Cách để bớt kiểm soát người yêu

Có một sự thật rằng sau những mệt mỏi và căng thẳng, mọi người đều có cùng cảm giác: Không ngừng hồi tưởng lại những việc đã xảy ra trong quá khứ, và không thể gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi suy nghĩ. Vài lời khuyên của các chuyên gia tâm lý dưới đây sẽ giúp bạn không chỉ đương đầu với khủng hoảng tâm lý mà còn thoát khỏi những ám ảnh đang ngăn cản bạn đi đến thành công và sự an yên trong tâm trí.

Trong cuộc trò chuyện, nếu họ làm bạn quá xúc động, hãy cố gắng dừng lại. Bạn cần thời gian để “hạ nhiệt” và suy nghĩ về những gì bạn đã nói ra, vì khi xúc động rất khó kiểm soát được ngôn từ. Bằng cách này, bạn sẽ ít hối hận về sau. Và cuối cùng cơn giận dữ và những khó chịu sẽ tan biến.

Trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp chúng ta luôn cảm thấy cần phải phản ứng ngay lập tức: trong các giao tiếp hằng ngày, trong cử chỉ hành động của ai đó... Nhưng khi làm vậy, chúng ta thường đưa ra quyết định vội vàng. Các nhà tâm lý cho rằng hãy cho bản thân thời gian suy nghĩ trước khi vội vã đưa ra một quyết định. Đừng cố gắng tự mình định hình tất cả mọi chuyện, hãy cứ thong thả và chờ xem điều gì sẽ diễn ra nhé!

Việc thường xuyên phân tích quá khứ để đổ lỗi thường hiếm khi dẫn đến kết quả tích cực, ngay cả khi tự đổ lỗi cho bản thân. Thật ra những gì bạn đang trải nghiệm đều do nhiều yếu tố tạo nên - như một chuỗi hiệu ứng domino: yếu tố này xảy ra sẽ dẫn đến yếu tố khác. Vì vậy hãy học cách chấp nhận: Bạn không thể thay đổi điều đã xảy ra. Việc đáng quan tâm hiện nay là tìm kiếm một giải pháp. Hãy luôn lạc quan bạn nhé!

Cách để bớt kiểm soát người yêu

Hãy tự hỏi bản thân: nếu ai đó cố gắng hiểu những gì bạn nói, thậm chí đọc được tâm tư của bạn, liệu người đó có nhận định đúng đắn về bạn hay không? Sự thật là họ chẳng thể hiểu được những gì đang diễn ra trong đầu bạn. Quy tắc này cũng được áp dụng trong các mối quan hệ với người khác: hầu hết là khi bản thân đã có định kiến thì sẽ nhìn nhận sai và khi đó, việc duy trì các mối quan hệ chỉ khiến bạn lãng phí thời gian của chính mình mà thôi.

Vấn đề lớn nhất hầu hết chúng ta gặp phải chính là sự giận dữ. Sự nóng giận sẽ lấn át các cảm xúc khác và làm cho chúng ta không sáng suốt khi giải quyết vấn đề. Hãy cố gắng dập tắt cơn giận bằng cách thiền, đi bộ đường dài hoặc tập thể dục; hoặc các bí quyết đánh tan cơn giận từ Prudential để giúp bạn bình tĩnh hơn.

Khi bộ não chuyển qua học một cái gì đó mới, lượng suy nghĩ tiêu cực sẽ dần dần giảm xuống bằng không. Khi não bộ tiến hành hoạt động cho một ý tưởng mới, những trải nghiệm mới, việc tập trung cho hoạt động này làm ta ít suy nghĩ lung tung hơn hẳn. Quy tắc này cũng được áp dụng khi chúng ta tham gia vào các hoạt động thể chất.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi viết tất cả những phiền não ra giấy và tiêu hủy chúng có thể giúp chúng ta giảm được mức độ căng thẳng, áp lực do suy nghĩ quá nhiều.  Quá trình viết ra cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về cảm xúc bản thân so với chỉ liệt kê chúng trong tâm trí.

Cách để bớt kiểm soát người yêu

Thực tế và những suy nghĩ trong đầu bạn là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Cảm xúc của chúng ta có hiệu ứng vật lý tạo nên sự căng thẳng, lo lắng, sợ hãi và khiến cơ thể bạn thật sự cảm nhận được điều đó. Điều này làm chúng ta mặc định những lo lắng, suy nghĩ này sẽ trở thành sự thật. Hãy nghĩ về nó một cách khách quan, và bạn sẽ nhận ra lo lắng của mình và thực tế là hai thứ riêng biệt.

Hãy suy nghĩ về những bài học từ các mối quan hệ và xem chúng như những kinh nghiệm sống vô giá. Nếu ban đầu có thể xác định rõ mối quan hệ này ý nghĩa như thế nào, bạn có thể dễ dàng quyết định dừng lại nếu chúng không đáng. Mỗi thất bại là một cơ hội để sửa chữa và hãy chắc rằng bạn sẽ phát triển bản thân theo chiều hướng tích cực trong tương lai.

Khi chúng ta nghĩ về quá khứ, chúng ta thường tưởng tượng những gì chúng ta có thể nói hoặc làm khác đi để tránh những điều xấu xảy ra. Nhưng điều này không khác gì bạn đang cố gắng thay đổi điều mà đã xảy ra cả ngàn năm trước – đó là điều hoàn toàn không thể

Cách để bớt kiểm soát người yêu

Hãy hành động khác đi: lấp đầy tâm trí bằng những suy nghĩ tích cực. Các nhà tâm lý cho rằng, những ý tưởng tích cực và tràn đầy năng lượng có thể giúp bạn thoát ra khỏi dòng suy nghĩ tiêu cực. Hãy hình dung bản thân mình sẽ làm một việc gì đó thật vui và phấn khích, hoặc bắt tay vào việc lên kế hoạch thật vui cho những ngày sắp tới.

Khi nghĩ về con người của chính mình quá khứ, chúng ta thường thở dài hối tiếc. Có lẽ chúng ta luôn nhớ về bản thân là ai trong các mối quan hệ phức tạp đã qua và giờ chỉ còn lại đau khổ. Nhưng đừng xem phiên bản quá khứ của chính mình là một hình ảnh xa lạ không bao giờ có thể quay trở lại. Bằng cách luôn nhớ bản thân mình là ai, bạn đã tự cho mình cơ hội để trở thành người đó thêm một lần nữa.

Nguồn và Hình ảnh: Theo BrightSide.


Cảm xúc con người đôi khi khó có thể nói trước. Khi đang yêu, con người ta cũng có thể trở thành người khác với những cảm xúc lẫn lộn. Sự tức giận, khó chịu, hay cảm giác buồn bực…nếu không kiểm soát được sẽ là nguyên nhân khiến tình yêu của bạn gặp sóng gió. Cách kiềm chế cảm xúc khi yêu vô cùng quan trọng, đặc biệt là kiềm chế những cảm xúc nóng giận. Hãy cùng Tâm Lý Học Hiện Đại tìm hiểu 10 cách kiềm chế cảm xúc khi yêu qua bài viết dưới đây.

1. Suy nghĩ tới tình huống xấu nhất có thể xảy ra để kiềm chế cảm xúc nóng giận

Cảm xúc chính là sự thể hiện tình cảm, nhận thức, trình độ văn hóa của con người. Biểu hiện của cảm xúc ảnh hưởng rất lớn tới sự nghiệp, các mối quan hệ, tình yêu của mỗi người.

Trong tình yêu, tình cảm của con người thường xuyên rơi vào tình trạng khó kiểm soát vì những suy nghĩ bộc phát, những tình huống không biết trước nhất là những người lụy tình. Nếu không biết kiểm soát cảm xúc thì đôi khi sẽ có những quyết định sai lầm, làm tổn thương một nửa của mình mà khi nhận ra thì đã quá muộn, chẳng thể sửa sai. Có không ít những trường hợp đã phải đường ai nấy đi vì những quyết định sai lầm khi giận dỗi, mà khi nghĩ lại thì hoàn toàn không đáng.

Xem thêm: 20 Sự Thật Thú Vị Về Tâm Lý Con Người

Cách để bớt kiểm soát người yêu

Việc kiểm soát cảm xúc vô cùng quan trọng thế nhưng lại không hề dễ dàng vì xung quanh bạn có quá nhiều những mối quan tâm: công việc, gia đình, bạn bè, những áp lực trong công việc, những vấn đề quanh nhà trọ,…

Chính vì vậy, trước khi bạn muốn quyết định, muốn trao đổi điều gì đó hay đơn giản là xả sự tức giận của mình thì hãy nghĩ tới tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Nếu bạn hét lên và mắng anh ấy thì có thể sẽ là lần cuối cùng cả hai nói chuyện, nếu bạn ném chiếc túi vào người anh ấy, anh ấy cứ thản nhiên bỏ đi thì sao, rồi khi bạn tức giận nói chia tay, một nửa kia của bạn cũng quyết định khi chẳng kịp suy nghĩ, thế là kết thúc một mối quan hệ vốn tốt đẹp….

Những cái kết không có màu hồng sẽ khiến cho bạn suy nghĩ lại, cảm xúc trở nên chậm lại, khác đi và hạn chế được những điều đáng tiếc.

2. Nhìn nhận lại lỗi của mình

Trong mọi tình huống giữa hai người, đừng bao giờ chỉ nghĩ rằng đó là lỗi của đối phương. Hãy cố gắng xem lại mình đã sai ở đâu và thông cảm hoặc giảm đi những lỗi của người yêu. Đây cũng là cách để giảm nhẹ đi sự tức giận, sự ghét bỏ. Tuy nhiên, khi nhìn nhận vấn đề bản thận bạn phải thật tỉnh táo, tránh việc suy nghĩ quá nhiều dẫn tới mặc cảm, tội lỗi hay tự ti.

Xem thêm:  Những Điều Cần Biết Về Tâm Lý Học Tình Yêu

Cách để bớt kiểm soát người yêu

Đừng quá quan trọng kết quả sự việc mà hãy nhìn lại nguyên nhân. Liệu có phải hoàn toàn do người kia hay một lí do nào khác? Cần giải quyết sự việc, tình huống như thế nào quan trọng hơn là việc đổ lỗi và giận dữ. Hãy luôn nhớ tới điều này. Khi suy nghĩ này dần trở thành thói quen thì bản thân bạn cũng sẽ biết cách kiềm chế cảm xúc để vui vẻ và thoải mái hơn, mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Xem thêm:

3. Đặt mình vào vị trí của người khác để kiềm chế cảm xúc khi yêu

“Khi một người bị đau chân thì sẽ chẳng thể nghĩ tới nỗi đau của người khác.”

Đây là câu nói thể hiện rằng khi bạn không phải là bản thân của người đó thì bạn không thể nào hiểu được chính xác vì sao họ lại hành xử như thế.

Cách để bớt kiểm soát người yêu

Muốn đánh giá một tình huống, sự việc nào đó, hãy để mình vào vị trí đó để cảm nhận, để tin tưởng và chia sẻ. Liệu khi ở tâm trạng, ở địa vị của họ bạn có hành xử như thế? Nếu là bạn thì việc bạn muốn làm là gì?…

Cách kiềm chế cảm xúc khi yêu này chính là cách thấu hiểu, cảm thông cho người khác. Trải qua những câu chuyện như thế này, hai người sẽ hiểu nhau hơn, tới gần với nhau và gắn bó hơn.

4. Hãy xem những tình huống không mong muốn chính là thử thách

Người biết cách kiểm soát cảm xúc khi yêu sẽ là người có kiến thức, có hiểu biết và lòng vị tha cũng như sự độ lượng. Những người như vậy thường được nhiều người yêu mến.

Bạn có muốn trở thành một người như thế? Liệu trong mối quan hệ của bạn và người yêu, hai người đã bực tức, khó chịu thậm chí là ghét bỏ người kia? Hãy nghĩ rằng những gì mà hai người đang phải trải qua đều là thử thách. Trải qua nhiều thử thách, tình yêu giữa hai người mới bền chặt và vĩnh cửu.

Cách để bớt kiểm soát người yêu

Sự kiểm soát cảm xúc trong tình yêu đôi khi chỉ đơn giản là khi có chuyện vui thì hãy nhìn người đang buồn để không thể hiện niềm vui thái quá. Khi buồn cũng nên nhìn lại người bên cạnh mình để đừng kéo họ vào nỗi khổ của mình. Bạn hãy chia sẻ cảm nhận của mình, cảm xúc của mình với người yêu để có thể hạ bớt được sự khó chịu trong lòng, nhận được sự an ủi, sự cảm thông và dần dần làm nguôi những khó chịu trong lòng.

5. Không nên nói cho sướng miệng

Hầu hết khi chúng ta tức giận, đều sử dụng những từ ngữ khó nghe để kể ra lỗi của đối phương. Hoặc là những lý do rất chung chung là người nghe khó chịu như: anh/em luôn làm như thế này, anh/em lúc nào cũng vậy, chẳng bao giờ anh/em… Những lý do đó thường là kiểu quy chụp, vơ đũa cả nắm, không thuyết phục và khiến cho cãi vã diễn ra phức tạp hơn.

Cách để bớt kiểm soát người yêu

Trong cơn tức giận, chúng ta rất khó kiềm chế từ ngữ hoặc không đủ tỉnh táo để lựa chọn từ sử dụng thích hợp. Trong trường hợp này bạn hãy nên im lặng với đối phương là được. Hãy để bản thân và đối phương có khoảng lặng để bình tĩnh, suy xét lại sự việc. Đừng bao giờ cố nói cho sướng miệng rồi phải hối hận sau này.

Xem thêm:  Bạn Có Phải Là Người Thông Minh Về Cảm Xúc ?

Xem thêm:

6.  Hãy hạ thấp giọng nói và bày tỏ để được thấu hiểu

Đa phần lúc nào cũng vậy, đàn ông muốn được lắng nghe và phụ nữ luôn muốn được nhường nhịn. Sự tức giận rất khó kiềm hãm nếu nó lên đến đỉnh điểm. Vì thế trước khi tới đỉnh điểm, bạn hãy hạ thấp giọng lại, thể hiện cho đối phương biết bạn sẽ lắng nghe họ nói bởi vì bạn cũng có nhu cầu cần họ lắng nghe mình. Hạ thấp giọng xuống, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ khi không khí căng thẳng hóa giải đi rất nhiều.

Khi không khí căng thẳng đã dịu bớt, bạn hãy bình tĩnh giãi bày tâm tư của mình hoặc để cho đối phương nói mà không cắt lời. Sau khi 2 bên cùng bảy tỏ hết nỗi lòng, bực dọc một cách từ tốn, có kiềm chế thì chắc chắn 2 bạn sẽ hiểu nhau hơn và giải quyết êm thấm vấn đề.

7. Hài hước để giảm nhiệt

Đây là vũ khí giảm nhiệt căng thẳng rất hiệu quả nếu như bạn đủ tinh tế. Những câu nói hay cử chỉ hài hước của bạn có thể sẽ làm đối phương bật cười. Tiếng cười xóa đi căng thẳng một cách dễ dàng, khi đó các bạn sẽ nhận ra mình đang ở trong một cuộc cãi vã ngu ngốc. Vì cuối cùng mục đích sẽ là gì, từ đâu dẫn đến cao trào này? Có đáng để mất sức và mất thời gian với nó.

Cách để bớt kiểm soát người yêu

Lưu ý, nếu vấn đề trong cuộc cãi vã này là quan trọng và nghiêm túc. Hài hước có thể sẽ phản tác dụng, làm đối phương nghĩ bạn đang trêu chọc và không coi trọng họ. Cuộc cãi vã sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế hãy tinh tế sử dụng khiếu hài hước của mình. Dù sao thì chẳng ai muốn rời bỏ một người đàn ông hay một phụ nữ biết cách làm cả hai trở nên vui vẻ.

8. Không nên bỏ đi đột ngột

Nếu đang xung đột mà chưa tìm được tiếng nói chung mà bạn lại bỏ đi một cách đột ngột, điều đó sẽ khiến đối phương cảm thấy tổn thương, không có chỗ xả, càng thêm uất ức và giận bạn hơn. Bởi vì khi bạn bỏ đi như vậy, họ sẽ nghĩ bạn không tôn trọng họ và sẽ không dễ dàng chấp nhận xuống nước nếu không có lý do thật sự khiến họ chấp nhận. Nhưng dù mâu thuẫn có giải quyết hay không, thì trong lòng họ đã có một sự tổn thương đối với hành động bỏ đi đột ngột đó của bạn.

Nếu bạn thấy rằng cuộc cãi vã đang đi vào ngõ cụt và không nên tiếp tục nữa, bạn hãy nói nhẹ nhàng nhưng dứt khoát: “Em/anh thấy rằng chúng ta đang không đủ bình tĩnh, chúng ta nên dừng tranh luận tại đây, ngày mai anh/em sẽ gặp nhau và giải quyết tiếp.”

Sau khi bạn nói như vậy, nếu đối phương vẫn không chịu ngừng. Bạn hãy nhắc lại một lần nữa rồi hãy bỏ đi.

9. Nói bằng ánh mắt và chạm bằng cơ thể

Nói thật đi, sau khi chiến thắng và thỏa mãn xả được “cơn lũ” trong lòng, còn đối phương không có khả năng đáp trả. Bạn thắng rồi bạn thấy vui không? Chưa kể, những từ ngữ khó nghe đã thốt ra sẽ không bao giờ là “lời nói gió bay” mà sẽ là “vết thương khó lành” đối với người còn lại. Vì thế cố gắng giữ một chút tỉnh táo còn lại của mình để không thốt ra nhưng lời làm tổn thương người khác.

Xem thêm:  Hiệu Ứng Ám Ảnh Về Mất Mát ( loss aversion)

Cách để bớt kiểm soát người yêu

Bạn có biết trong thời gian tham gia nghĩa vụ quân sự, khi hai người lính có mẫu thuẫn cãi vã hoặc dẫn đến đánh nhau. Cách giải quyết là đội trưởng yêu cầu hai người đang mâu thuận “ôm nhau” vài giờ đồng hồ đến khi hết mâu thuẫn mới thôi.

Thật tuyệt phải không, áp dụng vào cuộc cãi vã của bạn. Hãy bộc lộ sự tức giận bằng cách ôm nhau thử xem. Bạn hãy vỗ về xoa dịu đối phương đi. Hành động này cực kì hiệu quả để giảm căng thẳng một cách nhanh chóng. Nếu các bạn gặp căng thẳng khó giải quyết bằng lời nói, đừng ngại ngùng mà hãy ôm chặt đối phương. Sự tức giận có thể sẽ tan biến đi rất nhiều.

10. Lập “hiệp ước hòa bình”

Khi cả hai đang muốn xả hết tất cả uất ức trong lòng của mình. Câu thần chú “giận quá mất khôn” bao đời truyền lại thường kèm lời nhắn nhủ hãy rời khỏi “chiến trường” lúc bừa bộn nhất để khuây khỏa mà bình tĩnh trở lại.

Cách để bớt kiểm soát người yêu

Bạn hãy lập “hiệp ước hòa bình” với đối phương. Cho nhau thời gian “ba ngày” để cả hai cùng suy nghĩ thật cẩn thận. Sau khi đã bình tĩnh trở lại thì mâu thuẫn dễ dàng được nhận ra và tìm được nhiều cách giải quyết chứ không phải là lôi nhau ra để xả cục tức. Thời gian ba ngày đủ để bạn và đối phương tìm ra được tiếng nói chung, cùng thương lượng và hiểu được kỳ vọng của nhau, hai người sẽ biết rõ giải pháp giúp họ tránh rơi vào cuộc chiến tương tự. Khó chắc chắn chiến tranh sẽ không xảy ra lần nữa, nhưng nó đã là câu chuyện khác, những phát sinh khác.

Trong trường hợp thỏa hiệp thất bại, hãy xét lại mối quan hệ này có ý nghĩa thế nào với cuộc đời bạn. Có xứng đáng để bạn nỗ lực vì cảm giác hạnh phúc không.

Lời kết

Tranh cãi, giận hờn, mâu thuẫn là những điều không tránh khỏi trong tình yêu, chúng ta phải chấp nhận đó là một phần khi xác định mối quan hệ của cả hai. Những đám cháy lớn lan ra từ những mồi lửa rất nhỏ. Làm sao để giập tắt mồi lửa và tránh những cãi vã không đáng giữa cả hai, nhất là khi bạn có ý định dành thời gian gắn bó lâu dài với một ai đó. Điều này tưởng rằng khó nhưng bạn hoàn toàn có thể làm được.

Kiềm chế cảm xúc nóng giận khi yêu thực sự là một trong những kỹ năng quan trọng nhất để duy trì và vun đắp một mối quan hệ lành mạnh và lâu dài.