Chỉ ra những chi tiết diễn tả hoàn cảnh biệt li cách trở trong đoạn trích

Soạn bài Sau phút chia ly nhanh nhất chỉ với 10 phút??? Trọn bộ các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh trên lớp về tác phẩm Sau phút chia ly??? Đúng vậy, tất cả sẽ có trong bài viết này của Toploigiai, mời các bạn cùng tham khảo nhé

Soạn bài: Sau phút chia ly (trong 10 phút)

Chỉ ra những chi tiết diễn tả hoàn cảnh biệt li cách trở trong đoạn trích

ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM

Câu 1

Dựa vào phần chú thích về thể thơ song thất lục bát, chúng ta có thể nhận diện về thể thơ của đoạn thơ Sau phút chia li như sau:

- Câu: cứ 2 câu 7 chữ (song thất) thì tiếp đến cặp câu 6 -8 (lục bát) =>Tạo thành 1 khổ có 4 câu. Tuy nhiên, số lượng khổ thơ là không hạn định

- Gieo vần: 1 2 3 4 5 6 7

                  1 2 3 4 5 6 7

 Khổ 1         1 2 3 4 5 6

                  1 2 3 4 5 6 7 8

              -------------------------

Khổ 2           1 2 3 4 5 6 7

                         …….

=> Chữ thứ 7 câu trên gieo vần chữ thứ 5 câu dưới

Chữ cuối của câu 6 hiệp vần chữ 6 của câu 8

Chữ cuối của câu 8 vần với chữ 5 của câu 7 ở khố tiếp theo.

Câu 2 

Nỗi sầu bi của người vợ được hiện lên qua 4 câu thơ đầu để mở đầu cho những tâm trạng cảm xúc ở những dòng thơ tiếp theo. Người chồng đi, để lại một mình người vợ cô đơn, lẻ loi gối chiếc tại nơi “buồng cũ chiếu chăn”. Người vợ đoái hoài trông theo bóng dáng , bước chân người chồng càng cảm thấy nghẹn lòng và buồn tủi bởi sự cách ngăn của mây núi.

- Tác giả sử dụng các vế đối lập: chàng thì đi – thiếp thì => tạo ra sự đối lập về hành động báo hiệu 2 con đường đi, 2 lối về bị cách ngắn của hai vợ chồng. Hơn thế nữa, ở câu thơ tiếp, tác giả rót và những từ ngữ gợi màu sắc cụ thể “tuôn ngàn mây biếc, trải ngàn núi xanh” đã nhấn mạnh thêm về sự chia ly vạn dặm, vạn trường. Sự chia ly đó, như thấu vào đất trời, không gian mở rộng về chiều sâu và chiều xa càng làm cho sự chia ly trở nên thăm thẳm. Hơn thế nữa, giữa đất trời bao la, mây núi bạt ngàn, bỏ lại hình ảnh người chinh phụ, cô đơn, buồn tủi, nhỏ bé một mình giữa chốn ấy.

Câu 3 

Sự chia ly, xa cách của hai vợ chồng, càng được nhấn mạnh thêm ở 4 câu thơ tiếp theo.

- Những cái tên được nhắc đến : Hàm Dương – Tiêu tương, đây chính là 2 địa danh mà 2 người đang ở. Như vậy, việc nhắc đến 2 địa danh, tạo nên sự chia ly là có thật, tuy nhiên, ở câu “ cây Hàm Dương cách Tiêu tương mấy trùng?” . Bằng câu hỏi đó, cho thấy, khoảnh cách càng trở nên mơ hồ, vô định, và nếu vậy thì bao lâu, bao nhiêu thời gian để xác định được là có được gặp lại nhau hay không.

- Sử dụng phép đồi còn ngoảnh – hãy trông thể hiện một tình cảm sâu đậm, tình nghĩa vợ chồng sâu sắc của hai vợ chồng người chinh phụ. Dù là khoảng cách về địa lí, về không gian, thời gian bao xa, muôn trùng thì cùng không cản nổi tình cảm và tấm chân tình mà hai vợ chồng dành cho nhau.

- Việc đảo ngữ, và dùng phép lặp từ càng làm nhấn mạnh thêm về khoảng cách của hai vợ chồng ở hai nơi. Như vậy, tình cảm ở đây, nỗi nhớ ở đây là xuất phát từ cả 2 phía, hơn thế nữa, là dù có bị xa cách bởi địa lí muôn trùng, chia ly về thể xác, nhưng trong tâm hồn học vẫnđồng điệu, vẫn nhớ về nhau.

Câu 4 

- Sự chia ly càng được nâng lên và lan ra được thể hiện ở 4 câu thơ cuối. Càng nhớ về nhau bao nhiêu càng thấu được nỗi xa cách bấy nhau, xa cách bởi trùng trùng điệp điệp núi ngàn, càng ngóng trông lại càng thấy mù mịt, càng cứa vào vết thương lòng nỗi nhớ nhung da diết. Để rổi người chinh phụ phải thốt lên “lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”  

Việc sử dụng các cùng, thấy thể hiện nỗi sầu chia ly ở cả 2 người, cả hai phương. Trong lòng họ cùng thấy nhớ thươmg về nhau và mong ngóng nhau. Đặc biệt cách dùng các từ ngữ như ngàn dâu và màu xanh của ngàn dâu là màu xanh ngắt =>  màu xanh ngắt ấy làm mờ đi mọi thứ, và không còn xuất hiện bóng dáng con người ở đây nữa. Sự xa cách trở nên vô tận, miên man theo những ngàn dâu.

Câu 5

Các kiểu điệp ngữ được tác giả dùng xuyên suốt trong đoạn thơ gồm:

- Điệp ngữ vòng:

         Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại

  Bến Tiêu tương thiếp hãy trông sang

          Bến Tiêu tương cách Hàm Dương

  Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng

=> Việc lặp lại như vậy, làm nhấn mạnh về khoảng cách vật lí xa xôi, muôn trùng

                                              -----------

   Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

        Ngàn dâu xanh ngắt một màu

=> Thể hiện thiên nhiên rộng lớn, bạt ngàn và không có hình bóng con người

- Điệp về từ ngữ chỉ nhân vật: Chàng – Thiếp =>Nổi bật đối tượng, và làm cho câu chuyện trở nên chân thực.

- Điệp các từ chỉ màu sắc: Xanh – Xanh Xanh => Cho thấy màu xanh của ngàn dâu, màu xanh ngất ấy ngập lên cả tâm trạng, làm mờ đi bóng dáng con người, mọi thứ trở nên bao la và sự xa cách càng trổ nên vô tận.

Câu 6 

Có thể thấy, cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ là nỗi sầu chia ly của người chinh phụ cũng như sự mong ngóng , chờ đợi mỏi mòn của 2 vợ chồng chinh phục. Những điều đau xót là khoảng cách quá xa về không gian địa lí, do đó mà nỗi sầu về sự chia ly càng được đẩy lên đến tột đỉnh. Từ những lời than trách của người chinh phụ, tác giả còn muốn lên án oán trách, tố cáo những cuộc chiến tranh phi nghĩa, đã làm bao nhiêu người phải chia ly.

- Bằng việc sử dụng ngôn ngữ có chọn lọc mang đậm dấu ấn cảm xúc, những hình ảnh so sánh tương đồng với tâm trạng con người và những biến pháp nghệ thuật điệp ngữ nhịp nhàng, đã đấy mạnh cảm xúc, tâm trạng của nhân vật lên được cao trào, giúp thể hiện chủ đề tác phẩm tốt nhất.

- Giọng điệu: chủ yếu trong bài thơ này, chúng ta nhận thấy một giọng điệu buồn thương và nghẹn lòng, và có chút sự oán trách về hoàn cảnh của nhân vật, buồn thương về số phận phải chia ly.

LUYỆN TẬP

Câu 1

Phân tích màu xanh trong đoạn thơ

a. Các từ chỉ màu xanh: núi xanh, xanh xanh những mấy ngàn dâu, xanh ngắt,

b. Sự khác nhau giữa các màu xanh đó:

-Núi xanh: một màu xanh mang mức độ trung bình, là ,màu xanh hợp lại của những tán cây trên núi, tạo thành một màu xanh mà chúng ta vẫn thường thấy.

- Xanh xanh: Mức độ xanh hơn màu xanh bình thường

- Xanh ngắt: màu xanh đạt cực độ

c. Tác dụng của việc sử dụng các từ xanh – xanh xanh – xanh ngắt là chủ ý của tác giả nói lên sự tăng cấp của mùa xanh, cũng là sự nhân lên của không gian và sự vô cùng của tâm trạng. Từ việc sắp xếp thứ tự các màu xanh theo một trình tự hợp lí, từ không gian được mở rộng ra, khoảng cách dãn dài ra, và tâm trạng buồn sầu bởi sự chia ly được đẩy lên tột cùng.

Gợi ý Câu hỏi giáo viên đặt ra trên lớp bài Sau phút chia ly

“Sau phút chia li” được sáng tác theo thể thơ nào?

Trả lời:

- Thể thơ: song thất lục bát

       Trong văn học Việt Nam, nỗi sầu chia li đã được nhiều tác giả quan tâm và phản ánh. Nguyễn Dữ có những dòng về sự ngóng trông của người vợ có chồng đi chinh chiến: Ngày qua tháng lại, thoát đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn ngoài vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không sao ngăn được. (Người con gái Nam Xương).

         Đại thi hào Nguyễn Du cũng đã viết rất cảm động về sự chia tay đau buồn của đôi vợ chồng trẻ:

Người lên ngựa, kẻ chia bào

Dừng phong thu đã nhuốm màu quan san

Người về chiếc bóng năm canh

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi

Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.

(Truyện Kiều)

       Nhưng có lẽ, chưa có nỗi sầu nào bi thương bằng nỗi sầu chia li của người chinh phụ được diễn tả trong Chinh phụ ngâm khúc.

       Chinh phụ ngâm khúc là một sáng tác văn chương xuất hiện vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Cả khúc ngâm là nỗi sầu nhớ thương vời vợi của người vợ có chồng ra trận. Nỗi sầu ấy đậm đặc ngay từ sau phút chia li:

Chàng thì đi cõi xa mưa gió

Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn

Đoái trông theo đã cách ngăn

Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh.

Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại

Bên Tiêu Tương thiếp hãy trông sang

Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngất một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

       Người chồng chia tay vợ lên đường chinh chiến (một cuộc chinh chiến vô nghĩa đối với họ), người vợ trở về một mình trong cô đơn, buồn tủi:

Chàng thì đi cõi xa mưa gió

Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.

       Chao ôi, có sự chia tay nào xót thương hơn thế, có sự ngăn cách nào khắc nghiệt hơn thế. Cả một nỗi sầu chia li nặng nề đă phủ lên khí trời, sắc núi:

Đoái trông theo đã cách ngăn

Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh.

       Sự đoái trông của người vợ trẻ thật tội nghiệp. Nàng muốn níu giữ lại mà hình bóng người chồng cứ xa dần, để rồi chỉ còn lại là không gian xa thẳm. Giữa khung cảnh tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh, người vợ càng trở nên lẻ loi, cô quạnh. Sự chia li từ chỗ mới chỉ là cách ngăn, chẳng mấy chốc đã tăng lên nhanh chóng cả về không gian và tâm trạng:

       Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

       Từ câu Chàng thì đi cõi xa - Thiếp thì về buồng cũ đến Chốn Hàm Dương - Bến Tiêu Tương rồi lại Khói Tiêu Tương - Cây Hàm Dương, thì sự ngăn cách đã lên đến mấy trùng, như mấy trùng nỗi nhớ thương sầu muộn trong lòng người chinh phụ.

       Đối với bất kì ai, khi người thân của mình phải đi vào chốn cõi xa mưa gió (chốn binh đao khói lửa, nơi chiến trận thảm khốc), cũng đều có tâm trạng buồn đau thương nhớ. Ở người chinh phụ, nỗi buồn đau sầu muộn ấy còn thêm bội phần bởi cái tình chồng vợ đương độ đằm thắm gắn bó thiết tha (còn ngoảnh lại - hãy trông sang). Gắn bó mà không được gắn bó, gắn bó mà phải chia li. Thực là oái oăm và nghịch chướng. Thực là thương tâm và đau xót bởi cái cảnh người thì tận chốn Hàm Dương, kẻ thì mãi Bến Tiêu Tương.

       Cái tên Hàm Dương - Tiêu Tương (dù là được dùng theo bút pháp ước lệ của văn chương cổ điển) vẫn còn là những địa danh để người vợ có ý niệm về độ xa cách, nhưng đến bốn câu thơ tiếp theo thì cả ý niệm ấy cũng không còn, sự xa cách đã đến cực độ:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

       Trong cảnh trời cao đất rộng, thăm thẳm mênh mông đến khôn cùng, nỗi sầu chia li của người vợ đã trở thành khối sầu, núi sầu chất chồng, đè nặng cả trái tim và tâm hồn nàng, để rồi sau đó sẽ theo nàng về chốn buồng cũ, đè nặng lên cuộc sống mòn mỏi ngóng trông đến hóa đá của nàng.

       Tình cảm vợ chồng và nỗi khát khao hạnh phúc lứa đôi của người vợ trẻ thật mãnh liệt, nó làm lay động tâm thức bao thế hệ bạn đọc. Chỉ có tấm lòng đầy ắp tình yêu thương của nhà thơ mới có thể chia sẻ và diễn tả một cách xúc động đến thế.

 Loigiaihay.com