Cầm nhầm đồ người khác có nên xin lỗi năm 2024

Theo đó ngày 28/6 vừa qua, trực ban Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài thông báo đến An ninh Cảng Hàng không quốc tế Cần Thơ về việc 1 hành khách đi trên chuyến bay từ Hà Nội đến Cần Thơ đã lấy 1 đồng hồ của hành khách khác tại điểm chờ lên tàu bay. Sau khi chuyến bay hạ cánh xuống sân bay Cần Thơ, lực lượng An ninh đã mời ông H về làm việc. Tại đây, ông H thừa nhận khi đi qua khu vực soi chiếu tại sân bay, ông đã cầm đồng hồ của hành khách khác bỏ quên, rồi đi ra cửa máy bay mà không thông báo cho lực lượng an ninh hàng không.

Cầm nhầm đồ người khác có nên xin lỗi năm 2024
1 hành khách lấy đồng hồ hiệu Movado đã qua sử dụng của hành khách khác tại điểm chờ lên tàu bay

Hay vụ việc tương tự trước đó, nam hành khách cầm đồng hồ của người khác khi soi chiếu an ninh tại sân bay Chu Lai, hành khách sau đó đã giải thích với lực lượng An ninh rằng tưởng đồng hồ của cháu nên “cầm hộ” khi đi chuyến bay từ Quảng Nam đến Tân Sơn Nhất.

Mọi khu vực trong sân bay đều được trang bị camera an ninh, tuyệt đối không có “điểm mù”, tuy nhiên nhiều hành khách không kiềm chế được lòng tham khi thấy đồ của khách khác tại các điểm soi chiếu. Thậm chí có trường hợp còn cố tình trộm đồ của khách khác do đang ngủ hoặc sơ ý trong khu vực cách ly…

Cầm nhầm đồ người khác có nên xin lỗi năm 2024
Mọi khu vực trong sân bay đều được trang bị camera an ninh, tuyệt đối không có “điểm mù”, tuy nhiên nhiều hành khách không kiềm chế được lòng tham khi thấy đồ của khách khác tại các điểm soi chiếu

Căn cứ tại điểm đ khoản 5 Điều 26 Nghị định số 162/2018/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng quy định:

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong hành vi trộm cắp, công nhiên chiếm đoạt, chiếm giữ trái phép đồ vật, thiết bị hoặc tài sản trong cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Những vụ việc trên cho thấy, các hành khách khi bị phát hiện đều nói họ “cầm nhầm” đồ, thậm chí giá trị món đồ thấp hơn so với mức xử phạt vi phạm hành chính. Đây là hồi chuông cảnh báo cho tất cả mọi người, đừng vì lòng tham nhất thời mà dẫn đến những hành động sai trái, bởi “cầm nhầm” đồ của người khác được coi là hành vi trộm cắp.

Cầm nhầm đồ người khác có nên xin lỗi năm 2024
Mọi người cần cảnh giác để phòng, ngừa mất trộm tài sản tại các điểm sân bay trong thời gian cao điểm du lịch

Du lịch hè đang vào mùa cao điểm, mọi người cần cảnh giác hơn để phòng, ngừa mất trộm tài sản tại các điểm sân bay. Bên cạnh đó, tại khu vực soi chiếu kiểm tra an ninh luôn có camera giám sát, do đó, khuyến cáo người dân khi đi qua hệ thống máy soi chiếu, nếu phát hiện vật hay tài sản không phải của mình nên báo với lực lượng an ninh sân bay để trả lại người mất.

Sự việc mới nhất, hai du khách Việt bị bắt ở Thụy Sỹ vì tội ăn cắp đồ trong siêu thị một lần nữa dấy lên làn sóng phản ứng trên cộng đồng mạng. Đó không phải là chuyện lần đầu chúng ta được nghe hay chứng kiến. Đó là chuyện nói mãi rồi mà sao vẫn còn không ít người Việt tiếp tục thói xấu không thể chấp nhận này.

Trên mạng xã hội, nhiều người bất bình yêu cầu chỉ tên, vạch mặt, nêu rõ tên tuổi, cơ quan những người bị bắt này trên truyền thông, để "làm gương" cho những người khác, những người có thói xấu hay "cầm nhầm" những món đồ không phải của mình.

Cầm nhầm đồ người khác có nên xin lỗi năm 2024

Giấy nộp phạt của Cảnh sát Thụy Sĩ cho 2 du khách người Việt ăn trộm đồ hiệu ở siêu thị ngày 15/7 vừa qua.

Nhớ lại một câu chuyện cũ. Một người bạn Nhật tôi chơi khá thân. Có lần uống cà phê với nhau, anh ấy nhận xét: "Người Việt các cậu nhiều điểm đáng yêu, nhưng tôi ngại nhất chuyện họ hay lấy trộm đồ trong siêu thị. Ở Nhật, nhiều siêu thị phải để một tấm bảng viết tiếng Việt, cảnh báo nhắc nhở là siêu thị có gắn camera". Tôi nóng mặt lắm, "tự ái quốc gia" nổi lên, suýt không chơi với anh bạn Nhật này nữa. Tôi bảo, chỉ một vài người thôi, con sâu làm rầu nồi canh thôi, chứ đa số người Việt chúng tôi không bao giờ như vậy. Tất nhiên là anh bạn Nhật lịch sự cúi đầu xin lỗi vì nói người Việt "hơi quá".

Thế đây, chỉ một vài trường hợp trộm cắp ở xứ người thôi, là người ta giữ cái ấn tượng "người Việt xấu xí" trong lòng mãi, trách họ sao được. Muốn người ta không nghĩ vậy thì đừng làm. Nhưng tiếc thay, hiện tượng này là ở nhiều nước, không phải nước Nhật. Cứ thỉnh thoảng lại nghe chuyện ở đâu đó, có một vài người Việt bị bắt vì trộm cắp. Bởi có điều kiện đi nhiều, giao lưu nhiều, nên tôi có bạn ở nhiều quốc gia. Một cô bạn Hàn Quốc thì kể, có lần ở gần chỗ cô ở, người ta bắt được mấy anh lao động xuất khẩu người Việt có hành vi ăn trộm chó về khu nhà ở của mình để làm thịt. Thật là đỏ mặt hết cỡ.

Người Việt mình khi đối xử với một kẻ trộm cắp vặt thường hay có tâm lý tha cho người ta, chẳng qua cũng vì hoàn cảnh mà phải làm liều. Nhưng trộm cắp vặt ở nước ngoài, đối mặt với án tù như bỡn. Còn nếu phải nộp phạt, thì số tiền nộp sẽ là gấp nhiều lần giá trị đồ ăn cắp. Các thủ tục khai báo nộp phạt phải mất nhiều thời gian, không hề đơn giản. Và điều quan trọng là, những người trộm cắp vặt ít khi là những người "vì hoàn cảnh mà làm liều" lắm. Toàn những khách du lịch, du học sinh... Họ là những người có điều kiện thì mới ra nước ngoài được. Họ cũng chưa chắc đã thiếu hay cần đến mức phải ăn trộm món đồ đó. Chẳng qua vì nhìn thấy dễ mà sinh lòng tham.

Siêu thị các nước phát triển người ta điều hành, theo dõi bằng camera là chính, không dày đặc nhân viên như một số siêu thị trong nước mình. Một số người Việt vào đó đi thênh thang, thấy bốn bề chả có ai nhìn ngó mình, nghĩ có cuỗm cái gì bỏ vào ngực áo cũng không ai biết. Nhưng đâu ngờ nhất cử nhất động đều được ghi lại hết. Và thế là "bị bắt".

Ở nước ngoài, bạn làm bất cứ một điều gì khi bị nhà chức trách hỏi đến, thì tên bạn luôn gắn liền với tên đất nước của bạn. Lúc đó bạn đâu phải chỉ là hình ảnh cá nhân bạn, mà bạn là hình ảnh đất nước quê hương bạn. Người ta nghĩ bạn xấu, nghĩa là nghĩ không đẹp về xứ sở bạn sinh ra.

Bao nhiêu người Việt đang cần mẫn hàng ngày hàng giờ, học tập, lao động, cống hiến, để tô đẹp hình ảnh người Việt trong mắt bạn bè quốc tế, thì thỉnh thoảng lại có một vài cá nhân làm méo mó hình ảnh đó đi bằng những hành vi không thể chấp nhận được.

Khi quan tâm đến hiện tượng người Việt trộm cắp vặt xứ người, tôi vào google tra, tìm được quá nhiều ví dụ và cảm thấy xấu hổ vô cùng. Có vị là quan chức ra nước ngoài cũng trộm cắp vặt. Có vị là người nổi tiếng ra nước ngoài cũng trộm cắp vặt.

Sửa thói xấu này bằng cách nào đây? Theo tôi, các hướng dẫn viên du lịch khi đã nhận thức về một thói xấu người Việt hay mắc phải, hãy tế nhị nhắc nhở du khách trong mỗi chuyến đi. Việc này nên là quy định của các công ty du lịch.

Một số du khách "tử tế" sẽ cảm thấy phật lòng đôi chút, nhưng tôi tin họ sẽ hiểu, vì mục đích giữ gìn hình ảnh quốc gia. Những nguy hại to lớn từ việc cầm nhầm một món đồ nhỏ cần phải được giải thích, để "triệt từ trong trứng" một vài ý nghĩ không hay nhen nhóm trong đầu một vài du khách. Biện pháp đó tức thời thôi, còn lại phải là nhận thức của từng cá nhân mỗi người, mà yếu tố quan trọng đầu tiên là rèn cho mình khả năng biết xấu hổ.

Biết xấu hổ, biết đỏ mặt cũng là một phẩm chất, nó dạy ta cân nhắc mọi hành vi trước khi tạo ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh, đến mọi người, và cao hơn là hình ảnh đất nước.