Câu trần thuật đơn có từ là là gì

Văn học việt nam có vô số câu như: cảm thán, câu hỏi…trong đó câu trần thuật là loại được dùng nhiều trong văn nói và viết. Vậy câu trần thuật là gì ? Qua bài viết sau chúng ta cùng tìm hiểu Khái niệm câu trần thuật? Đặc điểm, chức năng của câu trần thuật?

Khái niệm câu trần thuật là gì

Trần thuật là thuật lại một sự việc hay một sự kiện đang diễn ra. Vậy câu trần thuật là dạng câu sử dụng để kể, miêu tả…. về những hiện tượng , tính chất của sự vật, sự việc gì đó hay một đối tượng nào đó.

Trong giao tiếp hàng ngày, câu trần thuật được nói với giọng bình thường và có thể xen một số từ ngữ biểu cảm nhưng ý nghĩa của câu trần thuật không thay đổi. mục đích thường sử dụng của câu là dùng để kể. Cho nên, câu trần thuật còn gọi là câu kể.

Câu trần thuật tiếng anh là gì

Câu trần thuật tiếng anh là Reported Speech

Câu trần thuật đơn có từ là là gì
Câu trần thuật là gì

Ví dụ về câu trần thuật

Trên bàn, có một cây bút.

Bên ngoài khung cửa, cánh đồng ngô đang đua nhau trổ bông.

Đường phố kẹt đường  vào giờ cao điểm.

Khái niệm câu trần thuật đơn là gì

Câu trần thuật đơn là kiểu câu do một cụm chủ ngữ, vị ngữ tạo thành. Mục đích dùng để kể hoặc miêu tả một sự vật, sự việc nào đó hay để nêu ý kiến về một hiện tượng gì đó.

Ví dụ câu trần thuật đơn

Trời nắng.

→ trong đó, câu có cấu tạo cơ bản là một cụm chủ vị. Chủ ngữ do từ “trời” đảm nhiệm, vị ngữ là từ “nắng”. Câu này nhằm mục đích thông báo  một sự kiện diễn ra.

Trên sân trường, tiếng học sinh náo nhiệt.

Ngoài đường, tiếng xe cộ náo nhiệt.

→ trong đó, câu được tạo nên từ một cụm chủ vị và có phần trạng ngữ. “Trên sân trường” là trạng ngữ chỉ nơi chốn. “Tiếng học sinh” sẽ đảm nhiệm vai trò chủ ngữ, còn “náo nhiệt” là vị ngữ. Câu này cũng mang mục đích miêu tả sự kiện diễn ra.

Về mặt cấu tạo câu trần thuật đơn phân thành 2 câu: trần thuật đơn có từ là và không có từ là.

Câu trần thuật đơn có từ là: là kiểu câu được tạo bởi một cụm chủ vị trong phần vị ngữ do từ là kết hợp với một cụm từ nào đó tạo thành. Mục đích để miêu tả hoặc kể về một hiện tượng nào đó.

Ví dụ:

Mẹ tôi là nông dân.

→ trong đó, câu do một cụm chủ vị tạo thành. “Mẹ tôi” là chủ ngữ. “là nông dân” đóng vai trò vị ngữ. Vị ngữ có cấu tạo “là” kết hợp với danh từ. Câu này mang ý nghĩa giới thiệu.

Câu trần thuật đơn không có từ “là”: là kiểu câu được tạo do một cụm chủ vị, trong phần vị ngữ không xuất hiện từ là, câu dùng để miêu tả hoặc thông báo.

Ví dụ:

Tôi không hút thuốc.

→ trong đó, câu có cấu tạo cơ bản là một cụm chủ vị. Chủ ngữ do từ “tôi” đảm nhiệm, vị ngữ là cụm từ “không hút thuốc”. Vị ngữ không có từ “là” xuất hiện, và do cụm động từ đảm nhiệm, phía trước có từ “không” nhấn mạnh sự phủ định. Đây là câu có ý nghĩa phũ định.

Ngoài ra câu trần thuật đơn không có từ “là” còn mang ý nghĩa tồn tại.

Ví dụ:

Trên tường có treo bóng đèn.

→  câu này nhằm mục đích thông báo sự tồn tại của bức tranh.

Đặc điểm hình thức của câu trần thuật

Trong cuộc sống hàng ngày câu trần thuật đơn là kiểu câu cơ bản và được dùng thông dụng trong ngôn ngữ nói và viết. đặc điểm hình thức bình thường và không có đấu ấn về hình thức như một số câu như: nghi vấn ( ?), cảm thán (!)….

Thường thì câu trần thuật được mở đầu với chữ cái in hoa và kết thúc câu bằng dấu chấm. tuy nhiên một số trường hợp để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm câu trần thuật có thể kết thúc bằng dấu chấm than.

Ví dụ:

Mẹ mua một quyển vở.

Cái nón rất đẹp!.

Những chức năng của câu trần thuật

Mục đích chính của câu trần thuật là dùng để kể, thông báo, miêu tả… Ngoài ra,câu trần thuật còn dùng đẻ bộc lộ tình cảm. tuy nhiên do không phải là chức năng chính của câu nên khi sử dụng câu vào mục đích này tránh nhằm lẫn với các kiểu câu khác.

Ví dụ:

– chiếc xe rất đẹp!

→ câu trần thuật còn có mục đích bộc lộ tình cảm.

– Ôi, bông hoa đẹp quá!

→ câu cảm thán có mục đích bộc lộ cảm xúc là chính.

Qua những chia sẽ trên đây về chủ đề câu trần thuật là gì, tôi hy vọng với kiến thức chia sẽ ở bài viết trên có thể giúp ít cho quá trình nghiên cứu và học tập của các bạn tốt hơn. Nếu các bạn có đóng góp hay câu hỏi gì liên quan đến câu trần thuật là gì, đừng quên đẻ lại lời nhận xét bên dưới nhé!

Câu trần thuật đơn có từ là là gì

Câu trần thuật đơn là gì ? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để tìm đáp án giải đáp những vấn đề liên quan đến câu trần thuật đơn nhé !

Với nội dung bài viết này, bạn hoàn toàn có thể nắm bắt được những thông tin bằng bài viết dưới đây, nên hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết này nhé !

Tham khảo bài viết khác: 

Câu trần thuật đơn có từ là là gì

     Câu trần thuật đơn là gì ?

– Câu trần thuật đơn là loại câu chỉ do một cụm chủ ngữ vị ngữ kết cấu thành câu. Và mục đích của câu là dùng làm giới thiệu, miêu tả hoặc kể lại một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến về việc vật, sự việc, hiện tượng lạ.

– Ví dụ minh họa:

+) Bông hoa có màu xanh. => CN: Bông hoa; VN: có màu xanh; dùng để tả

+) Tôi làm bác sĩ. => CN: Tôi; VN: Làm bác sĩ, dùng để giới thiệu về nghề nghiệp

+) Hôm ấy, vụ cưới xảy ra ở một ngân hàng lớn. => CN: Vụ cướp, VN: xảy ra ở một ngân hàng lớn; dùng để kể về một sự việc

      Đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuận đơn

+) Đặc điểm hình thức: Kết cấu C-V; thường kết thúc bằng dấu chấm cuối câu, trong một số trường hợp có thể dùng dấu chấm than.

+) Chức năng: Dùng để kể, tả , trình bày hoặc biểu lộ cảm xúc, đề nghị hay yêu cầu.

Ví dụ: Tèo vui vì bài kiểm tra Toán đạt điểm cao.

Câu trần thuật đơn có từ là là gì

     Phân loại câu trần thuật đơn

  1. Câu trần thuật đơn có từ “ là ”:

+ Khái niệm: Câu trần thuật đơn có từ “ là”: là loại câu do một cụm C – V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.

+) Trong câu:

– Vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ ( cụm danh từ) tạo thành. Ngoài ra, tổ hợp giữa từ là với động từ ( cụm động từ) hoặc tính từ ( cụm tính từ) ,… cũng có thể làm vị ngữ.

– Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải.

+ Một số kiểu câu: Câu định nghĩa; câu giới thiệu; câu miêu tả, câu đánh giá.

Ví dụ minh họa: Đây chưa phải là đáp án cuối cùng

  2. Câu trần thuật đơn không có từ ” là ”:

– Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành. Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp nới các từ không, chưa.

– Ví dụ minh họa: Tôi không ăn cơm.

Cám ơn bạn đã theo dõi những thông tin của chúng tôi, hy vọng bài viết sẽ đem đến cho bạn những nội dung hữu ích nhất nhé !