Bệnh nấm phổi là gì cách điều trị

Nấm phổi là bệnh do các vi nấm có mặt trong môi trường gây bệnh ở phổi. Nấm phổi có nhiều loại. Trong đó, thường gặp các loại vi nấm như nấm Candida, Aspergillus, Cryptococcus… gây bệnh nấm phổi ở người. Nấm phổi không phải là bệnh lây truyền. Nguyên nhân nhiễm nấm là do hít phải các bào tử nấm có trong không khí, nước...

Thông thường, nấm sẽ không phát triển và gây bệnh ở những cơ thể có sức đề kháng tốt, những người có sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, khi cơ thể gặp những điều kiện bất lợi nấm sẽ phát triển và gây bệnh. Các trường hợp thường gặp bao gồm:

- Suy giảm miễn dịch

- Trên cơ địa bệnh nhân mắc những bệnh lý mạn tính về phổi như: Lao phổi, xẹp phổi mãn tính, giãn phế quản, giãn phế nang… Trên những nền bệnh nhân này, nấm thường phát triển và gây các bệnh như u nấm trên các nền nang lao cũ, nang áp xe, nang ung thư.

- Trên cơ địa bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính kéo dài như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý xương khớp, ung thư (đặc biệt là ung thư máu)… Bệnh nhân sử dụng các loại thuốc gây suy giảm miễn dịch như corticoid.

BSCKII Nguyễn Văn Chiến giải đáp các dấu hiệu của bệnh nấm phổi.

Dấu hiệu mắc nấm phổi

Việc chẩn đoán nấm phổi có thể dựa vào dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng.

Dấu hiệu nấm phổi trên lâm sàng có thể chia làm 3 dấu hiệu chính:

- Các biểu hiện bệnh lý toàn thân: Bệnh nhân thường có biểu hiện giống với các bệnh lý hô hấp khác: ho, khạc đờm, đau tức ngực, khó thở… Bên cạnh đó bệnh nhân có hội chứng nhiễm trùng tương đối rõ, sốt cao (39-40 độ). Và tùy vào từng thể loại nấm mắc phải là Candida hay Aspergillus, Cryptococcus người bệnh sẽ kèm theo triệu chứng yếu tố thần kinh như đau đầu, trường hợp nặng có thể rối loạn ý thức.

- Các dấu hiệu liên quan đến triệu chứng của phổi. Tùy vào loại nấm, bệnh nhân sẽ có các dấu hiệu dị ứng do nấm và triệu chứng gần giống với bệnh hen. Ví dụ nếu như nhiễm nấm Aspergillus, bệnh nhân sẽ có biểu hiện co thắt phế quản. Nếu là nấm gây ra tình trạng u nấm thường sẽ có biểu hiện ho ra máu.

- Các biểu hiện toàn thân của bệnh nhân phụ thuộc vào loại nấm. Ví dụ như khi nhiễm nấm men Candida sẽ biểu hiện tổn thương ở miệng, lưỡi, họng hoặc phế quản. Bệnh nhân có thể không ăn uống được. Nếu tình trạng nhiễm trùng toàn thân nặng lên, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu suy kiệt toàn thân, thiếu máu.

Bệnh nấm phổi là gì cách điều trị

Bệnh nấm phổi nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 50-70%.

Do các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu vì vậy căn cứ vào lâm sàng để đánh giá bệnh có hiệu quả không cao. Người bệnh thường nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp khác như lao. Bên cạnh các dấu hiệu lâm sàng, các bác sĩ cần thông qua các xét nghiệm để phát hiện ra nấm như: Nội soi vi khuẩn, vi nấm, nuôi cấy…

Sau khi phát hiện ra nấm, các bác sĩ sẽ dựa trên loại nấm gây bệnh để đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.

Nấm phổi có nguy hiểm không?

Đối với nấm phổi, bệnh phát triển trên nền bệnh nhân suy giảm miễn dịch và có các bệnh lý mạn tính kéo dài. Khi bệnh nhân mắc nấm phổi sẽ làm nặng tình trạng bệnh lý sẵn có.

Nấm phổi bệnh lý nhiễm trùng, nếu không phát hiện ra sớm và có phương án điều trị, bệnh sẽ diễn biến nặng nề và gây biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt các biến chứng của nấm phổi đối với các bệnh nhân có bệnh lý nền thường có tỷ lệ tử vong tương đối cao.

Theo báo cáo, tỷ lệ nấm phổi chỉ chiếm 0,02 trong tổng số các bệnh phổi. Tuy nhiên khi đã mắc nấm phổi, nếu không điều trị kịp thời tỷ lệ tử vong có thể lên tới 50- 70%.

SKĐS- Nấm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi hay gặp ở người suy giảm miễn dịch, già yếu, mắc bệnh mạn tính lâu ngày. Tỉ lệ bệnh nấm phổi chỉ chiếm 0,02% các bệnh phổi, tuy nhiên khi bị nấm phổi không phát hiện điều trị kịp thời khả năng tử vong có thể lên tới 50-70%.

Vì sao bị Nấm phổi?

Nấm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi, ít gặp ở người bình thường có sức đề kháng tốt. Bệnh hay gặp ở người suy giảm miễn dịch, già yếu, mắc bệnh mạn tính lâu ngày. Tỷ lệ bệnh nấm phổi chỉ chiếm 0,02% các bệnh phổi, tuy nhiên khi bị nấm phổi không phát hiện điều trị kịp thời, khả năng tử vong rất cao.

Nguyên nhân gây bệnh nấm phổi là do các loại nấm: Candida, Aspergillus, Cryptococcus. Trong đó, hay gặp nhất là loại Aspergillus. Hầu hết bệnh nhân thường đến khám vì ho ra máu kéo dài không rõ lý do, sốt kéo dài kèm đau ngực, ho khạc đờm kéo dài kèm khó thở như hen. Cùng với đó là các trường hợp chẩn đoán viêm phổi điều trị kháng sinh kéo dài không khỏi.

Nhận biết sớm bệnh nhờ các triệu chứng thường gặp

Bệnh nấm phổi do Aspergillus biểu hiện thầm lặng, không đặc hiệu. Điều này làm bệnh chẩn đoán chậm sau nhiều năm. Triệu chứng hay gặp là mệt mỏi, sụt cân, ra mồ hôi, ho, khó thở, ho ra máu. Phần lớn, bệnh nhân mắc nấm đều có các triệu chứng khá điển hình và đặc hiệu như:

- Bệnh nhân có biểu hiện sốt: thường người bệnh sốt không cao, không phải sốt liên tục mà thành từng đợt có những thời gian không bị sốt. Sốt là biểu hiện của tình trạng dị ứng với nấm, hiếm khi sốt kéo dài, suy kiệt hoặc sụt cân.

- Bệnh nhân khạc đờm rất nhiều, trong đờm có thể tìm thấy các tế bào nấm nếu mang đi xét nghiệm bằng cách soi tươi và quan sát dưới kính hiển vi. Tuy nhiên, có thể các tế bào nấm này lại có nguồn gốc của nhiễm nấm từ đường tiêu hóa.

- Biểu hiện ho và ho kéo dài ra máu: Ho và ho ra máu là triệu chứng nổi bật đặc trưng nhất của bệnh. Ho thường dai dẳng, kéo dài, trong đó có tới 95% các trường hợp là ho ra máu từ số lượng ít có dính đàm, đến nhiều có thể gây tử vong. Ho ra máu là một triệu chứng làm bệnh nhân rất lo lắng và là chỉ định chính để can thiệp phẫu thuật cho bệnh nhân.

- Khó thở: triệu chứng của các bệnh đi kèm như lao, giãn phế quản, áp-xe phổi, ung thư phổi… gây suy giảm chức năng hô hấp.

Bệnh nấm phổi là gì cách điều trị

Triệu chứng hay gặp là mệt mỏi, sụt cân, ra mồ hôi, ho, khó thở.

Trên thực tế ghi nhận có một số bệnh nhân bị u nấm phổi có thể tồn tại nhiều năm mà không có triệu chứng gì về lâm sàng, số lượng những bệnh nhân này chiếm từ 18 - 22%. Đa số bệnh nhân thường phàn nàn về các triệu chứng toàn thân như như sốt, khó chịu, mệt mỏi và sụt cân trong 1–6 tháng, ho có đờm mạn tính và ho ra máu.

Điều trị nấm phổi thế nào?

Nếu nấm phổi không được phát hiện và điều trị kịp thời, các bào tử nấm có thể lan sang các cơ quan khác, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Trong điều trị nấm phổi, phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và loại nấm gây bệnh. Bệnh nhân sẽ chẩn đoán và dùng thuốc chống nấm. Với một số trường hợp, bệnh nhân có bệnh lý nền kèm theo, các bác sĩ sẽ phải lên phác đồ điều trị kết hợp. Phương pháp phẫu thuật cũng được áp dụng trong một số trường hợp cụ thể nếu bệnh nhân không đáp ứng điều trị nội khoa. Nhìn chung, chi phí điều trị nấm phổi thường cao, tạo gánh nặng cho người bệnh.

Việc phòng ngừa các tác nhân gây nấm phổi là khá khó khăn bởi nấm có thể sống tồn tại trong nước, không khí, trên các bề mặt… hoặc ký sinh trên da, niêm mạc, cơ quan nội tạng như đường hô hấp, đường tiêu hóa của con người.

Tuy nhiên, các yếu tố khiến nấm phát triển và gây bệnh là dựa trên nền bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc bệnh nhân sử dụng các loại thuốc suy giảm miễn dịch, bệnh lý mạn tính kéo dài (tiểu đường, tăng huyết áp...), bệnh nhân điều trị bệnh lý ung thư (đặc biệt là ung thư máu).

Bệnh nấm phổi là gì cách điều trị

Nên tăng cường rau quả để nâng cao sức khỏe phòng bệnh.

Để phòng ngừa nấm phổi, mọi người cần tự nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Việc thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học hơn sẽ giúp nâng cao thể trạng. Nên ăn uống đầy đủ, tăng cường rau xanh và trái cây, hạn chế thuốc lá, rượu bia. Bên cạnh đó, kết hợp với việc vận động thể chất đều đặn và điều trị sớm và đúng các căn bệnh nền. Khi có các dấu hiệu bất thường, cần thăm khám và chẩn đoán, điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm.