Các tác phẩm truyện cười của văn học việt nam

Chùm truyện cười dân gian Việt Nam bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8

  • Tóm tắt bố cục nội dung chính văn bản Chùm truyện cười dân gian Việt Nam
  • Soạn bài Chùm truyện cười dân gian Việt Nam chi tiết
  • Soạn bài Chùm truyện cười dân gian Việt Nam siêu ngắn

1. Tìm hiểu chung

  1. Xuất xứ

Trong Kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam, Nguyễn Cừ – Phan Trọng Thưởng biên soạn, sưu tầm, chọn tuyển

  1. Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (Lợn cưới, áo mới): truyện “Lợn cưới áo mới”

- Phần 2 (Treo biển): truyện “Treo biển”

- Phần 3 (Nói dóc gặp nhau): truyện “Nói dóc gặp nhau”

  1. Thể loại: truyện cười
  1. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả
  1. Tóm tắt

- Truyện Lợn cưới, áo mới: Truyện kể về hai anh chàng có tính hay khoe. Anh đi tìm lợn khoe ngay cả lúc việc nhà rất bận và bối rối. Còn anh có áo mới đứng hóng ở cửa từ sáng đến chiều đợi có ai đi qua người ta khen. Khi gặp được anh đi tìm lợn, anh có áo mới giơ vạt áo ra khoe ngay và không cần biết người khác đang hỏi gì mình.

- Truyện Treo biển: Truyện kể về việc treo biển của một người chủ tiệm cá tươi. Ban đầu, anh ta treo biển "Ở đây có bán cá tươi", nhìn thấy tấm biển, những người qua đường đã góp ý, anh chàng bèn sửa theo. Tấm biển ngày càng được rút gọn, cuối cùng anh ta đã cất luôn cái biển.

- Truyện Nói dóc gặp nhau: Truyện kể về một anh chàng nọ đi làm ăn xa lâu ngày trở về làng. Khi được mọi người hỏi chuyện ở phương xa, anh ta đã nói dóc về một chiếc ghe dài đến nỗi một thanh niên hai mươi tuổi đi bộ đến chết vẫn chưa tới buồng lái. Có một anh nói dóc khác ở làng thấy vậy liền kể chuyện về một cái cây đa. Từ đó lộ ra chuyện không có chiếc ghe nào dài như chiếc ghe kia.

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

  1. Giá trị nội dung

Những mẩu truyện cười nhằm phê phán các kiểu người trong xã hội, dùng tiếng cười để chế giễu những thói hư tật xấu của con người.

Câu chuyện “Mua cua” là một truyện vui trích trong “Chuyện giải buồn” của Huỳnh Tịnh Của, châm biếm những người không biết nhưng hay phán mò.

Có anh người nhà quê đi tỉnh, nghe người ta nói cua ngon, hỏi thì họ bảo cua có vỏ, có hai càng, tám ngoe [1]. Về nhà, anh giục vợ đi chợ tỉnh, mua cho được một con cua ăn thử cho biết nó ngon chừng nào. Người vợ ra tỉnh thấy người ta bán con sam [2] cũng có vỏ, có càng, có ngoe, bèn mua xách về cho chồng.

Anh chồng thấy mu sam lom khom, ngỡ là rùa, mắng vợ mua lầm, vợ cãi lại, thế là đánh nhau, rồi đem nhau ra làng kiện. Thầy lý thấy con sam có đuôi dài, xử là con cá đuối [3]. Vợ chồng người nhà quê không nghe, mang việc lên cửa huyện. Quan huyện ra công đường [4], cho đòi làng tới, và bảo mang con vật lên cho quan xét. Khám xét một hồi, quan phê án rằng:

Con cua mua đã chẳng xong, Đứa nói rùa lại càng thêm rối. Thằng cha xã xử con cá đuối Ấy ba đàng giai [5] quấy cả ba. Hễ con dại thì có mẹ cha Dân dại cậy cùng quan trưởng. Để quan phê minh chỉ thượng [6], Cho khỏi hoài nghi: Cua, rùa, cá đuối giai phi [7]! Nó đích thị là con bọ cạp nước [8].

Câu chuyện “Mua cua” Theo “Chuyện giải buồn” của Huỳnh Tịnh Của

Chú thích trong câu chuyện “Mua cua”

  1. Ngoe: chân con cua.
  2. Sam: một giống vật ở biển, loại tôm cua, có mai, có đuôi nhọn, có ngoe, ăn được nhưng không ngon.
  3. Cá đuối: một con cá trong loại cá sụn, có đuôi dài, người ta thường chặt phơi để làm roi.
  4. Công đường: nơi làm việc của quan.
  5. Giai: đều (chữ Hán thường dùng trong giấy tờ ở cửa quan).
  6. Phê minh chỉ thượng: phê rõ trên giấy.
  7. Giai phi: đều sai cả, đều không đúng.
  8. Bọ cạp nước: tên do quan đặt ra chứ không có thật. Bọ cạp chỉ ở cạn, không hề có loài bọ cạp nước. Quan không biết con sam, thấy con vật này không phải cua, rùa, cá đuối mà hơi giống con bọ cạp nên đoán bừa như thế.

Kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam

Ngoài câu chuyện “Mua cua” kể trên, còn có rất nhiều các câu chuyện cười dân gian Việt Nam được Thế giới văn học sưu tầm và chọn lọc. Những câu chuyện này thường phê phán một cách hóm hỉnh những thói hư tật xấu trong nhân gian, hay đả kích một cách sâu cay tính chất bóc lột và xảo trá của tầng lớp thống trị trong xã hội cũ.