Các văn bản nghị luận đã học ở lớp 10

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Kể tên các văn bản nghị luận ( gắn với tên tác giả) mà em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 trung học cơ sở.

Các câu hỏi tương tự

ĐỀ CƯƠNG NGHỊ LUẬN VĂN HỌC LỚP 10, KÌ 2Những bài trọng tâm cần ôn tập :1.Phú sông Bạch Đằng2.Đại cáo Bình Ngô ( Tác giả, tác phẩm )3.Khái quát lịch sử tiếng Việt4. Chuyện Chức Phán Sự đền Tản Viên5. Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt6. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ7.Truyện Kiều ( Phần 1: Tác giả;)8.Trao duyên9. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật10.Chí khí anh hùng11. Văn bản văn học12. Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối:13. Nội dung và hình thức của văn bản văn học14. Các thao tác nghị luậnHướng dẫn cách ôn tập :Kì 2 các em học văn thuyết minh và văn nghị luận, bởi vậy đề thi thường có 2 dạngDạng 1 : Thuyết minh về tác giả, tác phẩm, về sự vật hiện tượng trong đời sống,thuyết minh về danh lam thắng cảnh quê hương,..Dạng 2 : Nghị luận ( phân tích ) về đoạn thơ, về nhân vật,...Trong phạm vi tài liệu này, cô Thu Trang hướng dẫn các em ôn tập 14 bài trọngtâm của kì 2.Lưu ý : Những bài văn phân tích tác phẩm cô Thu Trang tổng hợp từ nhiều bàiviết trên Internet và chỉ mang tính tham khảo.PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNGTrong lịch sử văn học nghệ thuật Việt Nam, nhiều địa danh của đất nước đã trởthành những đề tài hấp dẫn, vì ghi dấu những chiến công vĩ đại của dân tộc.Nhưng gợi nhiều cảm hứng nhất có phải kể đến sông Bạch Đằng lịch sử – nơi đãtừng diễn ra những trận đánh quyết liệt chống quân xâm lược phương Bắc. Tại đây,Ngô Quyền thắng quân Nam Hán; Lê Hoàn quét sạch quan Tống; Trần Hưng Đạonhấn chìm đại quân Nguyên Mông. Bởi thế, chỉ nói riêng trong lịch sử văn họcthời trung đại đã nhiều cây bút tên tuổi như Trần Minh Tông, Trương Hán Siêu,Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân… đều viết về nó. Nhưng thành công hơn cả làTrương Hán Siêu với bài Bài phú sông Bạch Đằng. Tác phẩm này từ lâu đã đượcđánh giá là bài phú nổi tiếng nhất ở đời Trần và cùng là một trong số ít bài phúxuất sắc nhất của văn học trung đại.Trương Hán Siêu (? – 1354vốn là môn khách của Trần Hưng Đạo, từng giữ nhiềuchức tước quan trọng, sau khi mất được thờ trong Văn Miếu. Tính tình ông cươngtrực, có học vấn uyên thâm, được vua tin, dân kính. Tác phẩm ông để lại khôngnhiều, nổi bật là “Phú Sông Bạch Đằng”* Tác phẩm: ra đời khoảng 50 sau chiến thắng Mông Nguyên, được viết theo thểphú – thể văn có vần, xen lẫn văn vần và văn xuôi. Bài phú này được chia làm 4phần.+ Phần 1: Từ đầu đến “luống còn lưu” – mở+ Phần 2: Tiếp đến “quét sạch Nam Bang bốn cõi” – giải thích+ Phần 3: Tiếp đến “chừ lệ chan” – bình luận+ Phần 4: Đoạn còn lại – kếtBạch Đằng giang phú”của Trương Hán Siêu được xếp vào hạng kiệt tác. Với giọngvăn cảm hoài, tác giả đã để lại tròng lòng độc giả sự tự hào về con sông anh hùng,về những chiến sĩ anh hùng của dân tộc. “Bạch Đằng giang phú” được viết bằngchữ Hán theo lối phú cổ thể. Đây là là một thể văn cổ dùng để tả cảnh vật, phongtục hoặc bàn sự đời. Phú cổ thể như một bài văn xuôi dài, có vần mà không nhấtthiết có đối, còn gọi là phú lưu thuỷ. Phú Đường luật được đặt ra từ đời Đường, cóvần, có đối, có luật bằng trắc chặt chẽ, có những kiểu câu được quy phạm rõ ràng.“Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu viết theo lối phú cổ thể, có vần sửdụng phép đối rất sáng tạo.Phần 1 :Mở đầu bài phú ta bắt gặp ngay hình tượng khách :“Khách có kẻ:Gương buồm giong gió chơi vơi,Lướt bể chơi trăng mải miết.Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương,Chiều lần thăm chừ Vũ HuyệtCửu Giang ,Ngũ HồTam Ngô Bách Việt”Bài phú được viết theo kết cấu đối đáp : chủ và khách. Trong đó khách là nhân vậttrung tâm, có thể là tác giả tự xưng. Trong cuộc dạo chơi ngắm cảnh,nhân vật“khách”hiện lên với hình ảnh hào hùng bi tráng và phong thái khoan thai ung dungtự hào.Thái độ nhìn ngắm thiên nhiên tạo vật của “khách” đã để lai trong ta thậtnhiều ấn tượng bởi ông không chỉ nhìn ngắm thiên nhiên một cách đơn thuần màẩn sau đó dường như là một khát khao chiếm lĩnh thế giới thiên nhiên hùng vĩ.Cáitráng trí bốn phương của khách được biểu hiện cụ thể qua những địa danh. Nào là“sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương”, “chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt”,nào là CửuGiang ,Ngũ Hồ,nào là Tam Ngô, Bách Việt.Đây là các địa danh tác giả chủ yếu điqua bằng sách vở và bằng trí tưởng tượng.Đó là những hình ảnh rộng lớn lấy trongđiển cố Trung Quốc.Chín câu đầu cho ta thấy khách là một người có tâm hồn hoà nhập với thiên nhiênlàm bạn với gió trăng sông nước.Sống hết mình với thiên nhiên du ngoan bốnphương với những cảnh đẹp hùng vĩ phải chăng là mong muốn cả đời của tác giả.Đêm thì “chơi trăng mải miết”, “sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương” chiều thì ghéthăm “Vũ Huyệt” cả ngày mải mê với thiên nhiên càng làm ta hiểu thêm về cốtcách kẻ sĩ đơn giản chỉ là chan hòa với thiên nhiên lấy “nhàn”làm trọng coi thườngdanh lợi phù du .Khách đã đi nhiều và biết nhiều. Các danh lam thắng cảnh như Nguyên Tương,Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt,… đều ở trên đất nước Trung Hoa mênhmông, ở đây chỉ mang ý nghĩa tượng trưng nói lên một cá tính, một tâm hồn: yêuthiên nhiên tha thiết, lấy việc du ngoạn làm niềm lạc thú ở đời, tự hào về thói“giang hồ” của mìnhBạch Đẳng giang, con sông oai hùng của Tổ Quốc Đại Việt. Sông rộng và dài,cuồn cuộn nhấp nhô sóng biếc.Cuối thu ( ba thu ) nước trời một mầu xanh bao la“Bát ngát sóng kình muôn dặm - Thướt tha đuôi trĩ một màu- Nước trời: một sắcPhong cảnh ba thu”. Câu văn tả thực mượn một hình ảnh của Vương Bột trong bài“ Đằng Vương các” “ Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc” ( Sông thu cùng vớitrời xa một màu ). Tả con sóng Bạch Đằng, vua Trần Minh Tông (1288-1356)viết : “Thuồng luồng nuốt thuỷ triều, cuộn làn sóng bạc… Trông thấy nước dòngsông rọi bóng mặt trời buổi chiều đỏ ối- Lầm tưởng rằg máu người chết vẫn chưakhô”( Bạch Đằng giang –Dịch nghĩa ) Cảnh núi non, bờ bãi được miêu tả, đã táihiện cảnh chiến trường rùng rợn một thời:“ Bờ lau san sátBến lách đìu hiuSông chìm giáo gãyGò đầy xương khôCảnh vật bên bờ sông gợi tả không khí hoang vu. hiu hắt. Núi gò, bờ bãi trập trùngnhư gươm giáo, xương cốt lũ giặc phương Bắc chất đống. Trương Hán Siêu miêutả dòng sông Bạch Đằng bằng những đường nét, màu sắc gợi cảm.Những ẩn dụ vàliên tưởng mới về dòng sông lịch sử hùng vĩ được miêu tả qua những cặp câu songquan và tứ tự tuyệt đẹp. Mấy chục năm sau trận đại thắng trên sông BạchĐằng(1288) nhà thơ đến thăm dòng sông cảm thương xúc độngĐứng lặng giờ lâuThương nỗi anh hùng đâu vắng táTiếc thay dấu vết luống còn lưu”.Một tâm trạng: “ buồn, thương tiếc”, một cảm xúc “ đứng lặng giờ lâu” của“khách” đều biểu lộ sự xúc động, lòng tiếc thương và biết ơn sâu sắc, vô hạn đốivới anh hùng liệt sĩ đã đem xương máu bảo vệ dòng sông vá sự tồn vong của dântộc. Đó là tình nghĩa thuỷ chung “uống nước nhớ nguồn” .Phần 2 :Đoạn trên nhân vật “khách” kể về những điều mình quan sát, suy nghĩ khi ngượcbến Đông Triều đến sông Bạch Đằng. Đến đây, “khách” gặp và được nghe các “bôlão” địa phương kể lại các chiến công của quân dân ta trên sông Bạch Đằng. Hìnhảnh các “bô lão” ồ đoạn 2 xuât hiện một cách tự nhiên, tạo không khí đối đáp giữavị “khách” với nhân dân ven sông Bạch Đằng cũng rất tự nhiên.Theo lời kể của các “bô lão”, hai chiến công vang dội thời Ngô Quyền (938) vàthời Trần Hưng Đạo được gợi lên bằng lời lẽ trang trọng, những kì tích trên sôngđược liệt kê trùng điệp :Từ miêu tả và trữ tình, nhà thơ chuyển sang tự sự .Cảm hứng lịch sử mang âm điệuanh hùng ca dâng lên dào dạt như những lớp sóng trên sông Bạch Đằng vỗ. Kháchvà bô lão ngắm dòng sông, nhìn con sóng nhấp nhô như sống lại những năm thánghào hùng oanh liệt của tổ tiên:“ Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô mã,Cũng là bãi đát xưa thuở trước Ngô chúa phá Hoàng Thao”Vào ngày 9 tháng 4 năm 1288, trận thuỷ chiến đã diễn ra ác liệt trên sông BạchĐằng. Dòng sông nổi sóng với “ muôn đội thuyền bè”. Cảnh tượng chiến trường vôcùng tráng liệt: “ Tinh thần phấp phới - Tỳ hổ ba quân – Giáo gươm sáng chói”.Các dũng sĩ nhà Trần với quyết tâm “ Sát Thát, với dũng khí mạnh như hổ báoxung trận. Chiến sự dữ dội ác liệt, giằng co: “ Trận đánh thư hùng chửa phân Chiến luỹ Bắc Nam chống đối”. Khói lửa mù trời. Tiếng gươm giáo, tiếng quân reo, tiếng sóng vỗ. Ngựa hý, voi gầm. Thuyền giặc bị đốt cháy, bị va vào cọc gỗ bịtsắt nhọn vỡ đắm tan tành. Máu giặc nhuộm đỏ dòng sông. Trận đánh kinh thiênđộng địa được tái hiện bằng những nét vẽ, những chi tiết phóng bút, khoa trươngrất thần tình. Âm thanh và màu sắc, trực cảm và tưởng tượng được tác giả phối hợpvận dụng, góp phần tô đậm trang sử vàng chói lọi.Phần 3 :Các “bô lão” bình luận về nguyên nhân của các chiến công trên sông Bạch ĐằngCác “bô lão” nêu lên ba yêu tô’ cơ bản làm nên chiên thắng, đặc biệt là ba lần đánhtan quân Mông – Nguyên: thiên thời, địa lợi và nhân hòaNhà thơ từ miêu tả, tự sự đến suy ngẫm về vinh, nhục, về thắng, bại trong lịch sử.Tổ quốc mãi mãi vững bền và nhờ có hai nhân tố quan trọng: đất hiểm và nhân tài.Tính tư tưởng của áng văn này rất sâu sắc. Tác giả đã nêu lên bài học lịch sử vôgiá:“Quả là trời đất cho nơi hiểm trởCũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an”.Bằng lối so sánh, Trương Hán Siêu nhắc lại vai trò to lớn của Lã Vọng, Hàn Tínbên Trung Quốc đã để lại võ công lừng lẫy một thời, qua đó tác giả tự hào ngợi caHưng Đạo Vương, người anh hùng vĩ đại thuở “bình Nguyên” oanh liệt“Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắngBởi Đại Vương coi thế giặc nhàn”.“Thế giặc nhàn” là thế giặc dễ đánh thắng. Quả đúng như vậy lần thứ 3 giặcNguyên – Mông sang xâm lược nước ta đã bị đại bại. Con người anh hùng “coi thếgiặc nhàn”, tên tuổi sống mãi với Bạch Đằng giang, với đất nước Đại Việt: “Tiếngthơm đồn mãi – Bia miệng không mòn”.Phần 4 :Phần cuối bài phú là bài ca của các bô lão về dòng sông, về đất nước và con ngườiViệt Nam. Sông Bạch Đằng hùng vĩ “một dải dài ghê” là mồ chôn lũ xâm lăng.“Sóng hồng cuồn cuộn trôi về biển Đông”. Máu giặc như mãi mãi nhuộm đỏ dòngsông. Một cách nói hào hùng. Giặc bất nghĩa nhất định bị tiêu vong. Các anh hùngđể lại tiếng thơm muôn đời, lưu danh sử sách. Nhà thơ dành cho hai vua Trầnnhững lời đẹp đẽ nhất”“Anh minh hai vị thánh quânSông đây rửa sạch mấy lần giáp binh”Thánh quân” là Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông, đãlãnh đạo cuộc kháng chiến lần thứ 2 và lần thứ 3 đánh thắng giặc Nguyên – Mông.Nhờ những nhân tài mà đất nước được “điện an”; nhờ những ông vua tài giỏi, sángsuốt, anh minh mà Đại Việt được “thanh bình muôn thuở”. Một lần nữa tác giả lạikhẳng định bài học lịch sử giữ nước: “bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao”. Đứccao là lòng yêu nước thương dân, là tinh thần đại đoàn kết dân tộc, là tinh thầncảnh giác trước hiểm hoạ ngoại xâm. Một nét đặc sắc trong thơ văn đời Trần làngoài “hào khí Đông A” còn nêu cao bài học xây dựng bảo vệ đất nước: “Thái bìnhnên gắng sức – Non nước ấy ngàn thu” (Trần Quang Khải). “Đức cao” là nguyênnhân thắng lợi, như Trần Quốc Tuấn đã nói: “Vua tôi đồng long, anh em hòa thuận,cả nước góp sức” – đó là nguồn sức mạnh Việt Nam.Kết bài :Tóm lại, “Bạch Đằng giang phú” là một bài ca yêu nước tự hào dân tộc. Bằng lờivăn hoa lệ, tư tưởng tình cảm sâu sắc, tiến bộ, chất trữ tình sau lắng, âm điệu anhhùng ca, không khí trang trọng cổ kính. Tài hoa trong miêu tả, hùng hồn trong tựsự, u hoài trong cảm xúc, sáng suốt lúc bình luận.ĐẠI CÁO BÌNH NGÔNăm 1428, khi cuộc kháng chiến chống Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơnđã thắng lợi, quân Minh buộc phải kí hòa ước, rút quân về nước, nước ta bảo toànđược nền độc lập tự chủ, hòa bình Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Bình Ngôđại cáo” .Tác phẩm được đánh giá là ánh “thiên cổ hùng văn”, là bản tuyên ngônđộc lập thứ hai của dân tộc, được các thế hệ người Việt luôn yêu thích, tự hào.Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” được Nguyễn Trãi viết theo thể cáo, một thể văn cónguồn gốc từ Trung Hoa, viết bằng chữ Hán, thuộc thể văn hùng biện chính luận,có nội dung thông báo một chính sách, một sự kiện trọng đại liên quan đến quốcgia dân tộc, công báo trước toàn dân. Nhan đề tác phẩm có Ý nghĩa là bài cáotrọng đại tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô. Bài cáo có bố cục chặt chẽ mạch lạc,viết theo lối biền ngẫu, vận dụng thể tứ lục, sử dụng hệ thống hình tượng sinhđộng, gợi cảm.Bài cáo gồm bốn đoạnĐại cáo bình Ngô có thể chia thành bốn đoạn, mỗi đoạn đều có một chủ đềriêng nhưng tất cả đều hướng tới tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt của tác phẩm, đó làtư tưởng nhân nghĩa gắn liền với lòng yêu nước, yêu độc lập và niềm tự hào dântộc.– Đoạn 1 (từ đầu đến Chứng cớ còn ghi): Khẳng định tư tưởng, nhân nghĩa vàchân lí độc lập dân tộc của Đại Việt (Nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâmlược).– Đoạn 2 (từ Vừa rồi đến Ai bảo thần dân chịu được): Tố cáo, lên án tội áccủa giặc Minh.– Đoạn 3 (từ Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa đến Cũng là chưa thấy xưa nay):Kể lại diễn biến của cuộc chiến từ lúc mở đầu đến khi thắng lợi hoàn toàn. Đoạnnày cũng nêu cao sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và sức mạnh của lòng yêunước kết tinh thành sức mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.– Đoạn 4 (phần còn lại): Lời tuyên bố độc lập và rút ra bài học lịch sử.1.Đoạn 1:a. Nguyễn Trãi nêu nguyên lí chính nghĩa để làm chỗ dựa, làm căn cứ xácđáng cho việc triển khai toàn bộ nội dung bài cáo. Trong nguyên lí chính nghĩa củaNguyễn Trãi, có hai nội dung chính được nêu ra, đó là: Tư tưởng nhân nghĩa vàchân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt ta.b. Đoạn đầu này có ý nghĩa như một lời tuyên ngôn độc lập bởi tác giả đãkhông chỉ đã đưa ra một chân lí về chính nghĩa và còn nêu ra chân lí khách quan vềsự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước ta có cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử:Như nước Đại Việt ta từ trước,Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.Khái niệm quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi được trình bày một cách khá đầyđủ (ở thời điểm đó) và có một bước tiến dài so với Nam quốc sơn hà. Nhưng yếu tốđã được Nguyễn Trãi đưa ra để xác định độc lập chủ quyền của dân tộc là cươngvực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, lịch sử riêng, chế độ riêngvới “hào kiệt đời nào cũng có”.Đây có thể coi là những lời tuyên ngôn đanh thép khẳng định quyền tự do,độc lập của quốc gia.c. Để khẳng định quyền tự do, độc lập và để làm nổi bật lên niềm tự hào dântộc, tác giả đã dùng những lời lẽ lập luận đầy sức thuyết phục với các từ ngữ khẳngđịnh tính chất tự nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt (từ trước, vốn xưng, đãlâu, đã chia, cũng khác); cách sử dụng nghệ thuật so sánh trong những câu vănbiền ngẫu (đối ứng giữa nước ta với Bắc Triều); cách nêu ra những dẫn chứng thựctiễn (chuyện Lưu Cung, Triệu Tiếc, Toa Đô). Cách lập luận này của Nguyễn Trãiđã làm cho lời tuyên ngôn giàu sức thuyết phục hơn.2.Đoạn 2:a. Trong đoạn văn này, tác giả đã vạch trần tội ác của giặc Minh với một trìnhtự rất lôgíc: vạch trần âm mưu xâm lược, lên án chủ trương cai trị thâm độc, tố cáomạnh mẽ những hành động tội ác.– Chỉ rõ âm mưu xâm lược của giặc Minh. Nguyễn Trãi đã vạch trần luậnđiệu bịp bợm “phù Trần diệt Hồ” của chúng. Việc nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần chỉlà một nguyên nhân – đúng hơn chỉ là một nguyên cớ để giặc Minh thừa cơ gâyhọa. “Phù Trần diệt Hồ” chỉ là một cách “mượn gió bẻ măng”. Âm mưu thôn tínhnước ta vốn có sẵn, có từ lâu trong đầu óc của “thiên triều”.– Cũng ở đoạn này, Nguyễn Trãi chủ động đi sâu tố cáo những chủ trương caitrị phản nhân đạo của giặc Minh: hủy hoại cuộc sống con người bằng hành độngdiệt chủng, tàn sát người dân vô tội (“nướng dân đen”, “vùi con đỏ”), hủy hoại môitrường sống (“tàn hại cả giống côn trùng, cây cỏ”).b. Bản cáo trạng tội ác của giặc Minh rất hùng hồn và đanh thép, gợi chongười đọc lòng hờn căm. Hiệu quả biểu đạt ấy có được là nhờ nghệ thuật viết cáorất sắc sảo của Nguyễn Trãi. Với những câu văn giàu cảm xúc, giàu hình tượng:Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ.hay:Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán.cùng với sự thay đổi giọng văn một cách linh hoạt cũng như nhịp điệu câu vănthanh dần, tác giả đã khái quát nên cái tội ác chất chồng của giặc và nói lên khốicăm hờn chất chứa của nhân dân ta. Nguyễn Trãi kết thúc bản cáo trạng bằngnhững câu văn đầy hình tượng:Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.Lấy cái vô hạn (trúc Nam Sơn) để nói cái vô hạn (tội ác của giặc), dùng cái vôcùng (nước Đông Hải) để nói cái vô cùng (sự nhơ bẩn của kẻ thù), câu văn đầyhình tượng và đanh thép đó đã cho ta cảm nhận sâu sắc tội ác: “Lẽ nào trời đấtdung tha, Ai bảo thần dân chịu được?” của giặc Minh xâm lược.Lời văn trong bản cáo trạng đanh thép, thống thiết: khi uất hận trào sôi, khicảm thương tha thiết, lúc muốn hét thật to, lúc nghẹn ngào, ấm ức,… cùng một lúcdiễn tả được những biểu hiện khác nhau nhưng luôn gắn bó với nhau trong tâmtrạng, tình cảm con người.3. Đoạn 3:a. Giai đoạn đầu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chủ yếu được tái hiện qua nhữngkhó khăn gian khổ: thiếu nhân tài, thiếu lương thực, quân đội,… thế nhưng ngườianh hùng Lê Lợi (hình tượng trung tâm của cuộc khởi nghĩa, đại biểu cho sự thốngnhất giữa con người bình thường và lãnh tụ cuộc khởi nghĩa) vẫn thể hiện được cáiý chí và sự quyết tâm của toàn dân tộc:Ngẫm thù lớn há đội trời chung,Căm giặc nước thề không cùng sống.Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời;Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.Như thế sức mạnh để quân ta chiến thắng đó là ở cái ý chí quyết tâm, ở sựđoàn kết muôn người:Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới,Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.b. Phản ánh giai đoạn phản công của cuộc khởi nghĩa, tác giả dựng lên bứctranh toàn cảnh về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với bút pháp nghệ thuật đậm chất anhhùng ca.– Ở đoạn văn này, Nguyễn Trãi tập trung miêu tả những loạt trận ở ba thờiđiểm: thời kì đầu của cuộc tổng phản công; giai đoạn đánh tan viện binh của giặcvà giai đoạn kết thúc của cuộc khởi nghĩa. Mỗi giai đoạn này lại có một đặc điểmriêng, theo đó tính chủ động và sức mạnh của quân ta ngày một rõ hơn. Càng tiếngần về chiến thắng, quân ta càng thể hiện rõ hơn tư tưởng chính nghĩa, và quanđiểm “dĩ chí nhân dịch cường bạo” (dùng chí nhân làm cho cường bạo phải thayđổi).– Miêu tả chiến thắng bằng bút pháp nghệ thuật đậm chất anh hùng ca, từ hìnhtượng đến ngôn ngữ, từ màu sắc đến âm thanh nhịp điệu của Nguyễn Trãi, tất cảđều mang đặc điểm của bút pháp anh hùng ca. Những hình tượng phong phú, đadạng, đo bằng sự lớn rộng, kì vĩ của thiên nhiên. Chiến thắng của ta như: “sấmvang chớp giật”, “trúc trẻ cho bay”, “sạch không kình ngạc”, “tan tác chimmuông”, “trút sạch lá khô”, “sụt toang đê vỡ”. Sức mạnh của ta khiến “đá núi cũngmòn”, “nước sông cũng phải cạn”. Trong khi đó thất bại nặng nề của quân địch rấtnặng nề: “máu chảy thành sông”, “máu trôi đỏ nước”, “thây chất đầy nội”, “thâychất đầy đường”. Khung cảnh chiến trường khiến “sắc phong vân phải đổi”, “ánhphật nguyệt phải mờ”.Về mặt ngôn ngữ, các động từ mạnh liên kết với nhau tạo thành nhữngchuyển rung dồn dập, dữ dội. Các tính từ chỉ mức độ ở điểm tối đa tạo thành haimảng đối lập, thể hiện khí thế và đà chiến thắng của ta và sự đại bại của quân thù.Nhạc điệu của đoạn văn dồn dập, sảng khoái, bay bổng; âm thanh dòn giã, hàohùng, như sóng trào, bão cuốn.Xen giữa bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là hình ảnh kẻ thù xâmlược. Mỗi tên một vẻ, mỗi đứa một cảnh: Trần Hiệp phải chịu bêu đầu, Lí Lượngđành bỏ mạng, Liễu Thăng thất thế,… Tất cả đều giống nhau ở một điểm là sự hamsống sợ chết đến hèn nhát.Hình tượng kẻ thù thảm hại, nhục nhã càng tôn thêm khí thế hào hùng củacuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đồng thời qua hình tượng kẻ thù hèn nhát và được thatội chết, được tạo điều kiện để sống, Nguyễn Trãi càng làm nổi bật tính chất chínhnghĩa, nhân đạo sáng ngời của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.4.Đoạn kết:– Trong đoạn cuối, giọng văn chuyển sang trầm lắng, tự hào. Bởi đó là nhữnglời tổng kết lịch sử mang đậm suy tư.– Trong lời tuyên bố độc lập được lập lại, tác giả đã đồng thời rút ra bài họclịch sử: Đó là quy luật bĩ, thái (khốn cùng, thông suốt) của trời đất, cũng là quy luậtsuy vong hưng thịnh tất yếu của mỗi quốc gia. Vì thế sự vững bền khi đã được xâydựng trên cơ sở phục hưng dân tộc, thì viễn cảnh của đất nước chắc chắn sẽ thậttươi sáng, huy hoàng.– Sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thống và sức mạnh thời đại: có hiện thựchôm nay và tương lai ngày mai cũng là bởi “nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầmgiúp đỡ”, nhờ có chiến công trong quá khứ: “Một cổ nhung y chiến thắng, nêncông oanh liệt ngàn năm”.Trong lời tuyên bố kết thúc, cảm hứng về độc lập dân tộc và tương lai đấtnước đã hòa quyện với cảm hứng về vũ trụ khi “bĩ”, khi “hối” nhưng quy luật làhướng tới sự sáng tươi, phát triển, càng phát họa sâu đậm niềm tin và quyết tâmxây dựng lại đất nước của nhân dân ta khi vận hội duy tân đã mở.– Về nội dung: Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi là bản tuyên ngôn về chủquyền độc lập dân tộc, là bản cáo trạng tội ác của kẻ thù, là bản anh hùng ca vềcuộc khởi Lam Sơn và về chiến thắng của quân ta. Đây là một áng văn yêu nướclớn, chói ngời tư tưởng nhân văn.– Về nghệ thuật: Đại cáo bình Ngô là áng văn chính luận xuất sắc bậc nhất trongvăn học Việt Nam thời trung đại, có sự kết hợp tuyệt diệu giữa yếu tố chính luậnvà văn chương, là sự vận dụng sáng tạo kết cấu chung của thể cáo. Sự kết hợp giữalí lẽ và thực tiễn, giữa bút pháp tự sự, bút pháp trữ tình và bút pháp anh hùng ca,cùng với những hình ảnh giàu sức biểu cảm giúp cho bài cáo có sức thuyết phục vàhấp dẫn cao.“Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi là bản anh hùng ca ca ngợi chiến thắng vĩđại của dân tộc ta thế kỉ XV. Tác phẩm vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị vănhọc, không chỉ lưu giữ những sự kiện lịch sử mà còn lưu truyền lòng yêu nước tựhào dân tộc đến các thế hệ người Việt NamKHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆTBài này khả năng thi thấp, các em tự ôn theo câu hỏi trong SGKCHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊNNguyễn Dữ là một nhà Nho sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVI, người xã ĐỗTùng, huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông xuấtthân trong một gia đình có truyền thống khoa bảng. Cha đỗ Tiến sĩ vào đời vua LêThánh Tông. Bản thân Nguyễn Dữ cũng đã đi thi và ra làm quan nhưng chỉ đượcgần một năm thì lui về ở ẩn. Ông để lại cho đời một tác phẩm nổi tiếng là Truyềnkỳ mạn lục, nội dung ghi chép lại những giai thoại, huyền thoại lưu truyền rộng rãitrong dân gian từ thời Lý cho tới thời Lê sơ. Đằng sau các yếu tố hoang đường kỳảo chính là hiện thực của xã hội phong kiến với đầy rẫy các tệ nạn mà tác giả muốnphơi bày và lên án. Tác phẩm viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, trong đó có Chứcphán sự đền Tản Viên là nổi bật hơn cả.“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” viết bằng chữ Hán theo thể văn xuôi truyềnkỳ. Đây là thể loại văn học phản ánh hiện thực cuộc sống qua những yếu tố kỳ ảohoang đường. Nhân vật trong bộ truyền kỳ gồm cả người, ma quỷ, thần thánh, cómối quan hệ chặt chẽ với nhau, có thể xâm nhập thế giới của nhau. Bộ truyện“Truyền kì mạn lục” được sáng tác vào khoảng thế kỉ XVI, lúc xã hội phong kiếnViệt Nam rơi vào suy thoái, khủng hoảng, nhân dân bất bình với tầng lớp thống trị,nhiều nho sĩ rơi vào tâm trạng hụt hẫng, nuối tiếc cho thời thịnh trị dưới sự cai trịcủa vua Lê Thánh Tông. Nguyễn Dữ sáng tác bộ truyện trong khoảng thời gian ôngđã cáo quan ở ẩn vừa để phản ánh tình trạng xã hội, vừa để bộc lộ quan điểm sốngvà tấm lòng của ông với cuộc đời.Nhân vật chính của tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” xuất hiện ngaytừ đầu truyện bằng mấy dòng giới thiệu trực tiếp ngắn gọn về tên họ, quê quán,tính tình, phẩm chất. Ngô Tử Văn được giới thiệu là người tính tình cương trực,thẳng thắn, khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được. Lời giớithiệu mang giọng ngợi khen, có tác dụng định hướng cho người đọc về hành độngkiên quyết của nhân vật này. Minh chứng rõ ràng cho tính cách cứng cỏi của NgôTử Văn là hành động đốt đền tà của chàng. Trong khi mọi người đều lắc đầu, lèlưỡi, không dám làm gì quỷ thần ở ngôi đền gần làng quấy hại nhân dân thì TửVăn cương quyết, công khai, đường hoàng, ung dung, tắm rửa sạch sẽ, khấn trờirồi châm lửa đốt hủy ngôi đền. Hành động đó xuất phát từ muốn diệt trừ yêu ma,trừ hại cho dân, từ lòng tự tin vào chính nghĩa của Ngô Tử Văn, chứng tỏ cốt cáchkhảng khái của kẻ sĩ.Sự cương trực, khảng khái của Ngô Tử Văn còn bộc lộ rõ qua thái độ của chàngvới hồn ma tên tướng giặc. Tướng giặc khi sống là kẻ xâm lược nước ta, tàn hạidân ta, khi chết rồi vẫn quen thói ỷ mạnh hiếp yếu, cướp nơi trú ngụ của thổ thầnnước Việt, lại còn gian trá bày trò đút lót rồi tác yêu tác quái với nhân dân trongvùng. Hắn bị Tử Văn đốt đền là đáng đời nhưng lại hiện hình, xảo quyệt làm nhưmình là kẻ bị hại, dùng tà phép khiến cho chàng bị sốt nóng sốt rét, đầu lảo đảo.Hồn ma tướng giặc buông lời mắng mỏ, đe dọa, quyết kiện Tử Văn xuống tậnDiêm Vương. Trước sự ngang ngược trắng trợn, quyền phép đáng sợ của hồn matướng giặc, Ngô Tử Văn vẫn điềm nhiên, không hề run sợ mà tự tin, không coinhững lới đe dọa ra gì, thậm chí chẳng thèm tiếp lời hồn ma tướng giặc. Thái độ ấythể hiện một khí phách cứng cỏi, một niềm tin mạnh mẽ vào chính nghĩa, sự đúngđắn trong hành động của Ngô Tử Văn. Mặt khác, bản lĩnh của chàng còn thể hiệnqua thái độ biết ơn lời chỉ dẫn của thổ thần nước Việt. Do Tử Văn dũng cảm, trừhại cho dân nên thần linh mới phù trợ giúp đỡ chàng.Tính cách kiên định chính nghĩa của Ngô Soạn còn thể hiện rõ trong quá trìnhchàng bị lôi xuống địa phủ. Cảnh địa phủ rùng rợn với quỷ sứ hung ác, con sôngđầy gió tanh sóng xám. Tử Văn bị bọn quỷ sai lôi đi rất nhanh, bị phán xét lạnhlùng là kẻ “tội sâu ác nặng, không được liệt vào hàng khoan giảm”, bị kết thêm tộingoan cố bướng bỉnh nhưng chàng chẳng hề run sợ, không hề nhụt chí, một mựckêu oan, đòi phải được phán xét công khai, minh bạch. Khi đối diện trước Diêmvương uy nghiêm, Tử Văn đấu tranh vạch tội tên tướng giặc bằng những lí lẽ cứngcỏi, bằng chững không thể chối cãi, giọng điệu rất đanh thép vững vàng. Chàng đãbảo vệ lẽ phải mà bất chấp tính mạng của mình, không chịu khuất phục trước uyquyền, kiên quyết đấu tranh cho công lí và lẽ phải đến cùng. Kết quả, chàng đãchiến thắng hồn ma gian tà của tên tướng giặc, bảo toàn được sự sống của mình,được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, chịu trách nhiệm giữ gìn bảo vệ cônglí. Chiến thắng ấy của Ngô Tử Văn có nghĩa vô cùng to lớn, đã trừng trị đích đánghồn ma tướng giặc xảo trá, làm sáng tỏ nỗi oan khuấ, phục hồi chức vị cho thổ thầnnước Việt, giải trừ tai họa cho nhân dân.Qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng, chống lại cái ác, Ngô Tử Văn đã nổi bậtlên là người chính trực, khảng khái, dũng cảm bảo vệ công lí đến cùng, là một kẻ sĩcứng cỏi của nước Việt. Từ đó, tác giả Nguyễn Dữ đã khẳng định niềm tin chínhnghĩa nhất định thắng gian tà, thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, bộc lộ quyết tâmđấu tranh triệt để với cái xấu cái ác.Bên cạnh những yếu tố hiện thực, những yếu tố hoang đường đã góp phần làm chocâu chuyện trở nên đặc sắc và hấp dẫn. Chính vì thế mà mặc dù biết là hư cấunhưng người đọc vẫn không thể ngừng theo dõi diễn biến của câu chuyện được.Qua việc sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo, Nguyễn Dữ cũng nhằm thể hiện mộtý tưởng nghệ thuật của mình, đó là: thế giới cõi âm cũng chính là sự phản chiếubóng dáng cuộc đời thực. “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” vì thế đã trở thànhmột bức tranh hiện thực về một xã hội đen tối, ở đó những kẻ đại diện cho công lýlại chính là những kẻ bất lương, vô nhân đạo nhất. Truyện cũng còn ca ngợi conngười dám đấu tranh đến cùng cho chính nghĩa qua hình tượng nhân vật Ngô TửVăn.NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆTCác em cần nắm được lí thuyết những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt. Trong đề thithường có câu hỏi đọc hiểu liên quan đến bài này. Ví dụ những dạng bài tập trongSGK.TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤKIẾN THỨC CƠ BẢN :I> Hoàn cảnh sáng tác+Vào đầu thời Lê Hiển Tông, có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra chống lạitriều đình Đây là thời kì vô cùng rối ren của xã hội phong kiến. Chiến tranh xảy raliên miên, hết Lê-Mạc đánh nhau đến Trịnh-Nguyễn phân tranh, đất nước chia làmhai nửa. Ngai vàng của nhà Lê mục ruỗng. Nông dân bất bình nổi dậy khởi nghĩa ởkhắp nơi. Nhân dân sống trong cảnh loạn li nồi da nấu thịt, cha mẹ xa con, vợ xachồng.+Chinh phụ ngâm được viết bằng chữ Hán, do tác giả Đặng Trần Côn sáng tác vàokhoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn rađời đã nhận được sự đồng cảm rộng rãi của tầng lớp Nho sĩ. Nhiều bản dịch xuấthiện, trong đó bản dịch sang chữ Nôm của bà Đoàn Thị Điểm được coi là hoàn hảohơn cả.II> giá trị của tác phẩmChinh phụ ngâm phản ánh thái độ oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặcbiệt là đề cao quyền sống cùng khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của conngười. Đó là điều ít được nhắc đến trong thơ văn trước đây.III>Đoạn trích “tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”Đoạn trích có thể chia làm 2 đoạn nhỏ:– Đoạn 1 : Từ Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước… đến Dây uyên kinh đứt,phím loan ngại chùng: Nỗi cô đơn của người chinh phụ trong cảnh lẻ loi; cảm giácvề thời gian chờ đợi; cố tìm cách giải khuây nhưng không được.– Đoạn 2: Từ “Lòng này gửi gió đông có tiện… mưa phun” Nỗi nhớ thươngngười chồng ở phương xa; cảnh vật khiến lòng nàng thêm sầu thảm.Đoạn trích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ miêu tả những cung bậc và sắcthái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ đang khao khát đượcsống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.Người chinh phụ tiễn chồng ra trận với mong muốn người chồng sẽ lập được côngdanh và trở về cùng với vinh hoa, phú quý. Nhưng ngay sau buổi tiễn đưa, nàngsống trong tình cảnh lẻ loi, ngày đêm xót xa lo lắng cho chồng. Thấm thìa nỗi côđơn, nàng nhận ra tuổi xuân của mình đang qua đi và cảnh lứa đôi đoàn tụ hạnhphúc ngày càng xa vời. Người chinh phụ rơi vào tâm trạng cô đơn đến cùng cực.Khúc ngâm thể hiện rất rõ tâm trạng cô đơn ấy.Sau buổi tiễn đưa, người chinh phụ trở về, tưởng tượng ra cảnh chiến trường đầyhiểm nguy, chết chóc mà xót xa, lo lắng cho chồng. Một lần nữa nàng tự hỏi vì saođôi lứa uyên ương lại phải chia lìa? Vì sao mình lại rơi vào tình cảnh lẻ loi? Bấynhiêu câu hỏi đều không có câu trả lời. Tâm trạng băn khoăn, day dứt ấy được tácgiả thể hiện sinh động bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế. Có thể nói, sầu vànhớ là cảm xúc chủ đạo trong đoạn thơ này.Trong mười sáu câu thơ đầu, tác giả tập trung miêu tả hành động và tâm trạng củangười chinh phụ:Dạo hiên vắng thầm gieo từng bướcNgồi rèm thưa rủ thác đòi phen.Ngoài rèm thước chẳng mách tin,Trong rèm dường đã có đèn biết chăng ?Đèn có biết dường bằng chẳng biết?Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.Buồn rầu nói chẳng nên lời,Hoa đèn kia với bóng người khá thương!+Người chinh phụ tiễn chồng ra trận với mong muốn người chồng sẽ lập đượccông danh và trở về cùng với vinh hoa, phú quý. Nhưng ngay sau buổi tiễn đưa,nàng sống trong tình cảnh lẻ loi, ngày đêm xót xa lo lắng cho chồng. Thấm thìa nỗicô đơn, nàng nhận ra tuổi xuân của mình đang qua đi và cảnh lứa đôi đoàn tụ hạnhphúc ngày càng xa vời. Người chinh phụ rơi vào tâm trạng cô đơn đến cùng cực.Khúc ngâm thể hiện rất rõ tâm trạng cô đơn ấy.+Đoạn thơ đã mở ra trước mắt người đọc một không gian chật hẹp,nơi thềm hiênvắng lặng,nơi mà người chinh phụ đang cố gắng vượt qua sự cô đơn trống vắng khingười chồng đã đi xa.Bằng cách sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình,Đặng TrầnCôn đã vẽ nên bức tranh tâm trạng đầy xúc động,thể hiện nỗi sầu của người chinhphụ cũng như bút pháp tinh tế của ông trong việc miêu tả nội tâm nhân vật.+Trong đêm thanh vắng quạnh hiu này,chỉ có tiếng bước chân của nàng ,một mìnhđối diện với chính mình .Bước chân ấy đi đi lại lại trên hiên nhưng có lẽ tâm trínàng đang chìm đắm trong miên man.Mỗi bước chân là 1 nỗi nhớ,mỗi bước chânlà một nỗi lo,tất cả đang làm cho tâm trạng nàng nặng trĩu lo âu và thương nhớngười chồng đang chinh chiến ở ải xa.+Người chinh phụ hết đi đi lại lại , rồi lại buông rèm ,cuốn rèm không biết baonhiêu lần…Đây là những động tác,cử chỉ và hành động được lặp lại nhiều lần màkhông hề có mục đích của người chinh phụĐúng như nhan đề của tác phẩm,đoạn thơ là tâm trạng cô đơn trống vắng củangười chinh phụ.Sau khi tiễn chồng ra trận nàng trở về trong nỗi chờ mong khắckhoải .Nàng dường như quên hết mọi thứ xung quanh. Cái cô đơn ,khắc khoải ởtrong tâm trí đã len lỏi, gậm nhấm nàng để rồi nó hiện thành hình hài qua dáng vẻthơ thơ,thẩn thẩn như người mất hồn. Nhịp thơ chậm gợi cảm giác như thời gianngưng đọng.Giữa không gian tịch mịch,tiếng bước chân như gieo vào lòng ngườiâm thanh lẻ loi, cô độc .Dáng vẻ ủ ê,ngao ngán,bề ngoài gầy gò khắc sâu nỗi đautrong tim.nàng thật bơ bơ,lạc lõng,lại đáng thương quá đỗi. Nàng biết làm gì đâykhi ngày lại tiếp ngày,đêm lại tàn đêm trong nỗi nhớ mong vô vọng.+Đã lâu lắm rồi “thước chẳng mách tin” không có một lá thư,cũng không có ngườithân qua lại.+Nàng lại quay về với không gian chật hẹp của căn phòng,nơi mà nàng đốidiện với bóng mình,đối diện với ngọn đèn khuya hiu hắt .Nhưng thật trớ trêu, đềndù sao chỉ là một vật vô tri vô giác,có biết cũng như ko.câu hỏi tu từ “Đèn cóbiết..chẳng biết”là một lời than thở,là nỗi khắc khoải chờ đọi và hi vọng trongnàng day dứt không yên.Tâm trạng của người chinh phụ đã chuyển giọng tự nhiêntừ lời kể bên ngoài thành lời tự độc thoại nội tâm , da diết , dằn vặt và ngậmngùi.nàng quả là một người đáng thương!Trong đêm vắng chỉ có ngọn đèn có ánh sáng ,nó càng làm nổi bật đêm tối mênhmang và nỗi cô đơn dường như nhân lên gấp bôi trong lòng người thiếu phụ.Tác giả đặc tả cảm giác cô đơn của người chinh phụ trong tám câu thơ. Đó là cảmgiác lúc nào và ở đâu cũng thấy lẻ loi: ban ngày, ban đêm, ngoài phòng, trongphòng. Nỗi cô đơn tràn ngập không gian và kéo dài vô tận theo thờigianluôndeođẳng, ám ảnh nàng.Cảnh vật xung quanh không thể san sẻ mà ngược lại như cộnghưởng với nỗi sầu miên man của người chinh phụ, khiến nàng càng đớn đau, sầutủi:Gà eo óc gáy sương năm trống,Hòe phất phơ rũ bóng bốn bên.Khắc giờ đằng đẵng như niên,Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.Tiếng gà gáy báo canh năm làm tăng thêm vẻ tĩnh mịch, vắng lặng. Cây hòe phấtphơ rũ bóng trong ánh sáng lờ mờ của ban mai gợi cảm giác buồn bã, hoang vắng.Giữa không gian ấy, người chinh phụ cảm thấy mình nhỏ bé, cô độc biết chừngnào!Ở các khổ thơ tiếp theo, nỗi ai oán hiện rõ trong từng chữ, từng câu, dù tác giảkhông hề nhắc đến hai chữ chiến tranh:Hương gượng đốt hồn đà mê mải,Gương gượng soi lệ lại châu chan.Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,Dày uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.Người chinh phụ cố gắng tìm mọi cách để vượt ra khỏi vòng vây của cảm giác côđơn đáng sợ nhưng vẫn không sao thoát nổi. Nàng gắng gượng điểm phấn tô sonvà dạo đàn cho khuây khỏa nhưng càng lún sâu hơn vào sự tuyệt vọng. Chạm đếnđâu cũng là chạm vào nỗi đau, chạm vào tình cảnh lẻ loi đơn chiếc, Khi Hươnggượng đốt thì hồn nàng lại chìm đắm vào nỗi thấp thỏm lo âu. Lúc Gương gượngsoi thì nàng lại không cầm được nước mắt bởi vì nhớ gương này mình cùng chồngđã từng chung bóng, bởi vì phải đối diện với hình ảnh đang tàn phai xuân sắc củamình. Nàng cố gảy khúc đàn loan phượng sum vầy thì lại chạnh lòng vì tình cảnhvợ chồng đang chia lìa đôi ngả, đầy những dự cảm chẳng lành: Dây uyên kinh đứt,phím loan ngại chùng. Rốt cuộc, người chinh phụ đành ngẩn ngơ trở về với nỗi côđơn đang chất ngất trong lòng mình vậy.Sắt cầm, uyên ương, loan phụng là những hình ảnh ước lệ tượng trưng cho tìnhyêu nam nữ, tình nghĩa vợ chồng. Nay vợ chồng xa cách, tất cả đều trở nên vônghĩa. Dường như người chinh phụ không dám đụng tới bất cứ thứ gì vì chúngnhắc nhở tới những ngày đoàn tụ hạnh phúc đã qua và linh cảm đến sự chia Ha đôilứa trong hiện tại. Tâm thế của nàng thật chông chênh, chơi vơi khiến cho cuộcsống trở nên khổ sở, bất an. Mong chờ trong nỗi sợ hãi và tuyệt vọng, nàng chí cònbiết gửi nhớ thương theo cơn gió.Nếu như ở 16 câu đầu người chinh phụ một mình trong căn phòng quạnh vắngvới tâm trạng cô đơn, lẻ loi, nỗi trống trải trong lòng thì đến 8 câu cuối, nỗi nhớvà nỗi khát khao hạnh phúc lứa đôi bỗng trào dâng trong lòng và trở nên khắckhoải hơn bao giờ hết. Mượn gió đông để gửi yêu thương cho chồng . Đó là ướcmuốn , là khát khao được biết tin tức về chồng mình:“Lòng này gửi gió đông có tiện?Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.”Tác giả sử dụng câu hỏi tu từ, kết hợp với điển cố ( non Yên) để diễn tả nỗi nhớcủa nhân vật. “Lòng này” là sự thương nhớ khôn nguôi, vì đã trải qua nhiều đợichờ .Gió đông là gió mùa xuân.Trong cô đơn, người chinh phụ chỉ biết hỏi gió,nhờgió đưa tin tới người chồng yêu thương nơi chiến địa xa xôi,nguy hiểm,nơi nonYên nghìn trùng. Non yên,một địa danh cách xa Thiểm Tây, Trung Quốc hơn haingàn dặm về phía bắc , nơi chiến trận đầy gian khổ .Nàng hỏi gió,nhờ giónhưng”có tiện”hay không? Nàng mong gió hãy mang nỗi nhớ của nàng nói vớingười chồng ngoài biên cương .Sự cô đơn trong lòng người chinh phụ ngày càngkhắc khoải .Làm sao tới được non Yên,nơi người chồng đang “nằm vùng cáttrắng,ngủ cồn rêu xanh”?. Cùng với những từ ngữ trang trọng “gửi nghìn vàng ,xin” đã giúp người đọc thấy được không gian , nỗi nhớ được mở ra thật mênhmông , vô tận , khắc sâu nỗi cô đơn , hiu quạnh . Thế nhưng hiện thực thật phũphàng , đau xót :“Non Yên dù chẳng tới miềnNhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời”Việc sử dụng từ láy ‘thăm thẳm’ đã nói lên được nỗi nhớ da diết của người chinhphụ .Mỗi nhớ thương ấy đè nặng trong lòng,triền miên theo thời gian, “đằng đẵng”không thể nguôi ngoai. Nỗi nhớ ấy được cụ thể hóa bằng độ dài của không gian“đường lên bằng trời”. Có thể nói,dịch giả Đoàn Thị Điểm đã có một cách nói rấtsâu sắc để cực tả nỗi nhớ thương chồng của người chinh phụ.Nỗi nhớ thươngấy,tiếng lòng thiết tha ấy lại được diễn tả qua âm điệu triền miên của vần thơ songthất lục bát với thủ pháp nghệ thuật liên hoàn-điệp ngữ.Cả một trời thương nhớmênh mông.Nỗi buồn triền miên,dằng dặc vô tận .Sau khi hỏi “gió đông”để bày tỏ niềm thương nỗi nhớ chồng , cuối cùng đọng lạitrong nàng là nỗi đau , sự tủi thân:“Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu ,Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”Ý của câu như muốn nói lên sự xa cách nghìn trùng , với biển trời rộng lớn , xa“thăm thẳm” không hiểu cho “nỗi nhớ chàng”của người vợ trẻ.Nỗi nhớ “đau đáu”trong lòng.Đau đáu nghĩa là áy náy,lo lắng,day dứt khôn nguôi.Có thể nói qua cặptừ láy:”đằng đẵng” và “đau đáu”,dịch giả đã thành công trong việc miêu tả nhữngthương nhớ, đau buồn,lo lắng của người chinh phụ một cách cụ thể,tinh tế,sốngđộng.Tâm trạng ấy được miêu tả trong quá trình phát triển mang tính bi kịch đángthương.Ở hai câu cuối,nhà thơ lấy ngoại cảnh để thể hiện tâm cảnh :“Cảnh buồn người thiết tha lòng,Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.”Giống như tâm sự Thúy Kiều trong Truyện Kiều: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu –Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”, người chinh phụ có lúc thấy cảnh vật vôhồn, thê lương nhưng có khi lại cảm nhận cả khoảng không gian và cảnh vật nhưđang hối thúc, giục giã, đổi thay, không tìm thấy đâu sự hô ứng, đồng cảm giữatình người với thiên nhiên . Niềm thương nỗi nhớ cứ kéo dài từ ngày này sangngày nọ . Nhìn cành cây ướt dẫm sương đêm mà lòng nàng lạnh lẽo . Nghe tiếngtrùng kêu rả rich thâu canh như tiếng đẫm sương đêm mà thêm nhói lòng, buồnnhớ. Âm thanh ấy,cảnh sắc ấy vừa lạnh lẽo vừa buồn,càng khơi gợi trong lòngngười vợ trẻ,cô đơn biết bao thương nhớ,lo lắng,buồn rầu.Bằng những hình ảnh ẩn dụ cho nỗibuồn chất chứa , sự mòn héo của cảnh vật . 8câu thơ cuối đã diễn tả nỗi nhớ da diết , nhớ tới thầm đau của người chinh phụ .Nỗiđau được chuyểntừ lòng người sang cảnh vật . Hàng loạt những hình ảnh ẩn dụ , từngữ gợi tả lại càng xoáy mạnh vào nỗi đau trong lòng người chinh phụ . Qua đóngười đọc cũng cảm nhận được 1 cách sâu sắc niềm thương cảm , thấu hiểu của tácgiả đối với nỗi đau của người phụ nữ có chồng ra trận .Với thể thơ song thất lục bát , cách dùng từ , hình ảnh ước lệ , điệp từ điệp ngữ ,nghệ thuật miêu tả nội tâm , đoạn thơ đã thể hiện 1 cách tinh tế những cung bậc sắcthái tình cảm khác nhau của nỗi cô đơn buồn khổ ở nàng khao khát được sốngtrong hạnh phúc , tình yêu lứa đôi . Đoạn trích còn thể hiện tấm lòng yêu thương ,cảm thong sâu sắc của tác giả với những khát khao hạnh phúc chính đáng củangười thiếu phụ , cất lên tiếng kêu nhân đạo , phản đối chiến tranh phi nghĩaĐoạn trích cũng như toàn tác phẫm ‘chinh phụ ngâm’ là tiếng kêu thương tâm củangười phụ nữ nhớ chồng nơi chinh chiến . Trạng thái tình cảm của người chinh phụmột mặt có ý nghĩa tố cáo những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã đẩy bao nhiêungười trai ra trận để biết bao chinh phụ héo hon tựa cửa chờ chồng, mặt khác lêntiếng nói tình cảm và sự ý thức về quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc lứa đôi củangười phụ nữ ngay giữa cuộc đời trần thế này . Tác phẩm đã khẳng định những giátrị nhân văn cao cả mà khúc ngâm đã đem lại, đánh dấu bước trưởng thành vượtbậc của giai đoạn văn chương thế kỷ XVIII trong quá trình phát triển của nền vănhọc dân tộc.TRUYỆN KIỀUTác giả:- Nguyễn Du (1765-1820), tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên.1. Quê hương và gia đình:a. Quê hương:- Quê ông ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Đó là một vùng quênghèo, thiên nhiên khắc nghiệt nhưng cũng là địa linh, nơi sinh ra những bậc anhtài, hào kiệt.- Nguyễn Du sinh ra và lớn lên ở kinh thành Thăng Long nghìn năm văn hiến,lộnglẫy và hào hoa.b. Gia đình:- Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình đại quí tộc, nhiều đời làm quan to dướitriều vua Lê, chúa Trịnh và có truyền thống về văn học:+ Cha ông là Nguyễn Nghiễm, từng ở ngôi Tể tướng mười lăm năm.+ Mẹ ông là Trần Thị Tần, vợ thứ, người Bắc Ninh, có tài hát xướng.+ Anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản, làm chức Tham tụng (ngang Thừatướng)trong phủ chúa Trịnh.-> Vì thế, mà lúc bấy giờ, trong dân gian người ta thường truyền tụng câu ca:“Bao giờ Ngàn Hống hết câySông Rum hết nước họ này hết quan”.( “Ngàn Hống”: núi rừng Hồng Lĩnh; “Sông Rum” : sông Lam, ở đây là chữ Nômcổ. Ý cả câu: Khi nào mà núi rừng Hồng Lĩnh không còn cây, dòng sông Lamkhôngcòn nước thì lúc đó dòng họ này mới hết người làm quan)2. Thời đại:- Nguyễn Du sống vào nửa cuối TK XVIII – nửa đầu TK XIX trong hoàn cảnhxãhội có nhiều biến động dữ dội:+ Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, các tập đoàn phong kiếntranh giành quyền lực, chém giết lẫn nhau, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ,xãhội loạn lạc, tăm tối. Nhà thơ Chế Lan Viên đã viết về thời đại Nguyễn Du sống:Cha ông ta từng đấm nát tay trước cánh cửa cuộc đờiCửa vẫn đóng và đời im ỉm khoáNhững pho tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lờiCả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ”.+ Bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi,đỉnh cao là khởi nghĩaTây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến thống trị, quét sạch hai mươi vạn quânThanh xâm lược.- Thời đại ấy đã được Nguyễn Du viết trong “Truyện Kiều” bằng hai câu thơmởđầu:“Trăm năm trong cõi người ta,Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.Trải qua một cuộc bể dâu,Nhữngđiều trông thấy mà đau đớn lòng”.3. Cuộc đời:- Sinh trưởng trong một gia đình quý tộc, bản thân lại có năng khiếu văn chươngnhưng thời đại Nguyễn Du do những biến động xã hội nên gia đình cũng nhưbảnthân ông cũng có những thăng trầm, sa sút.- Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, cuộc đời Nguyễn Du phải trải qua những năm tháng giantruân, trôi dạt, vất vả, long đong ( Trải qua “mười năm gió bụi” Nguyễn Dulangthang hết ở quê vợ, rồi quê mẹ, quê cha trong nghèo túng, hết sức khổ cực vàtủi nhục).- Nguyễn Du có ra làm quan cho triều Nguyễn Gia Long, ông giữ nhiều chức vụkhác nhau: Tham tri bộ Lễ, Cai bạ Quảng Bình, Chánh sứ bộ…Nhưng đó là nhữngnămtháng làm quan bất đắc chí.- Ông mất tại Huế năm 1820, thọ năm mươi lăm tuổi.4. Bản thân:- Là người có hiểu biết sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương TrungQuốc.- Nhà thơ đã sống nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc với nhiều con người, nhiều cảnh đời,nhiều số phận khác nhau, đã tạo cho ông một vốn sống phong phú và niềm cảmthông sâu sắc với mọi kiếp người bị đày đọa.- Nguyễn Du là người có trái tim giàu lòng nhân ái, nhìn đời với con mắt củamộtngười đứng giữa dông tố cuộc đời và điều đó khiến tác phẩm của ông hàm chứamột chiều sâu chưa từng có trong văn thơ Việt Nam.5. Sự nghiệp sáng tác:- Nguyễn Du là tác giả có nhiều thành tựu kiệt xuất về văn chương, ở thể loại nàoông cũng đạt được sự hoàn thiện ở trình độ cổ điển.- Về thơ chữ Hán, ông có ba tập thơ:+ “Thanh Hiên thi tập” ( 78 bài) được viết trước khi ông ra làm quan cho nhàNguyễn.+ “Namtrung tạp ngâm”(40 bài) viết trong thời gian ông ở Huế, Quảng Bình.+ “Bắc hành tạp lục” ( 131 bài) viết trong thời gian Nguyễn Du đi sứ Trung Quốc.- Về chữ Nôm: có bài “Văn chiêu hồn” ( Văn tế thập loại chúng sinh) được viếttheo thể thơ song thất lục bát dài 184 câu. Đặc biệt là “Truyện Kiều”, với tácphẩmnày đã đưa Nguyễn Du lên đỉnh cao của nền thi ca dân tộc, xứng đáng được tônvinh “Thiên cổ văn chương thiên cổ sư”.=> Tiểu kết: Năng khiếu văn chương, vốn sống phong phú kết tinh ở một tráitimyêu thương vĩ đại đối với con người trong một bối cảnh lịch sử cụ thể đã tạo nênthiên tài Nguyễn Du. Thiên tài ấy được thể hiện trước hết ở tác phẩm“TruyệnKiều”.TRAO DUYÊNĐây là một trong những đoạn ở vị trí mở đầu cho cuộc đời lưu lạc đầy đau khổ củaThuý Kiều. Khi Vương Ông và Vương Quan bị bắt giam do có kẻ vu oan, ThuýKiều phải bán mình làm vợ Mã Giám Sinh để lấy tiền đút lót quan lại cứu cha vàem. Việc nhà đã tạm yên, Kiều mới nghĩ đến tình duyên lỡ dở của mình. Trước hết,nàng nghĩ cho người mình yêu, phận mình dù thế cũng đành, nhưng cảm thấy cólỗi với Kim Trọng. Phải làm thế nào cho người yêu đỡ khổ, suy nghĩ mãi, trongđêm cuối cùng, nàng quyết định nhờ em thay mình trả nghĩa cho KimTrọng.Trao duyên trích từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều.2. Tìm hiểu bố cục đoạn tríchCó thể chia đoạn trích làm hai đoạn nhỏ:–Đoạn 1 (14 câu đầu): Thuý Kiều “trao duyên” cho Thuý Vân.–Kiều nói với em về nỗi bất hạnh của mình.–Nhờ em và trao kỉ vật tình yêu cho em.–Đoạn 2: 12 câu tiếp Kiều trao kỉ vật và dặn dò-Đoạn 3 : 8 câu cuối :Tâm trạng Kiều sau khi “trao duyên”.+Kiều mong muốn “trở về” gặp lại người yêu.+Kiều hướng đến sự đồng cảm với người yêu.+Tâm trạng tuyệt vọng của Kiều bởi mâu thuẫn trong tâm hồn nàng (tình yêusâu nặng và sự chia biệt vĩnh viễn) vẫn không thể giải quyết.3. Nhan đềNhan đề đoạn trích là Trao duyên nhưng trớ trêu thay đây không phải là cảnh traoduyên thơ mộng của những đôi nam nữ mà ta thường gặp trong ca dao xưa. Có đọcmới hiểu được, “Trao duyên”, ở đây là gửi duyên, gửi tình của mình cho ngườikhác, nhờ người khác chắp nối mối tình dang dở của mình. Thúy Kiều trước phútdấn thân vào quãng đời lưu lạc, bán mình cứu cha, nghĩ mình không giữ trọn lờiđính ước với người yêu, đã nhờ cậy em là Thúy Vân thay mình gắn bó với chàngKim.PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCHBài làm:Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta phải đứng trước những sự lựa chọn khắcnghiệt :Chữ Tình và chữ Hiếu. Tuy nhiên công đức sinh thành bao giờ cũng caocả ,bởi vậy nếu là một người con hiếu thảo yêu thương cha mẹ thì dẫu cho tình yêukia có đẹp đến mấy, người ta vẫn quyết định chọn chữ Hiếu để trả ơn bố mẹ. Kiềutrong Truyện Kiều của Nguyễn Du đã chọn chữ Hiếu lớn lao ấy. Thế nhưng nàngvẫn muốn bù đắp cho tình yêu dang dở của mình. Vì thế nàng quyết định traoduyên cho em gái là Thúy Vân. Đoạn trích “trao duyên” thể hiện được tất cảnhững tâm trạng của Thúy Kiều khi trao duyên của mình cho nàng Thúy Vân“Cậy em em có chịu lời…Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”(“Trao duyên”- trích “Truyện Kiều”, Nguyễn Du)Thuý Kiều đã mở đầu câu chuyện mà đáng lí ra chẳng ai nói đến bao giờ :Cậy em em có chịu lời,Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.Nghe xong Thuý Vân chắc sẽ rất bất ngờ. Lời chị khẩn khoản, thiết tha chắc khôngthể chỉ là chuyện bình thường. Trong nhóm các từ biểu đạt sự nhờ vả, Nguyễn Duđã chọn được hai từ đắt nhất và cũng hợp với hoàn cảnhnhất : cậy và chịu. Cậy không chỉ là nhờ. Cậy còn là trông đợi và tin tưởng. Cũngvậy, chịu không chỉ là nhận lời, chịu còn là nài ép. Chuyện chưa nói ra nhưng Kiềubiết người nhận không dễ dàng chịu nhận nên nàng đã chủ động đưa Vân vào thếkhó xử, tiến thoái lưỡng nan. Lời xưng hô nghiêm cẩn và trang trọng của ThuýKiều lại càng có tác dụng gây áp lực đối với Thuý Vân.“Chọn” và “đặt vấn đề” một cách nhanh chóng và kĩ càng, Thuý Kiều dường nhưngay lập tức tiếp lời như nếu để lâu sẽ không thể nào nói được :Giữa đường đứt gánh tương tư,Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.Vậy là cái điều tưởng như khó nhất, Thuý Kiều đã nói. Thuý Vân hết sức ngỡngàng nhưng cũng nhanh chóng hiểu nỗi niềm của chị. Đoạn thơ ngắn gọn, hướngvào những chuyện riêng tư. Tình yêu dở dang, tan vỡ được thông tin ngắn gọntrong một thành ngữ nặng nề, chắc nịch (đứt gánh tương tư). Câu thơ thứ 4 lại hayở hai chữ tơ thừa. Với Thuý Kiều, tình yêu trao cho em chỉ là sự nối tiếp, chỉlà chắp mối tơ thừa mà thôi. Mặc em ở đây có thể hiểu là Kiều phó thác cho em,gắn trách nhiệm ở em phải cứu vãn tình yêu đó. Lời Kiều sâu sắc và cũng thật xótxa.Những câu thơ tiếp điểm qua những biến cố đời Kiều. Những biến cố ấy, ThuýVân đều chứng kiến, thấu hiểu và cảm thông “khi gặp gỡ chàng Kim” và cả “khisóng gió bất kì”.Tám câu thơ đầu, ngoài lời trao duyên, Thuý Kiều chủ yếu nói về những bất hạnhcủa mình. Nhưng để trao duyên, Thuý Kiều còn phải chọn những lời lẽ thuyết phục:Ngày xuân em hãy còn dài,Xót tình máu mủ thay lời nước non.Chị dù thịt nát xương mòn,Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.Đoạn thơ sử dụng nhiều thành ngữ, lời lẽ ý vị, kín đáo, vẹn tình. Người “nhận” cóba lí do để không thể khước từ. Trước hết, không cách nhau nhiều về tuổi tácnhưng phải nhắc đến hai chữ ngày xuân với Kiều sao giờ quá nặng nề. Rõ ràng xétvề ngày xuân (hiểu là sự trong trắng tinh khôi) thì giờ đây Thuý Kiều đâu thể xứngđáng với Kim Trọng bằng Thuý Vân. Kiều dù sao cũng mang danh là đã có chồng.Lí do thứ hai lại càng thuyết phục hơn. Kiều đang nhờ Vân một điều mà chẳng ainhờ vả bao giờ. Đã khó nhờ, khó nhận thì vả chăng chỉ có là tình chị em máu mủmới dễ đồng cảm, để rồi “chấp nhận” cho nhau. Lí do thứ ba nghe sao như một lờikhẩn cầu đầy chua xót :Chị dù thịt nát xương mòn,Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.Không hẳn là lí do nhưng lại hoàn toàn hợp lí. Câu thơ khẩn cầu như một lời trăngtrối. Và có ai lại đang tâm từ chối ước nguyện của người thân sắp phải thuộc vềhoàn cảnh bấp bênh, khôn lường bất trắc ? Người ta nói Nguyễn Du là người sâusắc nước đời là ở những chỗ như vậy.Duyên đã được trao, người “nhận” cũng không có lí do gì để từ chối. Thuý Kiềutrao kỉ vật cho em :Chiếc vành với bức tờ mây,Duyên này thì giữ, vật này của chung.Thuý Kiều mất bao công sức để thuyết phục Thuý Vân nhưng chính lúc Thuý Vânchấp nhận thì cũng là lúc Thuý Kiều bắt đầu chới với để cố níu mình lại với tìnhyêu. Duyên đã khó trao, tình làm sao trao được ? Tìm về với những kỉ vật thiêngliêng (chiếc vành, bức tờ mây, mảnh hương nguyền) cũng là để được về với tìnhyêu của nàng. Những kỉ vật đẹp đẽ đó gắn liền với những ngày đẹp nhất đời Kiều.Nó thiêng liêng khi nó chỉ là của riêng nàng và Kim Trọng. Tình yêu không cóngười thứ ba, khi có người thứ ba, sự thiêng liêng bắt đầu đổ vỡ. Câu thơ “Duyênnày thì giữ vật này của chung” thể hiện tâm trạng của Kiều xiết bao đau đớn. Tìnhyêu và niềm tin đối với Thuý Kiều giờ đây đã hoàn toàn trượt mất.Cố níu kéo tình yêu bằng kỉ vật (dù chỉ trong tâm tưởng), Thuý Kiều đành ngậmngùi đau xót nghĩ về tương lai :Mai sau dù có bao giờ,Đốt lò hương ấy so tơ phím này.Trông ra ngọn cỏ lá cây,Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.Thuý Kiều như chìm trong tê dại, mê man trong cảm giác xót xa. Nhưng ngaytrong lúc tưởng chừng như đã hoàn toàn cách biệt âm dương thì lời thề vàng đá củaKiều vẫn không hề thay đổi :Hồn còn mang nặng lời thề,Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.Tìm về tình yêu bằng cảm giác từ cõi tâm linh, Thuý Kiều vẫn không quên nghĩ vềsự tủi hổ, bất hạnh của mình :Dạ đài cách mặt khuất lời,Rảy xin chén nước cho người thác oan.(8 câu cuối):Kiều trở về với thực tại đau xót khi nhớ tới Kim TrọngHướng đến tương lai đã không cho Kiều một sự giải thoát, quay về thực tại Kiềucàng đau đớn bội phần. Tiếng nói thành tiếng than khóc, nói với em mà như nóivới chính mình, rời quên hẳn xung quanh chỉ còn hướng đến người yêu đang vắngmặt:« Bây giờ trâm gãy gương tanKể làm sao xiết muôn vài ái ân !