Bí thư hoàng trung hải nghèo bình yên

Tại buổi làm việc này, người đứng đầu Thành uỷ Hà Nội đã chỉ đạo một số nhiệm vụ không chỉ với Ba Vì mà các sở, ngành của thành phố cũng được yêu cầu phải rốt ráo thực hiện, để “bộ mặt Thủ đô phải được thay đổi trong thời gian tới”.

Lấy dẫn chứng về cách làm của các đơn vị, địa phương chưa tốt, chưa hiệu quả, tân Bí thư Hà Nội nói rằng, Ba Vì là một huyện có khá nhiều lợi thế vể địa hình, cảnh quan, song các mô hình phát triển của Ba Vì chưa rõ, mô hình thu hút vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng còn lúng túng, cải cách hành chính chưa đạt.

Nhiều doanh nghiệp đến đây nhưng không quay lại nữa, điều đó cho thấy môi trường đầu tư chưa tốt; hệ quả là các đề án, dự án kinh tế, du lịch đầu tư vào rất ít…

Tuy nhiên, theo Bí thư Hoàng Trung Hải, phát triển kinh tế, quan tâm đến cảnh quan, thu hút du khách… đều rất quan trọng nhưng “tội phạm nhiều, người dân không dám ra đường thì cũng vứt đi”.

Cùng với đó là sự ì ạch của cải cách hành chính, sự trì trệ của bộ máy chính quyền các cấp. Bí thư Hải khẳng định, “cải cách hành chính không cần tiền, chỉ cần đơn giản hóa những việc mà nếu cải cách chỉ làm mất một ngày thay vì 3 ngày như hiện nay. Nếu ngành nào cũng bo bo đây là việc của tôi và không qua tôi là không xong thì chúng ta nát hết”.

Nói về những hạn chế của Hà Nội, ông Hải cho rằng, nhiều khu vực của Thủ đô nhìn vẫn nhếch nhác, cùng với đó là nếp sống bị xói mòn, đi đâu cũng thấy xả rác bừa bãi.

“Đi nơi nào cũng có rác cả, lãnh đạo ông nào cũng đi qua nhưng không ông nào làm gì hết. Khách đến mà nhìn thấy người dân Hà Nội bảo vệ môi trường sẽ học theo. Nhưng bản thân mình là người Hà Nội đã sạch chưa, đã để người ta học chưa? Để du khách đến Thủ đô mà thấy nhếch nhác thì anh em mình thấy xấu hổ”, Bí thư Hoàng Trung Hải nói.

Về vốn đầu tư cho các dự án, ông Hải cho hay sẽ cùng thành phố nghiên cứu nhiều cơ chế mới để thu hút nguồn lực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chứ nếu chỉ trông vào ngân sách sẽ không đủ. Luôn có những cách khác để huy động vốn, cái quan trọng cần sáng tạo, đề ra cơ chế.

Tại buổi giao ban báo chí của Thành uỷ chiều cùng ngày, Bí thư Hoàng Trung Hải cũng tái khẳng định Hà Nội phải nỗ lực xây dựng bộ máy hành chính phục vụ nhân dân tốt hơn, hạn chế nhũng nhiễu, tiêu cực vì đâu đó vẫn còn tồn tại.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã khẳng định như thế trong buổi làm việc với huyện Ba Vì ngày 23/2.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã khẳng định như thế trong buổi làm việc với huyện Ba Vì ngày 23/2.

Ông Hải nói: “Nếu phát triển môi trường đầu tư, du lịch, nông nghiệp mà không bảo đảm được môi trường xã hội, tội phạm đầy ra, người dân không dám ra đường thì cũng vứt đi”.

Theo ông Hải, với nhiệm vụ tăng cường quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội, vai trò của cấp ủy Đảng, của lực lượng vũ trang là rất quan trọng.

Bí thư hoàng trung hải nghèo bình yên
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải (đứng) trong buổi làm việc với huyện Ba Vì sáng 23/2 - Ảnh: Xuân Long

“Thà là sống nghèo nhưng công bằng và yên bình còn hơn là cuộc sống giàu mà bon chen, không an toàn” - ông Hải nói.

Đề cập những hạn chế của cải cách hành chính, ông Hải thẳng thắn cho rằng đây không chỉ là hạn chế của huyện mà chung của thành phố.

Ông Hải cho rằng: “Tháo gỡ cái hạn chế đấy chúng ta không mất nhiều tiền. Các đồng chí đều nói nguồn lực hết, tiền ở đâu ra... nhưng có mỗi cái cải cách hành chính chúng ta đâu mất tiền, chúng ta chỉ đơn giản hóa nó thôi.

Tại sao việc này mất ba ngày mà không phải mất một ngày? Tại sao việc này mất ba năm mà không phải chỉ 1-2 tháng? Những nỗ lực ấy đòi hỏi chúng ta phải có trí tuệ và phải hết sức xây dựng."

Bản quyền thuộc về Báo Người Lao Động. Các website khác đã được chúng tôi đồng ý cho khai thác thông tin, khi đăng lại phải ghi rõ nguồn: Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn).

Liệu với thông điệp “nghèo mà bình yên”, Bí thư Hoàng Trung Hải sẽ làm hồi sinh một thành phố đầy ngổn ngang sau 2 thập niên phát triển nóng?

Bí thư hoàng trung hải nghèo bình yên
Hà Nội, khi ông Hoàng Trung Hải nhậm chức Bí thư là một thành phố mà quy hoạch đô thị bị phá vỡ, với những khu đô thị được xây dựng mà không có quỹ đất cho không gian công cộng...

Trong buổi làm việc với huyện Ba Vì hôm 23.2 vừa rồi tân Bí thư thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã phát đi một thông điệp về sự phát triển bền vững của Thủ đô. Ông cho rằng chính quyền Thủ đô không nên phát triển kinh tế bằng mọi giá mà cần hướng tới xây dựng môi trường làm ăn sinh sống an lành.

Nếu thông điệp này là triết lý hành động trong nhiệm kỳ của ông Bí thư thành ủy- một người có tiếng là kỹ trị- thì Hà Nội, thành phố ngổn ngang sau hai thập kỷ phát triển nóng, có lẽ đang đứng trước những cơ hội hồi sinh.

Hà Nội, khi ông Hải nhậm chức Bí thư là một thành phố mà quy hoạch đô thị bị phá vỡ, với những khu đô thị được xây dựng mà không có quỹ đất cho không gian công cộng, với những con đường mất bóng cây, với ùn tắc giao thông, với nạn trộm cắp vặt khiến người dân phải dùng xích sắt để bảo vệ ô tô và cảnh sát cơ động phóng xe máy thâu đêm trên mọi tuyến đường không khác gì thời chiến.

Từ một thành phố xanh, một thành phố hòa bình, Hà Nội đã không còn là một thành phố đáng sống, đến nỗi chốn an cư bậc nhất bình an của người dân Thủ đô lại ở tận Hưng Yên (Ecopack). Đó là cái giá mà Hà Nội đã trả cho quá trình phát triển. Một cái giá quá đắt, không thể tính bằng tiền.

Thay vì phát triển kinh tế bằng mọi giá bằng việc hướng tới xây dựng môi trường làm ăn sinh sống an lành. Thông điệp được phát đi từ người đứng đầu thành phố hẳn sẽ là một cam kết chính trị. Và cam kết đó, chắc chắn cần phải được cụ thể hóa bằng hành động của chính quyền thành phố.

Môi trường làm ăn sinh sống an lành là gì?

Đó là một môi trường làm ăn không còn sự phiền hà của thủ tục hành chính, và các doanh nghiệp không phải mất chi phí bôi trơn vẫn có thể sản xuất kinh doanh.

Đó là là sự cải thiện môi trường, là các hàng cây được trả lại cho đường phố, các dòng sông rác được khai thông, những công trình xây dựng tuân thủ việc lắp đặt rào chắn chống bụi.

Đó là những không gian công cộng được trả lại cho người dân. Các công trình xây dựng lấn chiếm sân chơi, các dịch vụ được cấp phép sử dụng vỉa hè, lòng đường được thu hồi, cưỡng chế. Là những khu đất vàng sau khi di rời công sở nhà máy khỏi trung tâm sẽ trở thành vườn hoa chứ không phải những tòa nhà mới.

Đó là an ninh trật tự được đảm bảo khi không còn những khu chợ trời tiêu thụ đồ gian, là thói quen báo công an khi bị mất cắp trở lại trong ý thức tin tưởng của mỗi người dân. Và không còn việc cảnh sát giao thông phải nhảy xổ ra đường để chặn xe vi phạm.

Đó là có chính sách công bằng và thuận lợi thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư vào công việc vận tải công cộng.

Hướng tới xây dựng môi trường làm ăn sinh sống an lành. Đó là một thông điệp ngắn song không dễ thực hiện bởi những việc phải làm đều xung đột với những thứ lợi ích được tạo dựng trong suốt những năm qua, những nhiệm kỳ trước đó. Bởi thế, khi vị tân Bí thư thành ủy phát đi thông điệp này, ông đã chính thức tuyên chiến với những điều được coi là "truyền thống" không tốt của Thủ đô.

Đó là một quyết định dũng cảm để hồi sinh thành phố.

CẬP NHẬT THÊM TIN TỨC NÓNG NHẤT NGÀY TẠI ĐÂY>>>

Tin bài liên quan

Bí thư hoàng trung hải nghèo bình yên

Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải: “Báo chí đóng góp nhiều công sức cho sự phát triển của thủ đô”