Cầu rào được xây dựng vào năm bao nhiêu

TTO - Chiều 25-1, UBND TP Hải Phòng chính thức thông xe kỹ thuật công trình cầu Rào bắc qua sông Lạch Tray với tổng mức đầu tư 2.265 tỉ đồng.

Cầu rào được xây dựng vào năm bao nhiêu

Hải Phòng thông xe kỹ thuật công trình cầu Rào mới sau hơn 13 tháng thi công khẩn trương - Ảnh: TIẾN THẮNG

Công trình cầu Rào được xây dựng ngay tại vị trí của cầu Rào cũ - điểm nối giữa trung tâm Hải Phòng với khu du lịch Đồ Sơn thông qua trục đường Lạch Tray - đường 353, đồng thời là cửa ngõ giao thương kết nối trực tiếp với hệ thống đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Hải Phòng - Quảng Ninh.

Ông Đỗ Tuấn Anh - trưởng Ban quản lý dự án đầu tư, xây dựng các công trình giao thông Hải Phòng (đại diện chủ đầu tư) - cho biết cầu Rào cũ sau hơn 40 năm khai thác đã xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong giao thông khi mật độ và lưu lượng phương tiện tham gia giao thông qua đây ngày càng gia tăng. Việc đầu tư xây dựng cầu Rào mới thay thế cho cầu Rào cũ là công trình mang tính cấp thiết.

Theo thiết kế, cầu Rào mới là công trình vĩnh cửu được xây dựng bằng thép, bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực.

Cầu chính dài khoảng 456,5m, rộng 30,5m, gồm 3 vòm thép và 6 nhịp dẫn bằng dầm bản rỗng, quy mô 6 làn xe, kết nối trực tiếp đường 353 với đường Lạch Tray trên trục chính giao thông vào trung tâm thành phố. Các cầu nhánh rộng 9m với 2 làn xe, kết nối với nút giao tầng 1 tạo thành nút giao hình xuyến đi các hướng đường Ngô Gia Tự, đường Thiên Lôi, đường Bùi Viện và Lạch Tray.

Ở hai bên đầu cầu là các công viên cảnh quan, cây xanh, đồng thời lắp đặt hệ thống chiếu sáng, chiếu sáng mỹ thuật và báo hiệu an toàn giao thông đồng bộ, hiện đại trên vòm cầu cũng như dọc tuyến cầu và hệ thống đường dẫn...

Mặc dù cầu Rào là công trình có quy mô đầu tư lớn và có yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật cao nhưng tiến độ thi công được tăng tốc rất nhanh, tính từ lúc bắt đầu xây dựng vào tháng 12-2020 đến ngày thông xe kỹ thuật 25-1 thì thời gian thi công chỉ hơn 13 tháng.

Cầu Rào mới hứa hẹn là điểm nhấn giúp Hải Phòng mở rộng không gian phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là lực đẩy để tăng giá trị địa tô, tạo lực hút các nguồn lực trong xã hội đầu tư vào các quận Dương Kinh, Đồ Sơn và huyện Kiến Thụy...

Trong những năm gần đây, Hải Phòng là địa phương luôn ưu tiên tập trung nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hàng chục cây cầu và các tuyến, nút giao thông đã được chỉnh trang, khai mở, những công trình hạ tầng này đã góp phần quan trọng giúp Hải Phòng có sự tăng trưởng đột phá.

Chiều 13/10, UBND TP Hải Phòng tổ chức lễ khởi động Dự án đầu tư xây dựng cầu Rào, một trong những sự kiện chào mừng Đại hội XVI Đảng bộ TP Hải Phòng và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Cầu rào được xây dựng vào năm bao nhiêu

Cầu Rào (Hải Phòng) là công trình điểm nhấn về kiến trúc, cảnh quan ở cửa ngõ phía Nam TP Hải Phòng.

Tại lễ khởi động, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng cho biết, nhiệm kỳ 2015-2020, bằng các nguồn vốn của Trung ương, ngân sách thành phố và các nguồn xã hội hóa, Hải Phòng đã xây dựng 46 cây cầu các loại với tổng mức đầu tư trên 30 nghìn tỷ đồng.

Trong những năm qua, cầu Rào đảm nhiệm vai trò kết nối trung tâm TP Hải Phòng theo trục đường Lạch Tray, đường tỉnh 353 đi cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, là cửa ngõ giao thương quan trọng giữa Hải Phòng với nhiều tỉnh, thành trong nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của thành phố.

Cầu rào được xây dựng vào năm bao nhiêu

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới dự buổi lễ.

Công trình được đưa vào khai thác từ năm 1980 và hoàn thành xây dựng lại năm 1989, hiện xuống cấp. Bề rộng phần xe chạy chỉ 7m, không đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng và thường xuyên gây ùn tắc cục bộ. Do đó, thành phố quyết định xây dựng cầu vĩnh cửu thay thế cầu cũ, hoàn chỉnh hạ tầng trên tuyến đường Lạch Tray.

Cầu Rào được đưa vào khai thác từ năm 1980 và hoàn thành xây dựng lại năm 1989, hiện xuống cấp.

Cầu rào được xây dựng vào năm bao nhiêu

Phối cảnh tổng thể cầu Rào khi khánh thành và đưa vào sử dụng.

Cầu Rào vĩnh cửu được xây bằng bằng thép, bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực. Cầu chính dài khoảng 456,5m, rộng 30,5m, gồm 3 vòm thép và 6 nhịp dẫn, quy mô 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp, dải phân cách, dải an toàn, vỉa hè hai bên.

Các cầu nhánh phía đường Lạch Tray gồm 2 nhánh rẽ lên xuống, kết nối với nút giao tầng 1 tạo thành nút giao hình xuyến kết hợp kênh hóa bằng các đảo giao thông ở tầng 1 để đi các hướng đường Ngô Gia Tự, đường Thiên Lôi, đường 353 và đường Lạch Tray.

Công trình có lắp đặt đồng bộ hệ thống chiếu sáng, chiếu sáng mỹ thuật, biển báo hiệu đường thủy, đường bộ, có công viên cảnh quan hai đầu cầu.

Dự án có tổng mức đầu tư trên 2.260 tỷ đồng bằng nguồn ngân sách thành phố, dự kiến hoàn thành vào năm 2022.