Cha hồ văn xuân nhận xứ chánh tòa cgvdt.vn năm 2024

Ngày 21.10.2019, phái đoàn TGP TPHCM gồm 20 người, dẫn đầu là Ðức cha Giuse Ðỗ Mạnh Hùng, Giám quản Tông Tòa; Ðức cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Giám mục Phụ tá; cha Inhaxiô Hồ Văn Xuân,Tổng Ðại diện; chaPhêrô Kiều Công Tùng, Chưởng ấn; các cha trong Ban Tư vấn và các cha hạt trưởng; ngoài ra còn có sự hiện diện của cha Giuse Ðào Nguyên Vũ, Chánh Văn phòng HÐGMVN, cha Giuse Phạm Bá Lãm, Ðại diện linh mục gốc Phát Diệm tại miền Nam, đã ra Tòa Giám mục Phát Diệm gặp gỡ Ðức tân Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng, vị chủ chăn mới của TGP TPHCM.

Cha hồ văn xuân nhận xứ chánh tòa cgvdt.vn năm 2024
Đoàn TGP TPHCM chào thăm Đức tân TGM Giuse Nguyễn Năng

Ðức tân Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng cùng cha Antôn Phan Văn Tự, nguyên Tổng Ðại diện giáo phận Phát Diệm, các linh mục quản hạt và các linh mục trong Tòa Giám mục đã đón tiếp các thành viên đến từ TPHCM. Trong buổi trò chuyện, Ðức cha Giuse Ðỗ Mạnh Hùng bày tỏ niềm vui vì sau gần hai năm trống tòa, Tòa Thánh đã cắt đặt vị Tổng Giám mục mới lèo lái con thuyền đức tin TGP: “Từ tối thứ Bảy vừa rồi, cả Tổng Giáo phận rất vui và tạ ơn Chúa vì sau 1 năm 7 tháng 12 ngày, kể từ khi Ðức Tổng Phaolô qua đời, Tòa Thánh đã bổ nhiệm một vị chủ chăn để chăm sóc và hướng dẫn đoàn chiên của TGP”. Ðức tân TGM Giuse Nguyễn Năng cho biết, ngài cảm thấy rất bất ngờ khi nhận tin từ Tòa Thánh, ngài nói: “Chúng ta đón nhận và vâng phục trong tâm tình của một người tín hữu trong Giáo hội Công giáo đối với Ðức Giáo Hoàng. Khi Tòa Thánh công bố, tôi có nói với các cha trong giáo phận chúng ta không vui, không buồn, và đón nhận tất cả trong sự xin vâng”.Ngài cũng gởi lời cảm ơn hai Ðức Giám mục, linh mụcTổng Ðại diện, các linh mụcvà giáo phận đã đón nhận người mà Chúa sai đến. “Hy vọng trong tương lai, dưới sự soi sáng của Chúa Thánh Thần, giám mục, linh mục và giáo dân cùng nhau hợp tác xây dựng một Giáo hội hiệp thông”, Ðức cha chia sẻ và ngài cũng xin các thành phần Dân Chúa TGP thêm lời cầu nguyện cho ngài trong sứ vụ mới.

(theo hdgmvietnam.com)

Khoảng tháng 6.2017, công trình trùng tu Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm (Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn) dự kiến sẽ được khởi công. Đây là nhà thờ Chánh tòa của TGP.TPHCM đã hiện diện từ năm 1880 và là một di tích tôn giáo - văn hóa - lịch sử gắn liền với sự hình thành và phát triển của Sài Gòn - TPHCM. Gần hai năm qua, Ban Trùng tu và Ban Quản lý dự án đã hoạt động ráo riết cho công trình đặc biệt quan trọng này.

Trong Thư kêu gọi lần II đóng góp cho việc trùng tu ngày 8.3.2017, ĐTGM Phaolô Bùi Văn Đọc chia sẻ: “Công việc trùng tu rất phức tạp, rất khó khăn và rất tốn kém vì có những vật liệu phải nhập từ nước ngoài và thời gian dự kiến kéo dài 3 năm,nếu chúng ta có đủ kinh phí. Tôi và Ban Trùng tu đang ngày đêm lo lắng tìm mọi cách để công việc trùng tu có thể sớm bắt đầu”.

Cha hồ văn xuân nhận xứ chánh tòa cgvdt.vn năm 2024

Trùng tu và sửa chữa một công trình cổ xưa không hề dễ dàng. Nhiều yêu cầu được đề ra, trong đó Ban Quản lý dự án phải trình được biện pháp thi công an toàn, nhất là vềan toàn công trình- bảo đảm kết cấu kiến trúc cổ xưa được nguyên vẹn. Do xuống cấp nặng sau hơn một thế kỷ tồn tại, các hạng mục cần được sửa chữa và phục chế lần này bao gồm mái ngói, sàn mái bằng, tháp chóp nhọn, khung gỗ đỡ chuông, vòm trần, tường và trang trí tường, nền (trong và ngoài nhà thờ), cung thánh, hệ thống cửa và bông gió, hệ thống điện chiếu sáng và ánh sáng nghệ thuật, thiết lập hệ thống điều áp và thông gió… Để thay thế nguyên vật liệu cũ ngày xưa được nhập về từ nước ngoài, cha Tổng Đại diện Inhaxiô Hồ Văn Xuân, kiêm cha sở nhà thờ Chánh tòa, người phụ trách công trình đã có chuyến đi khảo sát tại Pháp, Đức và đặt mua nguyên vật liệu cần thiết; ngoài ra còn liên hệ với các hãng đúc chuông khảo sát hai tháp chuông và 6 quả chuông đang sử dụng, nhờ họ tư vấn về những gì cần sửa chữa, đồng thời mua thêm 2 chuông mới, quả lớn 1.000 kg (một ngàn ký), quả nhỏ 650 kg cho thành một bộ hợp âm.

Việc trùng tu đòi hỏi một khoản kinh phí lớn. Theo tường trình của cha Tổng Đại diện Inhaxiô, chỉ riêng các hạng mục ngói lợp, các tấm kẽm cho hai tháp nhọn, chi phí liên quan đến bộ chuông và vật liệu gỗ lim đã vào khoảng 32,5 tỷ đồng. Đợt quyên góp lần I, từ ngày 1.9 đến 31.12.2015, đã thu được 35 tỷ đồng, tạm đủ chi phí cho một phần công trình. Để hoàn tất toàn bộ, công trình chắc chắn cần thêm nhiều tỷ đồng, hy vọng quyên góp được từ mùa Chay đến cuối mùa Phục sinh 2017. Có lẽ nhiều người chưa quên tâm tình của cha Tổng Đại diện Inhaxiô Hồ Văn Xuân trong ngày nhận nhiệm sở Chánh tòa (10.9.2016): “Xin không chụp ảnh lưu niệm, mà hẹn chụp vào 5 năm sau, khi hoàn thành việc trùng tu nhà thờ Đức Bà Sài Gòn và xây xong nhà xứ Chánh tòa. Xin không tổ chức tiệc mừng, dành kinh phí để trùng tu và giúp các nhà thờ ở vùng xa”.

Thánh đường là nơi quy tụ mọi người cùng chung tâm tình cầu nguyện tôn vinh Thiên Chúa. Thánh đường cũng là biểu tượng về sự hiện hữu của một công đoàn Dân Chúa. Riêng nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là biểu tượng của Tổng giáo phận TPHCM có số giáo hữu đông đảo, với những dấu ấn riêng trong lòng Giáo hội Việt Nam cũng như Giáo hội toàn cầu.

Việc gìn giữ, tô điểm và ngày càng tăng thêm ý nghĩa tôn giáo cho biểu tượng là trách nhiệm và cũng là niềm tự hào chung của mỗi giáo hữu chúng ta.