Cách lắp công tắc thông minh

Mặc dù để sản xuất ra một chiếc công tắc cảm ứng Lumi hoàn chỉnh phải trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp thế nhưng việc lắp đặt và sử dụng nó lại vô cùng đơn giản và dễ dàng. Chỉ cần tham khảo hướng dẫn dưới đây, Quý khách hoàn toàn có thể tự tay lắp đặt chiếc công tắc tuyệt vời này cho ngôi nhà của mình. Các loại công tắc Lumi thích hợp cho ngôi nhà bạn:

  • Công tắc cảm ứng Lumi viền vàng
  • Công tắc cảm ứng Lumi viền nhôm

Trước khi nối dây

Thiết bị bật tắt cảm ứng chạm được thiết kế sử dụng nguồn điện xoay chiều 220V/50Hz. Trước khi bắt đầu lắp đặt, hãy bảo đảm rằng nguồn điện chính đã được ngắt bằng cách chuyển cầu dao (atomat) sang vị trí TẮT (OFF).

Tuyệt đối không bật cầu dao (aptomat) hay sử dụng thiết bị trước khi quá trình lắp đặt hoàn thành và các bộ phận được cố định đúng vị trí. Với mỗi thiết bị, cách kết nối với mạng điện và dây về từ thiết bị tiêu thụ tải được mô tả ở các hình trong tài liệu này.

Sản phẩm hoạt động với nguồn điện xoay chiều 150V-230V/50Hz, nên bắt buộc phải có đủ dây “nóng” (hay dây lửa, dây “Live” trong tiếng anh) và dây “nguội” (hay dây “mát”, dây trung tính, dây “Neutral” trong tiếng anh). Hãy kiểm tra cẩn thận và đảm bảo rằng các dây được cố định chắc chắn trong hộp âm tường.

Nối dây

Nối dây Live (nóng) với đầu “L”, dây Neutral (mát/trung tính) với đầu “N” và nối các đầu “1 , 2 , .. ” tới các thiết bị cần đóng ngắt hoặc điều khiển. Mặt phía sau công tắc đã in hình để dễ dàng nối dây đúng. Cách đấu nối với mỗi loại thiết bị được mô tả như hình dưới Mặt sau công tắc vuông và chữ nhật đều hiển thị giống nhau thông tin vị trí lắp dây. Do đó hướng dẫn sau chỉ minh họa lắp đặt công tắc chữ nhật.

Cách lắp công tắc thông minh
 
Cách lắp công tắc thông minh
Cách lắp công tắc thông minh
Cách lắp công tắc thông minh

Tháo rời mặt kính và cố định sản phẩm

  • Bước 1: Tháo mặt kính công tắc cảm ứng
  • Cách lắp công tắc thông minh
      Bước 2: Gắn công tắc vào đế âm
    Cách lắp công tắc thông minh
  • Bước 3: Cố định công tắc bằng đinh ốc
    Cách lắp công tắc thông minh

Cố định tấm kính và sử dụng

Trước khi lắp mặt kính vào, đảm bảo bề mặt công tắc không bị sơn, vôi, vữa bắn vào Để lắp tấm kính một cách chính xác, phải đảm bảo rằng bốn miếng nhựa trên tấm kính thẳng hàng với lỗ neo. Khi chúng đã thẳng hàng, ấn bốn góc của tấm kính cho phẳng đến khi nó được gài hẳn vào hộp âm tường. Đảm bảo mặt trong của tấm kính tiếp xúc trực tiếp với mặt nhựa cảm ứng trên thân công tắc để thiết bị hoạt động ổn định nhất.

Cách lắp công tắc thông minh
Nếu cần thảo bỏ tấm kính ra để căn chỉnh, thay đổi dây nối…, sử dụng tua vít dẹt đưa vào khe hở ở cạnh dưới tấm kính và bẩy nhẹ. Sau khi cố định tấm kính, đảm bảo hệ thống điện đã được đấu nối đầy đủ, an toàn, cấp nguồn cho thiết bị hoạt động. Thời gian khởi động của thiết bị là 10 giây.

Tham khảo thêm video hướng dẫn lắp đặt công tắc cảm ứng Lumi:

Trên đây là toàn bộ các bước để có thể lắp đặt công tắc cảm ứng Lumi tại nhà. Chúc các bạn thành công! Xem thêm các thiết bị nhà thông minh Smarthome tại Lumi.net.vn

Nhu cầu lắp đặt nhà thông minh ngày càng tăng trong thời buổi công nghệ 4.0 phát triển hiện nay. Không chỉ nhìn thấy hệ thống này trong những biệt thự sang trọng xa hoa, mà bây giờ còn xuất hiện trong những căn hộ chung cư. Tuy nhiên, cách lắp đặt thiết bị điện thông minh trong gia đình thì nhiều chủ nhà cần tìm hiểu thật kỹ để biết cách sử dụng. Nhà thông minh Istar Home hôm nay sẽ cùng bạn tìm hiểu về quy trình lắp đặt thiết bị điện thông minh qua bài viết này nhé!

Cách lắp công tắc thông minh

CÁCH LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐIỆN THÔNG MINH

I – Khảo sát hệ thống điện trong ngôi nhà

1. Xác định công tắc

  • Xác định công tắc có dây âm về bảng công tắc hay không để nên giải pháp lắp đặt công tắc. Số lượng cần lắp công tắc cho ngôi nhà.
  • Xác định loại bảng công tắc cần lắp cho ngôi nhà hình vuông hay hình chữ nhật loại công tắc cảm ứng hay công tắc cơ
  • Công tắc bình nóng lạnh xác định để đi dây và phương án thi công để lắp đặt bình nóng lạnh

Cách lắp công tắc thông minh

2. Xác định chỗ lắp rèm tự động rèm tự động , lắp camera, lắp khóa cửa để lên kế hoạch lắp đặt
3. Tìm vị trí lắp đặt phù hợp hệ thống cảm biến để hoạt động một cách tối ưu nhất
4. Vị trí lắp đặt bộ xử lý trung tâm để có tín hiệu tốt nhất với thiết bị cũng như mạng LAN kết nối với bộ xử lý trung tâm và số lượng để lắp.
5. Vị trí đặt SPOT để điều khiển các thiết bị IR một cách tốt nhất để bắt sóng IR của thiết bị

II – Hướng dẫn lắp đặt công tắc thông minh

1. Kiểm tra nguồn điện của ngôi nhà

Trước khi lắp đặt thiết bị thông minh ta kiểm tra nguồn điện của ngôi nhà trước khi lắp dặt. Vì khi lắp đặt không kiểm tra nguồn điện mà lắp đặt thiết bị thì có thể gây ra dò dòng dẫn đến tắt hệ thống điện ngôi nhà.

Kiểm tra các bảng công tắc: mở các bảng công tắc ra xác định nguồn vào công tắc có dây âm hay không và kiểm tra về nguồn 220V, nguồn ra thiết bị điện

Cách lắp công tắc thông minh

2.Thay bảng công tắc thông minh

A. Các loại đế lắp bảng công tắc thông minh

  • Tương thích đến âm hình chữ nhật và hình vuông trên thị trường
  • Khi lắp đặt 2 đế âm gần nhau thì khoảng cách giữa 2 đế âm phải lớn hơn 2 cm
  • Đối với khi chôn đế để lắp thiết bị thì khoảng cách với tường lớn hơn 3.5 cm

B. Khi tiến hành lắp đặt công tắc

Ta tháo mặt công tắc của thiết bị để tiến hành lắp đặt công tắc vào đế âm của tường

C. Đấu nối dây điện vào công tắc

  • Có 2 loại công tắc: cảm ứng và dùng cơ
  • Cách lắp điện thông minh đấu dây vào công tắc :

Đối với công tắc cảm ứng:

  • B1: Ta xác định nguồn AC ̴ ( 220V ) và dây ( L ) thiết bị điện rồi mời tiến hành lắp dây vào công tắc
  • B2: Khi ta xác định được dây ( L ) và ( N ) nguồn AC ̴ ( 220V ) thì ta đấu ( L ) nguồn AC ̴ vào công tắc kí hiệu ( L ) trên công tắc. Với ( N ) nguồn AC ̴ ( 220V) ta đấu vào ( N ) kí hiệu công tắc. Đấu dây ( L ) của thiết bị điện tương ứng với kí hiệu ( L1 ) ,( L2 ) trên công tắc.
  • B3: Khi đấu dây xong thì lắp vào đế âm đã có và cố định bằng vít công tắc với đế âm.
  • B4: Lắp mặt công tắc (chú ý là khi lắp mặt công tắc thì ta nên lắp mặt công tắc trước khi cấp nguồn cho công tắc).

Đối với công tắc dùng cơ :

  • B1: xác định dây ( L ) nguồn AC̴ ( 220V)và dây ( L )ra thiết bị điện rồi mời tiến hành lắp dây vào công tắc
  • B2: Khi xác định được dây ( L ) nguồn AC ̴ và dây ( L ) thiết bị rồi thì ta đấu dây ( L ) nguồn AC ̴ vào công tắc kí hiệu ( L ) và với thiết bị ( L ) thì ta đấu vào công tắc tương ứng với kí hiệu ( L1 ), ( L2) .
  • B3: Khi đấu dây xong thì lắp vào đế âm đã có và cố định bằng vít công tắc với đế âm
  • B4: Lắp mặt công tắc (chú ý là khi lắp mặt công tắc thì ta nên lắp mặt công tắc trước khi cấp nguồn cho công tắc).

3. Cài đặt app thiết bị vào điện thoại

Cách cài đặt thiết bị vào app để điều khiển điện thoại:

B1: Lập tài khoản ứng dụng LIFESMART B2: App thiết bị vào tài khoản LIFESMART B3: đầu tiên app Bộ xử lý trung tâm

B4: Sau đó app thiết bị còn lại vào tài khoản

  • Các bảng công tắc
  • Điều khiển IR ( SPOT )
  • Hệ thống cảm biến
  • Rèm tự động
  • Camera
  • Khóa cửa

B5: Cài đặt giọng nói

CHI PHÍ LẮP ĐẶT NHÀ THÔNG MINH TẠI ISTARHOME

Mức chi phí lắp đặt thiết bị điện cảm ứng thông minh sẽ dao động khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố sau:

  • Ứng dụng tiện ích mà người dùng muốn lắp đặt. Ứng dụng càng cao cấp và phức tạp thì chi phí càng cao hơn
  • Số lượng lắp đặt thiết bị càng nhiều thì chi phí càng cao.

Hiện tại Istar Home đang cung cấp các gói giải pháp nhà thông minh từ cơ bản đến cao cấp, các bạn có thể tham khảo bảng giá dưới đây:

Cách lắp công tắc thông minh

MỘT SỐ LƯU Ý KHI LẮP ĐẶT NHÀ THÔNG MINH

Khi lắp đặt hệ thống điện nhà thông minh thì cần lưu ý sau:

  • Cần tính toán vị trí lắp đặt phù hợp, đảm bảo các thiết bị có thể làm tròn chức năng và có thể nhận/truyền tín hiệu ổn định.
  • Đảm bảo nguồn điện đầu vào phù hợp với các thiết bị. Với các tải lớn, cần đi thêm dây điều khiển và sử dụng Contactor. Ví dụ nhiều đèn led, bình nóng lạnh, đèn sưởi, máy bơm…
  • Đối với những thiết bị có công tắc ở dạng đế âm, cần lưu ý tới lực đẩy ra của các thành phần trong đế âm. Không được để lực đẩy quá lớn, dễ gây hại cho sản phẩm.
  • Tất cả đế âm và các công tắc phải đủ dây nóng và dây nguội.

Nhìn chung, việc lắp đặt hệ thống điện thông minh sẽ cần tới những người thợ có chuyên môn giỏi. Việc tự lắp đặt, nhất là khi bạn không hiểu biết về điện, có thể gây ra nguy hiểm và khiến các thiết bị không hoạt động được.ĐƠN VỊ LẮP ĐẶT NHÀ THÔNG MINH
Để quá trình lắp đặt hệ thống điện nhà thông minh diễn ra nhanh chóng và đạt kết quả tốt hơn, bạn nên sử dụng trọn gói dịch vụ cung cấp và lắp đặt nhà thông minh.

Cách lắp công tắc thông minh

ISTARHOME đơn vị lắp đặt thiết bị điện thông minh

Một trong những đơn vị chuyên cung cấp và lắp đặt hệ thống điện nhà thông minh uy tín nhất hiện nay chính là ISTARHOME.

  • Các sản phẩm của ISTARHOME có cách lắp đặt dễ dàng và nhanh chóng
  • Cách sử dụng cũng rất đơn giản, phù hợp với rất nhiều đối tượng khác nhau.
  • Các sản phẩm của ISTARHOME đều đa năng và linh hoạt vì được sản xuất theo công nghệ khác biệt.
  • Có thiết kế hiện đại và sang trọng
  • Hệ thống giải pháp ổn định và đáng tin cậy
  • Bộ sản phẩm an toàn và tiết kiệm năng lượng

Lựa chọn ISTARHOME , khách hàng chắc chắn sẽ hài lòng nhờ vào những ưu điểm nổi trội:

  • Dịch vụ tư vấn hỗ trợ 24/7/
  • Đội ngũ có tay nghề lắp đặt cao, có nhiều năm kinh nghiệm
  • Chính sách bảo hành uy tín, bảo hành thiết bị 24 tháng lỗi 1 đổi 1
  • Thời gian lắp đặt nhanh chóng gọn lẹ

Trên đây là thông tin cơ bản vềchức năng của bộ điều khiển và cách lắp đặt thiết bị điện cho nhà thông minh một cách chi tiết cụ thể về hệ thống ánh sáng, bình nóng lạnh và các hoạt cảnh.

Để sử dụng sản phẩm và dịch vụ chất lượng hoàn hảo của ISTARHOME, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua Hotline: 0372.91.9090 để được tư vấn cụ thể nhé!