Cách xử lý nhà bị lún nứt

Cách xử lý nhà bị lún nứt

Cách nhận biết các dấu hiệu để xử lý khi nền nhà chuẩn bị lún

Để biết được nền nhà có bị lún không. Thì sau đây chúng tôi giới thiệu các dấu hiệu thông thường của sụt lún có thể ảnh hưởng đến ngôi nhà:

  • Khi công trình có hiện tường bị chuyển vị thẳng đứng không đều làm cho nền nhà bị chuyển sang phương vị ngang.
  • Tường nhà bị nứt dọc, xuất hiện các vết nứt trên tường nhà, trần nhà. Hiện tượng này cũng xuất hiện tại các công trình khác trong nhà.
  • Các vết nứt trong nhà xuất hiện và theo thời gian chúng cứ lan rộng. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến căn nhà
  • Khi thời tiết khô, có nhiệt độ cao, không có mưa nhưng vẫn xuất hiện các vết nứt
  • Hiện nay hầu hết các công trình xây dựng đều xuất hiện tình trạng lún. Tuy nhiên chúng thường chỉ bị lún ở mức nhẹ nhỏ hơn 8cm. Các vết nứt thường xuất hiện ở cả bên ngoài và bên trong căn nhà, nằm gần chỗ ra vào hoặc cửa sổ.
  • Tuy nhiên các vết nứt không phải là dấu hiệu duy nhất thể hiện vấn đề sụt lún.
  • Bạn cũng nên để ý các cửa ra vào và cửa sổ có bị cong vênh hay không. Vì hiện tượng này xuất hiện bởi một phần ngôi nhà bị chim xuống sẽ gây nên điều này.

Cách xử lý nhà bị lún nứt

Nguyên nhân khiến nền gạch bị lún

Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp dẫn tới hiện tượng nền nhà bị lún

1. Nền gạch bị lún do kết cấu sai

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do gia chủ và đơn vị thi công không lường trước được các tình huống xấu có thể xảy ra. Ví dụ như tính sai lực lún hoặc giải quyết phần móng không hợp lý nẫn đến tình trạng nền móng yếu. Cũng có thể do trong quá trình thi công do một số lý do mà dẫn đến diện tích móng bị sai so với bản thiết kế ban đầu nên mới có các hiện tượng nền nhà bị lún.

Thông thường thì nền nhà các bạn bị lún lệch hầu hết đều nghiêng về phía ban công bên hông nhà. Điều này là do lực của ban công tác dụng lên ngôi nhà. Trong xây dựng hiện này thì lực tại cột có ban công sẽ lớn hơn lực ở bên trong. Thường mọi người hay bỏ qua lực đứng của mô – men ban công dẫn tới phản lực đất nền không hợp lý và cuối cùng là lún không đều.

2. Cách gia cố và xử lý nền móng không đúng cách khiến nhà bị lún

Hiện nay, các thợ thi công thường có giải pháp đóng xong cừ tràm thì phủ trên đầu cừ một lớp cát dày 10cm, có nơi 20cm hoặc hơn nữa. Việc này ảnh hưởng lớn đến cấu tạo móng nhà bạn. Hoặc kỹ thuật đầm nền nhà của đội thi công chưa đảm bảo. Dưới áp lực của móng cát sẽ lún xuống bùn và tạo ra dòng chảy gây lún.

Hoặc cũng có thể do dòng chảy, cát chuyển dịch hoặc do công trình kề cận đào móng. Lớp cát phủ đầu cừ có thể bị sụp lở. Do chiều dày lớp cát đệm thi công không đều nên tạo lún không đều.

Việc phủ cát móng nếu không liên kết với khối cừ tràm thì độ cứng nền móng bị yếu. Nó rất dễ bị rung khi có xe chạy ngang qua. Khi có các tác động mạnh cũng ảnh hưởng lớn. Ngoài ra còn do ảnh hưởng của lực xung động, lớp cát đệm bị chảy, gia tăng độ lún. Vậy khi thi công cần đặt lớp bê tông lót vào đầy lớp cừ tràm để có thể chống chịu lực.

Cách xử lý nhà bị lún nứt

Có thể bạn quan tâm: CÁCH XỬ LÝ TƯỜNG NHÀ BỊ THẤM NƯỚC MƯA [ĐƠN GIẢN]-[HIỆU QUẢ]

3. Nền nhà bị lún do quá trình thi công không đúng kỹ thuật

Nguyên nhân khá quan trọng cần kể đến là do quá trình thi công qua loa, không tỉ mỉ. Thực hiện không đúng kỹ thuật, không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Trong quá trình thi công, có một số thợ có thể rút bớt vật liệu. Điều đó có thể dẫn đến cấu trúc móng không được chắc chắn.

4. Chủ đầu tư xây dựng tiết kiệm hoặc sử dụng sai công năng so với thiết kế ban đầu

Nhiều chủ đầu tư thường tiết kiệm chi phí nên lược bớt công đoạn làm móng hoặc làm việc qua loa, sơ sài. Cũng có nhiều hợp, ban đầu mục đích xây dựng lên nhà để ở. Nhưng vì không còn nhu cầu sử dụng nên biến ngôi nhà thành nhà kho, nơi chưa đồ vật nặng. Từ đó sẽ làm cho mặt sàn bị lún vì không thể chịu được tải trọng lớn 

5. Do ảnh hưởng từ các công trình lân cận

Trường hợp này xảy ra thường do ảnh hưởng của các ngôi xung quanh nơi xây dựng. Tình trạng tác động nên móng nhà của nhau khi xây dựng là có xảy ra. Các gia chủ cố tình đào móng để nhằm mục đích làm nghiêng của nhà bên cạnh. 

Trên đây là các nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng nền nhà bị lún trong thực tế. Khi tìm ra được những nguyên nhân thì ta có thể đứa ra các phương án khắc phục hiệu quả.

Cách xử lý nhà bị lún nứt

Cách xử lý nền nhà bị lún

Sau khi biết được nguyên nhân thì dưới đây chúng tôi xin hướng dẫn cách xử lý nền nhà bị lún móng hiệu quả nhất.

Bước 1: Chuẩn đoán tìm nguyên nhân để tìm cách xử lý nền gạch bị lún

Muốn chẩn đoán chính xác nguyên nhân thì ta có thể dựa trên vết nứt, độ biến dạng, tư thế đứng ngôi nhà, kích thước, độ tuổi hoặc độ cứng , độ rung lắc của công trình khi có ô tô hay xe máy đi qua. Điều này sẽ giúp ích cho quá trình khắc phục nền nhà bị lún hiệu quả nhất.

Bước 2: Điều khiển nhà

Điều khiển nhà thực ra là việc chuyển công trình sang dạng cân bằng động. Tiếp theo dùng một năng lượng nhỏ để căn chỉnh độ nghiêng, lún của nó. Khi chỉnh xong, người ta sẽ khóa cân bằng động này lại để đảm bảo công trình cân bằng. Thông thường thì các biện pháp khắc phục phổ biến là hạ móng phía bên móng cao xuống hoặc chèn đôn móng bên phía lún lên để đảm bảo cân bằng, hạn chế việc lún.

Bước 3: Phân tích kết cấu của nền gạch bị lún

Ta sẽ tiến hành chạy mô hình máy tính để kiểm định chất lượng công trình. Nếu phát sinh vấn đề sai sót gì thì cần gia cố bổ sung ngay.

Cách khắc phục nền nhà bị lún chỉ tốn khoảng 10-30% kinh phí so với việc tháo dỡ và xây mới một công trình. Vì vậy bạn cũng cần xác định rõ nguyên nhân và mục tiêu để lựa chọn biện pháp phù hợp cho ngôi nhà của mình.

Bước 4: Kiểm tra và bàn giao

Khi đã chạy mô hình trên máy tính hoàn tất thì đơn vị thi công sẽ kiểm tra và đánh giá xung quanh nơi thi công thực tế một lần nữa. Xem tình trạng đã được cải thiện chưa, liệu có còn yếu tố bên ngoài nào ảnh hưởng tới kết cấu ngôi nhà không. Nếu mọi thứ đều không còn vấn đề gì thì tiến hành bàn giao cho gia chủ.

Cách xử lý nhà bị lún nứt

Trên đây là thông tin về nguyên nhân và cách xử lý nền nhà bị lún hiệu quả mà Kosago đã tổng hợp, mong các bạn tham khảo. Nếu bạn có vấn đề cần giải đáp thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo hotline: 0982.533.315 để được tư vấn kịp thời.

Nền nhà bị lún bao gồm các dấu hiệu như thế nào? Làm thế nào để xác định đấy có phải sụt lún không, nguyên nhân tại sao? Cách xử lý sụt lún nền móng nhà như thế nào cho chính xác! Trong bài viết này sẽ giải quyết vấn đề tất cả thắc mắc trên, cùng Kosago tìm hiểu nhé! 

Cách xử lý nhà bị lún nứt

Sụt lún là gì?

Sụt lún là hiện tượng khi nền đất mà công trình được xây dựng bắt đầu lún xuống hoặc nghiêm trọng hơn là sụp đổ. Thông thường lún là khi mặt đất bên dưới công trình bị lún xuống, kéo theo nền móng của tài sản đó xuống. Quá trình này có thể làm cho tường và sàn nhà bị xê dịch, dẫn đến các vết nứt và có khả năng gây mất ổn định cho công trình xây dựng bên trên nền đất.

Sụt lún có thể phá vỡ nền móng, làm khiến công trình bên trên nứt tường, nền gạch… làm mất cân đối của cấu trúc nhà, của cột nhà hay tường,..

Dấu hiệu nhà bị lún

Dấu hiệu nhà bị lún rất dễ nhận biết bởi các hiện tượng sau đây:

  • Sự co lại của đất làm lún có thể gây ra bởi một số yếu tố ví dụ như nước rò rỉ vào đất dưới nền móng.
  • Tường nhà bị nứt dọc, các vết nứt trên tường, cột nhà bị nứt, trần nhà, các công trình gạch bên ngoài.
  • Các vết nứt có dấu hiệu dần lan rộng ra, xuất hiện cả bên ngoài và trong nhà của bạn, hầu như bất kể lúc nào cũng có thể xảy ra.
  • Vết nứt không phải là dấu hiệu duy nhất thể hiện vấn đề sụt lún.
  • Cửa sổ và cửa ra vào bị cong vênh khi một phần của ngôi nhà bạn bị lún
  • Các vết nứt xuất hiện sau một thời gian thời tiết khô, có nhiệt độ cao, không có mưa.
  • Sàn nhà chìm hoặc dốc cho thấy rằng nền đất bên dưới ngôi nhà của bạn đang sụp đổ và cần được chú ý khẩn cấp.

Cách xử lý nhà bị lún nứt

Nguyên nhân nền nhà bị lún

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến móng nhà, nền nhà của bạn bị sụt lún, chủ yếu là các nguyên nhân sau:

1. Nền nhà lún do kết cấu sai

Nguyên nhân đầu tiên là tính sai lực lún hoặc kết cấu móng không chuẩn. Trong quá trình tiến hành thi công do một số lý do mà dẫn đến diện tích móng bị sai so với bản thiết kế ban đầu. Cũng có thể là do quá trình thi công qua loa, không tỉ mỉ, kỹ lưỡng không đúng kỹ thuật. Quá trình thi công rút bớt vật liệu có thể dẫn đến cấu trúc móng không được chắc chắn.

2. Sự thay đổi kết cấu nền đất

Kết cấu đất nền thay đổi dẫn đến sự sụt lún của các công trình bên trên. Tại sao kết cấu đất nền lại bị thay đổi? Nguyên nhân của vấn đề này là do địa mạch, của các dòng nước ngầm hoặc do mưa nhiều… Thời tiết mưa lớn kéo dài là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sụt lún. 

3. Cây cối

Cây cối có thể trông vô hại, nhưng chúng có thể gây lún theo hai cách khác nhau. Rễ cây hút nước ra khỏi đất có thể làm cho đất co lại. Cây cối mọc gần nền móng cũng có thể khiến mặt đất bị xê dịch và kém ổn định hơn.

Cách xử lý nhà bị lún nứt

Mời bạn tham khảo cách xử lý sàn nhà bị ngập nước qua bài viết https://kosago.vn/san-nhua-ngap-nuoc-co-bi-hu-hong-khong/

Cách xử lý nền móng nhà bị lún nứt

Cách xử lý nền móng nhà bị lún nứt gồm 2 bước:

Bước 1: Chuẩn đoán tìm nguyên nhân gây lún

Việc chuẩn đoán nguyên nhân nền nhà bị lún cần người chuyên nghiệp thì mới chính xác được. Có thể dựa trên vết nứt trên tường, độ lún của nền nhà, kích thước… để phân tích. Việc này sẽ giúp cho quá trình khắc phục nền nhà bị lún hiệu quả và chính xác nhất.

Bước 2: Lựa chọn phương pháp phù hợp

Hiện nay có nhiều cách để xử lý nền nhà bị lún và cần đơn vị thi công xử lý chuyên nghiệp để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho công trình. Để giải quyết triệt để sụt lún thì có thể xử lý lại nền móng hoặc tiêm vật liệu ổn định kết cấu nền móng.

Phương pháp xử lý nền bê tông thì trần san phẳng và bổ sung thêm một lớp bê tông cho móng. Quá trình này khá chậm và tốn kém, gia chủ có thể phải di chuyển chỗ ở trong thời gian thi công.

Một giải pháp hiện đại hơn là bơm một loại vât liệu polymer nhựa vào lòng đất tại những điểm sụt lún. Vật liệu nở ra khi đi vào đất bên dưới chỗ gây ra sụt lún. Phương pháp này thực hiện khá nhanh chóng và hiệu quả. 

Cách xử lý nhà bị lún nứt

Tuy nhiên để có thể lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất, vẫn cần phải xác định được nguyên nhân khiến nền nhà bị lún.

Các phương pháp giảm thiểu nguy cơ lún sụt nền nhà

Để giảm thiểu nguy cơ sụt lún, gia chủ cần chú ý các vấn đề sau:

  • Xây dựng nhà đúng tiêu chuẩn, sử dụng vật liệu chuẩn, đảm bảo thi công tỉ mỉ, kỹ lưỡng.
  • Phân tích kết cấu nền đất chuẩn và xử lý móng đúng tiêu chuẩn
  • Tránh trồng cây gần khu đất của mình, nếu cây phát triển nhanh thì cần cắt tỉa thường xuyên
  • Xây dựng hệ thống thoát nước tránh nhà bị ngập nước do mưa hoặc lũ lụt

Trên đây là thông tin về dấu hiệu nền nhà bị lún và cách xử lý hiệu quả chính xác nhất. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp ích được cho bạn.