Cách tính thu nhập tăng thêm theo Nghị định 130

Chính phủ ban hành Nghị định số 130/2020/NĐ-CP về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20/12/2020, bãi bỏ Nghị định số 78/2013/NĐ-CP. Nghị định số 130/2020/NĐ-CP đã quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị với các quy định mới sau đây:

Quyền yêu cầu, trách nhiệm và thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập Theo quy định tại Điều 5 Nghị định này, người có quyền yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập để phục vụ việc theo dõi biến động tài sản, thu nhập, xây dựng kế hoạch xác minh và xác minh tài sản, thu nhập, bao gồm: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập; Tổ trưởng Tổ xác minh tài sản, thu nhập. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, trung thực, kịp thời thông tin theo yêu cầu của người yêu cầu và chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp.

Việc cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập của cơ quan, tổ chức, đơn vị

Về thời hạn cung cấp thông tin, người được yêu cầu phải thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong trường hợp thông tin được yêu cầu cung cấp là thông tin phức tạp, không có sẵn thì thời hạn cung cấp thông tin là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong trường hợp vì lý do khách quan không thể cung cấp được thông tin hoặc cung cấp không đúng thời hạn thì người được yêu cầu phải có văn bản đề nghị người yêu cầu xem xét, giải quyết. Người được yêu cầu phải chấp hành quyết định của người yêu cầu cung cấp thông tin.

13 ngạch công chức và chức danh phải kê khai tài sản, thu nhập hằng năm


Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 36 của Luật Phòng, chống tham nhũng và Điều 10 Nghị định số 130/2020/NĐ-CP, người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập hằng năm gồm các nhóm đối tượng sau: Nhóm 1: Các ngạch công chức và chức danh: Chấp hành viên; Điều tra viên; Kế toán viên; Kiểm lâm viên; Kiểm sát viên; Kiểm soát viên ngân hàng; Kiểm soát viên thị trường; Kiểm toán viên; Kiểm tra viên của Đảng; Kiểm tra viên hải quan; Kiểm tra viên thuế; Thanh tra viên; và Thẩm phán. Nhóm 2: Những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác trong một số lĩnh vực được xác định trong danh mục tại Phụ lục III được ban hành kèm theo Nghị định này. Nhóm 3: Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Bản kê khai tài sản, thu nhập phải được công khai theo quy định tại Điều 11, 12, 13 Nghị định số 130/2020/NĐ-CP. Việc công khai bản kê khai đối với những người thuộc phạm vi kiểm soát của cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 30 của Luật Phòng, chống tham nhũng được thực hiện như sau:

- Bản kê khai của người giữ chức vụ Phó Tổng cục trưởng và tương đương trở lên công tác tại các cơ quan trung ương được niêm yết tại trụ sở bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc công khai tại cuộc họp bao gồm lãnh đạo từ cấp cục, vụ và tương đương trở lên.


Bản kê khai của người giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống được niêm yết tại đơn vị hoặc công khai tại cuộc họp bao gồm lãnh đạo cấp phòng trở lên trong đơn vị, nơi không tổ chức đơn vị cấp phòng thì tại cuộc họp toàn thể đơn vị. Bản kê khai của những người khác được niêm yết tại phòng, ban, đơn vị hoặc công khai tại cuộc họp bao gồm toàn thể công chức, viên chức thuộc phòng, ban, đơn vị; nếu biên chế của phòng, ban, đơn vị có từ 50 người trở lên và có tổ, đội, nhóm thì công khai trước toàn thể công chức, viên chức thuộc tổ, đội, nhóm.
- Bản kê khai của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các cấp được niêm yết tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân hoặc công bố tại cuộc họp bao gồm toàn thể cán bộ, công chức, viên chức thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân. Bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai thuộc sở, ngành cấp tỉnh, phòng, ban cấp huyện được niêm yết tại trụ sở cơ quan hoặc công khai tại cuộc họp bao gồm toàn thể cán bộ, công chức, viên chức. Bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã được niêm yết tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã hoặc công khai tại cuộc họp toàn thể cán bộ, công chức xã.

- Bản kê khai của những người làm việc trong doanh nghiệp nhà nước được niêm yết tại trụ sở doanh nghiệp nhà nước hoặc công khai tại cuộc họp gồm Ủy viên Hội đồng nhân dân, Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên, Kế toán trưởng, Trưởng các đơn vị trực thuộc tập đoàn, tổng công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc các tổng công ty, công ty trực thuộc tập đoàn, tổng công ty, Trưởng các đoàn thể trong tập đoàn, tổng công ty nhà nước;


- Bản kê khai của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được niêm yết hoặc công khai tại cuộc họp như được nêu tại các trường hợp trên (điểm a, b và c khoản 1 Điều 11 Nghị định số 130/2020/NĐ-CP). Thời gian niêm yết bản kê khai là 15 ngày. Vị trí niêm yết phải bảo đảm an toàn, thuận tiện cho việc đọc các bản kê khai.

Xử lý hành vi vi phạm đối với người kê khai


Căn cứ Điều 20 Nghị định này, người có nghĩa vụ kê khai mà kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý theo quy định tại Điều 51 của Luật Phòng, chống tham nhũng. Cụ thể: "Điều 51. Xử lý hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực
1. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử.
2. Người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì không được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử vào chức vụ đã dự kiến.
3. Người có nghĩa vụ kê khai không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm; nếu được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thì còn bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch; trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm thì có thể xem xét không kỷ luật.
4. Quyết định kỷ luật được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người bị xử lý kỷ luật làm việc." Người có nghĩa vụ kê khai mà tẩu tán, che giấu tài sản, thu nhập, cản trở hoạt động kiểm soát tài sản, thu nhập, không nộp bản kê khai sau 02 lần được đôn đốc bằng văn bản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, bãi nhiệm, buộc thôi việc, giáng cấp bậc quân hàm, giáng cấp bậc hàm.

Việc kê khai tài sản, thu nhập là một trong những vấn đề được cán bộ, công chức đặc biệt quan tâm. Vậy thủ tục kê khai tài sản, thu nhập của đối tượng này được quy định thế nào?

Mục lục bài viết [Ẩn]

  • Cán bộ, công chức nào phải kê khai tài sản?
  • Điều kiện cán bộ, công chức kê khai tài sản, thu nhập
  • Tài sản, thu nhập nào cán bộ, công chức phải kê khai?
  • Cán bộ, công chức phải kê khai xong tài sản trước 31/3?
  • Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức
  • Thủ tục kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức

Căn cứ Điều 36 Luật Phòng chống tham nhũng, hiện nay có 03 hình thức kê khai tài sản là kê khai lần đầu, kê khai bổ sung và kê khai hằng năm. Theo đó, mỗi hình thức kê khai lại áp dụng với đối tượng cán bộ, công chức nói riêng. Cụ thể:

- Kê khai lần đầu: Những người đang giữ vị trí công tác hoặc lần đầu giữ vị trí công tác gồm: Cán bộ, công chức; Sĩ quan Công an và Quân đội, quân nhân chuyên nghiệp; Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập…

- Kê khai bổ sung: Người có nghĩa vụ kê khai có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên;

- Kê khai hằng năm: Người giữ chức vụ từ Giám đốc Sở trở lên; người công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác không phải giữ chức vụ từ Giám đốc Sở trở lên.

Lưu ý: Khoản 3 Điều 15 Nghị định 130/NĐ-CP quy định, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập tổ chức lựa chọn ngẫu nhiên người được xác minh. Như vậy, trong các đối tượng phải kê khai hằng năm, sẽ có cán bộ, công chức được lựa chọn ngẫu nhiên để xác minh việc kê khai.

Xem thêm…

Không chỉ phải kê khai tài sản, thu nhập của mình mà khoản 1 Điều 33 Luật Phòng, chống tham nhũng còn yêu cầu các đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập và biến động về tài sản, thu nhập ở trên phải kê khai của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên.

Xem thêm: Công chức phải kê khai tài sản của người thân như thế nào?

Điều kiện cán bộ, công chức kê khai tài sản, thu nhập

Khoản 2 Điều 33 Nghị định 130/2020/NĐ-CP khẳng định:

Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai trung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tài sản, thu nhập.

Như vậy, khi thực hiện kê khai tài sản, thu nhập, cán bộ, công chức phải kê khai một cách trung thực về tài sản, thu nhập cũng như giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm. Song song với đó, cán bộ, công chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc này.

Đồng thời, bản kê khai này cũng sẽ được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người này thường xuyên làm việc.

Đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thiếu trách nhiệm trong việc tổ chức kê khai, công khai bản kê khai, nộp bản kê khai thì tùy vào tính chất, mức độ mà bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo hoặc giáng chức (theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 130/2020).

Tài sản, thu nhập nào cán bộ, công chức phải kê khai?

Các loại tài sản, thu nhập mà cán bộ, công chức phải kê khai được nêu tại Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng gồm:

- Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng như cây lâu năm, rừng sản xuất, vật kiến trúc gắn liền với đất…

- Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên như đồ mỹ nghệ, đồ thờ cúng, bàn ghế, cây cảnh, tranh ảnh, các loại tài sản khác…

- Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;

- Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.

Cách tính thu nhập tăng thêm theo Nghị định 130

Hướng dẫn cán bộ, công chức kê khai tài sản, thu nhập (Ảnh minh họa)

Cán bộ, công chức phải kê khai xong tài sản trước 31/3?

Thời điểm hoàn thành các bản kê khai được quy định cụ thể tại Điều 36 Luật Phòng, chống tham nhũng. Cụ thể:

- Kê khai lần đầu: Trong năm 2021, phải hoàn thành việc kê khai trước ngày 31/3/2021 (theo hướng dẫn tại Công văn số 252/TTCP-C.IV ngày 19/02/2021). Người lần đầu giữ vị trí công tác: Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được tiếp nhận, tuyển dụng, bố trí vào vị trí công tác.

- Kê khai bổ sung: Hoàn thành trước 31/12 của năm có biến động tài sản, thu nhập.

- Kê khai hàng năm: Hoàn thành kê khai trước 31/12 hàng năm.

- Khi dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác: Hoàn thành kê khai chậm nhất là 10 ngày trước ngày dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác.

Như vậy, không phải cán bộ, công chức nào cũng phải hoàn thành kê khai tài sản, thu nhập trước 31/3 mà tùy vào hình thức kê khai để có thời hạn hoàn thành khác nhau.

Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức

Mẫu bản kê khai được quy định cụ thể tại phụ lục ban hành kèm Nghị định 130/2020/NĐ-CP.
Xem thêm…

Thủ tục kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức

Căn cứ Quyết định 70/QĐ-TTCP của Thanh tra Chính phủ, thủ tục kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức được quy định như sau:

Thành phần, số lượng hồ sơ

Số lượng hồ sơ: 01 bộ gồm:

- Các văn bản chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện việc kê khai;

- Danh sách đối tượng phải kê khai;

- Bản kê khai tài sản, thu nhập của các đối tượng thuộc diện phải kê khai (02 bản).

- Sổ theo dõi việc giao, nhận Bản kê khai.

Cách thức thực hiện

Việc kê khai tài sản, thu nhập được tiến hành tại cơ quan, tổ chức, đơn vị của người có nghĩa vụ phải kê khai.

Trình tự, thủ tục các bước kê khai

Bước 1: Lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai và hướng dẫn việc kê khai

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng người người có nghĩa vụ kê khai lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai.

- Cơ quan, tổ chức gửi mẫu Bản kê khai tài sản, thu nhập, hướng dẫn và yêu cầu người có nghĩa vụ kê khai thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập.

Bước 2: Thực hiện việc kê khai

 Người có nghĩa vụ kê khai có trách nhiệm kê khai theo mẫu và gửi về cơ quan, tổ chức nơi mình làm việc. Nếu bản kê khai không đúng hoặc không đầy đủ thì sẽ được yêu cầu bổ sung hoặc kê khai lại. Thời hạn này là 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Bước 3: Tiếp nhận, quản lý, bàn giao bản kê khai.

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được bản kê khai, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai rà soát, kiểm tra bản kê khai và bàn giao 01 bản kê khai cho Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có thẩm quyền.

Bước 4: Công khai bản kê khai

Trên đây là hướng dẫn thủ tục kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức theo quy định mới nhất. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Công chức che giấu tài sản, thu nhập có thể bị buộc thôi việc