Chia sẻ lương bác sĩ mới ra trường

Ngành bác sĩ vốn là khối ngành có điểm chuẩn cao nhất trong các môn học, tỉ lệ chọi cao nhưng lại thu hút không ít sự quan tâm đông đảo của các bạn học sinh đăng ký dự thi hàng năm. Vậy mức lương của bác sĩ mới ra trường là bao nhiêu? Và bác sĩ mới ra trường cần lưu ý những gì để có mức thu nhập hấp dẫn?

Bác sĩ là người được cấp giấy phép hành nghề hợp pháp và được Luật pháp của nước sở tại công nhận, có trách nhiệm duy trì, phục hồi sức khỏe con người bằng cách dựa trên kiến thức về cơ thể con người để chẩn đoán, sau đó sẽ chữa trị bệnh tật và thương tật cho người bệnh. Được hành nghề trong phạm vi giấy phép được cấp  và trong phạm vi đào tạo chuyên ngành của mình.

Chia sẻ lương bác sĩ mới ra trường
Bác sĩ là ai?

Xem thêm: Bác sĩ đa khoa học mấy năm? Những điều cần biết về ngành Y đa khoa

Bác sĩ thường gồm có: Bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ Tây y, Hoặc những nếu dùng thuốc Nam, thuốc Bắc để chữa bệnh thì gọi là thầy thuốc Đông y. Điều đặc biệt là ở nhiều quốc gia, trước khi tốt nghiệp sinh viên ngành y sẽ phải đọc lời thề Hippocrates trước khi trở thành bác sĩ.

Bác sĩ là nghề nghiệp luôn được nhà nước và xã hội rất quan tâm, mức lương của họ sẽ được trả tương xứng với vị trí làm việc, chức danh hoặc kết quả công việc. Vậy cụ thể mức lương của bác sĩ mới ra trường sẽ được tính như thế nào?

  • Được hưởng xét tăng lương theo quy chế của từng đơn vị công tác và theo quy định của pháp luật.
  • Được hưởng các mức độ tiền thưởng tùy theo vị trí việc làm.
  • Mức lương của ngành nghề bác sĩ sẽ phụ thuộc vào chức danh, chức vụ, vị trí việc làm và kinh nghiệm làm việc.
  • Được hưởng trợ cấp và các chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc như: tại miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng hải đảo, các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn,….
  • Được hưởng tiền làm thêm ngoài giờ, tiền làm ca đêm và các chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của từng đơn vị công tác.
Chia sẻ lương bác sĩ mới ra trường
Mức lương của bác sĩ mới ra trường là bao nhiêu?

Xem thêm: Bác sĩ nội trú là gì? Yêu cầu cần có để trở thành bác sĩ nội trú

Theo quy định của nhà nước, mức lương bác sĩ trong năm 2020 – 2021 được tính theo công thức nêu tại Nghị định số 204 và các văn bản sửa đổi, bổ sung như sau:

Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở

Bác sĩ mới ra trường (trình độ từ đại học trở lên)

  1. Theo quy định của Bộ Nội vụ, mức lương cơ sở khoảng: 1.150.000 VNĐ
  2. Hệ số mức lương
  3. Hệ số 1 (trình độ đại học) là  2,34
  4. Hệ số 2 ( sau 3 năm) là 2,67
  5. Hệ số 3 ( sau 3 năm) là 3,00

=> Tối đa có 9 bậc lương với hệ số 9 là 4,98

Ví dụ: Bác sĩ mới ra trường, được ký hợp đồng hưởng 85% với hệ số lương là 2,34 và mức lương cơ sở là 1.150.000 VNĐ sẽ được tính như sau:

0,85 x 2,34 x 1.150.000 = 2.287.350 VNĐ

Vậy mức lương bác sĩ  mới ra trường có thu nhập khoảng hơn 2 triệu đồng, thông thường các bác sĩ ở bệnh viện lớn sẽ được hưởng thêm khoản trợ cấp khác.

Bác sĩ ( cấp học thạc sĩ) 

Hệ số lương: 2,67

Bác sĩ ( cấp học tiến sĩ)

Hệ số lương: 3,00

Bác sĩ chính, giảng viên chính, phó giáo sư

hệ số lương (năm thứ nhất) : 4,40

hệ số lương ( sau 3 năm ): 4,74

=> Tối đa 8 bậc lương với hệ số 8: 6,78

Bác sĩ cao cấp, giảng viên (chuyên viên) cao cấp, giáo sư 

  1. hệ số lương (năm thứ nhất): 6,20
  2. hệ số lương ( sau 3 năm): 6,56
  3. => Tối đa 6 bậc lương với hệ số 6: 8,00

Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm

Đối với những bác sĩ mới ra trường hoặc chưa có kinh nghiệm. Đây là yếu tố vô cùng cần thiết trong mọi ngành nghề nói chung và ngành bác sĩ nói riêng. Khi bạn mới ra trường, ngoài kiến thức lý thuyết được học trên trường thì kinh nghiệm thực tế của bạn hầu như không có nhiều. Chính vì vậy, hãy luôn giữ tâm thế là một người học hỏi, chịu khó chủ động làm từ những việc nhỏ nhất, đừng ngại việc, đừng gian dối. Hãy đặt cho mình những mục tiêu để đạt được và dũng cảm bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Đặc biệt đối với ngành nghề bác sĩ này, yêu cầu những bạn mới ra trường phải luôn trau dồi và học hỏi rất nhiều mới có thể thành công được. Khi bắt đầu từ con số 0, hãy khiêm tốn học hỏi từ anh chị đi trước, biết nắm bắt những cơ hội tốt đến với mình.

Rèn luyện tốt khả năng ngoại ngữ

Lợi ích của ngoại ngữ trong thời đại phát triển hiện nay luôn được quan tâm mạnh mẽ. Đối với ngành y, khi có khả năng ngoại ngữ tốt bạn sẽ có cơ hội được tiếp cận với các chuyên gia ngoài nước và và có  cơ hội xin đi học, thực hành ở nước ngoài. Ngoài ra, bạn sẽ không bị giới hạn kiến thức chỉ trong sách vở và nguồn thông tin ở Việt Nam nữa vì khi được bước ra thế giới, bạn sẽ biết được bệnh nhân nước nhà còn thiệt thòi như thế nào và cần cải thiện điều gì để ngành nghề này phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, đóng góp một phần lớn vào lợi ích cộng đồng. Hiện nay, việc xin hỗ trợ học hỏi không còn khó khăn, điều quan trọng là bạn phải trang bị tốt khả năng ngoại ngữ cho chính mình.

Chia sẻ lương bác sĩ mới ra trường
Những lưu ý của bác sĩ mới ra trường

Xem thêm:  Tham khảo về ngành y tế – tìm việc làm

Không nên đặt thu nhập lên hàng đầu

Đối với mỗi người chắc chắn thu nhập luôn là yếu tố được quan tâm nhất, bởi nó là nguồn chính để mỗi cá nhân trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, thì ở bất cứ ngành nghề nào cũng vậy tiền sẽ rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn cả là những gì bạn đã hy sinh để có được số tiền đó. Không tự nhiên mà ta có lời dạy: “Lương y như từ mẫu”. Một người bác sĩ có lương tâm là người đặt tiêu chí trách nhiệm, hết lòng vì bệnh nhân của mình lên hàng đầu. Không chỉ ở ngành nghề này, mà ở bất kì nghề nào, khi bạn đặt tâm của mình để làm việc, hết lòng vì công việc đó thì chắc chắn bạn không chỉ nhận được vật chất mà còn nhận được phần thưởng vô giá mà ngành ban tặng.

Làm thêm bên ngoài

Nếu bạn có thể sắp xếp thời gian làm việc hợp lý và vừa đảm bảo được sức khỏe cho bản thân. Hãy thử làm thêm bên ngoài để có thể học hỏi thêm bên ngoài,va chạm nhiều hơn. Đặc biệt, bạn sẽ tạo ra nhiều mối quan hệ hơn với các anh chị đi trước, để có thể nhận được những lời khuyên bổ ích, mở mang thêm kiến thức của ngành nghề này.

Luôn trau dồi các kỹ năng mềm

Ngành y tế có những đặc thù riêng về nghề nghiệp. Đối tượng mà họ tiếp xúc là những bệnh nhân có sự khác biệt về tính cách, ngành nghề, vùng miền và trình độ xã hội. Vì vậy, đào tạo kỹ năng mềm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc nhóm,…. cho sinh viên ngành y dược là điều cực kỳ quan trọng.  Giúp các bác sĩ có thể lắng nghe  bệnh nhân bằng lòng thấu hiểu và đồng cảm và có thể giúp khai thác triệt để thông tin để có thể chăm sóc bệnh nhân được tốt hơn.

Trên đây là những thông tin News.timviec cùng bạn tìm hiểu về mức lương bác sĩ mới ra trường. Ngành nghề nào cũng sẽ có những mặt khó khăn và thuận lợi riêng, vì vậy bạn hãy lựa chọn cho mình một quyết định đúng đắn nhất nhé.

Y sĩ, y tá, bác sĩ là những nghề nghiệp được Nhà nước rất quan tâm đến mức lương và các khoản phụ cấp. Theo đó họ sẽ được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù. Mức lương của Y sĩ, y tá, bác sĩ phụ thuộc hệ số lương và mức lương cơ sở. Mức cơ sở mỗi năm sẽ có sự thay đổi nên mức lương của y sĩ, y tá, bác sĩ cũng sẽ thay đổi mỗi năm

1. Giải thích các khái niệm:

Tiền lương là gì? Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm

Số tiền thù lao trả cho người lao động theo định kỳ, thường là hàng tháng. Các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, người thuê lao động trả công cho người lao động (công nhân viên chức) theo số lượng và chất lượng lao động họ đã đóng góp. Mức tiền lương sẽ khác nhau giữa các ngành nghề khác nhau do người lao động cung cấp giá trị lao động khác nhau. Mức tiền lương cũng phụ thuộc vào nơi thuê lao động và nhu cầu.

Phụ cấp? Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương

Như vậy, phụ cấp lương được hiểu là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương.

Bảng lương là gì? Bảng lương là Văn bản do Nhà nước ban hành và quy định các mức lương cụ thể cho các loại công việc, nghề nghiệp, chức vụ khác nhau, tương quan tỉ lệ tiền lương giữa các lao động trong cùng ngành nghề theo trình độ, kinh nghiệm làm việc hoặc theo công việc thực tế mà người lao động đảm nhiệm. Cấu tạo bảng lương gồm ngạch lương, bậc lương và hệ số lương.

2. Chế độ tiền lương và nguyên tắc trả lương các cán bộ y tế:

Căn cứ theo Điều 12 Luật Viên chức 2010 có quy định: “Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương:

– Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.

-Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

-. Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập”.

Xem thêm: Chính sách thu hút bác sĩ tại tỉnh Quảng Nam

Khoản 3 Điều 3 nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có quy định về nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương: “Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương:

a) Cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang khi thay đổi công việc thì được chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) cho phù hợp với công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (trừ trường hợp bị kỷ luật bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại) để làm công việc khác hoặc giữ chức danh lãnh đạo khác mà có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng, sau đó xếp lại lương hoặc phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm.

b) Theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn, thì được giữ mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ.

c)Trường hợp công việc mới được luân chuyển đến quy định xếp lương theo ngạch hoặc theo chức danh thấp hơn thì được giữ mức lương cũ (kể cả phụ cấp chức vụ nếu có) và được thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định ở ngạch hoặc chức danh cũ…

d) Thực hiện việc xếp lương, chế độ phụ cấp lương, nâng bậc lương, trả lương, quản lý tiền lương và thu nhập phải theo đúng đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, điều kiện, chế độ được hưởng và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền”.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên viên chức sẽ được hưởng lương phù hợp với công việc, vị trí làm việc.

3. Công thức tính tiền lương của y sĩ, y tá, bác sĩ:

Mức lương của y sĩ, y tá, bác sĩ được tính theo công thức như sau

Lương = hệ số x lương cơ sở

Xem thêm: Phải làm sao khi bác sĩ có thái độ không tốt với bệnh nhân?

Theo Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV, bác sĩ được phân hạng thành: bác sĩ cao cấp (hạng I), bác sĩ chính (hạng II), Bác sĩ (hạng III). Tương ứng mỗi hạng là hệ số lương khác nhau.

Bác sĩ ra trường được hưởng lương của cử nhân (trình độ đại học nói chung), có hệ số 1 là 2,34. Sau 3 năm sẽ được xét tăng lương một lần lên 0,33 thành hệ số 2 (2,67), rồi hệ số 3 (3,00) … Tối đa sẽ có 9 bậc lương (hệ số 9 là 4,98).

Đối với cấp học thạc sĩ, bác sĩ sẽ được hưởng lương khởi điểm bậc 2 là 2,67 và tiến sĩ sẽ được hưởng lương khởi điểm bậc 3 là 3,00.

Nếu là bác sĩ chính, Phó Giáo sư được công nhận tương đương giảng viên chính (tương đương chuyên viên chính), sẽ được hưởng lương bậc 1 là 4,40 và cứ 3 năm tăng một bậc thêm hệ số 0,34 cho tới tối đa là bậc 8 (hệ số 6,78).

Nếu là bác sĩ cao cấp, giảng viên cao cấp, Giáo sư được công nhận tương đương giảng viên cao cấp (tương đương chuyên viên cao cấp) sẽ được hưởng lương bậc 1 là 6,20 và cứ 3 năm tăng thêm một bậc là 0,36 cho tới tối đa là bậc 6 (hệ số là 8,00).

Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP về mức lương của bác sĩ thuộc nhóm ngạch viên chức loại A3 nhóm 1 (A3.1), mức lương của bác sĩ thuộc nhóm ngạch viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), mức lương của bác sĩ nhóm ngạch viên chức loại A1.

Trong đó, bắt đầu từ 01/7/2020, mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng sẽ kéo theo mức lương của bác sĩ trong năm 2020 có nhiều biến động.

Lúc này, tính đến 30/6/2020, bác sĩ sẽ vẫn áp dụng mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng như hiện nay; bắt đầu từ 01/7/2020, mức lương này mới được tính theo mức lương cơ sở mới là 1,6 triệu đồng/tháng.

Xem thêm: Quy định về việc phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình

Về hệ số lương của bác sĩ thì thực hiện theo Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV.

Do đó, căn cứ vào Nghị định 204 năm 2004 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung, bắt đầu từ ngày 01/7/2020, lương của y, bác sĩ sẽ đồng loạt tăng mạnh

4. Bảng lương của y sĩ, y tá, và bác sĩ mới nhất:

Bác sĩ cao cấp hạng I; Bác sĩ y học dự phòng cao cấp hạng I:

Đơn vị: triệu đồng/tháng

Chia sẻ lương bác sĩ mới ra trường

Bác sĩ chính hạng II, bác sĩ y học dự phòng chính hạng II:

Chia sẻ lương bác sĩ mới ra trường

Bác sĩ hạng III, bác sĩ y học dự phòng hạng III

Xem thêm: Quy định về mô hình phòng khám bác sĩ gia đình

Chia sẻ lương bác sĩ mới ra trường

Y sĩ

Chia sẻ lương bác sĩ mới ra trường

Bảng lương của Y tá khi áp dụng mức lương cơ sở 1.600.000 đồng/ tháng.

Y tá cao cấp

Bậc 1: 3.744.000 đồng.

Bậc 2: 4.272.000 đồng.

Bậc 3: 4.800.000 đồng.

Xem thêm: Thủ tục thuê bác sĩ nước ngoài về Việt Nam làm việc

Bậc 4: 5.328.000 đồng.

Bậc 5: 5.856.000 đồng.

Bậc 6: 6.384.000 đồng.

Bậc 7: 6.912.000 đồng.

Bậc 8: 7.440.000 đồng.

Bậc 9: 7.968.000 đồng.

6. Y tá chính

Bậc 1: 2.976.000 đồng.

Xem thêm: Mức xử phạt về hành vi bán lẻ thuốc mà không có đơn của bác sĩ

Bậc 2: 3.296.000 đồng.

Bậc 3: 3.616.000 đồng.

Bậc 4: 3.936.000 đồng.

Bậc 5: 4.256.000 đồng.

Bậc 6: 4.576.000 đồng.

Bậc 7: 4.896.000 đồng.

Bậc 8: 5.216.000 đồng.

Bậc 9: 5.536.000 đồng.

Bậc 10: 5.856.000 đồng.

Bậc 11: 6.176.000 đồng.

Bậc 12: 6.496.000 đồng.

7. Y tá

Bậc 1: 2.640.000 đồng.

Bậc 2: 2.928.000 đồng.

Bậc 3: 3.216.000 đồng.

Bậc 4: 3.504.000 đồng.

Bậc 5: 3.792.000 đồng.

Bậc 6: 4.080.000 đồng.

Bậc 7: 4.368.000 đồng.

Bậc 8: 4.656.000 đồng.

Bậc 9: 4.944.000 đồng.

Bậc 10: 5.232.000 đồng.

Bậc 11: 5.520.000 đồng.

Bậc 12: 5.808.000 đồng.

Tại Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV, mã số, phân hạng chức danh nghề nghiệp của bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ làm việc trong các cơ sở y tế công lập được quy định như sau:

– Nhóm chức danh bác sĩ gồm: Bác sĩ cao cấp hạng I có mã số V.08.01.01; Bác sĩ chính hạng II có mã số V.08.01.02; Bác sĩ hạng III có mã số V.08.01.03;

– Nhóm chức danh bác sĩ y học dự phòng gồm: Bác sĩ y học dự phòng cao cấp hạng I có mã số: V.08.02.04; Bác sĩ y học dự phòng chính hạng II có mã số: V.08.02.05; Bác sĩ y học dự phòng hạng III có mã số: V.08.02.06;

– Nhóm chức danh y sĩ gồm: Y sĩ hạng IV có mã số V.08.03.07.

Trong đó, với chức danh nghề nghiệp nêu trên, việc bổ nhiệm và xếp lương được thực hiện theo 02 nguyên tắc:

– Căn cứ vào vị trí việc làm, nhiệm vụ được giao của viên chức;

– Khi bổ nhiệm từ ngạch viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

Như vậy, với chức danh bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ, khi bổ nhiệm chức danh sẽ không kết hợp với nâng lương hoặc thăng hạng.

Hiện mức lương cơ sở đang là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị quyết 70/2018/QH14. Đến năm 2020, mức lương sẽ tăng thêm 110.000 đồng/tháng với số tiền là 1,6 triệu đồng/tháng. Trong đó, hệ số lương cao nhất của công chức là 10,0 áp dụng với chuyên gia cao cấp không giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong lĩnh vực chính trị, hành chính, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn hóa và nghệ thuật.

Trên đây là cập nhật mới nhất về bảng lương của bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng và y sĩ năm 2022. Để tiện theo dõi, quý độc giả vui lòng tham khảo những thông tin mới nhất về chế độ lương của y, bác sĩ trên website của Bộ y tế để xem chi tiết.