Cách hạch toán chi tiết thanh toán khuyến mãi tháng năm 2024

Khuyến mại chứ không phải bán hàng có chiết khấu thương mại thì chúng ta phải xuất hóa đơn và hạch toán thế nào cho đúng.

Theo khoản 5 điều 7 giá tính thuế thông tư 219/2013/TT-BTC thì:

“ Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0); trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho.”

Pháp luật về thương mại ở đây là gì? Phải đăng ký như thế nào thì doanh nghiệp mới được hợp lý hàng khuyến mại của mình?

Theo mục ii. khuyến mại tại thông tư liên tịch số: 07/2007/ttlt-btm-btc hướng dẫn thực hiện một số điều về khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại quy định tại nghị định số 37/2006/nđ-cp ngày 04 tháng 4 năm 2006 của chính phủ quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại thì:

  1. Các hình thức khuyến mại phải được thông báo bằng văn bản đến Sở Thương mại nơi tổ chức khuyến mại
  2. Thông báo thực hiện khuyến mại

Chậm nhất 07 (bảy) ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại, thương nhân thực hiện các hình thức khuyến mại nêu tại khoản 1 Mục này phải gửi thông báo bằng văn bản (theo mẫu KM-1 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) đến Sở Thương mại nơi tổ chức khuyến mại

  1. Các hình thức khuyến mại phải đăng ký tại Sở Thương mại (nếu thực hiện trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), Bộ Thương mại (nếu thực hiện trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên).

Ngoài ra còn có nhiều quy định liên quan đến khuyến mại ở thông tư liên tịch này, các bạn cần chú ý tham khảo.

Cách xuất hóa đơn hàng khuyến mại theo quy định nêu trên như thế nào?

Theo thông tư 26/2015/TT-BTC thì

“Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).

“Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải lập hoá đơn, trên hoá đơn ghi tên và số lượng hàng hoá, ghi rõ là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu và thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật về thuế GTGT.”

Minh họa cách viết hóa đơn hàng khuyến mại trong thực tế

Cách hạch toán chi tiết thanh toán khuyến mãi tháng năm 2024

Cách hạch toán hàng khuyến mãi

Phương pháp hạch toán bán hàng có khuyến mãi

Theo thông tư 200:

Bên bán:

Khi bán hàng có khuyến mại (theo pháp luật về thương mại), khi xuất hàng khuyến mại ghi:

Nợ 641

Có 156 (Giá trị tính theo phương pháp tính giá hàng tồn kho)

Bên mua, khi nhận được hóa đơn ghi:

Nợ 156

Có 711

Vì khuyến mại chỉ xuất hóa đơn về số lượng không có giá trị nên thông thường 711 bằng 0 và giá trị hàng mua sẽ giảm xuống

Các công ty dùng nhiều hình thức khuyến mại khác nhau nhằm tăng doanh số bán hàng như bán hàng kèm theo quà tặng là hàng hóa không thu tiền, thẻ cào hoặc mở nắp trúng thưởng, tặng phiếu mua hàng, đổi bao bì đã sử dụng lấy quà tặng,…Bài viết này hướng dẫn cách hạch toán các trường hợp khuyến mại theo chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam nhằm giúp các doanh nghiệp hạch toán đúng đắn hơn loại nghiệp vụ này.

Công ty thực hiện các biện pháp khuyến mại để thúc đẩy doanh số bán hàng của mình nên công ty cần hạch toán các chi phí khuyến mại vào kỳ bán hàng được hưởng lợi lợi ích từ các chương trình khuyến mại này. Kỳ được hưởng lợi ích này không nhất thiết trùng với kỳ mà công ty chi trả khoản khuyến mại hay quà tặng.

Kế toán các chương trình khuyến mại “mua 10 tặng 1”, hoặc “mua A tặng B”

Trường hợp này kỳ được hưởng lợi ích của chương trình khuyến mại trùng với kỳ mà khoản quà tặng được chi trả. Kế toán hạch toán giá trị của quà tặng khuyến mại vào chi phí của kỳ bán hàng đồng thời với việc ghi nhận doanh thu bán hàng bằng bút toán:

Nợ TK Chi phí bán hàng

Có TK Hàng hóa, Thành phẩm

Giả sử Công ty thương mại X có chương trình khuyến mại mua bếp ga tặng chảo chống dính. Giả sử giá vốn bếp ga là 4.000.000 đ, giá bán 5.000.000 đ, thuế GTGT 10%, giá mua chảo chống dính làm quà tặng là 200.000 đ. Kế toán hạch toán như sau:

Phản ánh doanh thu bếp ga:

Nợ TK Tiền 5.500.000

Có TK Doanh thu 5.000.000

Có TK Thuế GTGT phải nộp 500.000

Phản ánh giá vốn bếp ga:

Nợ TK Giá vốn hàng bán 4.000.000

Có TK Hàng hóa 4.000.000

Phản ánh giá trị chảo chống dính khuyến mại:

Nợ TK Chi phí bán hàng 200.000

Có TK Hàng hóa 200.000

Kế toán các chương trình khuyến mại “cào trúng thưởng”, “giật nắp non trúng thưởng”

Trong kỳ bán hàng, khi phát sinh quà tặng cho khách hàng bằng tiền, hiện vật, kế toán ghi:

Nợ TK Chi phí bán hàng

Có TK Hàng hóa, Thành phẩm

Có TK Tiền

Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số hàng đã bán và ước tính về giá trị các khoản quà tặng tương ứng sẽ phải thanh toán trong kỳ sau, kế toán ghi: Nợ TK Chi phí bán hàng

Có TK Dự phòng phải trả

Sang kỳ sau, khi thanh toán quà tặng cho khách hàng liên quan đến doanh thu bán hàng kỳ trước, kế toán ghi:

Nợ TK Dự phòng phải trả

Có TK Hàng hóa, Thành phẩm, Tiền

Kế toán các chương trình khuyến mại “đổi vỏ hộp lấy quà tặng”, “bốc thăm mã số trúng thưởng”

Trong trường hợp này kế toán hạch toán tương tự trong các chương trình khuyến mại “cào trúng thưởng”, “giật nắp non trúng thưởng”. Trong kỳ bán hàng khi phát sinh các khoản quà tặng này kế toán hạch toán vào chi phí, cuối kỳ kế toán căn cứ vào ước tính về giá trị các quà tặng mà khách hàng có thể đổi hoặc nhận được trong kỳ sau, kế toán phản ánh vào chi phí và ghi nhận một khoản nợ phải trả tương ứng. Sang kỳ sau, khi khách hàng nhận quà tặng thì kế toán ghi giảm khoản nợ phải trả đã trích trong kỳ trước.

Ví dụ: Từ tháng 6/2014 đến tháng 2/2014, công ty sữa Y có chương trình khuyến mại “đổi 10 vỏ sữa B lấy 1 ba lô”[1], trong năm 2014, công ty đã bán được 10.000 hộp sữa loại này với giá bán 400.000 đ/hộp, giá vốn 300.000 đ/hộp, thuế GTGT 10%. Công ty ước tính có 60% khách hàng sẽ đổi vỏ hộp lấy quà tặng trong thời hạn của chương trình. Kế toán phản ánh doanh thu và giá vốn năm 2014 như sau:

Phản ánh doanh thu bếp ga:

Nợ TK Tiền 4.400.000.000

Có TK Doanh thu 4.000.000.000

Có TK Thuế GTGT phải nộp 400.000.000

Phản ánh giá vốn bếp ga:

Nợ TK Giá vốn hàng bán 3.000.000.000

Có TK Hàng hóa 3.000.000.000

Giả sử trong năm 2014, khách hàng đã thực hiện đổi 2.000 vỏ hộp sữa lấy 200 ba lô, giá trị ba lô là 150.000 đ/chiếc, kế toán phản ánh như sau:

Nợ TK Chi phí bán hàng 30.000.000

Có TK Hàng hóa 30.000.000

Cuối năm 2014, công ty Y ước tính số ba lô sẽ phải đổi cho khách hàng trong năm 2015 tương ứng với số sữa đã bán trong năm 2014 là: 10.000 x 60% – 200 = 400 ba lô. Giá trị tương ứng của số ba lô trên là: 400 x 150.000 = 60.000.000 đ. Kế toán ghi:

Nợ TK Chi phí bán hàng 60.000.000

Có TK Dự phòng phải trả[2] 60.000.000

Trên báo cáo tài chính năm 2014, công ty Y phản ánh tổng chi phí khuyến mại (nằm trong chi phí bán hàng) trên Báo cáo kết quả kinh doanh là 90.000.000 đ, đồng thời phản ánh khoản dự phòng phải trả về khuyến mại trên Bảng cân đối kế toán là 60.000.000 đ

Trong năm 2015, khách hàng thực hiện đổi 3.600 vỏ hộp sữa lấy 320 ba lô, kế toán phản ánh việc đổi ba lô cho khách hàng và hoàn nhập phần dự phòng phải trả trích thừa:

Nợ TK Dự phòng phải trả 60.000.000

Có TK Hàng hóa 48.000.000

Có TK Chi phí bán hàng 12.000.000

Kế toán các chương trình khuyến mại “bán hàng kèm phiếu giảm giá”

Về nguyên tắc, kế toán các chương trình khuyến mại này tương tự như các chương trình “cào trúng thưởng”, “đổi vỏ sản phẩm lấy quà tặng” như ở trên. Giả sử năm 2014, công ty Z có bán hàng theo chương trình “bán hàng kèm theo phiếu giảm giá”. Tổng giá trị các phiếu giảm giá tương ứng với số hàng đã bán trong năm 2014 là 200.000.000 đ. Công ty ước tính 40% khách hàng sẽ sử dụng phiếu giảm giá này. Trong năm 2014, khách hàng đã mua hàng dùng phiếu giảm giá có giá trị hàng (chưa thuế GTGT 10%) là 1.800.000.000 đ, giá trị các phiếu giảm giá dùng mua số hàng này là 50.000.000 đ. Kế toán ghi sổ doanh thu của hàng bán theo phiếu giảm giá như sau:

Nợ TK Tiền 1.930.000.000

Nợ TK Chi phí bán hàng 50.000.000

Có TK Doanh thu 1.800.000.000

Có TK Thuế GTGT phải nộp 180.000.000

Cuối năm 2014, kế toán phản ánh chi phí tương ứng với số phiếu giảm giá mà công ty dự tính khách hàng sẽ sử dụng năm 2015 là 200.000.000 x 40% – 50.000.000 = 30.000.000 đ vào chi phí bán hàng của năm 2014:

Nợ TK Chi phí bán hàng 30.000.000

Có TK Dự phòng phải trả 30.000.000

Hạch toán đúng đắn các chi phí đối với các chương trình khuyến mại của doanh nghiệp làm cho các báo cáo tài chính của doanh nghiệp phản ánh một các đúng đắn về tình hình tài chính cũng như tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Trên đây là một số ý kiến cá nhân về việc hạch toán các chương trình khuyến mại căn cứ vào chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành, với hy vọng giúp các doanh nghiệp hạch toán nghiệp vụ liên quan đến các chương trình khuyến mại một cách hợp lý hơn, tác giả rất mong nhận được ý kiến trao đổi của các bạn đọc.

[1]Các chương trình đổi vỏ hộp lấy quà tặng có thể phức tạp hơn: giá trị của quà tặng phụ thuộc vào số vỏ hộp được đổi: ví dụ 5 vỏ hộp được 1 bình pha sữa, 10 vỏ được ba lô, 20 vỏ được 1 xe đạp,… Để đơn giản cho phân tích thì ở đây giả định công ty Y chỉ đưa ra một tỷ lệ đổi.