn Đàn lao nhanh đến chỗ đồng chí Pù và ngồi xuống trong tư thế quỳ, cầm khẩu trung liên đặt hai chân đế lên hai bờ vai giữ chặt và hô đồng đội bắn ngay.

Anh em đều bất ngờ và xúc động, đồng chí Pù còn chần chừ chưa dám bóp cò. Trong giây lát, như hiểu được suy nghĩ của người bạn chiến đấu, Bế Văn Đàn hô to: “Kẻ thù đang trước mặt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết chúng nó đi!”. Nước mắt rơi hai bên gò má, Chu Văn Pù nghiến răng bóp cò, trút lửa về phía địch, hàng chục tên ngã xuống. Đợt phản kích của chúng bị bẻ gẫy hoàn toàn.

Ta tiếp tục giữ vững trận địa chiến đấu. Nhưng, trong lúc lấy thân mình làm giá súng, đồng chí Bế Văn Đàn lại bị thương nặng vào ngực; đồng chí đã anh dũng hy sinh khi quân thù bị đánh tan đội hình phản kích. Đồng đội tiếc thương và vô cùng cảm phục, khi đó, khẩu súng vẫn được Bế Văn Đàn gá chặt chân đế trên vai mình, hướng nòng súng về phía quân thù. Hình ảnh ấy đã trở thành một biểu tượng cao đẹp về ý chí chiến đấu ngoan cường nhằm thẳng quân thù mà bắn, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.

Tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của đồng chí Bế Văn Đàn như tiếp thêm hồi kèn xung trận, cổ vũ toàn thể cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 316 và các đơn vị trên toàn mặt trận hăng hái thi đua giết giặc lập công, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Tại Đại hội mừng công của đơn vị, đồng chí Bế Văn Đàn được truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất và được bình bầu là Chiến sĩ thi đua số một của Đại đoàn. Ngày 31/8/1955, đồng chí được Quốc hội truy tặng Huân chương Quân công hạng Nhì và danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.