Cao rắn hổ mang bao nhiêu tiền

Tin dịch vụ - Nhiều người cho rằng tuổi trung niên là độ tuổi người ta được “sống cho chính mình”. Bởi lúc này con cái đã khôn lớn, trưởng thành, lại không phải lo lắng quá nhiều về kinh tế. Tuy nhiên, đây cũng là lúc sức khỏe bắt đầu sang “bên kia sườn dốc” gây ảnh hưởng nhiều đến công việc hằng ngày và chất lượng sống. Phổ biến nhất là các bệnh lý về xương khớp.

Cao rắn hổ mang bao nhiêu tiền

Hãy cùng Thầy thuốc Nhân dân (TTND) Nguyễn Xuân Hướng (nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam) và Tiến sĩ-Bác sĩ (TS-BS) Đặng Hồng Hoa (Trưởng Khoa Xương khớp, Bệnh viện E) cùng chuyên gia ẩm thực Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân tìm hiểu vấn đề này trong cầu truyền hình sức khỏe, trực tiếp trên VTV2 - đài THVN.

Chuyên gia ẩm thực Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân: “Bệnh xương khớp - khổ sở vô cùng!”“Ở độ tuổi 50 - 60 như tôi, các bệnh về xương khớp cũng đã “gọi” rồi. Do đặc thù công việc nấu bếp, tôi càng thấm thía căn bệnh này hơn. Tôi bị thoái hóa khớp cổ tay, vùng vai gáy và đặc biệt là thắt lưng nên rất đau ở các vùng này. Có một lần, do cúi xuống bê đồ sai tư thế, tôi đã sụm người xuống, như có cái roi sắt quất mạnh vào lưng. Sau đó, cơn đau lan nhanh xuống chân trái khiến tôi gần như bị liệt. Mấy tháng trời chữa trị cũng là khoảng thời gian tôi phải nằm yên, gần như không chủ động làm được việc gì cả. Bệnh xương khớp ở tuổi này đúng là khổ sở vô cùng!”.

TS-BS Đặng Hồng Hoa: “Tuổi trung niên là tuổi của bệnh xương khớp”Một trong các bệnh lý về xương khớp thường gặp ở tuổi trung niên là thoái hóa khớp. Người mắc bệnh thoái hóa khớp thường bị đau ở vai gáy, cột sống và cổ, bên cạnh đó các khớp thường phải chịu lực như khớp gối, khớp háng. Tuy nhiên, với một số người do những đặc thù công việc thì biểu hiện thoái hóa khớp cũng rõ ràng hơn và xuất hiện sớm hơn.

Ảnh hưởng đầu tiên là làm giảm chất lượng sống của người bệnh. Bệnh nhân sẽ đau đớn và gặp khó khăn trong các công việc hằng ngày, thậm chí không thể lao động được bình thường. Nhiều người cảm thấy mất tự do và như người thừa khi không thể tự mình sinh hoạt cá nhân bình thường mà phải nhờ sự giúp đỡ của người thân, con cháu.

TTND Nguyễn Xuân Hướng: “Cao rắn hổ mang có tác dụng tốt với bệnh xương khớp tuổi trung niên”Trong Đông y xưa nay có tới hàng trăm bài thuốc chữa bệnh phong hàn, phong nhiệt. Một trong số đó phải kể tới bài thuốc từ cao rắn hổ mang, cao xương dê và các thảo dược. Hiện nay có sản phẩm Bách Xà, khai thác công dụng quý của cao rắn hổ mang, cao xương dê. Ngoài tác dụng rất hiệu quả để hỗ trợ điều trị các bệnh đau nhức xương khớp, đau vai gáy, đau cổ, đau thần kinh tọa, thoái hóa cột sống, vôi gai đốt sống…, Bách Xà còn chứa nhiều acid amin thiết yếu, protein giúp tăng cường sinh lực, phục hồi sức khỏe, cường kiện gân cốt cho người dùng.

Tuy nhiên, thuốc Đông y khác với thuốc Tây y, tùy thuộc vào cơ địa từng người, thuốc sẽ có tác dụng nhanh hay chậm, cũng như thời gian uống thuốc để khỏi bệnh cũng khác nhau. Điều quan trọng là người bệnh phải kiên trì, uống đủ liều, nếu vừa thấy đỡ đau đã ngừng uống thì bệnh sẽ không khỏi dứt điểm, dễ tái phát, việc điều trị sẽ mất thời gian và không hiệu quả.

Công dụng: Bách xà hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp: Chân tay tê nhức, đau cột sống, đau vai gáy, đau cổ, đau thần kinh tọa, phòng ngừa nguy cơ thoái hóa xương khớp, đốt sống.

Hơn 1 năm qua, người nuôi rắn hổ mang khắp các tỉnh lâm vào tình trạng khó khăn chưa từng có. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến toàn bộ rắn hổ mang và trứng rắn không xuất khẩu được. Hàng loạt hộ nuôi rắn phải bán tống bán tháo số rắn trong chuồng cùng với trứng rắn với giá rẻ để bù lỗ.

Cao rắn hổ mang bao nhiêu tiền

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều hộ gia đình nuôi rắn quy mô lớn thua lỗ hàng tỷ đồng, thậm chí là phá sản.

Không những thế, có gia đình phải đổ bỏ trứng rắn xuống ao vì không có người mua và bỏ đói hàng nghìn con rắn trong chuồng do không có tiền mua thức ăn duy trì, ôm lỗ hàng tỷ đồng.

Thế nhưng, năm vừa qua, trại nuôi rắn hổ mang của ông Vũ Đình Toàn, trú tại xã Tân Thành, huyện Vụ Bản (Nam Định) không những không lỗ mà vẫn thu về hàng trăm triệu đồng.

Nhẹ nhàng mở nắp hầm nuôi rắn của gia đình, ông Toản chỉ về phía từng con rắn hổ mang phì phì đến rợn người đang ôm ổ trứng trắng phau ở bụng rồi cho biết: “Mọi năm, trứng bán được 40-50.000 đồng/quả, coi như gần đủ tiền mua thức ăn cả năm cho đàn rắn nhưng năm vừa rồi, không bán được, mang ngâm rượu và mang cho hết. May quá, năm nay giá trứng lại cao chót vót rồi”.

Cao rắn hổ mang bao nhiêu tiền

Mỗi con rắn hổ mang có thể đẻ từ 10-20 quả trứng/lứa.

Nuôi rắn hơn 20 năm nay nhưng ông Toản cho biết, trại nuôi rắn của gia đình ông được hình thành từ vài con rắn do bố của ông bắt về nuôi và gây giống. Đến nay, lúc nào trong nhà ông cũng có khoảng hơn 2.000 con rắn.

Là 1 trong 2 trại nuôi rắn duy nhất của huyện Vụ Bản, rắn nhà ông Toản nuôi được phục vụ chủ yếu cho các nhà hàng và nhu cầu của người dân trên địa bàn. Hơn nữa, gia đình ông lại có truyền thống nấu cao rắn nên rắn nuôi được chưa khi nào bị mất giá hoặc phải bù lỗ.

Theo ông Toản, trước đây bố của ông là thợ chuyên đi nấu cao thuê khắp các tỉnh miền Bắc. Sau khi nuôi rắn hổ mang thành công, ông lại nấu cao rắn để bán. Tiếng gần đồn xa, cao rắn hổ mang nhà ông xa gần đều biết và tìm đến mua.

Vì vậy, rắn nhà ông nuôi được chỉ giữ lại nấu cao và cung cấp cho nhà hàng quanh vùng, chưa năm nào phải phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc.

Cao rắn hổ mang bao nhiêu tiền

Không quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc nên gia đình ông Toản vẫn có thể chủ động trong việc tiêu thụ rắn.

“Tôi chỉ nghĩ là, nếu rắn xuất khẩu được sang Trung Quốc thì mình sẽ bán được giá cao hơn, lãi nhiều hơn chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào họ. Nếu họ không nhập nữa, mình vẫn có đủ lượng khách hàng truyền thống trong nước, không lo chuyện ế ẩm không bán được”, ông Toản phân tích.

Trước đây, rắn hổ mang được gia đình ông Toản nuôi chủ yếu để nhân giống bán thương phẩm hoặc để nấu cao phục vụ nhu cầu tại địa phương. Tuy nhiên, vào thời điểm Trung Quốc thu mua với giá cao, gia đình ông cũng bán cho thương lái xuất đi Trung Quốc.

Cao rắn hổ mang bao nhiêu tiền

Ngoài nuôi rắn hổ mang, ông Toản còn nuôi rắn hổ trâu.

Có thời điểm, trứng rắn được mua với giá 50.000 đồng/quả, rắn thương phẩm lên đến hơn 500 nghìn đồng/kg, thậm chí cách đây khoảng 10 năm giá rắn đạt kỷ lục khoảng 1,2 triệu đồng/kg. Lãi nhiều nhưng ông không tham, vẫn duy trì đàn rắn trong trại trên dưới 3.000 con. Trong đó, khoảng 1.000 con rắn giống, 1.000 con rắn thương phẩm, còn lại là rắn con.

Ngoài nuôi rắn hổ mang, ông còn nuôi rắn hổ trâu. Rắn ráo trâu nuôi nhanh lớn hơn, bán giá cao hơn, nhưng khó nuôi hơn rắn hổ mang.

“Thông thường rắn không ăn khi nhiệt độ xuống dưới 23 độ C nên vào mùa đông các hộ nuôi rắn hay để rắn “ngủ đông” nhưng tôi vẫn dùng đèn sưởi, sưởi ấm chuồng để rắn ăn và không bị gầy, hao cân”, ông Toản phân tích.

Cao rắn hổ mang bao nhiêu tiền

Ông Toản bên trong khu nuôi rắn của gia đình.

Năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát, trứng rắn không ai mua, ông giữ lại một phần để ấp nở nuôi tiếp, một phần mang ngâm rượu hoặc mang cho anh em, họ hàng. Rắn thương phẩm không bán được giá cao, ông vẫn bán được hơn 1 tấn rắn với giá 300-400.000 đồng/kg cho các nhà hàng lân cận và duy trì việc nấu cao rắn để bán.

“Con rắn là con vật duy nhất mà mọi bộ phận của nó có thể dùng làm thuốc. Vì vậy, cao rắn nhà tôi làm hơn 20 năm nay chưa bao giờ ế”, ông Toản khẳng định.

Cao rắn hổ mang bao nhiêu tiền

Cao rắn hổ mang thành phẩm được ông Toản bán ra với giá từ 700-800.000 đồng/100gr, tùy thời điểm.

Bật mí về cách nấu cao rắn, ông cho hay, rắn để nấu cao phải được nuôi từ 2,5 năm trở lên. Sau khi mổ bỏ nội tạng, cắt khúc sẽ cho vào nấu, lọc và cô đặc trong 4 ngày 3 đêm. Mỗi tháng, ông nấu 1 lần cho thành phẩm khoảng 6kg cao rắn, bán với giá từ 700-800.000 đồng/100gr.

Trong năm 2020, gia đình ông vẫn mang về doanh thu từ 500-600 triệu đồng từ việc nuôi rắn hổ mang. Sau khi trừ các chi phí, lợi nhuận đạt khoảng 300 triệu đồng.

Hiện tại, đã vào mùa vụ sinh sản của rắn hổ mang và rắn hổ trâu, giá trứng rắn cũng được thương lái thu mua lại với giá cao. Cụ thể, trứng rắn hổ mang được mua với giá khoảng 30.000 đồng/quả, trứng rắn hổ trâu 65.000 đồng/quả, rắn thương phẩm khoảng 500.000 đồng/kg.

Cao rắn hổ mang bao nhiêu tiền

Rắn hổ mang và rắn hổ trâu đang vào mùa sinh sản và được thu mua với giá cao.

Theo y học hiện đại, cao rắn hổ mang toàn tính (tức là cao nấu từ cả thịt, da, xương, mật rắn) có chứa nhiều acid amin, saponozit, protit, folic axit và các khoáng chất quý như kali, canxi, sắt, magie, kẽm, vitamin A, D, B1, B2, B6, B9.. giúp tăng cường hoạt dịch cho khớp và tái tạo sụn khớp, phục hồi ổ viêm.

PGS.TS Lê Lương Đống – Viện trưởng Viện nghiên cứu YHCT Tuệ Tĩnh nhận định: Cao rắn hổ mang là dược liệu đầu bảng trị các bệnh về thấp khớp, tê bì chân tay, bán thân bất toại…

Các công dụng giảm đau tê, nhức mỏi, ngăn ngừa thoái hóa đã được chứng minh bằng kinh nghiệm dân gian, bằng lý luận y học cổ truyền và cả các công trình nghiên cứu của y học hiện đại.

Tuy nhiên, để chữa trị bệnh khớp hiệu quả, Cao rắn hổ mang phải được phối hợp với Cao Xương Dê cùng một số thảo dược: Phòng Phong, Ngưu Tất... thì mới giúp giảm rõ rệt mức độ đau và thời gian điều trị.

Rắn hổ mang bao nhiêu tiền 1 kg?

Nghề nuôi rắn hổ mang rất nhàn Nếu tiếp tục nuôi khoảng 15-17 tháng sẽ có rắn thương phẩm (rắn thịt), mỗi con có trọng lượng từ 3-4kg, giá dao động từ 650.000-750.000 đồng/kg.

Rắn hổ mang để bao nhiêu con?

Đây là một điều hiếm gặp vì rắn hổ mang cái thường chuẩn bị sẵn ổ để đẻ trứng, thay vì "đẻ rơi" giữa đường như vậy. Rắn hổ mang cái có thể đẻ được 20 đến 40 trứng trong một lứa. Thông thường, rắn hổ mang cái sẽ chuẩn bị sẵn một cái tổ để đẻ trứng, sau đó dùng lá cây lấp tổ lại.

Rắn hổ mang để bao nhiêu trứng?

Hầu hết các tổ nằm ở gốc cây, chiếc tổ cao 55 cm (22 in) ở trung tâm và rộng 140 cm (55 in) ở phần gốc. Rắn cái thường đẻ khoảng 20 đến 43 trứng vào tổ.

Cao rắn hổ mang chúa có tác dụng gì?

Cao rắn hổ mang bao gồm các axit amin, saponin, chất dinh dưỡng, một số chế phẩm còn phối hợp thêm với cao xương dê. Đây là một vị thuốc dùng trong đông y, có tác dụng bổ trợ gân cốt và chữa bệnh khớp, thần kinh... Trong các thuốc tây y chuyên trị bệnh cơ xương khớp hiện nay, không có thuốc chứa hoạt chất này.