Sinh viên 1 tháng dùng tầm bao nhiêu số điện

Ngoài tiền thuê nhà, những người ở trọ hiện nay còn phải gánh thêm chi phí điện do chủ nhà tự đặt ra với mức cao hơn bình thường khiến cho những người đi thuê nhà ở (nhà trọ) phải chịu thiệt thòi - tổn thất về tiền bạc.

Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về cách tính tiền điện, nước nhà trọ mà người thuê nhà cần biết để bảo vệ quyền lợi. Cùng chúng tôi tìm hiểu về thông tin “Cách tính tiền điện phòng trọ, giá điện nhà trọ mới 2020” để có thể tự bảo vệ quyền lợi của chính mình!

1 - THÔNG TƯ QUY ĐỊNH GIÁ ĐIỆN CHO NGƯỜI THUÊ NHÀ Ở

Thông tư 25/2018/TT-BCT ngày 12/9/2018 của Bộ Công Thương với nội dung về “sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2014/TT-BCT quy định liên quan đến việc thực hiện giá bán điện cho sinh viên, người lao động thuê nhà để ở”.

Chính thức từ ngày 26/10/2018 sẽ áp dụng cách tính giá điện mới cho người thuê nhà.

Bạn cần nắm rõ 3 trường hợp dưới đây:

Trường hợp 1: Chủ nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì bên bán điện có trách nhiệm cấp định mức cho chủ nhà: cứ 4 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt. Cụ thể, 1 người được tính là 1/4 định mức, 2 người được tính là 1/2 định mức, 3 người được tính là 3/4 định mức, 4 người được tính là 1 định mức.

Trường hợp 2: Bên thuê nhà có hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện.

Trường hợp 3: Người thuê nhà dưới 12 tháng và không xác định được số hộ sẽ ưu tiên áp dụng giá bán lẻ điện theo giá điện của bậc thang thứ 3 (2.014 đồng/kWh chưa VAT) cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm tại công tơ.

2 - GIÁ ĐIỆN NHÀ NƯỚC MỚI QUY ĐỊNH

Theo quyết định điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện được bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh ký ngày 20/3/2019, giá bán lẻ điện sinh hoạt được chia làm 6 bậc thang với mức cao nhất là 2.927 đồng/kWh.

Cụ thể, giá bán lẻ điện sinh hoạt theo quy định mới:

  • Bậc 1 (0 - 50kWh) là 1.678 đồng/kWh
  • Bậc 2 (51 - 100kWh) là 1.734 đồng/kWh
  • Bậc 3 (101 - 200kWh) là 2.014 đồng/kWh
  • Bậc 4 (201 - 300kWh) là 2.536 đồng/kWh
  • Bậc 5 (301- 400kWh) là 2.834 đồng/kWh
  • Bậc 6 (401kWh trở lên) là 2.927 đồng/kWh.

Với quyết định số 648 ký ngày 20/3, giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh tăng lên mức 1.864,44 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT).

→ Như vậy, giá bán lẻ điện bình quân sẽ được điều chỉnh tăng lên 8,36% so với giá cũ (trước đây giá bán lẻ bình quân áp dụng là 1.720 đồng/kWh).

Thông tư 25 đã hướng dẫn “với quy định giá bán điện hiện nay thì mỗi 1 kWh người thuê nhà chỉ phải trả 2.215 đồng (2.014 đồng/kWh +10%VAT - tính theo giá điện BẬC 3). Với cách tính này, người thuê nhà và chủ nhà sẽ dễ dàng tính toán tiền điện một cách minh bạch, rõ ràng".

| Bạn có thể xem chi tiết về quyết định điều chỉ giá điện của Bộ Công Thương quy_dinh_gia_dien_20032019

3 - CÁCH TÍNH TIỀN ĐIỆN PHÒNG TRỌ, NHÀ TRỌ THEO QUY ĐỊNH MỚI

VÍ DỤ: 1 nhà dân sinh sống tại Hà Nội, trong 1 tháng dùng hết 300kWh (số điện). Tổng tiền điện phải chi trả bao nhiêu?

Cuộc sống sinh viên với nhiều thứ cần phải chi trả, từ tiền nhà trọ, tiền ăn, tiền đi lại cho đến tiền học tập. Mặc dù một số bạn sinh viên đã có ý thức đi làm thêm để chi trả bớt phần nào những chi phí trong cuộc sống, nhưng về mặt nào đó, các sinh viên vẫn còn phụ thuộc vào kinh tế gia đình. Mỗi bạn sinh viên sẽ có những nhu cầu chi tiết khác nhau, tùy vào điều kiện kinh tế của gia đình. Vậy một tháng sinh viên xin bố mẹ bao nhiêu tiền, theo mặt bằng chung hiện nay?

Đọc thêm: 6 bước lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân

3 triệu đồng là mức phí trung bình để các sinh viên chi tiêu

Hãy thử tính một bài toán chi tiêu căn bản của các sinh viên hiện nay nhé:

  • Tiền nhà trọ: Nếu ở ghép (tính luôn cả điện nước) thì vào khoảng 1.000.000 VND/tháng.
  • Tiền ăn: 50.000/ngày, một tháng khoảng 1.500.000 VND
  • Tiền đi lại, sách vở: 500.000 VND
  • Tổng tiền: 3.000.000 VND

Sinh viên 1 tháng dùng tầm bao nhiêu số điện

Mức chi tiêu tối thiểu của mỗi sinh viên (Nguồn Internet)

Như vậy ta cũng có thể thấy, 3.000.000 là số tiền cơ bản mà các sinh viên cần phải xin bố mẹ để có thể đáp ứng được nhu cầu cơ bản của mình. Đấy là còn chưa kể đến những khoản tiền nhỏ nhỏ phát sinh như cà phê, gym, quần áo,… thì nếu không tiết kiệm thì 3.000.000 VND chắc chắn sẽ không đủ để chi trả cho cuộc sống.

10 “phép” tiết kiệm tiền sinh hoạt cho sinh viên

Đối với những bạn sinh viên muốn dành hoàn toàn thời gian cho công việc học tập của mình nên không đi làm thêm, các bạn vẫn có thể biết cách tiết kiệm được để cho cuộc sống của mình trở nên thoải mái hơn.

  1. Mua hoặc thuê sách cũ, xin lại từ những anh chị khóa trên. Nếu bạn đã ghi chép đủ những ý cần thiết của môn đã học thì có thể bán lại sách của học kỳ trước.
  2. Hạn chế đi ăn ở hàng quán.
  3. Không bao giờ đi đến cửa hàng tạp hóa hoặc cửa hàng tiện lợi khi đói vì bạn sẽ mua những món không cần thiết khác. Hãy đến thẳng một quán ăn nào đó và khỏa lấp cơn đói.
  4. Đi bộ, xe buýt hoặc xe đạp thay vì đi xe máy vừa tốn tiền xăng vừa tốn tiền gửi xe.
  5. Mua sắm, giải trí ở những nơi có ưu đãi cho sinh viên. Sử dụng gói cước điện thoại sinh viên.
  6. Khi lên kế hoạch ăn uống mỗi tuần, rủ thêm bạn cùng phòng để cùng chia phí nguyên vật liệu nấu ăn.
  7. Bán lại những thứ bạn không cần trên những trang web miễn phí như Chợ Tốt, nhóm bán đồ cũ công khai trên Facebook,…
  8. Nếu không có cách nào giảm được phí thuê nhà thì hãy giảm những loại phí liên quan. Ví dụ thương thảo sử dụng chung Internet với phòng bên cạnh, sử dụng đèn tiết kiệm điện, ngắt những thiết bị “ngốn” điện như tủ lạnh, sử dụng bếp ga mini thay vì bếp điện,…
  9. Đăng ký học kỳ hè vừa đẩy nhanh quá trình học vừa hạn chế bạn tiêu tiền đi chơi.
  10. Sử dụng ứng dụng quản lý tiền trên điện thoại để luôn theo dõi được tiền đã đi đâu.

Hãy cân nhắc lại những khoản chi phí mà bạn đã tiêu và lên phương án điều chỉnh chúng sao cho phù hợp. Nếu bạn biết cách kiểm soát số tiền mình chi tiêu thì chỉ khoảng 2 triệu đến 2 triệu rưỡi là cũng đủ để cho bạn sống thật tốt rồi.

Ứng dụng Timo giúp sinh viên vừa quản lý tài chính tốt vừa tiết kiệm

Hiện nay có nhiều ứng dụng tài chính tiện lợi và thủ tục đăng kí cũng dễ dàng như là Timo. Bạn có thể tích lũy tiền ở trong thẻ Timo này và sử dụng một cách thật thông minh. Với Timo, bạn sẽ được:

  • Chuyển tiền 24/7 miễn phí.
  • Thanh toán tiền điện online, nạp tiền điện thoại, tiền nước,… miễn phí.
  • Theo dõi mọi giao dịch đã thực hiện.
  • Lên kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm.

Ngoài ra, Timo còn có một số các tính năng phục vụ cho việc tiết kiệm của bạn như là tính năng tiết kiệm Goal Save giúp bạn lên kế hoạch mục tiêu để có được số tiền mình mong muốn. Kết hợp cùng với việc đi làm thêm chắc chắn sẽ giúp cho bạn không phải rơi vào cảm giác túng thiếu mỗi tháng.

Với những mẹo trên, bạn sẽ chỉ cần xin bố mẹ một khoảng hợp lý để chi tiêu cho những tháng năm đầu đi học. Khi đã quen hơn với cuộc sống phương xa thì bạn có thể đi làm thêm để đỡ đần cho phụ huynh. Timo cũng sẽ giúp bạn sinh viên bằng cách miễn phí hầu hết các dịch vụ ngân hàng của mình. Hãy để Timo đồng hành với bạn. Đăng ký tài khoản ngân hàng Timo ngay nhé!