Bệnh viện điều trị ung thư tuyến giáp tốt nhất

1. Ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp xảy ra trong các tế bào của tuyến giáp - một tuyến hình con bướm nằm ở dưới cổ, ngay bên dưới cổ họng (yết hầu – Adam’s Apple). Tuyến giáp giúp sản xuất hormone, điều chỉnh nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể và trọng lượng cơ thể.

Hầu hết các trường hợp ung thư tuyến giáp có thể được chữa khỏi với các phác đồ điều trị khác nhau.

2. Các xét nghiệm chẩn đoán Ung thư tuyến giáp

- Bác sỹ khám lâm sàng: Bác sỹ của bạn sẽ tìm kiếm những thay đổi thực tế của tuyến giáp và hỏi bạn những yếu tố nguy cơ như bạn có tiếp xúc nhiều với phóng xạ và tiền sử gia đình bạn có ai bị u tuyến giáp.

- Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm máu giúp xác định tuyến giáp có đang hoạt động bình thường hay không.

- Cắt 1 mẫu mô tuyến giáp: Trong khi làm sinh thiết bằng kim, bác sỹ đưa một cây kim dài, mỏng qua da và vào trong bướu giáp (nodule). Hình ảnh siêu âm thường được sử dụng để chỉ dẫn chính xác hướng đi của cây kim vào trong bướu giáp. Bác sỹ sử dụng cây kim để lấy các mẫu mô tuyến giáp nghi ngờ. Mẫu được phân tích trong phòng thí nghiệm để tìm các tế bào ung thư.

Bệnh viện điều trị ung thư tuyến giáp tốt nhất

Hình ảnh minh họa Sinh thiết tuyến giáp

- Các chẩn đoán hình ảnh: Bạn có thể cần thực hiện 1 hay nhiều xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh để bác sỹ đánh giá liệu tế bào ung thư đã lan rộng ra ngoài tuyến giáp chưa. Các xét nghiệm hình ảnh có thể bao gồm chụp cắt lớp CT-Scan, chụp PET/CT Scan hoặc siêu âm.

- Xét nghiệm gene: Một số người bị K giáp (ung thư tuyến giáp) thể tủy có thể có sự thay đổi gene, điều này có thể liên quan đến các bệnh ung thư nội tiết khác. Dựa vào tiền sử bệnh của gia đình bạn, bác sỹ có thể đề nghị bạn làm xét nghiệm gene để tìm kiếm các loại gene làm tăng nguy cơ rủi ro bệnh ung thư của bạn.

3. Điều trị Ung thư Tuyến giáp

Lựa chọn phương án điều trị ung thư tuyến giáp phụ thuộc vào loại tế bào và giai đoạn của ung thư tuyến giáp, tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh cũng như mong muốn của người bệnh. Hầu hết các trường hợp ung thư tuyến giáp có thể được chữa khỏi bằng các phương án điều trị dưới đây.

3.1. Phẫu thuật điều trị Ung thư Tuyến giáp

Gần như mọi bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp sẽ trải qua phẫu thuật để cắt bỏ toàn bộ hoặc cắt bỏ gần hết tuyến giáp. Các phương án phẫu thuật để điều trị ung thư tuyến giáp bao gồm:

- Cắt bỏ toàn bộ hoặc cắt bỏ gần hết tuyến giáp (thyroidectomy): Trong hầu hết các trường hợp, các bác sỹ khuyên bạn nên cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp để điều trị ung thư tuyến giáp. Bác sỹ phẫu thuật thực hiện một vết rạch ở phần cổ của bạn để tiếp cận tới tuyến giáp. Đa số các trường hợp, bác sỹ phẫu thuật để lại các vành nhỏ của mô giáp xung quanh tuyến cận giáp để giảm nguy cơ tổn thương tuyến cận giáp. Đôi khi các bác sỹ phẫu thuật đề cập đến việc này như một phương pháp cắt bỏ gần như toàn bộ tuyến giáp.

- Cắt bỏ các hạch lympho ở cổ: Khi cắt bỏ tuyến giáp, bác sỹ phẫu thuật có thể cắt bỏ cả những hạch lympho phì đại ở vùng cổ của bệnh nhân và kiểm tra xem có tế bào ung thư không.

- Loại bỏ một phần tuyến giáp (cắt bỏ một thùy tuyến giáp): Trong những trường hợp nhất định khi ung thư tuyến giáp rất nhỏ, bác sỹ phẫu thuật có thể khuyên bạn chỉ nên cắt bỏ một bên (một thùy) tuyến giáp của bạn.
Phẫu thuật tuyến giáp có nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng. Tổn thương cũng có thể xảy ra đối với tuyến cận giáp trong quá trình phẫu thuật, điều này có thể dẫn đến lượng calci thấp trong cơ thể. Phẫu thuật tuyến giáp cũng có nguy cơ gây tổn thương đến các dây thần kinh kết nối tới dây thanh quản, có thể gây liệt dây thanh quản, khàn giọng, giọng yếu hoặc khó thở.

3.2. Liệu pháp Hormone điều trị Ung thư Tuyến giáp

Sau khi cắt bỏ toàn bộ hoặc cắt bỏ gần hết tuyến giáp, bạn sẽ cần uống thuốc hormone tuyến giáp như levothyroxine (Levoxyl, Synthroid hoặc các loại thuốc khác tương tự).

Các loại thuốc này có hai lợi ích: Nó cung cấp các hormone bị thiếu do tuyến giáp sản xuất, đồng thời nó ngăn chặn sản suất hormone TSH (thyroid-stimulating hormone) từ tuyến yên. Khi lượng hormone TSH cao có thể kích thích bất kỳ tế bào ung thư nào còn xót lại phát triển trở lại.

Có thể bạn sẽ cần làm các xét nghiệm máu để kiểm tra mức hormone tuyến giáp của bạn vài tháng một lần cho đến khi bác sỹ tính được liều lượng thuốc thích hợp cho bạn. Các xét nghiệm máu có thể tiếp tục được thực hiện hàng năm.

3.3. I-ốt phóng xạ điều trị Ung thư Tuyến giáp

Điều trị bằng i-ốt phóng xạ sử dụng liều cao (lớn) của một dạng iodine phóng xạ.

Điều trị bằng i-ốt phóng xạ thường được sử dụng sau khi cắt bỏ tuyến giáp để tiêu diệt bất kỳ mô giáp khỏe mạnh nào, cũng như những vùng nhỏ nhất của ung thư tuyến giáp đã không được loại bỏ trong quá trình phẫu thuật. Điều trị bằng i-ốt phóng xạ cũng có thể được sử dụng để điều trị ung thư tuyến giáp tái phát sau điều trị hoặc tế bào ung thư lan ra các cơ quan khác của cơ thể.

Điều trị bằng i-ốt phóng xạ có thể là một dạng viên nang hoặc chất lỏng để bạn nuốt. I-ốt phóng xạ chủ yếu được các tế bào tuyến giáp và các tế bào ung thư tuyến giáp hấp thụ, do đó nguy cơ làm tổn hại các tế bào khác của cơ thể là thấp.

Các tác dụng phụ có thể là buồn nôn, khô miệng, khô mắt và thay đổi khướu giác và vị giác, mệt mỏi.

Hầu hết I-ốt phóng xạ sẽ đào thải khỏi cơ thể bạn qua nước tiểu trong vài ngày đầu sau khi điều trị. Bạn sẽ được hướng dẫn về các biện pháp phòng ngừa mà bạn cần phải thực hiện trong thời gian này để bảo vệ những người khác khỏi bị nhiễm phóng xạ. Ví dụ, bạn có thể được yêu cầu tạm thời tránh tiếp xúc gần gũi với người khác, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ có thai.

3.4. Liệu pháp Xạ trị ngoài điều trị Ung thư Tuyến giáp

Liệu pháp xạ trị cũng có thể được thực hiện bên ngoài bằng cách sử dụng một máy chiếu những chùm tia năng lượng cao như tia X và proton, tại các điểm chính xác trên cơ thể của bạn (liệu pháp xạ trị tia ngoài). Cách điều trị này thường được thực hiện vài phút mỗi lần, 5 ngày trong 1 tuần, trong khoảng 5 tuần. Trong quá trình điều trị, bạn vẫn nằm trên bàn trong khi máy di chuyển quanh bạn.

Liệu pháp xạ trị tia ngoài có thể là một lựa chọn nếu bạn không thể trải qua phẫu thuật và bệnh ung thư của bạn tiếp tục phát triển sau khi điều trị bằng i-ốt phóng xạ. Xạ trị cũng có thể được khuyến cáo sau khi phẫu thuật nếu bạn có nguy cơ tái phát bệnh cao.

3.5. Hoá trị liệu điều trị Ung thư Tuyến giáp

Hóa trị là một loại thuốc điều trị mà sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Hoá trị thường được truyền thông qua tĩnh mạch. Các chất hóa học di chuyển khắp cơ thể, giết chết các tế bào phát triển nhanh chóng, bao gồm cả các tế bào ung thư.

Hóa trị thông thường không được sử dụng trong điều trị ung thư tuyến giáp, nhưng nó có thể có lợi cho một số người không đáp ứng với các trị liệu pháp khác. Đối với những người bị ung thư tuyến giáp dạng không biệt hóa, hóa trị liệu có thể được kết hợp với liệu pháp xạ trị.

3.6. Tiêm Alcohol vào ung thư điều trị Ung thư Tuyến giáp

Phương pháp này sẽ sử dụng sự hỗ trợ của chẩn đoán hình ảnh như siêu âm để đảm bảo vị trí chính xác của việc chích alcohol vào ung thư tuyến giáp. Điều trị bằng phương pháp này hữu ích cho việc điều trị ung thư xảy ra ở những khu vực không thể tiếp cận dễ dàng trong quá trình phẫu thuật. Bác sỹ có thể đề nghị phương án điều trị này nếu bạn bị ung thư tuyến giáp tái phát (ít phổ biến) ở những vị trí nhỏ trong vùng cổ.

3.7. Liệu pháp Trị trúng đích 

Liệu pháp trị trúng đích sử dụng các loại thuốc tấn công các yếu điểm (hay lỗ hổng) cụ thể của tế bào ung thư.

Một số loại thuốc trị trúng đích được dùng để điều trị ung thư tuyến giáp bao gồm:

• Cabozantinib (Cometriq)

• Sorafenib (Nexavar)

• Vandetanib (Caprelsa)

Các loại thuốc này nhắm vào các dấu hiệu chỉ ra tế bào ung thư phát triển và phân chia. Chúng được sử dụng ở những người bị ung thư tuyến giáp giai đoạn tiến xa.

Nguồn: Mayo Clinic

Bệnh viện điều trị ung thư tuyến giáp tốt nhất
Địa chỉ khám chữa ung thư tuyến giáp tốt ở Hà Nội

U tuyến giáp hay (bướu giáp) là bệnh nội tiết thường gặp, lên tới 10% dân số. Phụ nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn và khả năng mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi từ 40 - 60. Theo kết quả theo dõi hiện nay thì tỷ lệ nhân giáp lành tính chiếm 90% và có khoảng 5 - 10% là ác tính.

Trong trị liệu mỗi loại u, tùy thuộc vào kích thước, tính chất, thành phần của u mà có điều trị thích hợp: 

  • Không can thiệp mà chỉ theo dõi thường xuyên: U nhỏ và không ảnh hưởng thì không cần điều trị, chỉ cần khám thường xuyên và xét nghiệm đầy đủ
  • Điều trị nội khoa bằng thuốc: Thường bác sĩ sẽ chỉ định điều trị thuốc trong 6 tháng trước, nếu u nhỏ đi thì có thể theo dõi tiếp, còn nếu lớn thêm thì có thể phẫu thuật
  • Can thiệp bằng phương điều trị nhiệt (laser hoặc điều trị bằng sóng cao tần): Hiện nay, đây là phương pháp khá tối ưu với các bệnh nhân có u to nhưng lại không muốn cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp hay uống thuốc chức năng tuyến giáp. Không phải gây mê để làm phẫu thuật mà sẽ tỉnh táo trong suốt quá trình thực hiện. 
  • Phẫu thuật cắt bỏ: Trước đây bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật cho các khối u lớn. Đây là phương pháp có tác dụng nhanh, u giáp biến mất ngay sau khi phẫu thuật nhưng lại để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Đặc biệt người bệnh sẽ phải cân nhắc nguy cơ uống thuốc duy trì chức năng tuyến giáp sau phẫu thuật.

U tuyến giáp nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị không quá khó khăn. Bạn đọc có thể tham khảo một số địa chỉ chuyên về bệnh bướu giáp sau đây để đi kiểm tra sớm. 

1. Bệnh viện Nội tiết Trung ương

  • Cơ sở: Số 80 Ngõ 82 Yên Lãng, Đống Đa, Hà Nội
  • Trụ sở: Đường Nguyễn Bồ (Ngõ 215 Ngọc Hồi),Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

Bệnh viện Nội tiết Trung ương là bệnh viện đầu ngành về điều trị tuyến giáp và u tuyến giáp. Bệnh viện điều trị u tuyến giáp lành tính và ung thư tuyến giáp theo tất cả các phương pháp, từ điều trị bằng thuốc, đốt sóng cao tần và phẫu thuật. Tùy tình trạng mà bác sĩ sẽ tư vấn phương án điều trị phù hợp. 

Tại đây có những bác sĩ nổi tiếng cả nước, bàn tay vàng về phẫu thuật tuyến giáp (môt hở và mổ nội soi) như: 

  • PGS.TS.BS Trần Ngọc Lương 
  • TS.BS Phan Hướng Dương 
  • TS.BS Phan Hoàng Hiệp

Tuyến giáp thuộc chuyên khoa Nội tiết, vì vậy, thăm khám và điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương là bệnh rất phù hợp. 

Hướng dẫn đi khám

  • Khám cả ngày từ Thứ 2 - Thứ 6 và sáng Thứ 7, sáng Chủ nhật

Người bệnh đi khám u tuyến giáp tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương có thể đăng ký theo các hình thức sau (mỗi khu khám sẽ có giá khám khác nhau):

  • Khám thường (có BHYT hoặc không BHYT)
  • Khám theo yêu cầu 
  • Khám ngoài giờ
  • Khám chọn bác sĩ

Hiện tại, tất cả các ca phẫu thuật và kỹ thuật điều trị kỹ thuật cao đều được thực hiện tại trụ sở Tứ Hiệp. Bệnh viện Nội tiết Trung ương Thái Thịnh là cơ sở cũ, chỉ thực hiện khám và điều trị trong ngày. 

Bệnh viện điều trị ung thư tuyến giáp tốt nhất
Bệnh viện Nội tiết Trung ương - Khám và điều trị u tuyến giáp

2. Bệnh viện K 

  • Cơ sở 1 (Bệnh viện K1 Phan Chu Trinh): Số 9A - 9B Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Cơ sở 2 (Bệnh viện K2 Tam Hiệp): Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
  • Cơ sở 3 (Bệnh viện K3 Tân Triều): Số 30 đường Cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội

Bệnh viện K là bệnh viện chuyên về điều trị u bướu, một trong những bệnh lý thường quy tại đây là u tuyến giáp lành tính và ung thư tuyến giáp. 

Các khoa về Đầu cổ - Bệnh viện K (Nội Đầu cổ, Ngoại Đầu cổ) đã và đang điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân u tuyến giáp bằng các phương pháp khác nhau. Một số bác sĩ điều trị tuyến giáp giỏi tại Bệnh viện K gồm có: 

Hướng dẫn đi khám

  • Khám cả ngày từ Thứ 2 - Thứ 7 

Nếu đi khám, điều trị u tuyến giáp, bạn đọc nên đi khám tại Cơ sở 1 hoặc Cơ sở 3. vì 2 cơ sở này có đầy đủ máy móc xét nghiệm, chụp chiếu, mỗi ngày đều có bác sĩ chuyên khoa Đầu mặt cổ thăm khám. 

Cơ sở 1 có nhiều bác sĩ giỏi, chuyên gia đầu ngành thăm khám, cũng sẽ đỡ đông hơn nhiều so với cơ sở 3 nên giảm thiểu thời gian chờ đợi khi đi khám. Ngoài ra, Bệnh viện K1 đã có dịch vụ đặt lịch khám và chọn bác sĩ theo khung giờ hẹn (đặt lịch tại đây). 

Bệnh viện K3 có quy mô lớn, tuy nhiên lượng bệnh nhân đi khám tại đây rất đông. Sẽ có Khám thường (có BHYT hoặc không BHYT) và Khám theo yêu cầu. 

Bệnh viện điều trị ung thư tuyến giáp tốt nhất
Bệnh viện K1 - Phan Chu Trinh
Bệnh viện điều trị ung thư tuyến giáp tốt nhất
Bệnh viện K3 - Tân Triều

3. Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt 

  • Địa chỉ: Số 34 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội 

Bệnh viện Hưng Việt là bệnh viện chuyên sâu về u bướu và ung thư, đặc biệt là u tuyến giáp. Bệnh viện đang điều trị u tuyến giáp bằng các phương pháp như: 

  • Điều trị u tuyến giáp bằng thuốc
  • Điều trị u tuyến giáp bằng 
  • Điều trị ung thư tuyến giáp bằng nhiều phương pháp

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt đầu tư hệ thống thiết bị chuyên sâu để thăm khám và điều trị u tuyến giáp: Máy Xquang kỹ thuật số, Máy chụp cắt lớp vi tính CT-scan, siêu âm 4D, hệ thống phòng mổ hiện đại...

Đặc biệt, Hưng Việt quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên sâu về điều trị u tuyến giáp, các chuyên gia từ Bệnh viện K Trung ương, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội... trực tiếp thăm khám. Điển hình có: 

BSCKII Nguyễn Tiến Lãng 

Hướng dẫn đi khám

  • Bệnh viện Hưng Việt khám từ Thứ 2 - Chủ nhật 

Bệnh nhân đi khám tại Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt cần đặt lịch trước để được sắp xếp khung giờ khám phù hợp. 

Bệnh viện Hưng Việt có nhiều chương trình miễn phí khám tuyến giáp cho bệnh nhân đặt lịch trước, bạn chỉ mất phí siêu âm, xét nghiệm nếu có.

Bệnh viện điều trị ung thư tuyến giáp tốt nhất
Bệnh nhân chờ khám tại Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt

4. Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội

  • Địa chỉ: Số 18 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội

Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân độ trực thuộc Cục Quân y, là bệnh viện hạng I của Bộ Quốc phòng. Đến nay, đây được coi là đơn vị chuyên điều trị các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp và ung thư tuyến giáp (K giáp). 

Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội sẽ tiến hành khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với bệnh nhân viêm tuyến giáp. Những trường hợp bệnh nhẹ có thể điều trị dứt điểm trong thời gian ngắn bằng thuốc kháng viêm. Các ca bệnh nặng phải tiến hành điều trị bằng hormone giáp suốt đời.

  • Ung thư tuyến giáp: Hiện nay các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp tại Viện Y học phóng xạ và U bướu quân đội gồm
    • Phẫu thuật ung thư tuyến giáp
    • Điều trị bằng hormone
    • Điều trị bằng phóng xạ I -131
    • Phương pháp hóa trị
  • Bướu nhân tuyến giáp: Viện đang sử dụng các phương pháp sau trong điều trị bướu nhân tuyến giáp:

    • Phương pháp ức chế hormon TSH giúp thu nhỏ kích thước bướu cổ
    • Sử dụng thuốc kháng giáp khi điều trị các ca bệnh nhẹ
    • Sử dụng I-ốt phóng xạ giúp thu nhỏ dạng bướu đa nhân
    • Phẫu thuật cắt tuyến giáp

Hướng dẫn đi khám

  • Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội làm việc từ Thứ 2 - Thứ 6 

Người bệnh đến trực tiếp Khoa khám bệnh - Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội để đăng ký và làm thủ tục khám. 

Bệnh viện điều trị ung thư tuyến giáp tốt nhất
Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội chuyên về điều trị U tuyến giáp

Trên đây là một số địa chỉ hàng đầu về khám chữa u tuyến giáp tại Hà Nội. Bạn đọc có thể tham khảo và lựa chọn địa chỉ phù hợp khi đi khám. 

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám chữa u tuyến giáp tại Hà Nội. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.